0,5 điểm - Trình bày cách hiểu về thái độ im lặng qua hai ý kiến trên: 2 điểm + “Im lặng là vàng” là im lặng để giũ bí mật nào đó thật cần thiết, im lặng thể hiện sự tôn trọng đối với
Trang 1ĐỀ THI ÔLIMPIC NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1:
Cảm nhận của em về nét nghệ thuật đặc sắc trong câu thơ sau:
“Gậm một mối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua”
( Nhớ rừng – Thế Lữ - Ngữ văn 8, tập hai)
Câu 2:
Tục ngữ phương Tây có câu: “ Im lặng là vàng” Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết: “Khóc là nhục Rên, hèn Van, yếu đuối
Và dại khờ là những lũ người câm
Trên đường đi như những bóng âm thầm
Nhận đau khổ mà gởi vào im lặng.”
( Trích Ngữ văn 8, tập hai)
Bằng một văn bản ngắn, hãy trình bày suy nghĩ của em thái độ im lặng qua
hai ý kiến trên
Câu 3:
Có ý kiến cho rằng: Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của văn bản Thuế máu là nghệ thuật châm biếm, trào phúng sắc sảo Hãy làm sáng tỏ ?./.
-HƯỚNG DẪN CHẤM ÔLIMPIC NGỮ VĂN 8
Câu 1: (3 điểm):
a) Yêu cầu: Viết được đoạn văn ngắn, phát hiện và phân tích được nét nghệ thuật đặc sắc của câu thơ, văn viết mạch lạc, có cảm xúc, diễn đạt trong sáng, trình bày được :
- Vị trí câu thơ: Đây là hai câu mở đầu bài thơ Nhớ rừng, diễn tả tâm trạng con hổ trong vườn bách thú.( 0,5 điểm)
- Cảm nhận được cái hay của câu thơ được tạo bởi các yếu tố: ( 2 điểm)
+ Câu đầu: Dùng động từ mạnh gậm đảo lên đầu, câu thơ gieo toàn vần trắc, nhịp
nhanh, diễn tả tâm trạng uất ức, bực bội của con hổ Nỗi căm hờn đó như được kết đọng lại thành hình khối
+ Câu tiếp theo gieo toàn vần bằng, nhịp chậm, kéo dài như tiếng thở dài ngao ngán,
vô vọng Sự thay đổi đột ngột đó, góp phần diễn tả sự phong phú của các cung bậc cảm xúc
Trang 2- Khái quát các thủ pháp gieo vần, ngắt nhịp, cách lựa chọn từ ngữ, cách sử dụng biện pháp tu từ đã tạo cho đoạn thơ giàu chất nhạc, góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của bài thơ ( 0,5 điểm)
Câu 2: (5 điểm):
Yêu cầu: Viết được bài văn nghị luận trình bày được nhận xét, chính kiến của bản
thân về thái độ im lặng từ hai ý kiến trên Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt
chẽ, dẫn chứng thuyết phục, trình bày được những ý cơ bản sau:
- Giới thiệu, dẫn dắt được vấn đề cần bàn luận ( 0,5 điểm)
- Giải thích được im lặng ở đây được hiểu là không có một hành động gì trước sự việc đáng lẽ phải có thái độ, phải có phản ứng ( 0,5 điểm)
- Trình bày cách hiểu về thái độ im lặng qua hai ý kiến trên: ( 2 điểm)
+ “Im lặng là vàng” là im lặng để giũ bí mật nào đó thật cần thiết, im lặng thể hiện sự tôn trọng đối với người khác, im lặng để đảm bảo sự tế nhị trong giao tiếp
+ Im lặng trong câu thơ của Tố Hữu “Nhận đau khổ mà gửi vào im lặng” là
sự im lặng cần thiết, sẵn sàng im lặng chấp nhận gian khổ, hy sinh vì mục đích cao
cả, vì lí tưởng cách mạng ( 1 điểm)
- Trình bày quan điểm, ý kiến của bản thân về hai ý kiến trên: ( 1,5 điểm)
+ Cả hai nhận xét đều đúng song chưa đầy đủ và toàn diện Mỗi ý kiến chỉ đúng với một tình huống cụ thể
+ Nếu im lặng trước những bất công, sai trái , bạo ngược thì đó là im lặng
của sự hèn nhát
+ Ngược lại nếu không biết im lặng trong các tình huống như để giữ tế nhị trong giao tiếp, để giữ bí mật khi cần thiết, để thể hiện lòng kiên trung…thì chứng tỏ văn hóa giao tiếp hạn chế hoặc không có bản lĩnh trong cuộc sống…
- Rút ra bài học về việc vận dụng linh hoạt thái độ ứng xử ở các tình huống giao
tiếp trong cuộc sống ( 0,5 điểm)
Câu 3: ( 12 điểm): Yêu cầu: Viết được bài văn nghị luận, phân tích và chứng minh
nghệ thuật châm biếm, trào phúng sắc sảo của Nguyễn Ái Quốc qua văn bản Thuế máu Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, văn viết
có cảm xúc Cần làm rõ được các nội dung sau:
* Nêu và giới hạn được vấn đề cần bàn luận ở đề bài ( 0,5 điểm)
* Phân tích và chứng minh nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả thể hiện chủ yếu qua các phương diện:
- Tác giả đã xây dựng được một hệ thống hình ảnh sinh động, giàu tính biểu cảm và
sức mạnh tố cáo: ( 4 điểm)
+ Những hình ảnh đó có tính xác thực, phản ánh chính xác tình trạng thực tế Bản thân các hình ảnh ấy đã mang tính lí lẽ không thể chối cãi
+ Những hình ảnh trong tác phẩm không chỉ xác thực mà còn thể hiện tính
châm biếm, trào phúng sắc sảo và xót xa Nhiều hình ảnh, nhất là ở phần Chiến tranh và người bản xứ mang đậm cảm hứng mỉa mai chua chát, cay đắng cho số
phận thảm thương của người lính thuộc địa: Hình ảnh người dân thuộc địa bị bắt đi lính, phải xa quê hương đem thân đổi lấy những vinh dự hão huyền; hình ảnh người lính bị phơi thây trên chiến trường, làm mồi ngon cho loài thủy quái; bị thảm sát, bị
Trang 3đánh đập dã man và đối xử như súc vật hay ở hậu phương những người công nhân
bị vắt kiệt sức, bị các loại bệnh tật khác nhau…
- Bên cạnh hình ảnh, tác giả sử dụng hệ thống từ ngữ mỉa mai, giễu cợt, châm biếm với mật độ dày đặc; những mĩ từ, danh hiệu hào nhoáng mà chính quyền thực dân
khoác cho người lính thuộc địa để đả kích bản chất lừa bịp trơ trẽn như: “những đứa con yêu”, “những người bạn hiền”, “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế”, “lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy”,
“vật liệu biết nói”, “An-nam-mít”… ( 2,5 điểm)
- Giọng điệu trào phúng đặc sắc: ( 4 điểm)
+ Giọng giễu cợt, mỉa mai: “ấy thế mà”, “đùng một cái”…
+ Sử dụng thành công giọng điệu nhiễu nhại, nghệ thuật phản bác ( Đoạn cuối phần II) Dùng liên tiếp các câu hỏi để nêu lên các sự thực đập lại lời lẽ của bọn cầm quyền
+ Kết hợp giọng khách quan và giọng trữ tình để tạo hiệu quả châm biếm
* Đánh giá: Nghệ thuật trào phúng sâu cay kết hợp với ngòi bút lập luận sắc bén đã vạch trần được bản chất độc ác; bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của bọn chính quyền thực dân đồng thời khắc họa được số phận đau khổ, bi thảm của người dân thuộc địa
lúc bấy giờ ( 1 điểm)
-ĐỀ THI ÔLIMPIC NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1:
Hãy tìm 5 đến 6 câu tục ngữ nói về việc học và giải thích nghĩa một câu tục ngữ mà em thích
Câu 2:
Cảm nhận của em về những cặp câu thơ sau:
" Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa "
(Cảnh khuya - Hồ Chí Minh)
Và:
" Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân"
(Rằm tháng giêng - Hồ Chí Minh)
Câu 3:
Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong truyện ngắn " Sống chết mặc bay" của nhà văn Phạm Duy Tốn /
Trang 4
HƯỚNG DẪN CHẤM OLYMPIC NĂM HỌC 2010-2011.
MÔN: NGỮ VĂN 7
Câu 1: (1,5 đ)
- Học sinh tìm được ít nhất 5 câu tục ngữ nói về việc học (1đ)
+ “Học ăn, học nói, học gói, học mở.”
+ “Ăn vóc, học hay.”
+ “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.”
+ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn.”
+ “Không thầy đố mày làm nên.”
+ “Học thầy không tày học bạn.”
+
- Giải thích được một câu.(0, 5 đ)
Câu 2: (6 đ) Học sinh phải viết được một bài văn ngắn hoàn chỉnh,
a Mở bài: (0,5đ): Cần dẫn dắt và giới thiệu được hai cặp câu thơ vào phần mở bài
( Có thể đi từ đề tài hoặc từ tác giả)
b Thân bài: (5 đ)
- Cảm nhận điểm chung giữa hai cặp câu thơ:( 1,5đ)
+ Hoàn cảnh sáng tác
+ Vẻ đẹp của cảnh trăng rừng “thơ Bác đầy trăng”
+ Tình yêu thiên nhiên của Bác,
- Cảm nhận vẻ đẹp riêng của mỗi cảnh trăng: ( 3 đ)
+ “ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”: Vẻ đẹp của bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng Có dáng hình vươn cao tỏa rộng của vòm cổ thụ, ở trên cao lấp loáng ánh trăng, có bóng lá, bóng cây, bóng trăng ngần in vào khóm hoa, in lên mặt đất thành những hình như bông hoa được thêu dệt Bức tranh chỉ có hai màu sáng tối, trắng đen mà tạo nên vẻ lung linh, chập chờn nhưng lại ấm áp, hòa hợp quấn quýt bởi âm hưởng của hai từ “lồng” ở trong câu thơ
+ “ Rằm xuân thêm xuân”: Vẽ ra một khung cảnh không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng khắp đất trời
- Cảm nhận những nét nghệ thuật đặc sắc (0,5đ)
C kết bài: (0,5đ): Khái quát vẻ đẹp của tâm hồn Bác qua những câu thơ trên
Câu 3:( 12,5 điểm.)
a Mở bài: (0,5điểm): Giới thiệu được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm Sống chết mặc bay
b Thân bài: (11,5 đ)
Lđ1: Giải thích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.(0,5đ)
- Giá trị hiện thực: Là hiện thực của cuộc sống, là bức tranh của cuộc sống được người nghệ sỹ phản ánh trong tác phẩm
Trang 5- Giá trị nhân đạo: Là tấm lòng nhân đạo, là thái độ của nhà văn đối với thế giới nhân vật trong tác phẩm: Đó có thể là niềm cảm thương, sự đồng cảm của nhà văn đối với số phận cơ cực của con người, đó có thể là thái độ lên án tố cáo các thế lực tàn bạo đã chà đạp lên cuộc sống con người, đó có thể là ca ngợi vẻ đẹp của con người
Lđ2: Phân tích chứng minh giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm.(11
đ)
* Giá trị hiện thực: (5 đ): Phạm Duy Tốn đã phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống và sinh mạng của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại mà đứng đầu là tên quan phủ "lòng lang dạ thú"
+ Bức tranh hiện thực về cuộc sống của người dân: Cảnh tượng nhân dân đang vật lộn căng thẳng vất vả đến cực độ trước nguy cơ đê vỡ:
- Thời gian: gần một giờ đêm( Phân tích được ý nghĩa của thời điểm này)
- Độ mưa, độ dâng của nước sông
- Không khí, cảnh tượng hộ đê: nhốn nháo, căng thẳng( qua tiếng trống, tiếng tù và, tiếng người xao xác gọi nhau hộ đê, qua các hoạt động chống đỡ vừa sôi động vừa lộn xộn của người dân)
- Sự bất lực của sức người trước sức trời Sự yếu kém của thế đê trước thế nước Thiên tai đang từng lúc giáng xuống, đe doạ cuộc sống của người dân
+ Bức tranh hiện thực về cảnh quan phủ và nha lại, chánh tổng đánh tổ tôm trong đình:
- Địa điểm: trong đình vững chãi, đê vỡ cũng không sao
- Không khí, quang cảnh: "tĩnh mịch", "trang nghiêm", "nhàn nhã""đường bệ","nguy nga"
- Đồ dùng sinh hoạt cho tên quan phủ trong khi đi hộ đê chứng tỏ một cuộc sống quý phái, đối lập với cuộc sống lầm than của nhân dân
- Dáng ngồi, cách nói của tên quan phủ, cảnh tượng kẻ hầu người hạ
- Sự đam mê tổ tôm và quang cảnh đánh bài tổ tôm của tên quan phủ với nha lại, chánh tổng
- Thái độ của bọn nha lại, của tên quan phủ khi có người dân quê xông vào báo tin
đê vỡ
- Niềm vui phi nhân tính của tên quan phủ : " Ù!Thông tôm, chi chi nảy"
*Giá trị nhân đạo: (5đ)
+ Thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền đưa đến: Thể hiện ở cách miêu
tả cảnh hộ đê của nhân dân, cách dùng từ ngữ “ Nghìn sầu muôn thảm” , cách dùng các câu cảm thán
+ Thể hiện ở thái độ lên án, tố cáo bọn quan lại vô trách nhiệm, vô lương tâm: Thể hiện ở việc miêu tả độ đam mê tổ tôm của tên quan phủ mỗi lúc một tăng
* Để làm nổi bật được bức tranh hiện thực đối lập ấy tác giả đã kết hợp hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp (0,5đ)
Lđ 3: Bàn luận về sự thành công của tác phẩm.(0,5đ)
c Kết bài: ( 0,5 đ) Khẳng định lại vấn đề./
Trang 6
ĐỀ THI ÔLYMPIC NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1:
Chỉ ra và phân tích hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau:
“Hàng bưởi
Đu đưa
Bế lũ con Đầu tròn Trọc lóc”
(Trần Đăng Khoa)
Câu 2:
Truyền thuyết và truyện cổ tích có điểm gì giống và khác nhau ? Hãy lấy một
truyền thuyết và một truyện cổ tích đã học làm dẫn chứng để chỉ ra sự giống và khác nhau đó ?
Câu 3:
Dựa vào bài thơ “Lượm” (Tố Hữu) và bằng trí tưởng tượng của mình, hãy tả lại
cảnh chú bé Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng./
-HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 6
Câu 1: 3 điểm
- Chỉ ra biện pháp tu từ ẩn dụ, gọi những quả bưởi bằng “lũ con đầu tròn trọc lóc”
- Phép nhân hóa: “bế lũ con”
- Tác dụng: gợi hình ảnh quả bưởi hiện lên sinh động, cụ thể, độc đáo; thể hiện tâm hồn hồn nhiên, tinh tế và trí tưởng tượng liên tưởng độc đáo, phong phú của nhà thơ nhỏ tuổi Trần Đăng Khoa
Câu 2: 5 điểm
- Giống: ( 2đ)
+ Đều là loại truyện dân gian, có sự việc, nhân vật, cốt truyện
+ Đều có chứa yếu tố hoang đường, kì ảo
+ Đều thể hiện thái độ, cách đánh giá hay là ước mơ của nhân dân lao động
- Khác: (2đ)
Trang 7+ Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thể hiện thái độ đánh giá của nhân dân về sự vật, sự kiện
+ Truyện cổ tích lại xây dựng, sáng tạo các kiểu nhân vật quen thuộc như nhân vật dũng sĩ, nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh hay ngốc nghếch, nhân vật bất hạnh Thể hiện ước mơ của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện với caí ác công bằng với bất công
- Dẫn chứng: ( 1đ )
HS tự đưa ra dẫn chứng để làm rỏ sự khác nhau
Câu 3: 12 điểm
Mở bài: ( 1đ )
- Giới thiệu chung về chú bé Lượm
- Lí do Lượm đi liên lạc lần cuối cùng này
Thân bài:
- Miêu tả chi tiết hình ảnh chú bé Lượm trong chuyến đi liên lạc: (3đ)
+ Trang phục
+ Hình dáng
+ cử chỉ
+ Lời nói
- Miêu tả không gian nơi Lượm đi qua: (3đ)
+ Cảnh đường làng quê
+ Cảnh hiểm nguy mà Lượm đang phải đối diện
+ Các hoạt động của Lượm
- Miêu tả cái chết của Lượm: (3đ)
+ Lượm bị thương
+ Hình ảnh Lượm lúc đã hi sinh: nét mặt, tay cầm bông lúa…
+ Cảnh vật xung quanh Lượm
Kết bài: (2đ)
- Cảm xúc trước cái chết của Lượm
- Lời nguyện hứa
L
ư u ý : Tránh kể lại sự việc./.