Bài tham luận tại Tạo Đàm: Khủng hỏang tài chính thế giới , do Vụ Kinh Tế, Văn Phòng Trung Ương Đảng và Trường Đại Học Mở TPHCM tổ chức, ngày26 tháng 12 năm 2008,, tại Thành Phố Hồ Chí Minh
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI: ẢNH HƯỞNG VÀ CHÍNH SÁCH VĨ MÔ CỦA VIỆT NAM TS Nguyễn Văn Ngãi, Trưởng Khoa Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm TPHCM Bài tham luận tại Tạo Đàm: Khủng hỏang tài chính thế giới , do Vụ Kinh Tế, Văn Phòng Trung Ương Đảng và Trường Đại Học Mở TPHCM tổ chức, ngày26 tháng 12 năm 2008,, tại Thành Phố Hồ Chí Minh Thế giới đang đối đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới sẽ không tránh khỏi sự ảnh hưởng đó. Những chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam để giảm thiểu tác động của thế giới đối với nền kinh tế Việt Nam là cấp bách. Bài viết này thảo luận một số ảnh hưởng chính của khủng hoảng kinh tế thế giới đến nền kinh tế Việt Nam và thảo luận một số chính sách vĩ mô cần thiết. 1. Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới đến nền kinh tế Việt Nam Trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, cụ thể Việt nam đã gia nhập AFTA và WTO. Việc hội nhập kinh tế thế giới ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam thông qua hai thị trường chính, thị trường hàng hóa và dịch vụ và thị trường tài chính. Đối với thị trường hàng hóa và dịch vụ, kim ngạnh xuất nhập khẩu tăng cao trong hai thập niên qua, hơn nữa Việt Nam là một nước có nền “kinh tế nhỏ”, do đó khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ tác động đến xuất và nhập khẩu của Việt Nam và như vậy ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế Việt Nam. Nếu thu nhập thế giới giảm, xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm và như vậy sẽ ảnh hưởng đến tổng cầu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam và tiếp tục ảnh hưởng đến tổng cung và sau cùng làm ảnh hưởng đến GDP và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đây là vấn đề được cần quan tâm hàng đầu đối với những nhà hoạch định chính sách. Khủng Nguyễn Văn Ngãi/2008 1 hoảng thế giới cũng sẽ tác động đến nhập khẩu của Việt Nam, nếu tổng cầu của các quốc gia trên giới giảm thì khả năng giá cả hàng hóa thế giới giảm, điều này sẽ có hai tác động, (1) nguyên vật liệu nhập khẩu cho sản xuất sẽ có lợi cho nền kinh tế Việt Nam, (2) nhưng hàng hóa tiêu dùng có khả năng tràn vào Việt Nam với giá rẽ, ví dụ hàng hóa của Trung Quốc, sẽ cạnh tranh với hàng hóa Việt Nam và như vậu cầu hàng hóa Việt Nam sẽ giảm đi và như vậy tổng cầu hàng hóa Việt Nam tiếp tục giảm, giảm cung và giảm GDP. Thị trường tài chính Việt Nam bị ảnh hưởng khá lớn bởi thị trường thế giới, đặc biệt trong vài năm gần đây. Sự ảnh hưởng này thể hiện qua đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài vào Việt Nam. Suy giảm kinh tế thế giới sẽ làm cho đầu tư nước ngoài giảm đi và như vậy đầu tư ở Việt Nam sẽ giảm. Khi đầu tư giảm sẽ có hai tác động, ngắn hạn và dài hạn, đến nền kinh tế Việt Nam. Trong ngắn hạn, cầu hàng hóa và dịch vụ cho đầu tư sẽ giảm, như vậy tổng cầu sẽ giảm. Trong dài hạn, giảm đầu rư sẽ giảm trữ lượng vốn và sẽ giảm tổng cung hàng hóa và dịch vụ. Tóm lại, Việt Nam cũng không thoát khỏi tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chính sách vĩ mô cần được ưu tiên trong việc giảm thiểu tác động này. 2. Chính sách của Việt Nam đối với khủng hoảng kinh tế thế giới 1. Thắt chặt chính sách tiền tệ, 2. Giảm chi tiêu ngân sách và các dự án đầu tư nhà nước, 3. Tăng cường sản xuất nông nghiệp, 4. Đẩy mạnh xuất khẩu, 5. Giảm nhập khẩu các loại hàng không cần thiết, để giảm thiếu hụt trong cân thanh toán thương mại, 6. Khuyến khích tiết kiệm trong tiêu thụ và sản xuất, 7. Quản lý thị trường để tránh đầu cơ, tích trữ, và 8. Thực hiện chính sách phúc lợi xã hội để giúp người nghèo 9.Kích cầu Nguyễn Văn Ngãi/2008 2 Tồng cầu hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia phụ thuộc vào ba nhóm yếu tố, nền kinh tế thế giới, chính sách kinh tế vĩ mô (tiền tệ, tài khóa, tỉ giá hối đoái) và kỳ vọng của công chúng của một quốc gia. Khi kinh tế thế giới làm suy giảm tổng cầu, thì chính phủ có thể tác động đến hai nhóm yếu tố còn lại để tăng tổng cầu trở lại. Tuy nhiên, kích cầu sẽ tăng GDP nhưng cái giá phải trả là lạm phát sẽ quay trở lại với tỷ lệ cao hơn. Như vậy cần phải kích cầu bao nhiêu để có đảm bảo cho lạm phát không tăng trở lại quá cao, kích cầu bằng công cụ gì và thành phần nào của tổng cầu cũng cần nghiên cứu thận trọng. Tồng cầu hàng hóa và dịch vụ bao gồm các thành phần như: tiêu dùng cá nhân và các hộ gia đình (consumption, C), cầu hàng hóa và dịch vụ cho đầu tư (investment, I), tiêu dùng của chính phủ (government purchase, G) và xuất khẩu ròng (net export, NX=X- M). Trong các thành phần trên của tổng cầu, nên ưu tiên kích xuất khẩu (X) và kích đầu tư (I), còn kích tiêu dùng (C) và chi tiêu chính phủ (G) thì hết sức thận trọng. Kích xuất khẩu sẽ làm tăng tổng cầu hàng hóa và dịch vụ nước ngoài, vì thu nhập thế giới giảm ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu nên cần sử dụng các biện pháp khác tăng lợi thế cạnh cạnh của những người xuất khẩu (ví dụ, tỉ giả hối đoái linh hoạt hơn, các thủ tục xuất khẩu đơn giản hóa để giảm thiểu chi phí cho nhà xuất khẩu). Hơn nữa, kiểm soát nghiêm ngặt hàng hóa rẽ nhập lậu từ Trung Quốc để cầu hàng hóa trong nước không bị giảm. Để kích cầu hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp cho đầu tư, chính sách tiền tệ mỡ rộng là cần thiết nhằm giảm lãi suất và như vậy kích thích đầu tư. Giảm lãi suất phải đi đối với tăng cung tiền, nếu giảm lãi suất bằng cách ép buộc cho các ngân hàng thong mại sẽ xãy ra tình trạng mất cân bằng của thị trường tiền tệ, các ngân hàng sẽ tiếp tục đối đầu với sự khó khăn đó. Như vậy phải tính toán lượng tăng cung tiền thích hợp để đảm bảo cho lãi suất giảm như mong đợi. Nguyễn Văn Ngãi/2008 3 Để kích tiêu dùng, một chính sách tài khóa quan trọng liên quan là giảm thuế thu nhập, tức là tăng thu nhập khả dụng. Do đó, chính sách thuế thu nhập mới sẽ áp dụng vào đầu năm 2009 là không thích hợp, việc “giãn” áp dụng chính sách thuế thu nhập mới là rất cần thiết. Hơn nữa, việc áp dụng chính sách thu nhập mới trong thời điểm này sẽ làm phân tán nguồn lực kinh tế cho việc đối đầu với chính sách thuế của công chúng. Mọi người tập trung vào chính sách thuế mới, khai thuế như thế nào, vv., mà không tập trung cao độ vào tìm giải pháp để giảm thiểu tác hại của khủng hoảng kinh tế thế giới. Về kích cầu bất động sản bằng một lượng ngân sách khá lớn, tác giả bài viết này không ủng hộ chính này vì các lý do sau. Thứ nhất, ưu đãi cho các nhà đầu tư bất động sản sẽ xãy ra kích cầu vật liệu xây dựng, nhưng ngành vật liệu xây dựng có phải là một ngành quan trọng cần kích cầu hay không cần phải xem xét kỹ hơn. Thứ hai, ưu đãi sẽ tạo ra một sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà đầu tư, có thể sẽ làm giàu cho các đại gia, nhiều người giành được lợi nhuận khi tìm được những ưu đãi đó (rent seeking). Thứ ba, việc giải quyết nhà ở cho những người có thu nhập thấp phải coi là một mục tiêu khác, không phải kích cầu trong giai đoạn này. Về vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp bao gồm hai nhóm, nhóm chính sách xã hội và nhóm người lao động có thu nhập thấp. Đối với nhóm chính sách xã hội thì cần chính sách xã hội để giải quyết. Đối với nhóm người lao động có thu nhập thấp thì cần để cho cơ chế thị trường vận hành. Hiện nay nhà ở không thiếu, nhưng người có thu nhập thấp không có khả năng mua, việc thuê nhà ở của họ là bình thường. Điều quan trọng là cần phải nâng cao chất lượng nhà thuê của họ, như vậy chắc chắn chi phí nhà ở sẽ tăng lên, điều này gây áp lực tăng lương. doanh nghiệp tăng lương và sẽ tính toán lại kinh doanh của mình, nếu cần nhà nước có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp qua chính sách thuế. Nhóm yếu tố thứ ba ảnh hưởng đến tổng cầu là kỳ vọng của công chúng. Khi công chúng kỳ vọng vào một nền kinh tế thế giới khó khăn và như vậy Việt nam cũng không tránh khỏi, họ sẽ cố gắng cắt giảm tiêu dùng và tăng tiết kiệm để Nguyễn Văn Ngãi/2008 4 đảm bảo cuộc sống ổn định trong tương lai, kỳ vọng này sẽ làm cho tổng cầu giảm. Đối với kỳ vọng của công chúng như vậy, để kích cầu cần thực hiện một số giải pháp để thay đổi kỳ vọng của công chúng, cụ thể là các kiểm soát thông tin đại chúng, nên cố gắng thông tin những yếu tố thể hiện sự lạc quan của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai. 10.Kích cung Kích cung là một giải pháp sẽ góp phần tăng GDP, nhưng không gây lạm phát, đây là ưu điểm của kích cung so với kích cầu. Hơn nữa, kích cung sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn. Trong khi thế giới đang tập trung kích cầu, Việt Nam cũng cần thiết kích cầu như trình bày ở phần trên, nhưng điều quan trọng hơn là phải tìm những giải pháp để kích cung. Do đó, tiềm lực kinh tế cần ưu tiên cho việc kích cung. Việc kích cung cần tập trung vào các ngành thâm dụng lao động sẽ tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập, như vậy mới có thể góp phần kích cầu được. Tổng cung hàng hóa và dịch vụ tăng lên nhờ vào ba yếu tố, công nghệ (T), vốn (K) và lao động (L). Các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp trong phạm vi cho phép là hết sức cần thiết trong lúc này. Việc giảm và hoãn thuế cho các doanh nghiệp là một giải pháp được ủng hộ, chính phủ có thể tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận và áp dụng nhanh công nghiệp mới, vv. 3. Kết luận Để đảm bảo cho việc nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và lạm phát vẫn được kiểm soát trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, Chính phủ Việt Nam cần thực hiện cấp bách đồng thời hai nhóm chính sách, kích cầu và kích cung. Cả hai chính sách đều có thể làm cho nền kinh tế Việt Nam đạt được mức tăng trưởng nhất định, nhưng nhóm giải pháp kích cầu sẽ có tác dụng phụ là lạm phát có khả năng quay trở lại, trong khi đó kích cung sẽ không bị tác dụng phụ đó. Nguyễn Văn Ngãi/2008 5 Như vậy, ưu tiên tiềm lực kinh tế của đất nước để kích cung là một chiến lược cho Việt Nam trong năn 2009. Nguyễn Văn Ngãi/2008 6