1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Kỹ thuật trồng và chăm sóc măng tây

25 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 2,78 MB

Nội dung

Hiện nay, măng tây là loại thực phẩm đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Nó được xem “thứ rau hoàng đế” có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng đặc biệt người ta còn dùng măng tây để giúp ngăn ngừa và hỗ trợ chữa trị ung thư. Măng Tây tên khoa học là Asparagus officinalis, chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Hàm lượng hoạt chất trong măng tây nhiều nhất khi cây măng tây có chiều dài từ 1520cm với gốc măng có đường kính khoảng 2cm. Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định măng tây là loại thực phẩm có phép lạ để chữa trị bệnh ung thư nhưng nhiều minh chứng cho thấy măng tây có tác dụng ngăn ngừa và giúp hỗ trợ chữa trị ung thư hiệu quả. Trong măng tây được xác định có chứa nhiều hoạt chất glutathione (GSH), một chất chống oxy hóa có đặc tính chống ung thư nên có khả năng phòng ngừa và chữa trị bệnh ung thư. Chất asparagin có trong măng tây rất cần thiết cho sự xây dựng và phân chia tế bào nâng cao hiệu quả chữa ung thư. Nghiên cứu cho thấy glutathione tăng cường các tế bào T của bạn giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch nâng cao khả năng chống lại sự tấn công của bệnh tật, đồng thời bảo vệ các mô của bạn và kiểm soát phản ứng tự miễn dịch. Bảo vệ chống lại độc tố của tế bào Glutathione và giúp loại bỏ chất gây ung thư. Nó liên tục soát xung quanh các tế bào của bạn, tìm cách ngăn chặn bệnh, độc tố, vi rút, chất gây ô nhiễm, phóng xạ, ma túy và stress oxy hóa.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc MĂNG TÂY XANH (ASPARAGUS) TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH THIÊN HƯNG CO.,LTD I I I I I I I I Kỹ thuật trồng & chăm sóc cây Măng Tây 1. Phân loại khoa học: Giới (Kingdom): Plantae Ngành (Division): Magnoliophyta Lớp (Class): Liliopsida Bộ (Ordo): Asparagales I. TÌM HIỂU VỀ CÂY MĂNG TÂY Bộ Măng tây (Asparagales) là một bộ trong lớp thực vật một lá mầm bao gồm một số họ cây không thân gỗ. Trong các hệ thống phân loại cũ, các họ mà hiện nay đưa vào trong bộ Asparagales đã từng được đưa vào trong bộ Loa kèn (Liliales), và một số chi trong đó thậm chí còn được đưa vào trong họ Loa kèn (Liliaceae). Một số hệ thống phân loại còn tách một số họ được liệt kê dưới đây thành các bộ khác, bao gồm cả các bộ Phong lan (Orchidales) và bộ Diên vĩ (Iridales), trong khi các hệ thống khác, đặc biệt là hệ thống phân loại của APG lại đưa hai bộ Orchidales và Iridales vào trong bộ Asparagales. Bộ này được đặt tên theo chi Asparagus (măng tây). Măng tây xanh là một loại rau cao cấp có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, gồm 83% nước + 17% chất khô; trong đó có 2,2% đạm protein, 1,2% đường glucid, 2,3% chất xơ celluloze, 0,6% tro, 21% các chất khoáng như kali, magnê, canxi, sắt, kẽm, selenium, đồng, phospho, Ngoài ra, Măng tây xanh còn chứa rất nhiều loại vitamin quan trọng như vitamin K, C, A, Pyridoxine (B6), Riboflavin (B2), Thiamin (B1) và các chất k h á c n h ư Tr i p t o p h a n , F o l a t e , . . . 2. Hàm lượng dinh dưỡng 3. Dược tính đặc biệt của cây măng tây 1 trị bệnh táo bón và suy gan, thận. Từ rễ cây Măng tây, người Pháp đã bào chế ra Sirop Descinq Raciness có tác dụng lợi tiểu, là một loại biệt dược đã được đưa vào dược điển và sử dụng rộng rãi. Măng tây xanh còn chứa nhiều chất xơ rất cần thiết cho hệ tiêu hóa và phòng trị rất tốt các chứng táo bón. Măng tây xanh nấu canh ăn hoặc sắc lấy nước uống giúp lợi tiểu, phòng ngừa các bệnh đau bàng quang, suy thận hay suy gan mật, tiểu đường, ung thư kết tràng. Trong cây Măng tây còn có dược chất Asparagin rất cần thiết cho sự xây dựng và phân chia tế bào, được sử dụng trong điều trị bệnh tim mạch và bệnh goutte. Ngoài ra, Măng tây xanh còn có khả năng giúp người lao động trí óc giảm stress, tăng cường sinh lực và sức dẻo dai khi làm việc, chống lão hóa cơ thể, chống béo phì, đặc biệt là giảm cholesteron, giúp ổn định huyết áp Cây Măng tây rất giàu dược tính. Từ những năm 500-200 trước công nguyên, người Hy Lạp và người La Mã cổ đại đã biết sử dụng Măng tây xanh làm thuốc và phòng ngừa bệnh đột quỵ tim mạch… II. GIỐNG MĂNG TÂY VÀ CÁCH ƯƠM Có rất nhiều giống măng tây khác nhau, nhưng tập trung chỉ có 3 nhóm chính là: Măng tây xanh, Măng tây trắng, và Măng tây tím. sinh học và lai tạo giống, các nước tiên tiến đã tạo ra được những giống cây Măng tây có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong vùng khí hậu nhiệt đới, có nhiệt độ trung bình cao 25 °C - 33 °C như ở nước ta. Thị trường mua bán Từ năm 1900 các giống cây Măng tây chỉ trồng thích hợp ở các vùng cao khoảng 600 - 900 mét so với mặt biển, khí hậu trung bình 15 °C - 20 °C. Ngày nay, nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong công nghệ hiện nay thường thấy có 3 dạng hạt giống: + Hạt giống thuần (dòng F1): Năng suất và chất lượng Măng rất cao (cao hơn giống F2 khoảng 20-25 %), kháng nấm bệnh rất cao, dễ trồng và dễ thu hoạch, thường được sản xuất và tiêu thụ tại Hoa Kỳ và châu Âu. 2 Kỹ thuật trồng & chăm sóc cây Măng Tây 1. Chọn hạt giống Kỹ thuật trồng & chăm sóc cây Măng Tây 3 các dòng cây sau đời F2, F3,… làm hạt giống trồng cây Măng F3, F4,…, Fn có đường kính gốc cây Măng nhỏ 3-5 mm để cắt lấy lá làm kiểng bán kèm với hoa cắt cành, Loại hạt giống lai tạp sau đời F2 này đem trồng vẫn thu hoạch được sản phẩm rau Măng tây, nhưng đường kính thân Măng rất nhỏ (khoảng 3-5-7 mm), ít có giá trị thương phẩm, không kinh tế. Cây Măng tây nhập khẩu vào Việt Nam có nguồn giống F1 đầu dòng và F2 lai tạo từ dòng F1, phổ biến thấy có các thương hiệu sau: Mary Washington, UC-800, UC-157, Grande, Atlas, Jersey, Ngoài ra còn có rất nhiều nguồn giống khác là hàng xách tay từ thân nhân ở nước ngoài… phẩm, nên thế giới còn có thị trường mua bán Rễ giống lấy từ những cây Măng tây khoẻ mạnh >1-2 năm tuổi chỉ cần trồng ra đất vài tháng là có Măng thu hoạch, rất thuận tiện cho những người muốn trồng vài chục gốc Măng tây trong vườn rau gia đình để tự sản tự tiêu. Ở nước ta cây giống Măng tây ươm từ hạt giống đem ra đất trồng từ 4-6 tháng là có Măng nên không có nhu cầu sử dụng Rễ giống. + Rễ giống (Crown): Cây Măng tây trồng ở các quốc gia vùng ôn đới (khí hậu lạnh) phải mất 2,5 - 3 năm mới có thể thu hoạch được Măng thương 2. Sản xuất cây giống Măng tây: Mỗi hecta đất trồng cây Măng tây cần chuẩn bị khoảng 400-500 m2 nơi có thế đất cao ráo, có rãnh thoát nước tốt, lấy được nắng toàn phần 6-8 giờ/ngày để làm vườn ươm. Nếu ươm giống trong mùa mưa, cần phải chuẩn bị sẵn nhà lưới nilon trắng trong mắc nhuyễn để lấy được nắng toàn phần 80-100%, tránh được trời mưa lớn và ngăn được côn trùng, sâu bệnh hại cây con vốn có thân nhỏ như cọng cỏ chỉ non mềm rất yếu ớt. Để trồng 1 hecta cây Măng tây với mật độ 20.000 cây, cần chuẩn bị 500-600g hạt giống(có khoảng 22.500-27.000 hạt), có + Hạt giống lai (dòng F2): Năng suất và chất lượng cao (kém hơn giống F1 khoảng 20-25 %), kháng nấm bệnh cao, dễ trồng và dễ thu hoạch thường được lai tạo theo điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của các quốc gia mua giống trồng cây, giá cả dễ chịu hơn (khoảng >50%) giá các loại giống dòng F1. + Hạt giống tạp (dòng F3, F4,…, Fn): Người trồng hái lấy trái chín đỏ của 4 Kỹ thuật trồng & chăm sóc cây Măng Tây cho ta thu hoạch được sản phẩm Măng tây trắng, khi nhú cao lên khỏi mặt đất tiếp xúc với tia cực tím ánh nắng mặt trời chiếu xạ chúng sẽ phát triển nhiều diệp lục tố và chuyển hoá thành sản phẩm Măng tây xanh. * Giá thể ươm giống cây Măng tây: Tuỳ nhu cầu, người trồng có thể bổ sung thêm các chế phẩm kích thích phát triển rễ và kích thích sinh trưởng như WEHG, GA3, Agrostim, Atonik, Auxin và các chế phẩm khử tuyến trùng và nấm bệnh như Sincosin, Antracol, Tilt Super, Agrispon, Ridomil, Aliette hoặc Ricide… Giá thể (vật liệu) ươm giống cây Măng tây là loại đất sạch bán sẵn trên thị trường, hoặc phối trộn đều các loại vật liệu sau đây rồi cho vào bầu ươm giống: + 1/4 đất sạch (pH = 6,5-7,5) sàng nhuyễn + chế phẩm WEHG, vôi làm tơi xốp đất + chế phẩm diệt sâu bệnh và mầm cỏ phổ rộng; + 1/4 cát đen + canxi để phối trộn thành đất cát pha tỉ lệ 50/50. + 1/4 phân xanh gồm tro trấu, rơm - trấu mục, bã vụn vỏ/cây họ đậu, bã vụn xơ dừa, bã vụn vỏ cà phê, bã vụn cây/cùi bắp, mạt cưa, đã xử lý nước vôi hoặc sulfat đồng khử trùng và nấm bệnh; + 1/4 phân trùn quế có bổ sung lân; phân chuồng ủ hoai (phân dơi, gà, bò, heo, cá,…) với Urê và chế phẩm Trichoderma; hoặc phân hữu cơ tổng hợp đủ dinh dưỡng bán sẵn; và Phân vi sinh. * Bầu ươm giống cây Măng tây: Bầu ươm cây giống thông thường được làm bằng loại bao bì tự huỷ, ly nhựa, khay/vĩ nhựa/xốp hoặc bao nilon đen sản xuất từ nhựa tái sinh có kích thước 10 x 15 cm; hoặc 15 x 20 cm; hoặc 20 x 25 cm có good luckc lỗ thoát nước; hoặc loại bao nilon PE trắng trong thường dùng đựng 0,5-1 kg đường cát trắng cắt chéo 2 góc đáy để thoát nước (khi sử dụng loại bao trắng này để ươm giống cần phải tấn đất xung quanh vòng ngoài bầu ươm không để ánh nắng chiếu xạ trực tiếp làm hại rễ con). Nơi đặt bầu ươm giống có thể là nền xi măng, nền đất trải bạt nilon hoặc trải một lớp tro trấu, xơ dừa… dày 15-20 cm không để cỏ xâm nhập bầu giống làm nguồn gốc nhập khẩu rõ ràng, sạch bệnh, an toàn. Cũng có thể trồng hàng đôi với mật độ cao hơn, khoảng 27.000 cây/ha. Hạt giống cây Măng tây có thể nảy mầm ở nhiệt độ 25°C, nhưng thích hợp nhất là 30oC. Sau khi hạt đã nảy mầm, rễ chính rất ngắn sẽ tự hủy để từ từ thay vào đó một bộ rễ chùm >20-50 cọng rễ, sau 5 tuổi cây sẽ có >100-150-200 cọng rễ có thể trải rộng đến 100-150 cm, và có thể ăn sâu 2 - 3 mét dưới chân đất trồng. Sau đó, trên các nốt sần quanh cổ bộ rễ ở gần mặt đất sẽ hình thành các thân mầm mới, đó chính là các chồi Măng non lúc khởi đầu Kỹ thuật trồng & chăm sóc cây Măng Tây 5 Có nhiều cách ươm giống cây Măng tây: Ươm trực tiếp trên một góc đất sản xuất, ươm trong bầu nilon, hoặc ươm trong khay/vĩ nhựa Trước khi ươm giống, người trồng nên cẩn thận tiến hành ươm thử nghiệm trước với 50-100 hạt giống để lấy kinh nghiệm và kết quả tỉ lệ nảy mầm làm mẫu. Nên chia nhỏ số lượng hạt giống ra thành nhiều phần để ươm nhiều đợt gối đầu nhau theo tiến độ trồng cây ra đất, mỗi đợt khoảng 2.000 - 4.000 cây để tránh rủi ro. * Cách ươm giống cây Măng tây: Bước 2: người trồng có thể ngâm chứa hạt giống 12 giờ trong bình thủy nhỏ với nước 2 sôi 3 lạnh để giữ đều nhiệt độ bình quân 30oC-35oC nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hạt giống nảy mầm dễ dàng hơn. Bước 3: Sau 12h ngân xong lấy ra cho vào 1-2 lớp vải thun dày sậm màu (đã tạo ẩm), trải hạt giống ra thành một lớp mỏng rộng rãi để hạt có chỗ nảy mầm, xong dùng 1-2 lớp vải thun sậm màu khác (đã tạo ẩm) đậy hạt lại rồi gấp/cuộn nhẹ 2-4 lớp vải thun chứa hạt giống cho vào thùng xốp hoặc bình đựng nước đá có đặt 1 bóng đèn 5 watts đậy nắp lại; hoặc cho vào một bao nilon đen chích thủng nhiều lỗ nhỏ rồi cột lỏng miệng bao (để hạt trao đổi không khí) đem treo chỗ mát; hoặc vùi trong rơm rạ, tro trấu, đất cát… để giữ ẩm và tạo nhiệt độ bình quân 30°C giữ ấm cho hạt giống. Nếu gặp mùa mưa, trời lạnh buổi tối, hoặc thời tiết lạnh bất thường, cần xông bóng đèn tròn 100-250 watts để tạo nhiệt độ ấm bình quân 30°C khi ủ hạt giống. Trường hợp này phải có nhiệt kế theo dõi để bảo đảm nhiệt độ ngày đêm bình quân từ 25°C-30°C. Bước 4: Cứ sau 1 ngày đêm ủ (24h) thì láy bọc hạt ra láy ngót cho hạt bằng cách dồn hạt lại thành 1 nắm, quấn vào khăn, láy dây buột lại và đưa vào nước nóng ấm khoảng 30°C sau đó láy ra rẩy cho thật ráo nước ối trải hạt ra ủ như bước 3. Cứ cách 1 ngày đêm lại láy ngót cho hạt giống, trong vòng 2-> 7 ngày (tùy theo thời tiết),… ngày sau hạt giống sẽ lần lượt nứt nanh mầm rễ con (sau đó sẽ tự rụng để thay bằng rễ khác). Nếu thời tiết lạnh, thời gian nảy mầm của hạt giống có thể kéo dài 1-2 tuần. phát sinh chi phí nhân công chăm sóc, làm cỏ. Bước 1: Bắt đầu ươm giống, lấy đủ số lượng hạt giống cần dùng đem phơi nắng khoảng 2-3 giờ dưới nắng sáng lúc 10-11-12 giờ (nếu có nắng) cho thật khô để kích thích độ háo/hút nước của hạt giống. Sau đó cho hạt giống vào bọc vải đưa vào nước chà xát nhiều lần cho thật sạch tạp chất và màng bao vỏ hạt còn sót lại, cho đến khi hạt giống từ màu xám mờ chuyển sang màu đen bóng. 6 Kỹ thuật trồng & chăm sóc cây Măng Tây Lần lượt chọn những hạt đã nứt nanh mầm đem gieo vào bầu ươm giống (có thể sử dụng vĩ nhựa có bầu ươm nhỏ như trứng gà trước khi chuyển vào bầu ươm lớn). ( Lưu ý: Những hạt chưa nảy mằm vẫn tiếp tục ủ). Dùng ngón tay hoặc chiếc đũa ấn nhẹ một lỗ sâu 0,5-1 cm ở giữa bầu giá thể ươm giống, cẩn thận dùng nhíp gấp từng hạt đã nứt nanh mầm đặt hạt không sâu quá 0,5-1 cm vào giữa mặt bầu ươm rồi lấp nhẹ bằng một lớp tro trấu dày khoảng 0,5-1 cm cho khuất hạt không để gia súc, côn trùng hoặc kiến tha mất hạt. Sau đó, đem các bầu ươm giống đặt vào nhà lưới mùng nilon mắc nhuyễn lấy được 80-100% nắng toàn phần + tránh được trời mưa to + ngăn được côn trùng và sâu bệnh hại cây rồi dùng nước sạch có độ pH chuẩn = 6.5 - 7.5 tưới phun sương thật đều (không thừa, không thiếu) để giữ ẩm mỗi ngày. Cẩn thận không để vòi nước tưới trực tiếp quá mạnh làm văng hạt giống ra khỏi bầu ươm. Thông thường, thời gian ươm giống cây Măng tây là 2 - 2,5 - 3 tháng, cho đến khi cây con thật sự khoẻ mạnh. Khi cây giống được 8-10-12 tuần tuổi (đường kính gốc cây Măng khoảng 3-5 mm, cao >50-70 cm, có >20-50 cọng rễ), chọn những cây khoẻ mạnh, sạch bệnh, có đủ >10-20 cọng rễ đem ra đất trồng, cắm cọc giăng dây nilon đôi kẹp cây Măng vào giữa đôi dây để tránh gió quật đổ ngả cây khi bộ rễ chưa kịp bám vào đất. Cây giống khi đưa ra đất trồng phải bảo đảm có ít nhất >10-20 cọng rễ thì cây Măng mới đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt. Những hạt còn lại tiếp tục giữ ẩm 50% và giữ ấm 30°C trong bọc vải thun ủ tiếp, chờ hạt giống nứt nanh mầm để gieo ươm vào các đợt sau. Sau 10-15-20… ngày ươm hạt, cây giống con sẽ mọc lên. Khi cây cao khoảng 10 cm, tiến hành bón thúc 15 ngày/lần với dung dịch phân NPK 15-15-15 pha thật loãng 0,1% và/hoặc phân bón lá sinh học WEHG pha thật loãng 1/100, kết hợp nhổ cỏ dạ. Nửa tháng hoặc mỗi tháng 1 lần phải bổ sung lân hoặc vôi pha thật loãng tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển. Nếu cây giống bạc đầu phải bổ sung thêm can-xi. Giá thể ươm giống đã dùng phân trùn quế + lân, bầu giống có thể đã đủ dinh dưỡng suốt thời gian ươm giống 2-3 tháng. Cây giống Măng tây rất mẫn cảm với thời tiết, nước tưới, phân bón… Cây sẽ bạc đầu nếu thiếu canxi, sẽ không phát triển nếu nước tưới không sạch, không bảo đảm pH = 6.5-7.5; cây sẽ rất dễ chết nếu thừa nước tưới làm thối hỏng rễ, để thiếu nước tưới làm khô hạn teo tóp rễ con, hoặc để sử dụng phân bón với hàm lượng quá đậm đặc! * Thời gian ươm giống cây Măng tây: Cây Măng tây có thể chịu hạn ngắn ngày, nhưng nếu rét đậm dưới 10°C-15°C kéo dài nhiều ngày thì cây sẽ tạm ngủ đông không phát triển và không trổ măng. Cũng không nên chọn thế đất dốc quá >10% để tránh bị xói mòn trong quá trình canh tác cây măng kéo dài 4-6 năm. Kỹ thuật trồng & chăm sóc cây Măng Tây 7 dinh dưỡng cho cây. Trồng cây Măng tây ở nơi bị bóng cây che rợp, vùng đất có mật độ mưa nhiều, hiệu suất quang hợp với ánh nắng thấp, cây sẽ kém phát triển, năng suất và chất lượng măng sẽ giảm rất nhiều. Trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình cao 20°C - 35°C như ở nước ta, các loại đất thích hợp để trồng cây Măng tây là đất cát pha 50/50, đất đỏ bazan, đất phù sa, đất xám, đất thịt nhẹ hoặc các loại đất có thể cải tạo được độ tơi xốp càng cao, càng giàu chất dinh dưỡng hữu cơ càng tốt, có mật độ mưa ít, thế đất cao ráo, tiêu thoát nước thật tốt, tầng canh tác dày 50-100 cm để bộ rễ phát triển, mực nước ngầm sâu dưới mặt đất khoảng 100 cm để không làm thối hỏng bộ rễ, độ ẩm ổn định của đất khoảng 60-70%, không bị phèn chua (độ pH 6,5 - 7,5 là thích hợp nhất), không bị triều cường hoặc ngập úng trong mùa mưa, đồng thời chủ động được nước tưới trong mùa nắng. 2. Chuẩn bị đất trồng: Hai (02) tháng trước khi trồng, phải tiến hành cày đất sâu 30-50 cm hai lần cách nhau khoảng 10-15 ngày, kết hợp làm cỏ thật sạch, phun thuốc diệt mầm cỏ phổ rộng và thuốc phòng trừ sâu hại, mầm bệnh thật kỹ. Tuỳ theo Đất trồng cây Măng tây cần phải được cải tạo bằng phẳng, có độ dốc thoát nước tưới và phải có mương thoát nước bao quanh sâu khoảng 100 cm để chống ngập hoặc triều cường; khi cần thiết phải tăng cường sử dụng bơm để tháo nước. III. ĐƯA MĂNG RA ĐẤT SẢN XUẤT 1. Chọn đất Cây Măng tây sinh trưởng và phát triển rất mạnh với các loại đất trồng tơi xốp, giàu dinh dưỡng, cùng với chế độ chăm sóc thật chu đáo như trồng rẫy rau màu loại khó tính. Măng tây xanh là cây trồng cần phải có 100% ánh nắng toàn phần khoảng 8 giờ/ngày để quang hợp tốt với bộ lá tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp 8 Kỹ thuật trồng & chăm sóc cây Măng Tây 3. Trồng cây ra đất sản xuất: Thông thường, cây Măng tây trồng hàng cách hàng 120-150 cm x cây cách cây 40-45 cm = mật độ 18.000 - 20.000 cây/ha (trồng hàng đơn) hoặc mật độ 27.000 - 30.000 cây/ha (trồng hàng đôi cây cách cây 40-45 cm theo hình ziczac nanh sấu chữ chi). Ở giữa mặt tiếp đất trồng đã chuẩn bị sẵn (cao cách mặt đất tự nhiên khoảng 30-50 cm), tiến hành cuốc đất thành một rãnh dài hố trồng rộng 50 cm x sâu 50 cm, rồi đảo trộn đều đất với 20 - 30 hoặc 50 tấn/ha phân trùn quế có bổ sung lân (có thể đủ dinh dưỡng trong suốt thời gian 4-6 năm trồng cây mà không cần phải bón thêm làm hao tốn chi phí nhân công chăm sóc) để bón lót trong hố trồng. Cẩn thận rạch bỏ bao nilon bầu giống, giữ nguyên bầu giá thể, đặt cây con ngay ngắn vào hố trồng, cây cách cây 45 cm, mặt bầu ngang mặt đất trồng. + Chú ý: Cổ rễ cây măng sau khi trồng cần đặt cao hơn mặt đất tự nhiên khoảng 30-40 cm để khi cây trưởng thành bộ rễ có thể ăn sâu vào đất tự nhiên khoảng 30-40 cm lấy vi chất dinh dưỡng cây mà không bị ngập úng làm hư hỏng bộ rễ. Sau khi trồng cây xong, cần lấy đất 2 bên mép liếp đất trồng để phủ một lớp đất mặt dày khoảng 5-10 cm cho những gốc cây đã trồng để bảo vệ cổ rễ và giữ cây măng đứng thẳng, kết hợp tạo mặt liếp đất trồng dốc nghiêng về hai bên mép liếp để thoát nước, rồi tiến hành tưới nước hàng ngày bằng phương pháp tưới thấm qua rãnh hoặc tưới phun sương để giữ ẩm. chất đất, mỗi ha đất trồng cần dùng 1-2 tấn vôi và 20-30 tấn rơm trấu mục, bã vỏ đậu phọng, bã thân/cùi bắp, mạt cưa, bã vụn xơ dừa, tro trấu,, đã xử lý sunfat đồng hoặc nước vôi khử mầm nấm bệnh rải đều, rồi bừa xới đất 2-3 lần cho đến khi thật sự tơi xốp (càng tơi xốp, càng giàu dinh dưỡng càng tốt). Ban phẳng đất trồng, rồi tùy theo mật độ trồng đã định trước, căng dây lấy mực cho thẳng để vét rãnh thoát nước rộng 20cm x sâu 20-30cm (đủ để thoát nước trời mưa lớn), lấy đất lên liếp rộng 100 cm x cao 30-50 cm hoặc rộng 150 cm x cao 30-50 cm rồi phơi nắng 30 ngày để xử lý mầm bệnh, sâu hại. + Lưu ý: Cần tạo mặt liếp đất trồng cao hơn mặt đất tự nhiên khoảng 30-50cm và dốc nghiêng về 2 bên mép liếp để không ứ đọng nước mưa, nước tưới. Kỹ thuật trồng & chăm sóc cây Măng Tây 9 + Lưu ý: Cây Măng trồng trong mùa mưa thường phát triển nhanh hơn trồng trong mùa nắng. Tuy nhiên, cần phải thận trọng khi trồng cây ra đất vào mùa mưa nếu không có biện pháp bảo vệ cây con (nhà lưới hoặc giàn che) vì mưa to gió lớn có thể sẽ làm hỏng cây con chưa kịp bắt rễ xuống đất. Kể từ khi cây măng đủ 3 năm tuổi trở đi, lúc đó bộ rễ đã thực sự phát triển đầy đủ, cứ sau mỗi thời kỳ dưỡng cây 30-40 ngày thì tiến hành cắt bỏ sát gốc toàn bộ số cây trên rẫy chỉ giữ lại bộ rễ trong đất (lúc này trên rẫy trồng măng trông như một bãi đất trống), chăm sóc chờ măng phát triển đủ chiều cao thương phẩm 25-30 cm thì tiến hành thu hoạch bằng tay hoặc bằng máy. Có thể phủ rơm hoặc trấu để ngăn cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với các chồi măng tây xanh. 4. Lao động trồng Măng: Thông thường, một (1) lao động khoẻ mạnh có thể chăm sóc được 2 công (2.000 m2) đất trồng cây Măng tây. Mỗi hecta (10.000 m2) đất trồng cần có năm (5) lao động có kinh nghiệm trồng rẫy rau màu, siêng năng như công nhân chuyên nghiệp và có sức khoẻ tốt để chăm sóc cây. Sau đó, từ tháng thứ 10, khi cây bắt đầu cho thu hoạch ổn định, tuỳ theo sản lượng nhiều hay ít cần tuyển thêm vài lao động (hoặc thời vụ) để thu hoạch măng, chế biến, đóng gói, bảo quản sản phẩm… IV. CÁCH BÓN PHÂN Để bảo đảm việc thu hoạch sản phẩm Măng tây xanh đều đặn hàng ngày với năng suất và chất lượng cao, người trồng cần phải tiến hành thường xuyên và đầy đủ việc cung cấp nước tưới và dinh dưỡng cho cây theo hệ thống tưới nhỏ giọt hàng ngày hoặc theo định kỳ sau: 3 tháng / 1 lần phải bón phân trùn quế có bổ sung lân (hoặc phân hữu cơ) cho cây Măng tây; 10 ngày / 1 lần phải bón phân NPK; và chen vào đó 1 tuần / 1 lần phải bón phân vi sinh bón lá WEHG, GA3, AGROSTIM, GROW-MORE, NITROPHOSKA, ATONIK, HUMIX, Up5, để kích thích sinh trưởng giúp cây trổ nhiều Măng (khi cần thiết, có thể bổ sung thêm DAP + Kali và các chất vi lượng). Việc sử dụng phân trùn quế có bổ sung vi sinh + lân và bã vỏ đậu phọng, bã bánh dầu làm tơi xốp (hoặc phân chuồng ủ hoai, phân cá, phân dơi,…) kết hợp chế phẩm sinh học Trichoderma có chứa nấm vi sinh đối kháng khử Cần theo dõi cây trồng thường xuyên hàng ngày, nếu thấy có cây bị hư hỏng, sâu bệnh hoặc chết thì phải kịp thời tiến hành trồng giặm bổ sung ngay. [...]... nước tưới hoặc nước trời mưa to vào buổi chiều tối ứ đọng không tiêu thoát đi được, 15 Kỹ thuật trồng & chăm sóc cây Măng Tây làm ngập úng chân đất trồng cây măng sẽ làm tổn thương hoặc thối hỏng bộ rễ cây măng, ngay lập tức sẽ ảnh hưởng, ức chế việc sinh sôi nảy nở các chồi măng vào buổi tối hôm đó, có thể làm biến dạng cong vẹo chồi măng, làm giảm hoặc mất sản lượng măng vào buổi sáng hôm sau Trong trường... các chồi măng đã đạt chiều cao >20-22-25-27-30 cm theo quy cách hợp đồng thu mua xuất khẩu, dùng tay nắm chặt sát gốc chồi măng, nghiêng 30° - 45° xoay nhẹ, chồi măng sẽ tách rời khỏi rễ trụ cây măng ở dưới đất rất dễ dàng mà không để lại vết thương, đề phòng nấm bệnh có thể xâm hại bộ rễ cây Măng 19 Kỹ thuật trồng & chăm sóc cây Măng Tây Măng tây xanh ngay sau khi thu hoạch phải đem ngay vào nơi thoáng... và an toàn cho người tiêu dùng theo tiêu chuẩn GlobalGAP hoặc VietGAP VII CÁCH PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CÂY MĂNG TÂY Cây Măng tây khi trồng trên vùng đất cao ráo, tiêu thoát nước tốt, có nhà lưới trắng trong, mắt nhuyễn, chăm sóc đúng kỹ thuật, thì rất ít hoặc không bao giờ bị sâu bọ, côn trùng gây hại Tuy nhiên, vào mùa mưa cây Măng tây hay bị bệnh thán thư và một số bệnh hại khác làm cho các chồi măng. .. trường sống và thời tiết, và do măng tây xanh là sản phẩm phải thu hoạch hàng ngày, nên khi bộ rễ cây trưởng thành đã trải rộng ra 50-70-90 cm và cây đã cho thu hoạch măng thì chỉ nên dùng rơm, trấu đã xử lý nấm bệnh để phủ gốc, tuyệt đối không nên 16 Kỹ thuật trồng & chăm sóc cây Măng Tây dùng bạt nilon phủ gốc để khử cỏ nữa, vì như vậy sẽ vô tình ngăn cản sự quang hợp của ánh nắng mặt trời và phong... thường của bộ rễ và các chồi măng non, ảnh hưởng nặng nề sự phát triển của cây măng về sau (cỏ không sống nổi thì bộ rễ cây Măng cũng sẽ ở trong tình trạng tương tự, hậu quả có khi phải huỷ bỏ cả vườn măng sau một vài đợt thu hoạch, rất khó lường trước!) Ở nước ta hiện nay cũng có quan điểm cho rằng nếu chăm sóc đúng kỹ thuật và đầy đủ dinh dưỡng thì vẫn có thể phủ bạt trên rẫy trồng cây măng tây để hạn... hệ cây mẹ trẻ thay thế bao giờ cũng to lớn hơn, khoẻ mạnh hơn thế hệ cây mẹ già cỗi trước nó, và các thế hệ chồi măng non mới ra đời sau này bao giờ cũng lớn hơn cây mẹ trước đó của chúng V CÁCH CHĂM SÓC CÂY MĂNG TÂY 1 Cách tưới và thoát nước cho cây Măng tây: Măng tây là cây trồng cho thu hoạch chồi non Măng tây xanh hàng ngày để làm rau ăn thực phẩm cao cấp, vì thế rất cần được cung cấp dinh dưỡng... vệ cổ rễ và giữ mặt liếp đất trồng ở độ cao khoảng 30 cm so với mặt đất tự nhiên, giữ cây đứng thẳng, lấy nắng toàn phần quang hợp với bộ lá để tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây, phun thuốc phòng ngừa 20 Kỹ thuật trồng & chăm sóc cây Măng Tây nấm bệnh và sâu hại cây, bắt đầu một chu kỳ mới dưỡng cây mẹ thay thế 2 Cách phân loại sản phẩm Măng tây xanh: Đường kính gốc và độ dài chồi măng là... Humix, Up5,…) để kích thích cây măng phát triển và cho nhiều chồi măng có năng suất và chất lượng tốt hơn Tuỳ theo vùng đất trồng và sự phát triển của cây măng, lượng phân bón có thể tăng dần lên tuỳ theo sức lớn lên từng năm tuổi của cây Cây măng càng lớn gốc thì lượng phân bón thúc càng nhiều, năng suất và chất lượng măng sẽ càng cao hơn Nếu chăm sóc kém, không đúng kỹ thuật, thiếu dinh dưỡng, thiếu... thời gian trước, và cây sẽ bung tàn cành lá sum suê có thể rộng đến 1 mét, rất dễ làm đổ ngả cây trồng khi gặp mưa to, gió lớn Cần phải giăng dây chống đổ ngả cây, giữ cây măng đứng thẳng và dưỡng bộ lá sum suê để quang hợp với ánh nắng mặt trời toàn phần nhằm tạo ra năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây và bộ rễ 17 Kỹ thuật trồng & chăm sóc cây Măng Tây + Cách làm: Ngay sau khi trồng cây ra đất... Lưu ý: Để giữ Măng tây xanh tươi giòn, cần hạn chế việc bảo quản Măng bằng cách cắm chân Măng vào nước lâu quá hơn 2-3 giờ và nhất là không nên để qua đêm Chồi măng sau khi thu hoạch nếu cắm vào nước qua đêm sẽ tăng thêm chiều cao khoảng 1-2 cm và đường kính thân măng sẽ ốm bớt đi khoảng 0,5 - 1 mm, thân Măng sẽ bị kéo xơ, chân Măng sẽ bị thối hỏng, đồng thời cũng sẽ làm giảm hương vị và chất ngọt đặc . (Asparagales) là một bộ trong lớp thực vật một lá mầm bao gồm một số họ cây không thân gỗ. Trong các hệ thống phân loại cũ, các họ mà hiện nay đưa vào trong bộ Asparagales đã từng được đưa vào trong bộ Loa. nắm đất ẩm ở độ sâu 30-40 cm, khi nắm đất vắt chặt trong tay mà không thấy nước nhỏ thành giọt là bảo đảm đất ở độ ẩm 60%-70%, khi buông nắm tay ra thấy đất có nhựa bám dính nhưng vẫn nát vụn,. lan (Orchidales) và bộ Diên vĩ (Iridales), trong khi các hệ thống khác, đặc biệt là hệ thống phân loại của APG lại đưa hai bộ Orchidales và Iridales vào trong bộ Asparagales. Bộ này được đặt tên

Ngày đăng: 16/07/2015, 13:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w