1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài 11 Cài đặt và cấu hình môi trường lập trình Java (mã nguồn mở) trên Linux

18 1,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 862,23 KB

Nội dung

Đề tài 11 Cài đặt và cấu hình môi trường lập trình Java (mã nguồn mở) trên Linux

Đề tài 11: Cài đặt và cấu hình môi trường lập trình Java (mã nguồn mở) trên Linux MỤC LỤC 1 Đề tài 11: Cài đặt và cấu hình môi trường lập trình Java (mã nguồn mở) trên Linux LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay trên thế giới có rất nhiều ngôn ngữ lập trình đang được sử dụng. Mỗi một ngôn ngữ lại có những điểm mạnh riêng biệt. Một trong những ngôn ngữ đang được sử dụng rộng rãi hiện nay chính là ngôn ngữ lập trình Java. Ngôn ngữ lập trình Java có thể chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau. Ở bài báo cáo này,chúng em tìm hiểu về đề tài “ Cài đặt và cấu hình môi trường lập trình Java (mã nguồn mở) trên Linux”. Để hoàn thành được bài tập lớn này, nhóm chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo hướng dẫn đề tài Thầy Trần Nguyên Ngọc, Giảng viên Viện Công nghệ Thông tin Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội - đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ dạy tận tình để nhóm em hoàn thành được đề tài này. 2 Đề tài 11: Cài đặt và cấu hình môi trường lập trình Java (mã nguồn mở) trên Linux Phân công công việc - Đặng Anh Minh: Giới thiệu tổng quan về ngôn ngữ lập trình Java • Giới thiệu ngôn ngữ lập trình Java • Các ứng dụng của Java - Phạm Văn Tiệp: Cài đặt và cấu hình Java • Cài đặt JDK • Cài đặt Eclipse • Chương trình Demo 3 Đề tài 11: Cài đặt và cấu hình môi trường lập trình Java (mã nguồn mở) trên Linux I. Giới thiệu tổng quan về ngôn ngữ lập trình Java 1. Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình Java a. Java là gì? Java là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng (tựa C++) do Sun Microsystem đưa ra vào giữa thập niên 90. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình Java có thể chạy trên bất kỳ hệ thống nào có cài máy ảo Java ( Java Virtual Machine) b. Lịch sử phát triển ngôn ngữ lập trình Java Ngôn ngữ lập trình Java do James Gosling và các cộng sự của công ty Sun Microsystem phát triển. Đầu thập niên 90, Sun Microsystem tập hợp các nhà nghiên cứu thành lập nên nhóm đặt tên là Green Team. Nhóm Green Team có trách nhiệm xây dựng công nghệ mới cho ngành điện tử tiêu dùng. Để giải quyết vấn đề này nhóm nghiên cứu phát triển để xây dựng một ngôn ngữ lập trình mới đặt tên là Oak tương tự C++ và có khả năng chạy trên nhiều nền phần cứng khác nhau. Cũng lúc đó World Wide Web bắt đầu phát triển và Sun đã thấy được tiềm năng của ngôn ngữ Oak nên đã đầu tư cải tiến và phát triển. Sau đó không lâu ngôn ngữ mới với tên gọi Java ra đời và được giới thiệu năm 1995. Java là tên gọi của hòn đảo Indonexia, đây là nơi nhóm phát triển đã chọn để đặt tên cho ngôn ngữ lập trình Java trong một chuyến đi tham quan và làm việc trên hòn đảo này. c. Một số đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ lập trình Java  Máy ảo Java ( JVM- Java Virtual Machine) Tất cả các chương trình muốn thực thi được thì phải biên dịch ra mã máy. Mã máy của từng kiến trúc CPU của mỗi máy tính khác nhau ( tập lệnh mã máy của CPU intel, CPU Solarix, CPU Macintosh…) là khác nhau. Vì vậy trước đây một chương trình sau khi thực hiện biên dịch xong chỉ có thể chạy được trên một kiến trúc CPU cụ thể nào đó. Đối với CPU intel chúng ta có thể chạy các hệ điều hành như Microsoft Windows,Linux… Chương trình thực thi được trên Windowns được biên dịch dưới dạng file đuôi . EXE, còn trên Linux được biên dịch dưới dạng file .ELF, vì vậy trước đây một chương trình chạy được trên Windows muốn chạy được trên hệ điều hành như Linux thì phải chỉnh sửa và biên dịch lại. Ngôn ngữ lập trình Java ra đời, nhờ vào máy ảo Java mà khó khăn 4 Đề tài 11: Cài đặt và cấu hình môi trường lập trình Java (mã nguồn mở) trên Linux nêu trên đã được khắc phục. Môt chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình Java sẽ được biên dịch lại ra mã của máy ảo java. Sau đó máy ảo Java chịu trách nhiệm chuyển mã đó thành mã máy tương ứng. Sun Microsystem chịu trách nhiệm phát triển các máy ảo java chạy trên các hệ điều hành trên các kiến trúc CPU khác nhau.  Thông dịch: Java là ngôn ngữ lập trình vừa biên dịch vừa thông dịch. Chương ngồn viết bằng ngôn ngữ lập trình java có đuôi *.java đầu tiên được biên dịch thành tập tin đuôi *.class và sau đó sẽ được trình thông dịch thành mã máy.  Độc lập nền: Một chương trình viết bằng ngôn ngữ Java có thể chạu trên nhiều máy tính có hệ điều hành khác nhau miễn sao ở đó có cài đặt máy ảo Java.  Hướng đối tượng: Hướng đối tượng trong Java tương tự C++ nhưng Java là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng hoàn toàn. Tất cả mọi thứ đề cập trong Java đều liên quan đến các đối tượng được định nghĩa trước, thậm chí hàm chính của một chương trình viết bằng Java( đó là hàm main) cũng phải đặt bên trong một lớp. Hướng đối tượng trong Java không có tính đa kế thừa( Multi inheritance) như trong C++ mà thay vào đó Java đưa ra các khái niệm interface để hỗ trợ tính đa kế thừa.  Đa nhiệm, đa luồng (MultiTasking – Multithreading): Java hỗ trợ chương trình đa nhiệm, đa luồng cho phép nhiều tiến trình, tiến trình có thể chạy song song cùng một thời điểm và tương tác với nhau.  Khả chuyển: Chương trình ứng dụng viết bằng ngôn ngữ Java chỉ vần chạy được trên máy ảo Java là có thể chạy được trên bất kỳ máy tính, hệ điều hành nào cài máy ảo Java.  Hỗ trợ mạnh cho việc phát triển ứng dụng: Công nghệ Java phát triển mạnh mẽ nhờ vào đại gia Sun Microsystem cung cấp nhiều công cụ, thư viện lập trình phong phú hỗ trợ cho việc phát triển nhiều loại hình ứng dụng khác nhau cụ thể như • J2SE(Java 2 Standard Edition): hỗ trợ phát triển ứng dụng đơn, client-server. • J2EE(Java 2 Enterpirse Edition): hỗ trợ phát triển các ứng dụng thương mại • J2ME(Java 2 Micro Edition): hỗ trợ phát triển các ứng dụng trên các thiết bị di dộng, không dây 2. Các ứng dụng của Java 5 Đề tài 11: Cài đặt và cấu hình môi trường lập trình Java (mã nguồn mở) trên Linux a. Java và ứng dụng Console Ứng dụng Console là ứng dụng nhập xuất chế độ văn bản tương tự như màn hình Console mà hệ điều hành MS-DOS. Loại chương trình này thích hợp với những ai bước đầu làm quen với ngôn ngữ lập trình Java. Các ứng dụng kiểu Console thường được dùng để minh họa các ví dụ cơ bản liên quan đến cú pháp ngôn ngữ, các thuật toán và các chương trình ứng dụng không cần thiết đến giao diện người dùng đồ họa. b. Java và ứng dụng Applet Java Applett là loại ưng sụng có thể nhúng và chạy trong trang web của một lập trình Web. Từ khi Internet mới ra đời, Java Applet cung cấp một khả năng lập trình mạnh mẽ cho các trang web. Nhưng gần đây khi các chương trình duyệt Web đã phát triển với khả năng lập trình bằng VB Script, Java Script. HTML, XML… cùng với sự cạnh tranh của Microsoft và Sun đã làm cho Java Applet lu mờ. Và cho đến bây giờ gần như các lập trình viên đều không còn mặn mà với Java Applet nữa. c. Java và phát triển ứng dụng Desktop dùng AWT và JFC Việc phát triển các chương trình ứng dụng có giao diện người dùng đồ họa trực quan giống như những chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình VC+ + hay Visual Basic đã được Java giải quyết bằng thư viện AWT và JFC. JFC là thư viện rất phong phú và hỗ trợ mạnh mẽ hơn nhiều so với AWT. JFC giúp cho người lập trình có thể tạo ra một giao diện trực quan của bất kỳ ứng dụng nào. d. Java và phát triển ứng dụng Web. Java hỗ trợ mạnh mẽ đối với việc phát triển các ứng dụng Web thông qua công nghệ J2EE. Công nghệ J2EE hoàn toàn có thể tạo ra các ứng dụng Web một cách hiệu quả không thua kém công nghệ .NET mà Microsoft đang quang cáo. Hiện nay có rất nhiều trang Web nổi tiếng ở Việt Nam cũng như các nước trên Thế giới được xây dựng và phát triển dựa trên nền công nghệ Java. e. Java và phát triển các ứng dụng nhúng Java Sun đưa ra công nghệ J2ME hỗ trợ phát triển các chương trinh, phần mềm nhúng. J2ME cung cấp môi trường cho những chương trình ứng dụng có thể chạy được trên các thiết bị các nhân như: Điện thoại di dộng, máy tính bỏ túi PDA…. II. Cài đặt và cấu hình 1. Một số khái niệm 6 Đề tài 11: Cài đặt và cấu hình môi trường lập trình Java (mã nguồn mở) trên Linux Khi được học về Java, có lẽ tính năng đặc biệt nhất của Java đó là "Viết một lần, chạy mọi nơi". Tất cả các chương trình muốn thực thi được thì phải được biên dịch ra mã máy tương ứng với kiến trúc của CPU cũng như hệ điều hành đang sử dụng. Như vậy, một khi muốn chuyển đổi nền tảng sử dụng, chúng ta cần phải chỉnh sửa lại mã code của chương trình và biên dịch lại cho phù hợp. Riêng đối với Java, chương trình nguồn, trước tiên, sẽ được biên dịch thành mã bytecode và sau đó được thông dịch thành mã máy tương ứng nhờ vào máy ảo Java (JVM - Java Virtual Machine). Nếu cảm thấy nhàm chán khi cứ phải viết code Java trên Windows, hay đơn giản chỉ muốn thử xem Java biên dịch và thực thi một một ứng dụng trên một nền tảng khác Windows như thế nào, chúng ta sẽ tcài đặt, viết code, biên dịch và thực thi một ứng dụng Java trên Ubuntu để cùng trải nghiệm. Một số khái niệm :  Bộ công cụ lập trình cho Java: hiện nay có nhiều bộ công cụ lập trình cho Java: Java Workshop của Sun Microsystems, Visual J của Microsoft, Symantec Cafe của Symantec Tất cả đều có điểm chung là hỗ trợ tối đa cho người lập trình. Sun Microsystems còn đưa ra khá nhiều phần mềm cung cấp sẵn các đối tượng class để người lập trình sử dụng. Để bắt đầu việc học lập trình Java, các bạn cần phải trang bị cho mình thật đầy đủ tài liệu hướng dẫn và tối thiểu là một bộ công cụ lập trình.  Môi trường phát triển tích hợp (Integrated Development Environment; viết tắt: IDE) là một loại phần mềm máy tính có công dụng giúp đỡ các lập trình viên trong việc phát triển phần mềm. Các môi trường phát triển hợp nhất thường bao gồm:  Một trình soạn thảo mã (source code editor): dùng để viết mã.  Trình biên dịch (compiler) và/hoặc trình thông dịch (interpreter).  Công cụ xây dựng tự động: khi sử dụng sẽ biên dịch (hoặc thông dịch) mã nguồn, thực hiện liên kết (linking), và có thể chạy chương trình một cách tự động.  Trình gỡ lỗi (debugger): hỗ trợ dò tìm lỗi.  Ngoài ra, còn có thể bao gồm hệ thống quản lí phiên bản và các công cụ nhằm đơn giản hóa công việc xây dựng giao diện người dùng đồ họa (GUI). 7 Đề tài 11: Cài đặt và cấu hình môi trường lập trình Java (mã nguồn mở) trên Linux  Nhiều môi trường phát triển hợp nhất hiện đại còn tích hợp trình duyệt lớp (class browser), trình quản lí đối tượng (object inspector), lược đồ phân cấp lớp (class hierarchy diagram), để sử dụng trong việc phát triển phần mềm theo hướng đối tượng Phân theo số lượng các ngôn ngữ được hỗ trợ, ta có thể chia các môi trường phát triển hợp nhất được sử dụng rộng rãi ngày nay thành hai loại:  Môi trường phát triển hợp nhất một ngôn ngữ: làm việc với một ngôn ngữ cụ thể, ví dụ: Microsoft Visual Basic 6.0 IDE.  Môi trường phát triển hợp nhất nhiều ngôn ngữ: có thể làm việc với nhiều ngôn ngữ lập trình, ví dụ: Eclipse IDE, NetBeans, Microsoft Visual Studio. 2. Sự Khác biệt giữa JDK,JRE và JVM a. JVM • JVM viết tắt (Java Virtual Machine) nó là tạo ra môi trường máy ảo để thực thi mã java bytecode. • JVM có sẵn trong nhiều phần cứng và nền tảng phần mềm. • Nó gồm 4 nhiệm vụ chính: - Load code - Verifies code - Executes code - Provides runtime environment 8 Đề tài 11: Cài đặt và cấu hình môi trường lập trình Java (mã nguồn mở) trên Linux b. JRE • JRE viết tắt Java Runtime Enviromement. • Nó giúp việc thực thi JVM và môi trường cơ bản. • c. JDK Java Development Kit là một bộ bao gồm các công cụ cần thiết trong quá trình phát triển các ứng dụng Java + JRE. Các công cụ đó là: javac.exe, java.exe, applet viewer,… vai trò của từng công cụ như sau: • javac.exe – giúp biên dịch các file nguồn viết bằng ngôn ngữ Java (*.java) thành mã máy (byte code) • java.exe – gọi tới JRE, tải nạp các file mã máy đã được biên dịch và gọi tới method main để thực thi các mã đó. • Applet Viewer – để chạy các ứng dụng viết bằng applet. 9 Đề tài 11: Cài đặt và cấu hình môi trường lập trình Java (mã nguồn mở) trên Linux Như vậy JDK cung cấp tới bạn bộ công cụ trọn gói để phát triển các ứng dụng Java bao gồm: phát triển (kết quả là các file .java) –> biên dịch (kết quả là các file .class) –> thực thi ứng dụng Kể từ khi ngôn ngữ Java ra đời, JDK là bộ phát triển phần mềm thông dụng nhất cho Java 3. Cài đặt JDK • Tải JDK : Vào trang www.oracle.com/technetwork/java/javase/downloads/jdk7-downloads- 1880260.html để tải phiên bản của JDK Giả sử sau khi tải về ta được tệp tin jdk-7u21-linux-i586.tar.gz, nằm ở thư mục Downloads Mở Terminal (Ctrl + Alt + T) và thực hiện một số lệnh sau: • Di chuyển đến thư mục Downloads Cd Download • Giải nén tập tin jdk-7u21-linux-i586.tar.gz Tar-xvf jdk-7u21-linux-i586.tar.gz • Tạo một thư mục trên hệ thống để cài đặt java sudo mkdir -p /usr/lib/jvm/jdk1.7.0 • Sao chép toàn bộ tập tin vừa giải nén vào thư mục mới tạo này sudo mv jdk1.7.0_21/* /usr/lib/jvm/jdk1.7.0 • Tiến hành cài đặt JDK bằng các dòng lệnh < gõ Enter sau mỗi dòng lệnh >: sudo update-alternatives install /usr/bin/java java /usr/lib/jvm/jdk1.7.0/bin/java 1 sudo update-alternatives install /usr/bin/javac javac /usr/lib/jvm/jdk1.7.0/bin/javac 1 10 [...]... File->New- >Java Project 15 Đề tài 11: Cài đặt và cấu hình môi trường lập trình Java (mã nguồn mở) trên Linux 1 số chương trình cơ bản :  Ví dụ 1: Chương trình Hello World  Ví dụ 2: Tính diện tích hình vuông 16 Đề tài 11: Cài đặt và cấu hình môi trường lập trình Java (mã nguồn mở) trên Linux  Ví dụ 1: Lập trình giao diện: 17 Đề tài 11: Cài đặt và cấu hình môi trường lập trình Java (mã nguồn mở) trên Linux. . .Đề tài 11: Cài đặt và cấu hình môi trường lập trình Java (mã nguồn mở) trên Linux sudo update-alternatives /usr/lib/jvm/jdk1.7.0/bin/javaws 1 install /usr/bin/javaws javaws Như vậy là bạn đã thực hiện xong việc cài đặt Java trên Ubuntu Để kiểm tra và xem version Java hiện hành trên máy tính, gõ vào Terminal lệnh sau: Java version 4 Chương trình demo Giả sử, bạn tạo thư mục java_ code trong... để lưu trữ các tập tin java Bạn có thể tạo thư mục này bằng cách sau, nhập vào Terminal lệnh : Mkdir~ /java_ code Tiếp theo, bạn tạo một chương trình java đơn giản sau, nhập vào Termial dòng lệnh: Gedit ~ /java_ code/Hello .java Trình soạn thảo Gedit hiện ra, bạn nhập vào đoạn mã tương tự như hình sau: 11 Đề tài 11: Cài đặt và cấu hình môi trường lập trình Java (mã nguồn mở) trên Linux Sau khi nhập xong,... gedit eclipse  Trình soạn thảo gedit sẽ hiện ra, chèn đoạn mã này vào rồi save lại : #!/bin/sh export ECLIPSE_HOME=/opt/eclipse $ECLIPSE_HOME/eclipse $* Giờ thì Eclipse đã có trong danh sách Search Applications của bạn III Lập trình trên Eclipse Sau khi cài đặt xong, chúng ta có giao diện của chương trình : 14 Đề tài 11: Cài đặt và cấu hình môi trường lập trình Java (mã nguồn mở) trên Linux Tạo project... http://www.eclipse.org/downloads  Di chuyển đến thư mục vừa download eclipse về và chạy các lệnh : tar xzf eclipse-SDK-3.6.2 -linux- gtk.tar.gz sudo mv eclipse /opt/eclipse cd /opt sudo chmod -R +r eclipse cd eclipse sudo chmod +x eclipse 13 Đề tài 11: Cài đặt và cấu hình môi trường lập trình Java (mã nguồn mở) trên Linux Chú ý: ở dòng 1 và dòng 3 các bạn nhập tên file tuỳ theo file mà các bạn đã down Chạy tiếp... Terminal và gõ lệnh sau: export CLASSPATH=”/home/ltgiang /java_ code” Lưu ý: Do đường dẫn CLASSPATH cần phải được nhập chính xác nên không thể dùng "~ /java_ code" mà thay vào đó là "home/ltgiang /java_ code" trong đó ltgiang là tên người dùng hiện hành, cũng cần thay đổi lại cho phù hợp Để kiếm tra biến môi trường CLASSPATH, bạn gõ lệnh sau: echo ${ CLASSPATH} 12 Đề tài 11: Cài đặt và cấu hình môi trường lập trình. .. trường lập trình Java (mã nguồn mở) trên Linux Tiếp theo, thực hiện chương trình bằng lệnh sau : java Hello 5 Cài đặt Eclipse Để việc viết mã và tạo những dự án lớn được thuận tiện, dễ dàng hơn Bạn có thể cài đặt thêm Eclipse, một trong những môi trường phát triển tích hợp hỗ trợ khá nhiều ngôn ngữ thông dụng hiện nay như: C, C++, PHP mà trước hết là Java, nhằm hỗ trợ bạn viết mã code và quản lý những... + S để lưu và đóng trình soạn thảo Gedit lại Biên dịch mã nguồn java trên sang mã bytecode bằng lệnh: javac ~ /java_ code/Hello .java Sau khi, biên dịch xong, bạn sẽ nhận được tập tin Hello.class nằm cùng thư mục với tập tin nguồn Hello .java Để thực thi chương trình này, đầu tiên, bạn cần cài đặt biến môi trường CLASSPATH để máy ảo Java có thể tìm thấy các tập tin class bên trong thư mục ~ /java_ code Mở... cấu hình môi trường lập trình Java (mã nguồn mở) trên Linux IV Tổng Kết  Tìm hiểu Java  Cài đặt JDK và Eclipse  Sử dung phần mềm, ví dụ cơ bản  Tài liệu tham khảo :  http:/ /java. niit.vn/home  http://forum.ubuntu-vn.org  Java Core 1  Giáo trình HDH Unix -Linux( Hà Quang Huy –Nguyễn Trí Thành)  Linux và phần mềm mã nguồn mở(Hà Quốc Trung BKHN) 18 . 16 Đề tài 11: Cài đặt và cấu hình môi trường lập trình Java (mã nguồn mở) trên Linux  Ví dụ 1: Lập trình giao diện: 17 Đề tài 11: Cài đặt và cấu hình môi trường lập trình Java (mã nguồn mở) trên. Đề tài 11: Cài đặt và cấu hình môi trường lập trình Java (mã nguồn mở) trên Linux MỤC LỤC 1 Đề tài 11: Cài đặt và cấu hình môi trường lập trình Java (mã nguồn mở) trên Linux LỜI NÓI. cấu hình Java • Cài đặt JDK • Cài đặt Eclipse • Chương trình Demo 3 Đề tài 11: Cài đặt và cấu hình môi trường lập trình Java (mã nguồn mở) trên Linux I. Giới thiệu tổng quan về ngôn ngữ lập trình

Ngày đăng: 17/07/2015, 12:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w