Đề thi thử đại học môn Lịch Sử năm 2014 trường THPT Quỳnh Lưu 1 hay nhất I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7.0 điểm) Câu 1 (3.0 điểm) Những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000. Nêu một số thành công và thất bại trong chính sách đối ngoại của Mĩ ở giai đoạn này. Câu 2 (2.0 điểm) Sự ra đời, hoạt động và vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với tổ chức cách mạng này? Câu 3 (2.0 điểm) Trong cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1945 – 1954 quân ta chủ động mở chiến dịch nào ? Trình bày hoàn cảnh lịch sử, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch đó ? II. PHẦN RIÊNG ( 3.0 điểm ) Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B) A. Theo chương trình Chuẩn Câu 4.a (3.0 điểm) Hoàn cảnh lịch sử nào dẫn đến chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng cho cách mạng Việt Nam giai đoạn 1939 – 1945? Chủ trương đó được hoàn chỉnh như thế nào tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5 năm 1941? B. Theo chương trình Nâng cao Câu 4.b (3.0 điểm) Hoàn cảnh ra đời Mặt trận Việt Minh? Vai trò của Mặt trận Việt Minh đối với thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945? ——Hết—— Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:……….……….….….; Số báo danh:…………… SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1 Đáp án gồm 04 trang ĐÁP ÁN KTCL ÔN THI ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM HỌC 2013-2014 Môn: Lịch sử; Khối C I. LƯU Ý CHUNG: Đáp án là những nội dung cơ bản nhất mà thí sinh phải đề cập tới, bài thi chỉ được cho điểm tối đa khi đủ ý, trình bày khoa học, lôgíc. II. ĐÁP ÁN: Câu Ý Nội dung trình bày Điểm 1. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH 1 Những nét chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000. Nêu một số thành công và thất bại trong chính sách đối ngoại của Mĩ ở giai đoạn này. 3.0 Chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000 - Từ 1945 – 1973: + Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới. 0.25 + Mục tiêu của chiến lược toàn cầu: ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới; đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và phong trào cộng sản quốc tế; khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh. 0.5 - Từ 1973 – 1991: + Sau thất bại trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mĩ tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu. Với học thuyết Ri-gân, Mĩ tiếp tục tăng cường chạy đua vũ trang. 0.25 + Tháng 12 – 1989, Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, Mĩ vẫn ra sức tác động đến sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. 0.25 - Từ 1991 – 2000: + Mĩ triển khai chiến lược ―Cam kết và mở rộng‖ theo đuổi ba mục tiêu cơ bản: đảm bảo an ninh Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu; tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động, sức mạnh nền kinh tế Mĩ; sử dụng khẩu hiệu ―Thúc đẩy dân chủ‖ để can thiệp vào công việc nội bộ các nước. 0.5 + Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Trật tự hai cực Ianta sụp đổ, Mĩ tìm cách xây dựng trật tự thế giới đơn cực do mình chi phối. 0.25 Nêu một số thành công và thất bại trong chính sách đối ngoại của Mĩ - Mĩ đã đạt được những thành công: thành lập những khối quân sự, các tổ chức kinh tế qua đó khống chế các nước tư bản đồng minh; thúc đẩy sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô… 0.5 - Tuy nhiên, Mĩ cũng vấp phải những thất bại nặng nề như thành công của cách mạng Trung Quốc (1949), cách mạng Cuba (1959), đặc biệt là thất bại trong chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975). 0.5 2 Sự ra đời, hoạt động và vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với tổ chức cách mạng này? 2.0 Sự ra đời, hoạt động và vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên - Sự ra đời: + Tháng 11 – 1924, Nguyễn Ái Quốc về đến Quảng Châu (Trung Quốc), mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ; lựa chọn, giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn (2 – 1945). Tháng 6 – 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, chuẩn bị điều kiện cho sự ra đời một chính đảng vô sản ở Việt Nam. 0.5 - Hoạt động: + Tiếp tục mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng; ra Báo Thanh niên (số báo đầu tiên ra ngày 21 – 6 – 1925); xuất bản tác phẩm Đường Kách mệnh (năm 1927)… 0.25 + Năm 1927, Hội đã xây dựng cơ sở khắp cả nước… Từ cuối năm 1928, thực hiện chủ trương ―vô sản hóa‖, nhiều cán bộ của Hội đã đi vào các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền để tuyên truyền vận động cách mạng. 0.25 + Sau Đại hội lần thứ nhất (5 – 1929), Hội phân hóa thành hai tổ chức Đông Dương Cộng sản đảng (6 – 1929) và An Nam Cộng sản đảng (8 – 1929). 0.25 - Vai trò: + Góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về nước, có tác dụng thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ; chuẩn bị về tổ chức và đội ngũ cán bộ cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. 0.25 Vai trò của Nguyễn Ái Quốc… - Sáng lập và lãnh đạo Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên…, vạch ra mục đích và chương trình hoạt động của Hội, trực tiếp giảng dạy trong các lớp huấn luyện chính trị… 0.5 3 Phân tích điều kiện lịch sử bùng nổ cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. 2.0 Điều kiện khách quan - Ngày 15 – 8 – 1945, Nhật Bản chính thức tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. Trong khi đó, quân Đồng minh chưa kịp kéo vào nước ta. Điều kiện khách quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến. 0.5 Điều kiện chủ quan - Từ khi ra đời, Đảng đã tích tích cực chuẩn bị mọi mặt cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền qua các phong trào cách mạng 1930 – 1935, 1936 – 1939 và trực tiếp là giai đoạn 1939 – 1945. 0.5 - Đến tháng 8 – 1945, toàn Đảng, toàn dân đã sẵn sàng hành động, kiên quyết hi sinh phấn đấu giành độc lập tự do. Lực lượng trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng. 0.5 - Từ ngày 13 – 8 – 1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc, ban bố bản ―Quân lệnh số 1‖, chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước. Từ ngày 14 đến ngày 15 – 8 – 1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào, thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa… Từ ngày 16 đến ngày 17 – 8 – 1945, Đại hội quốc dân được triệu tập ở Tân Trào, tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam. 0.5 II. PHẦN RIỀNG 4.a Hoàn cảnh lịch sử nào dẫn đến chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng cho cách mạng Việt Nam giai đoạn 1939 – 1945? Chủ trương đó được hoàn chỉnh như thế nào tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5 năm 1941? 3.0 Hoàn cảnh lịch sử… - Tháng 9 – 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Năm 1940, quân đội phát xít Đức kéo vào nước Pháp, chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức. Ở Đông Dương, chính quyền mới của Pháp thực hiện một loạt chính sách vơ vét sức người, sức của dốc vào cuộc chiến tranh. 0.5 - Tháng 9 – 1940, quân Nhật vượt biên giới Việt – Trung vào miền Bắc Việt Nam. Quân Pháp nhanh chóng đầu hàng Nhật. Nhân dân Đông Dương chịu hai tầng áp bức Pháp – Nhật nên đời sống hết sức khổ cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với Pháp – Nhật trở nên gay gắt. 0.5 - Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề ra chủ trương chuyển hướng đấu tranh đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Chủ trương đó được đề ra tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11 – 1939 và hoàn chỉnh ở Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương tháng 5 – 1941. 0.5 Chủ trương đó được hoàn chỉnh tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5 – 1941 - Hội nghị khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc. 0.5 - Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công… 0.25 - Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh thay cho Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, thay tên các hội Phản đế thành hội Cứu quốc… 0.25 - Hội nghị xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa và nhấn mạnh: chuẩn bị cho khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân. 0.25 - Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng có ý nghĩa lịch sử to lớn, đã hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11 – 1939 nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạng là độc lập dân tộc, có tác dụng động viên toàn Đảng, toàn dân tích cực chuẩn bị tiến tới thắng lợi của cách 0.25 mạng tháng Tám năm 1945. 4.b Hoàn cảnh ra đời Mặt trận Việt Minh? Vai trò của Mặt trận Việt Minh đối với thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945? 3.0 Hoàn cảnh ra đời mặt trận Việt Minh - Năm 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ… Tháng 9 – 1940, Nhật vào Đông Dương, Pháp đầu hàng. Nhân dân Đông Dương chịu hai tầng áp bức Pháp – Nhật nên đời sống hết sức khổ cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với Pháp – Nhật trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết. 0.5 - Năm 1941, Chiến tranh thế giới đã bước sang năm thứ ba, sau khi chiếm phần lớn Châu Âu, phát xít Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô; Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc, chuẩn bị chiến tranh Thái Bình Dương. 0.25 - Ngày 28 – 1 – 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng và triệu tập Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương (5 – 1941) chủ trương thành lập mặt trận đoàn kết dân tộc lấy tên Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh. 0.25 - Ngày 19 – 5 – 1941, Mặt trận Việt Minh chính thức ra đời bao gồm các tổ chức quần chúng lấy tên là hội Cứu quốc. Năm tháng sau, Tuyên ngôn, Chương trình, Điều lệ Việt Minh được công bố chính thức. Chương trình của Việt Minh được đông đảo quần chúng ủng hộ. 0.5 Vai trò của mặt trận Việt Minh đối với thắng lợi của cách mạng tháng Tám - Trực tiếp xây dựng lực lượng chính trị quần chúng. Việt Minh tập hợp đông đảo quần chúng hình thành nên lực lượng chính trị đông đảo cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, động viên sức mạnh của cả dân tộc, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, phân hóa và cô lập kẻ thù. 0.5 - Trên cơ sở phát triển các đoàn thể cứu quốc trong mặt trận Việt Minh, lực lượng vũ trang cách mạng từng bước hình thành và phát triển, cùng với lực lượng chính trị tạo nên sức mạnh tổng hợp để nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến 0.5 - Việt Minh đã huy động lực lượng toàn dân tộc tham gia cách mạng và cùng Trung ương Đảng phát động tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, tổ chức và lãnh đạo tổng khởi nghĩa thắng lợi đưa đến sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 0.5 —————-Hết————— . Đề thi thử đại học môn Lịch Sử năm 2014 trường THPT Quỳnh Lưu 1 hay nhất I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7.0 điểm) Câu. án gồm 04 trang ĐÁP ÁN KTCL ÔN THI ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM HỌC 2013 -2014 Môn: Lịch sử; Khối C I. LƯU Ý CHUNG: Đáp án là những nội dung cơ bản nhất mà thí sinh phải đề cập tới, bài thi chỉ được. sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:……….……….….….; Số báo danh:…………… SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1 Đáp