SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG THPT LÊ THÁNH TÔNG ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012-2013 MÔN : Sinh học 11 Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên thí sinh: SBD: Lớp Mã đề thi 136 I. TRẮC NGHIỆM 20 phút ( Chung cho tất cả các học sinh ) : 5 điểm Câu 1: Cây đặt cạnh một nguồn sáng có sự uốn cong về phía sáng là do: A. Auxin chuyển về phía tối làm tế bào ở đó tăng trưởng. B. Auxin bị thay đổi tính chất hóa học và phân hủy. C. Độ mềm dẻo của thành tế bào thay đổi D. Lượng nước về phía chiếu ít so với phía tối. Câu 2: Ý nào dưới đây không đúng với sự giống nhau giữa thực vật CAM và thực vật C 4 khi cố định CO 2 ? A. Đều diễn ra vào ban ngày. B. Sản phẩm quang hợp đầu tiên. C. tiến trình gồm 2 giai đoạn. D. chất nhận CO 2 . Câu 3: Các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ có tác dụng gì? A. làm tăng nhu động ruột. B. làm tăng bề mặt hấp thụ của ruột. C. tạo thuận lợi cho tiêu hóa cơ học. D. tạo thuận lợi cho tiêu hóa hóa học. Câu 4: Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt là do: I. Lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra II. Có sự bão hòa hơi nước trong không khí III. Hơi nước thoát từ lá rơi lại trên phiến lá IV. Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá: A. II, III B. I, II C. II, IV D. I, III Câu 5: Thực vật chỉ hấp thụ được dạng nitơ trong đất bằng hệ rễ là: A. NO 3 - và NH 4 + . B. Dạng N 2 tự do trong khí quyển. C. NO 3 - D. NH 4 + . Câu 6: Đặc điểm nào của rễ thích nghi với chức năng hút nước? A. Có khả năng ăn sâu và lan rộng. B. Trên rễ có miền lông hút với rất nhiều tế bào lông hút. C. Có khả năng hướng nước. D. Phát triển nhanh, mạnh về bề mặt tiếp xúc giữa rễ và đất. Câu 7: Vì sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước? A. Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm. B. Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm. C. Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng. D. Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng. Câu 8: Sự mở chủ động của khí khổng diễn ra khi nào? A. Khi cây ở trong bóng râm. B. Khi cây thiếu nước. C. Khi cây ở ngoài ánh sáng. D. Khi lượng axit abxixic tăng lên. Câu 9: Sự thông khí ở phổi của loài lưỡng cư nhờ: A. Sự vận động của các chi. B. Các cơ quan hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực hoặc khoang bụng. C. Sự nâng lên hạ xuống của thềm miệng. D. Sự vận động của toàn bộ hệ cơ. Câu 10: Quá trình chuyển hóa NH 4 + NO 3 - nhờ hoạt động của: A. Vi khuẩn phản nitrat hóa. B. Vi khuẩn nốt sần. C. Vi khuẩn nitrat hóa. D. Vi khuẩn amon hóa. Câu 11: Vì sao muốn bảo quản thì cần phải phơi khô hạt ? A. Vì khi hạt khô, cường độ hô hấp bằng 0. B. Vì khi hạt khô, không bị động vật ăn. C. Vì khi hạt khô, dễ gieo trồng cho vụ sau. D. Vì khi hạt khô, độ ẩm trong hạt thấp, cường độ hô hấp giảm. Câu 12: Trật tự các giai đoạn trong chu trình canvin là: A. Cố định CO2 → khử APG thành ALPG → tái sinh RiDP → cố định CO2. B. Khử APG thành ALPG → tái sinh RiDP → cố định CO2. C. Cố định CO 2 → tái sinh RiDP khử APG thành ALPG. D. Khử APG thành ALPG → cố định CO 2 → tái sinh RiDP. Câu 13: Vai trò dưới đây không phải của quang hợp? A. Điều hòa không khí. B. Cân bằng nhiệt độ môi trường. C. Tạo chất hữu cơ. D. Tích luỹ năng lượng Câu 14: Vai trò quan trọng của quá trình hô hấp khi tham gia vào quá trình đồng hoá NH 3 trong cây là: A. tạo áp suất thẩm thấu cao cho tế bào B. tạo lực khử mạnh C. hoạt hoá enzim D. Tạo ra các axit hữu cơ Câu 15: Nhiệt độ có ảnh hưởng: A. Đến cả hai quá trình hấp thụ nước ở rể và thoát hơi nước ở lá. B. Chỉ đến quá trình hấp thụ nước ở rể. C. Chỉ đến quá trình thoát hơi nước ở lá. D. Chỉ đến sự vận chuyển nước ở thân. Câu 16: Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não? A. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. B. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. C. Vì thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. D. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. Câu 17: Đặc điểm của lá giúp hấp thụ nhiều tia sáng: A. Có hệ gân lá. B. Diện tích bề mặt lớn. C. Có khí khổng. D. Có lục lạp. Câu 18: Vì sao ta có cảm giác khát nước? A. Vì áp suất thẩm thấu trong máu tăng. B. Vì nồng độ glucôzơ trong máu tăng. C. Vì áp suất thẩm thấu trong máu gỉam. D. Vì nồng độ glucôzơ trong máu giảm. Câu 19: Vì sao ở lưỡng cư và bò sát trừ (cá sấu) có sự pha máu? A. Vì chúng là động vật biến nhiệt. B. Vì tim chỉ có 3 ngăn hay 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn. C. Vì không có vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất. D. Vì tim chỉ có 2 ngăn Câu 20: Sự tiêu hoá ở dạ dày ngăn múi khế diễn ra như thế nào? A. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ. B. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại. C. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ. D. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn. II. TỰ LUẬN: 25 phút(5điểm) 1. Phần chung ( cho cả học sinh học chương trình cơ bản và nâng cao) Câu 1: (2 điểm)Sự sai khác về cấu tạo và vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở ở động vật? 2. Phần riêng : (Thí sinh học theo chương trình nào làm đề theo chương trình đó) Dành cho thí sinh học theo chương trình cơ bản Câu 2: ( 2 điểm) So sánh phản ứng hướng sáng của cây với vận động nở hoa của cây ? Câu 3: a) (0,5 điểm)Hãy nêu một số biện pháp giúp cho quá trình chuyển muối không tan thành muối dễ hòa tan cây dễ hấp thụ? b) (0,5 điểm)Thực vật xanh”tắm mình trong biển đạm” nhưng thiếu đạm? Vận dụng kiến thức về quá trình cố định nitơ để giải thích? Dành cho học sinh học theo chương trình nâng cao Câu 2: (2 điểm) So sánh con đường cố định CO2 ở thực vật C4 và CAM? Giải thích sự xuất hiện con đường cố định CO 2 ở thực vật C4 và thực vật CAM? Câu 3:a) (0,5 điểm)Hãy vận dụng kiến thức về hô hấp để giải thích tại sao khi cấp cứu người ngạt nước chúng ta phải tiến hành hô hấp nhân tạo? b) (0,5 điểm)Người ta giữ khoai tây một tuần trong không khí sạch, sau đó giữ một tuần trong nitơ sạch.Lượng CO2 giải phóng ra trong thí nghiệm được biểu diễn theo đồ thị. Hãy vận dụng kiến thức về hô hấp để giải thích thí nghiệm. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG THPT LÊ THÁNH TÔNG ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012-2013 MÔN : Sinh học 11 Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên thí sinh: SBD: Lớp Mã đề thi 209 I. TRẮC NGHIỆM 20 phút ( Chung cho tất cả các học sinh ) : 5 điểm Câu 1: Vai trò quan trọng của quá trình hô hấp khi tham gia vào quá trình đồng hoá NH 3 trong cây là: A. hoạt hoá enzim B. tạo áp suất thẩm thấu cao cho tế bào C. tạo lực khử mạnh D. tạo ra các axit hữu cơ Câu 2: Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não? A. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. B. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. C. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. D. Vì thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. Câu 3: Ý nào dưới đây không đúng với sự giống nhau giữa thực vật CAM và thực vật C 4 khi cố định CO 2 ? A. đều diễn ra vào ban ngày. B. sản phẩm quang hợp đầu tiên. C. tiến trình gồm 2 giai đoạn. D. chất nhận CO 2 . Câu 4: Sự thông khí ở phổi của loài lưỡng cư nhờ: A. Sự vận động của các chi. B. Sự nâng lên hạ xuống của thềm miệng. C. Sự vận động của toàn bộ hệ cơ. D. Các cơ quan hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực hoặc khoang bụng. Câu 5: Vì sao ta có cảm giác khát nước? A. Vì áp suất thẩm thấu trong máu gỉam. B. Vì nồng độ glucôzơ trong máu giảm. C. Vì áp suất thẩm thấu trong máu tăng. D. Vì nồng độ glucôzơ trong máu tăng. Câu 6: Nhiệt độ có ảnh hưởng: A. Chỉ đến quá trình thoát hơi nước ở lá. B. Chỉ đến sự vận chuyển nước ở thân. C. Chỉ đến quá trình hấp thụ nước ở rể. D. Đến cả hai quá trình hấp thụ nước ở rể và thoát hơi nước ở lá. Câu 7: Vai trò dưới đây không phải của quang hợp? A. Cân bằng nhiệt độ môi trường. B. Tạo chất hữu cơ. C. Điều hòa không khí. D. Tích luỹ năng lượng Câu 8: Sự mở chủ động của khí khổng diễn ra khi nào? A. Khi cây ở ngoài ánh sáng. B. Khi lượng axit abxixic tăng lên. C. Khi cây ở trong bóng râm. D. Khi cây thiếu nước. Câu 9: Quá trình chuyển hóa NH 4 + NO 3 - nhờ hoạt động của: A. Vi khuẩn nitrat hóa. B. Vi khuẩn phản nitrat hóa. C. Vi khuẩn nốt sần. D. Vi khuẩn amon hóa. Câu 10: Các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ có tác dụng gì? A. tạo thuận lợi cho tiêu hóa hóa học. B. tạo thuận lợi cho tiêu hóa cơ học. C. làm tăng nhu động ruột. D. làm tăng bề mặt hấp thụ của ruột. Câu 11: Vì sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước? A. Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm. B. Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng. C. Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm. D. Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng. Câu 12: Sự tiêu hoá ở dạ dày ngăn múi khế diễn ra như thế nào? A. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại. B. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ. C. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn. D. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ. Câu 13: Thực vật chỉ hấp thụ được dạng nitơ trong đất bằng hệ rễ là: A. Dạng N 2 tự do trong khí quyển. B. NH 4 + . C. NO 3 - D. NO 3 - và NH 4 + . Câu 14: Đặc điểm của lá giúp hấp thụ nhiều tia sáng: A. Có lục lạp. B. Có khí khổng. C. Có hệ gân lá. D. Diện tích bề mặt lớn. Câu 15: Vì sao ở lưỡng cư và bò sát trừ (cá sấu) có sự pha máu? A. Vì tim chỉ có 2 ngăn B. Vì chúng là động vật biến nhiệt. C. Vì tim chỉ có 3 ngăn hay 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn. D. Vì không có vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất. Câu 16: Vì sao muốn bảo quản thì cần phải phơi khô hạt ? A. Vì khi hạt khô, dễ gieo trồng cho vụ sau. B. Vì khi hạt khô, độ ẩm trong hạt thấp, cường độ hô hấp giảm. C. Vì khi hạt khô, không bị động vật ăn. D. Vì khi hạt khô, cường độ hô hấp bằng 0. Câu 17: Cây đặt cạnh một nguồn sáng có sự uốn cong về phía sáng là do: A. Auxin chuyển về phía tối làm tế bào ở đó tăng trưởng. B. Độ mềm dẻo của thành tế bào thay đổi C. Auxin bị thay đổi tính chất hóa học và phân hủy. D. Lượng nước về phía chiếu ít so với phía tối. Câu 18: Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt là do: I. Lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra II. Có sự bão hòa hơi nước trong không khí III. Hơi nước thoát từ lá rơi lại trên phiến lá IV. Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá A. II, III B. I, III C. II, IV D. I, II Câu 19: Đặc điểm nào của rễ thích nghi với chức năng hút nước? A. Trên rễ có miền lông hút với rất nhiều tế bào lông hút. B. Có khả năng ăn sâu và rộng. C. Phát triển nhanh, mạnh về bề mặt tiếp xúc giữa rễ và đất D. Có khả năng hướng nước. Câu 20: Trật tự các giai đoạn trong chu trình canvin là: A. Khử APG thành ALPG → cố định CO 2 → tái sinh RiDP. B. Khử APG thành ALPG → tái sinh RiDP → cố định CO2. C. Cố định CO 2 → tái sinh RiDP khử APG thành ALPG. D. Cố định CO2 → khử APG thành ALPG → tái sinh RiDP → cố định CO2. II. TỰ LUẬN. 25 phút:5 điểm 1. Phần chung ( cho cả học sinh học chương trình cơ bản và nâng cao) Câu 1: (2 điểm)Sự sai khác về cấu tạo và vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở ở động vật? 2. Phần riêng :( Thí sinh học theo chương trình nào làm đề theo chương trình đó ) Dành cho thí sinh học theo chương trình cơ bản Câu 2 :( 2 điểm)So sánh phản ứng hướng sáng của cây với vận động nở hoa của cây ? Câu 3: a)(0,5điểm)Hãy nêu một số biện pháp giúp cho quá trình chuyển muối không tan thành muối dễ hòa tan cây dễ hấp thụ? b) (0,5 điểm)Thực vật xanh”tắm mình trong biển đạm” nhưng thiếu đạm? Vận dụng kiến thức về quá trình cố định nito để giải thích? Dành cho học sinh học theo chương trình nâng cao Câu 2: (2 điểm)So sánh con đường cố định CO2 ở thực vật C4 và CAM? Giải thích sự xuất hiện con đường cố định CO 2 ở thực vật C4 và thực vật CAM? Câu 3:a) (0,5 điểm)Hãy vận dụng kiến thức về hô hấp để giải thích tại sao khi cấp cứu người bị ngạt nước chúng ta phải tiến hành hô hấp nhân tạo? b) (0,5 điểm)Người ta giữ khoai tây một tuần trong không khí sạch, sau đó giữ một tuần trong nitơ sạch.Lượng CO2 giải phóng ra trong thí nghiệm được biểu diễn theo đồ thị. Hãy vận dụng kiến thức về hô hấp để giải thích thí nghiệm. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG THPT LÊ THÁNH TÔNG ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012-2013 MÔN : Sinh học 11 Thời gian làm bài: 45 phút I.Trắc nghiệm MÃ ĐỀ 136 Câ u 0 1 0 2 0 3 0 4 0 5 0 6 0 7 0 8 0 9 1 0 1 1 1 2 1 3 1 4 1 5 1 6 1 7 1 8 1 9 20 Ý A A B C A D D C B C D A B D A A B C B C MÃ ĐỀ 209 Câ u 0 1 0 2 0 3 0 4 0 5 0 6 0 7 0 8 0 9 1 0 1 1 1 2 1 3 1 4 1 5 1 6 1 7 1 8 1 9 2 0 Ý D C A D A D A A A D B D D D C B A C C D II. Tự luận Điểm Phần chung : Câu 1: ( 2đ) Điểm phân biệt Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín 2. Đặc điểm cấu tạo - Cấu tạo tim đơn giản - Giữa động mạch và tĩnh mạch không có mạch nối (hở) - Cấu tạo tim phức tạp - Máu vận chuyển trong một hệ thống mạch kín 3. Đặc điểm hoạt động - Tim co bóp máu vận chuyển vào xoang cơ thể thực hiện trao đổi chất tập trung vào hệ thống mạch góp hoặc lỗ trên tim tim - Máu vận chuyển dưới áp lực thấp nên máu đến cơ quan chậm - Tim co bóp máu vào động mạch các cơ quan tĩnh mạch tim - Máu vận chuyển dưới áp lực cao nên máu đến cơ quan nhanh. Phần riêng (cơ bản) Câu 2 (2đ) .So sánh phản ứng hướng sáng của cây với vận động nở hoa của cây : - Khác nhau Dấu hiệu so sánh Phản ứng hướng sáng Vận động nở hoa a.Hình thức Hướng động Ứng động b. Hướng kích thích Kích thích từ một hướng Tác nhân kích thích khuếch tán mọi hướng cấu tạo của cơ quan thực hiện Có cấu tạo dạng hình tròn Có cấu tạo hình dẹp hoặc cấu tạo khớp phình nhiều cấp . - Giống nhau : + Đều là các hình thức phản ứng của cây , giúp cây thích nghi với môi trường. + Cơ sở tế bào học của phản ứng hướng sáng và vận động nở hoa là như nhau . Câu 3: a.Một số biện pháp giúp cho quá trình chuyển muối không tan thành muối dễ hòa tan cây dễ hấp thụ: phá váng sau khi đất bị ngập úng, cày phơi ải đất, cày lật úp rạ xuống, bón vôi cho đất chua,…. b)Thực vật xanh”tắm mình trong biển đạm” nhưng thiếu đạm: Khí nito(N2) trong không khí chiếm gần 80% khí quyển nhứng thực vật không sử dụng được nito phân tử. 0.25đ 0.25đ 1,0 đ 0,5 đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ 0,5 đ Phần riêng : Nâng cao Câu 2: Chỉ số so sánh QH ở TV C 4 QH ở TV CAM 1. Chất nhận CO 2 PEP (Photphoenolpiruvat) PEP (Photphoenolpiruvat) 2. Sản phẩm đầu tiên AOA (H/chất 4C) AOA (H/chất 4C) 3. Thời gian cố định CO 2 Cả 2 giai đoạn đều vào ban ngày Giai đoạn 1 vào ban đêm, giai đoạn 2 vào ban ngày 4. Các tế bào QH của lá Tế bào nhu mô và tế bào bao bó mạch Tế bào nhu mô 5. Sự phân bố của lục lạp Hai Một -Giải thích sự xuất hiện con đường cố định CO 2 ở thực vật C4 và thực vật CAM: Nhóm thực vật C4 sống ở điều kiện ánh sáng cao, nhiệt độ cao, nồng độ CO 2 thấp ở vùng nhiệt đới nóng ẩm kéo dài, nên phải có quá trình cố định CO 2 2 lần: lần 1 nhằm lấy nhanh CO 2 vốn ít ở không khí và tránh được hô hấp sáng, lần 2 cố định CO 2 trong chu trình Canvin để hình thành các chất hữu cơ trong các tế bào bao bó mạch.Nhóm thực vật CAM sống ở điều kiện sa mạc điều kiện khô hạn kéo dài phải tiết kiệm nước đến mức tối đa bằng cách đóng khí khổng vào ban ngày.Vì vậy nhóm thực vật này nhận và cố định CO 2 vào ban đêm. Câu 3: a. Người bị ngạt nước, phổi đã ngừng hoạt động. Do vậy, hô hấp nhân tạo sẽ kích thích phổi hoạt động trở lại vì + Khi có luồng khí thổi vào miệng nạn nhân sẽ làm phổi căng ra, sao đó ép lồng ngực sẽ đẩy bớt khí đọng trong phổi Kích thích các thụ quan ở phế nang kịp thời phục hồi nhịp hô hấp + Không khí vào phổi có nồng độ CO 2 khá cao sẽ kích thích trung khu hô hấp tăng cường thông khí. b)-Trong tuần thứ nhất: quá trình hô hấp của khoai tây diễn ra bình thường theo quá trình hô hấp hiếu khí, lượng CO2 thoát ra ổn định. - Trong tuần thứ hai: khoai tây được giữ trong nito sạch, quá trình hô hấp hiếu khí bị ức chế.Tuy nhiên trong giai đoạn đầu còn 1 ít oxi hòa tan trong gian bào, 2 quá trình hô hấp hiếu khí và kị khí xảy ra đồng thời, lượng CO2 ít và giảm nhanh. Giai đoạn sau oxi hoàn toàn hết chỉ chỉ xảy ra hô hấp yếm khí tạo axitlactic không tạo CO2. 0.25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,75 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG THPT LÊ THÁNH TÔNG ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 201 2- 2013 MÔN : Sinh học 11 Th i gian làm b i: 45 phút Họ và tên thí sinh: SBD: Lớp Mã đề thi 136 I. . GIA LAI TRƯỜNG THPT LÊ THÁNH TÔNG ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 201 2- 2013 MÔN : Sinh học 11 Th i gian làm b i: 45 phút Họ và tên thí sinh: SBD: Lớp Mã đề thi 209 I. TRẮC NGHIỆM 20 phút (. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG THPT LÊ THÁNH TÔNG ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 201 2- 2013 MÔN : Sinh học 11 Th i gian làm b i: 45 phút I. Trắc nghiệm MÃ ĐỀ 136 Câ u 0 1 0 2 0 3 0 4 0 5 0 6 0 7 0 8 0 9 1 0 1 1 1 2 1 3 1 4 1 5 1 6 1 7 1 8 1 9 20 Ý