1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Miêu tả tài sắc của kiều qua 12 câu thơ trong bài Chị em Thúy Kiều

2 29,9K 92

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 16,86 KB

Nội dung

Nếu vẻ đẹp của Thuý Vân được thiên nhiên tạo hoá sẵn sàng nhường nhịn thì với Thuý Kiều, vẻ đẹp ấy lấn át cả thiên nhiên, khiến cho thiên nhiên ấy phải đố kị, ghen ghét: " Kiều càng sắc

Trang 1

Nguyễn Du là một thi hào dân tộc Việt Nam Ông đã để lại cho đời kiệt tác Truyện

kiều Truyện Kiều là một bài ca lớn về giá trị nhân đạo , một bản cáo trạng nghiệm

khắc về cái ác , cái phản nhân bản , một tập đại thành của nghệ thuật văn chương

Chỉ xét riêng về nghệ thuật miêu tả nhận vật , Nguyễn Du đã đạt đến đỉnh cao chói

lọi nhất trong lịch sử tiểu thuyết bằng thơ trích đoạn Chị em Thúy Kiều đả thể

hiện được trọn vẹn vè đẹp , tài năng va đức hạnh của Thúy kiều

Tác giả dùng thủ pháp đòn bẩy, tả khách hình chủ, tả Thuý Vân trước rồi mới tả

Thuý Kiều Vân đã đẹp, Kiều càng muôn phần đẹp hơn Thuý Kiều lại có nhan sắc

“ sắc sảo mặn mà” Kiều “sắc sảo” về trí tuệ, “mặn mà” về tâm hồn Đặc biệt,

vẻ đẹp ấy thể hiện qua đôi mắt “làn thu thuỷ nét xuân sơn” Đôi mắt chính là cửa

sổ tâm hồn, đôi mắt Kiều trong sáng, long lanh như làn nước mùa thu, đôi lông

mày thanh tú như nét núi mùa xuân Nếu vẻ đẹp của Thuý Vân được thiên nhiên

tạo hoá sẵn sàng nhường nhịn thì với Thuý Kiều, vẻ đẹp ấy lấn át cả thiên nhiên,

khiến cho thiên nhiên ấy phải đố kị, ghen ghét:

" Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn"

Khác với vẻ trang trọng đài các quý phái của Thúy Vân, Nguyễn Du miêu tả

Kiều với một nét “ sắc sảo mặn mà” Nàng không chỉ “ sắc sảo” về trí tuệ mà

còn “ mặn mà” về tâm hồn – một vẻ đẹp có sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ So về

tài lẫn sắc, Thúy Kiều đều hơn hẳn Thúy Vân Đến đây, người đọc mới hiểu được

tại sao Nguyễn Du lại dành thời gian miêu tả Thúy Vân trước Bằng cách vận dụng

nghệ thuật đòn bẩy thật tài tình, tả khách hình chủ, tả Thuý Vân trước rồi mới tả

Thuý Kiều, tác giả đã lấy vẻ đẹp Thúy Vân làm nền để nâng tài sắc của Kiều lên

một bậc cao hơn

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một tài đành họa hai "

Khi viết về Thúy Kiều, ngòi bút của Nguyễn Du thiên về gợi hơn tả.Ở Thúy Kiều,

nhà thơ tập trung vào ánh mắt, nét mày Đôi mắt Kiều được ví như làn nước mùa

thu xanh biếc, thăm thẳm và phẳng lặng Nét mày thanh tú, xinh tươi như dáng núi

mùa xuân Vẫn là những hình ảnh ước lệ quen thuộc trong thơ cổ “thu thuỷ”,“

xuân sơn”, “ hoa” “ liễu”… được đưa vào thơ nhằm nổi bật vẻ tươi tắn, quyến

rũ của Thuý Kiều, Nguyễn Du đã vận dụng thần tình bút pháp tả người để hình

tượng nhân vật trở nên bất hủ Với ánh mắt ấy, với đôi mày ấy cùng với thành ngữ

“ nghiêng nước nghiêng thành” khiến người đọc liên tưởng đến những đại mỹ

nhân trong lịch sử Trung Quốc cổ: nụ cười của nàng Bao Tự, sự duyên dáng của

Tây Thi hay một nét quyến rũ của Điêu Thuyền thời Tam Quốc Dường như, khi

viết về Thuý Kiều, tác giả đã đem tất cả những vẻ đẹp của thế gian đưa vào để tô

điểm chân dung nhân vật

Không chỉ đẹp, Kiều còn rất tài hoa Nếu vẻ đẹp của nàng là duy nhất trên thế

gian, tài năng của nàng hoạ chăng mới có một người thứ hai sánh được:

“ Thông minh vốn sẵn tính trời

Trang 2

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm

Cung thương làu bậc ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương

Khúc nhà tay lựa nên chương

Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân”

Với trí thông minh trời phú, Thuý Kiều giỏi tất cả các môn cầm kì thi hoạ Từ

việc làm thơ đến vẽ tranh, ca ngâm đánh đàn, thành thạo âm nhạc, tất cả đều xuất

sắc hơn người Đặc biệt khúc đàn “ Bạc mệnh” do chính nàng soạn ra làm cho

người nghe phải buồn thương rơi lệ Phải chăng khúc đàn ấy là biểu hiện sinh động

cho một cái tâm đa sầu đa cảm Tài năng ấy đã đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm

thẩm mĩ phong kiến lúc bấy giờ Như vậy, vẻ đẹp của Thuý Kiều là sự kết hợp

hài hoà giữa ba yếu tố: sắc, tài, tình Sắc đẹp hoàn hảo đến mức “ nghiêng nước

nghiêng thành”, khiến cho “hoa ghen”, “liễu hờn” Tài năng tuyệt đỉnh hơn

người cùng những “ nghề riêng” ta thường thấy phổ biến trong chốn phong lưu

Tài năng ấy lại kết hợp với cái tâm đa sầu đa cảm của nàng thay cho lời dự báo

một cuộc đời long đong, đầy sóng gió

Qua bức chân dung của Thúy Kiều, ngòi bút tả người của Nguyễn Du không chỉ

dừng lại ở vẻ đẹp ngoại hình, đằng sau đó còn là chân dung tính cách, chân dung

số phận Người đời sau ca ngợi Nguyễn Du là “ thiên cổ kì bút” không có gì

cường điệu

Tóm lại, nhân vật là đứa con tinh thần của tác giả, qua nhân vật tác giả bộc lộ quan

điểm thậm chí cả tâm tư tình cảm của mình Thuý Kiều với sắc đẹp tuyệt trần

không chỉ là điển hình chuẩn mực về nghệ thuật mà còn thể hiện được tài năng

miêu tả và tấm lòng ưu ái của nhà thơ dành cho nhân vật Đó cũng là một trong

những giá trị nhân đạo tiêu biểu của “ Truyện Kiều”

Ngày đăng: 18/07/2015, 21:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w