1. Trang chủ
  2. » Tất cả

v1160

23 258 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 322,5 KB

Nội dung

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 A.Lời mở đầu: Doanh nghiệp nào cũng phải đi lên từ nguồn vốn ban đầu, không có một công ty hay tổ chức nào có thể đi lên mà không có điều kiện ban đầu đó. Một công ty thành công hay lớn mạnh trước hết là nhờ khả năng huy động vốn và sau đó chính là sử dụng vốn, hai quá trình này luôn tồn tại và phát triển cùng nhau, không thể tách rời. Như vậy huy động vốn là một quá trình thiết yếu mà bất cứ doanh nghiệp kinh doanh nào cũng phải đối mặt. Trước hết chúng ta cần tìm hiểu vốn mang vai trò cơ bản nào: Vốn là một điều kiện không thể thiếu được để một doanh nghiệp thành lập và tiến hành các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể, mỗi doanh nghiệp có thể có các hình thức huy động vốn khác nhau. Trong mọi doanh nghiệp vốn đều bao gồm 2 bộ phận là vốn chủ sở hữu và nợ. Mỗi bộ phận này được cấu thành bởi nhiều khoản mục khác nhau tuỳ theo tinh chất của chúng. Mỗi doanh nghiệp sẽ tuỳ vào khả năng, điều kiện khách quan và chiến lược của mình mà chọn một cơ cấu vốn cho thích hợp. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp được đa dạng hoá nhằm khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế. Tuy nhiên việc lựa chọn nguồn vốn trong các doanh nghiệp khác nhau sẽ không giống nhau, nó phụ thuộc vào một loạt các nhân tố như: -Trạng thái của nền kinh tế. -Nghành kinh doanh hay lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp -Quy mô và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. -Trình độ khoa học- kỹ thuật và trình độ quản lý -Chiến lược phát triển và chiến lược đầu tư của doanh nghiệp. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 -Thái độ của chủ doanh nghiệp. -Chính sách thuế v.v… Trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang chi phối toàn bộ nền kinh tế và bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nhu cầu về vốn càng trở nên cấp thiết. Nhưng thực trạng tình hình huy động vốn ở nước ta đã thực sự đáp ứng được nhu cầu đề ra hay chưa vẫn là một ẩn số. Với mong muốn tìm hiểu thực trạng này và xem xét rõ nguyên nhân căn bản, em hy vọng sẽ nói lên được phần nào những bất cập của tình hình huy động vốn tại Việt Nam hiện nay và đôi nét đễ xuất phương án giải quyết. B.Các nguồn vốn của doanh nghiệp ,phương thức huy động vốn và thực trạng của từng phương thức: Để có thể so sánh dễ dàng hơn giữa lý thuyết và tình hình thực tế, em sẽ làm song song cả hai phần, bao gồm lý thuyết các phương thức huy động vốn và thực trạng của các doanh nghiệp trong cùng một giới hạn nhất định với hy vọng so sánh gần nhất để tìm ra thực trạng này. Trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các hình thức huy động vốn. Có 6 hình thức huy động vốn, chia làm 2 nguồn là vốn chủ sở hữu và nợ. Trong vốn chủ sở hữu bao gồm vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, và phát hành cổ phiếu. Trong nợ bao gồm vốn vay ngân hàng, tín dụng thương mại, và phát hành trái phiếu. Ở đây chúng ta sẽ lần lượt đi tìm hiểu từng phương thức huy động vốn theo thứ tự từ nguồn được ưu tiên hơn trước. I/Vốn chủ sở hữu: Với mọi loại hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu đều bao gồm 3 bộ phận chủ yếu: 1/Vốn góp ban đầu a, Định nghĩa: Khi một doanh nghiệp được thành lập bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải có một số vốn ban đầu nhất định do các cổ đông- chủ sở hữu góp.Khi nói đến nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao giờ cũng phải xem xét hình thức sở hữu của doanh nghiệp đó, vì hình thức sở hữu sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốn của bản thân doanh nghiệp. Phương thức:. Đối với doanh nghiệp nhà nước, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của nhà nước. Với các công ty cổ phần, thì vốn góp ban đầu do các cổ đông đóng góp. b, Thực trạng: Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Ưu điểm: của nguồn này là rất thuận tiện và dễ dàng trong việc huy động. Thêm vào đó là chi phí của nguồn này thấp, nên đây là nguồn được ưu tiên hàng đầu. Nhược điểm: -Thứ nhất là doanh nghiệp phải đăng ký với nhà nước một số vốn ban đàu cần thiết và quy mô vốn thường không lớn do bị giới hạn bởi tài sản của các chủ doanh nghiệp. Do đó thường trong doanh nghiệp, tỉ lệ vốn chủ sở hữu thường không chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu vốn. - Thứ 2: Cơ chế quản lý tài chính nói chung và quản lý vốn của doanh nghiệp Nhà nước nói riêng chưa có thay đổi phù hợp với tình hình thực tế. Vd: trong một công ty cổ phần, vốn do các cổ đông đóng gớp là yếu tố quyết định để hình thành công tyu, mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên giá trị cổ phần mà họ nắm giữ. Tuy nhiên, các công ty cổ phần cũng có 1 số dạng tương đối khác nhau, do đó cách thức huy động vốn cổ phần cũng khác nhau. Điều này đương nhiên là gây phức tạp cho các cơ quan quản lý tài chính. 2/Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia a,Định nghĩa :đây là nguồn vốn doanh nghiệp tích luỹ từ hiệu quả sản xuất kinh doanh, bằng cách lấy lợi nhuận thu được (một phần hay tất cả) đem đầu tư để tái sản xuất mở rộng. Phương thức: Tự tài trợ bằng lợi nhuận không chia-nguồn vốn nội bộ là một phương thức tạo nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn của doanh nghiệp, vì nó giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí cũng như sự phụ thuộc vào bên ngoài. Nó có ưu thế hơn vốn chủ sở hữu là quy mô vốn có thể tăng lên nhờ tăng doanh thu, lợi nhuận, nhờ đó giải quyết vấn đề nhu cầu vốn ngày càng tăng của doanh nghiệp. Tuy nhiên thì nguồn vốn từ lợi nhuận không chia chỉ có thể có khi doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, nghĩa là nếu trong giai đoạn doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì nguồn vốn này cũng sẽ không còn. Và suy cho cùng thì nguồn này cũng bị giới hạn bởi lợi nhuận kinh doanh. Mặt khác, nguồn vốn này cần có sự cho phép của các chủ doanh ngiệp mới có thể sử dụng, do nó làm giảm độ hấp dẫn của cổ phiếu trong ngắn hạn, vì lợi nhuận đem chia-cổ tức sẽ rất thấp do phần lớn sẽ được đem tái sản xuất mở rộng. Đổi lại, các cổ đông sẽ được sở hữu một số cổ phần lớn hơn với giá trị cao hơn. Khi giải quyết vấn đề cổ tức và tái đầu tư, chính sách phân phối cổ tức cần lưu ý đến một số yếu tố như: -Tổng số lợi nhuận trong kì. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 -Mức chia lãi trên một cổ phiếu các năm trước. -Sự xếp hạng cổ phiếu trên thị trường và tính ổn định của thị giá cổ phiếu của công ty, tâm lý và đánh giá của công chúng về cổ phiếu đó. -Hiệu quả của việc tái đầu tư. b,Thực trạng: Phương thức này đối với doanh nghiệp Việt Nam thường thực hiện không hiệu quả và triệt để, đa số phần lợi nhuận trong năm đều được dùng để thưởng hoặc mua ngay lập tức các trang thiết bị không có trong kế hoạch kinh doanh, điều này đôi khi gây lãng phí sử dụng vốn, vì chỉ cần cơ cấu vốn hợp lý hơn với các khoản lợi nhuận thu được, doanh nghiệp có thể phát triển hơn rất nhiều. Đối với các công ty cổ phần thì việc để lại lợi nhuận liên quan đến một số yếu tố rât nhạy cảm. Khi công ty để lại một phần lợi nhuận trong năm cho tái đầu tư, tức là không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần , điều nay đôi khi gây ra cảm giac tâm lý không tốt với các nhà đầu tư không chuyên. Nhưng họ sẽ hiểu rằng, họ đang sở hữu số vốn cổ phần tăng lên của công ty. 3/Phát hành cổ phiếu A, định nghĩa: Phát hành cổ phiếu là nguồn tài chính dài hạn rất quan trọng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu mới. Cổ phiếu được phát hành phân ra làm hai loại là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu tiên. Cổ phiếu thường là loại cổ phiếu thông dụng nhất, và là chứng khoán quan trọng nhất được trao đổi, mua bán trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu ưu tiên là cổ phiếu có đặc điểm là thường có cổ tức cố định. Người sở hữu cổ phiếu ưu tiên có quyền được thanh toán lãi trước các cổ đông khác. Và trong trường hợp doanh nghiệp không đủ tiền trả cổ tức cho các cổ đông, thì những người nắm cổ phiếu ưu tiên sẽ có quyền được nhận cổ tức trước, còn lại bao nhiêu mới chia cho các cổ đông khác. Cổ phiếu ưu tiên thường chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong số cổ phiếu đựoc phát hành. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Phương thức:Khi phát hành cổ phiếu, doanh nghiệp phải chú ý đến các yếu tố sau: -Giới hạn phát hành: là quy định ràng buộc có tính pháp lý, quy định số cổ phiếu mà doanh nghiệp được phat hành ra thị trường. -Tình hình cân đối vốn và khả năng đầu tư. -Tình hình biến động thị giá chứng khoán trên thị trường. -Chính sách đối với việc sáp nhập hoặc thôn tính công ty. -Tình hình trên thị trường chứng khoán và quy định của uỷ ban chứng khoán nhà nước. -Quyền hạn của cổ đông nắm giữ cổ phiếu b. thực trạng: thị trường chứng khoán (TTCK) là định chế bậc cao trong nền kinh tế thị trường, nó đồng thời vừa là thước đo vừa là công cụ phát triển nền kinh tế cả ở cấp vĩ mô lẫn vi mô. Việc mua cổ phiếu của doanh nghiệp được phát hành trên TTCK đồng nghĩa với việc nhà đầu tư “bỏ phiếu” lựa chọn các doanh nghiệp có triển vọng phát triển tốt. Hành động này mang lại nhiều lợi ích cho nhiều bên. Tuy nhiên, hiệu quả việc phát hành cổ phiếu của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào một phía. Trước hết em xin phép nói về thực trạng về khía cạnh lợi ích: * Việc phát hành cổ phiếu giúp tăng khả năng thu hút các nguồn lực cần thiết cả trong và ngoài doanh nghiệp, mở ra một kênh huy động mới đáp ứng mọi nhu cầu về vốn của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất cho tất cả các bên có nhu cầu và có khả năng cung cấp vốn trong xã hội… * Mở rộng quy mô, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh do tiếp thu được các nguồn lực mới, cả về tài chính, công nghệ, Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 thị trường, kinh nghiệm và bản lĩnh kinh doanh, cũng như các tiềm năng phát triển khác từ các cổ đông và đối tác mới ở trong và ngoài doanh nghiệp, trong nước và nước ngoài . * Cải thiện thu nhập và dân chủ về kinh tế cho các cổ đông, người lao động, tạo ra hình ảnh và chất lượng mới về tổ chức, cơ chế vận hành và đời sống doanh nghiệp hiện đại. * Tăng hiệu quả, lợi nhuận kinh doanh, cũng như tạo ra nhiều việc làm mới cho doanh nghiệp do được tiếp thêm các xung lực tích cực trên…Từ đó, góp phần nâng cao sức cạnh tranh và cải thiện vị thế hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam trong đời sống kinh tế-xã hội trong nước và thế giới. Ưu điểm của nguồn này là có thể huy động được một khối lượng vốn rất lớn, gần như là không giớí hạn nếu doanh nghiệp đáp ứng tốt các điều kiện đòi hỏi của cổ đông. Nhược điểm của nó là phải mất một khoản chi phí phát hành, bao gồm cả tiền bạc lẫn thời gian. Thực trạng không tốt: - Nhiều doanh nghiệp phát hành cổ phiếu không đúng với giá trị thực của công ty, gây ra tâm lý bất ổn với các nhà đầu tư. Hậu quả gần đây nhất chính là việc đổ vỡ thị trường chứng khoán, và nhà nước cũng đã phải vào cuôc. Huy động vốn trong thị trường này thường mang tính mạo hiểm cao - Người đầu tư chưa đủ kiến thức, đầu tư theo xu hướng, những doanh nghiệp có khả năng phát triển cổ phiếu đôi khi lại không được chú trọng, đât cũng là một bất cập II.Nợ: Để bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh, ngoài vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp có thể sử dụng nợ từ 3 nguồn: 1/Vốn vay ngân hàng: Có thể nói vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ với sự phát triển của bản thân doanh nghiệp mà còn cả với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp đều gắn liền với các dịch vụ tài chính do các ngân hàng thương mại cung cấp, trong đó có việc cung ứng các nguồn vốn. Không một doanh nghiệp nào có thể tồn tại vững chắc trên thương trường mà không vay vốn ngân hàng. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Về mặt thời gian, vốn vay ngân hàng phân làm 3 loại: vay dài hạn (từ 3 đến 5 năm trở lên), vay trung hạn (từ 1năm đến 3 năm), và vay ngắn hạn (dưới 1 năm). Các tiêu chuẩn này có thể thay đổi tuỳ theo quốc gia, và cũng có thể khác nhau giữa các ngân hàng thương mại. Tuỳ theo mục đích sử dụng tài sản, cũng có thể phân ra làm các loại như sau: cho vay đầu tư tài sản cố định, cho vay để đầu tư tài sản lưu động, cho vay để thực hiện dự án. Cũng có những cách phân chia khác như: cho vay theo nganh kinh tế, theo lĩnh vực phục vụ hoặc theo hình thức bảo đảm tiền vay. Ưu điểm của nguồn này là có khối lượng huy động khá lớn, đảm bảo có đủ vốn cho các dự án mở rộng sản xuất, hay đầu tư sản xuất vào chiều sâu của doanh nghiệp. Tuy vậy nguồn vốn này vũng có những hạn chế nhất định. Đó là các hạn chế về điều kiện tín dụng, kiểm soát của ngân hàng và chi phí sử dụng vốn (lãi suất): -Điều kiện tín dụng: muốn vay vốn của ngân hàng, đầu tiên, doanh nghiêpj cần đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo an toàn tín dụng của ngân hàng. Doanh nghiệp cần xuất trình hồ sơ vay vốn, đánh giá các thông tin liên quan đến dự án, hoặc kế hoạch đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các bảo đảm tiền vay. Trong thực tế, một doanh nghiệp có thể phải hoàn tất nhiều thủ tục rườm rà mới có thể vay vốn của ngân hàng. -Sự kiểm soát của ngân hàng: một khi doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng, doanh nghiệp phải chịu sự kiểm soát của ngân hàng về mục đích và tình hình sử dụng vốn vay. Nói chung sự kiểm soát không gây khó khăn cho doanh nghiệp, tuy nhiên trong một số trường hợp , điều đó cũng làm doanh nghiệp có cảm giác bị “kiểm soát”. -Lãi suất vốn vay: phản ánh chi phí mà doanh ngiệp phải chịu khi sử dụng vốn của ngân hàng. Nó phụ thuộc tình hình tín dụng trên thị trường trong từng thời kỳ. Nếu lãi suất quá cao thì doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí vốn lớn, làm giảm thu nhập của doanh nghiệp. 2/Tín dụng thương mại: Các doanh nghiệp cũng thường khai thác nguồn vốn tín dụng thương mại, hay còn gọi là vốn tín dụng của người cung cấp. Nguồn vốn này hình thành tự nhiên thông qua hoạt động mua bán chịu hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp. Khi mua bán chịu, doanh nghiệp sẽ có cơ hội sử dụng nguồn tiền mua chiu chưa trả ngay để đem đi đầu tư vào việc khác, có thể sinh ra nột khoản Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 lãi khác. Các điều kiện ràng buộc cụ thể sẽ được các bên ấn định khi ký kết hợp đồng. Đối với doanh nghiệp, tài trợ bằng tín dụng thương mại là một nguồn rẻ tiền, dễ dàng, tiện dụng và linh hoạt, vì thông thường tín dụng thương mại không mất chi phí sử dụng vốn. Và trong một số trường hợp, bên mua còn được hưởng lãi chiết khấu tra sớm. Nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ làm ăn lâu dài cho các bên. Tuy nhiên, tài trợ bằng tín dụng thương mại cũng có những hạn chế nhất định: quy mô thường hạn chế và thông thường là tín dụng ngắn hạn. 3. Phát hành trái phiếu công ty: Trái phiếu (còn được gọi là trái khoán) là tên chung của các giấy vay nợ dài hạn và trung hạn. Trái phiếu bao gồm trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty. Trên các nước hiện nay thường lưu hành các loại trái phiếu công ty như sau: -Trái phiếu có lãi suất cố định: là loại thường được sử dụng nhiều nhất, phổ biến nhất trong các loại trái phiếu doanh nghiệp. Đặc điểm của loại trái phiếu này là có lãi suất ghi trên mặt phiếu và không thay đổi trong suốt kỳ hạn của trái phiếu. Đồng thời việc thanh toán lãi phiếu cũng được ghi rõ trên trái phiếu, ví dụ trả 2 lần trong một năm. -Trái phiếu có lãi suất thay đổi: là loại trái phiếu có lãi suất phụ thuộc vào một số nguồn lãi suất quan trọng khác, ví dụ lãi suất LIBOR (London Interbank Offered Rate), hay lãi suất cơ bản Pr (Prime Rate). Loại trái phiếu này phát huy tính ưu việt của nó trong điều kiện thị trường có mức lạm phát cao, và lãi suất không ổn định. Tuy nhiên thì nó cũng có một vài nhược điểm: doanh nghiệp không thể biết chắc chắn về chi phí lãi vay, gây khó khăn một phần cho việc lập kế hoạch tài chính. Đồng thời việc quản lý trái phiếu đòi hỏi nhiều thời gian hơn do doanh nghiệp phải thông báo các lần điều chỉnh lãi suất. -Trái phiếu có thể thu hồi: một số doanh nghiệp chọn cách phát hành những trái phiếu có thể thu hồi được, tức là doanh nghiệp có thể mua lại vào một thời gian nào đó. Khi phát hành doanh nghiệp phải thông báo rõ thời gian và giá cả khi doanh nghiệp chuộc lại những trái phiếu đó. Ưu điểm của loại trái phiếu này là có thể sử dụng như một cách điều chỉnh lượng vốn mà doanh nghiệp sử dụng. Khi không cần thiết, doanh nghiệp có thể mua lại trái phiếu, tức giảm số vốn vay. Và doanh nghiệp có thể thay đổi nguồn tài chính do phát hành trái phiếu loại này bằng một nguồn tài chính khác thông qua mua lại các Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 trái phiếu đó. Tuy nhiên nó lại có nhược điểm là nếu không có điều kiện gì hấp dẫn thì nó sẽ không đựoc ưa thích. -Chứng khoán có thể chuyển đổi: bao gồm 2 loại là giấy bảo đảm (warrant) và trái phiếu chuyển đổi (convertible bond). Với giấy bảo đảm người sở hữu có thể mua một số lượng cổ phiếu thường được quy định trước với giá cả va thời gian xác định. Còn trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu cho phép có thể chuyển đổi thành một số cổ phiếu thường. Nếu thị giá cổ phiếu tăng thì người tiêu dùng có cơ may nhận được lợi nhuận cao. Nói chung là sự chuyển đổi và lựa chọn cho phép các bên có thể lựa chọn cách thức đầu tư có lợi và thích hợp. III. Thực trạng huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp dân doanh: tất cả các dòng đều “tắc”: Những năm qua, cùng với sự tăng lên nhanh chóng về số lượng các doanh nghiệp dân doanh, tỷ lệ các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực sản xuất năm sau cao hơn năm trước. Để tổ chức sản xuất, các doanh nghiệp phải có nhà máy, phải có đất, có công nghệ, thiết bị và đương nhiên là phải có vốn đầu tư dài hạn. Do đó, nhu cầu về vốn đầu tư dài hạn của các doanh nghiệp tăng lên đột biến. Nhưng hiện nay ở nước ta, tất cả các kênh huy động vốn đầu tư dài hạn đối với các doanh nghiệp dân doanh đều . bị tắc. Vì sao vậy? Có cách nào giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để phát huy nội lực? 1. Vì sao bị tắc? Để chỉ ra nguyên nhân của sự “tắc nghẽn” dòng vốn vay cho đầu tư dài hạn nêu trên, phải xuất phát từ đặc điểm cơ bản nhất của các doanh nghiệp dân doanh Việt Nam và phân tích các kênh huy động vốn của họ. Đặc điểm dễ thấy nhất của các doanh nghiệp dân doanh Việt Nam là quy mô nhỏ, vốn rất ít. Theo một số liệu điều tra, vốn điều lệ bình quân cho một doanh nghiệp dân doanh tính đến năm 2004 khoảng 2 tỷ đồng. Vốn điều lệ bao gồm cả vốn cố định và vốn lưu động và tính theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu điều tra kỹ hơn từ sổ sách kế toán thì số bình quân trên chắc sẽ thấp hơn nhiều. Điều ấy cũng không có gì lạ. Bởi lẽ, doanh nghiệp dân doanh Việt Nam là lực lượng “sinh sau, đẻ muộn” chưa qua giai đoạn “tích lũy nguyên thủy”. Để huy động vốn cho dự án đầu tư, các doanh nghiệp dân doanh nước ta đang theo những kênh nào? Kênh thứ nhất Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Vay từ các ngân hàng thương mại. Ở kênh này, phần lớn các doanh nghiệp dân doanh đều gặp những vướng mắc sau: Trước hết, phải có Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư. Việc tự viết được Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư không thể là phổ biến đối với các chủ doanh nghiệp dân doanh của chúng ta. Đi thuê tư vấn ư? Chẳng biết dự án có vay được vốn hay không nhưng phải trả ngay phí viết dự án khoảng 10 triệu đồng, xót ruột lắm! Tuy nhiên, cũng không ít giám đốc sẵn sàng thuê viết báo cáo này. Có được Báo cáo nghiên cứu khả thi khoa học và thực tế rồi, phải trình “cấp có thẩm quyền chấp thuận”. Đây là một nghịch lý và là biểu hiện sinh động nhất cho cái “quán tính cửa quyền” trong quản lý Nhà nước ở Việt Nam. Ở những dự án này, Nhà nước không góp vốn, người bỏ vốn đầu tư là chủ doanh nghiệp, mọi rủi ro chủ doanh nghiệp phải chịu. Thế mà họ lại phải “xin” một ông ở tít xa, thậm chí chẳng hiểu gì về dự án đầu tư, ký quyết định chấp thuận. Đương nhiên, không có “phong bì” thì không thể có được chữ ký và con dấu chấp thuận ấy! Đính kèm Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư để trình cho ngân hàng nhất thiết phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc lấy được cái Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nước ta hiện nay quả là một “con đường đau khổ” đối với các doanh nghiệp. Khi hồ sơ vay vốn được nộp vào ngân hàng, những “khiếm khuyết nội tâm” sẽ “phát huy tác dụng”. Theo nguyên tắc, ngân hàng chỉ cho vay tối đa 70% tổng vốn đầu tư. Vì vậy, chủ đầu tư phải giải trình và chứng minh được 30% còn lại là vốn tự có. Một dự án quy mô nhỏ có tổng đầu tư khoảng 10 tỷ đồng, chủ đầu tư phải chứng minh là đã có 3 tỷ đồng. Không ít chủ đầu tư đành chào thua! Doanh nghiệp phải nộp trong hồ sơ vay vốn Báo cáo tài chính của ít nhất là hai năm gần nhất. Để tránh thuế thu nhập doanh nghiệp, kết quả kinh doanh trong báo cáo tài chính thường “được để” rất thấp, thậm chí có trường hợp bị lỗ đến hết cả vốn điều lệ. Căn cứ vào báo cáo tài chính đã lập thì ngân hàng không dám cho vay vì hiệu quả kinh doanh . quá thấp. Quả là “gậy ông lại đập lưng ông”! Hồ sơ của dự án nào may mắn vượt qua được tất cả những vướng mắc trên thì cái khó lớn nhất xuất hiện: tài sản thế chấp cho khoản vay. Để vay được 7 tỷ đồng phải có một lượng giá trị tài sản thế chấp 10 tỷ đồng. “Cửa ải” này mới thực là khó vượt. Sau tài sản thế chấp là lãi suất tiền vay. Ngân hàng thương mại là đơn vị kinh doanh tiền tệ. Vì vậy, lãi suất tiền vay mà ngân Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Ngày đăng: 12/04/2013, 11:41

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w