1. Trang chủ
  2. » Tất cả

bt696

30 251 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đề án Kinh tế đầu tư Lời mở đầu Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) được nhìn nhận như là một trong những “trụ cột” tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Vai trò của FDI được thể hiện rất rõ qua việc đóng góp vào các yếu tố quan trọng của tăng trưởng như bổ sung nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm,…Ngoài ra FDI cũng đóng góp tích cực vào tạo nguồn thu ngân sách và thúc đầy Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Nhờ có sự đóng góp quan trọng của FDI mà Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm qua vầ được biết đến là quốc gia phát triển năng động, đổi mới, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng thế giới. Môi trường đầu tư Việt Nam được đánh giá khá hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài bởi môi trường chính trị ổn định, nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Bên cạnh đó môi trường đầu tư Việt Nam còn bộc lộ những yếu kém làm chùn bước các nhà đầu tư như hệ thống pháp luật, chính sách của nước ta còn thiếu tính đồng bộ, không rõ ràng và hạn chế về khả năng dự báo. Môi trường đầu tư có vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư nước ngoài. Để làm rõ sự ảnh hưởng của môi trường đến những khó khăn trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam em chọn đề tài: Tác động của môi trường đầu tư đến rào cản cạnh tranh trong hoạt động FDI. Ngoài lời mở đầu, tài liệu tham khảo và mục lục đề án gồm những phần sau: Phần I: Cơ sở lý luận về tác động của môi trường đầu tư tới rào cản cạnh tranh trong hoạt động FDI Phần II: Tác động của môi trương đầu tư đến rào cản cạnh tranh trong hoạt động FDI tại Việt Nam Để hoàn thành đề án này, em xin trân thành cám ơn sự giúp đỡ tận tình của tiến sĩ Nguyễn Thị Ái Liên-giảng viên bộ môn-khoa Đầu tư-trường Đại học Kinh tế quốc dân Đồng Thị Kim Liên Kinh tế đầu tư 49C 1 Đề án Kinh tế đầu tư Phần I: Cơ sở lý luận về tác động của môi trường đầu tư tới rào cản cạnh tranh trong hoạt động FDI I. Lý thuyết về rào cản cạnh tranh 1. Khái niệm rào cản cạnh tranh: Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong kinh tế nói riêng là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau. Khái niệm này được sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp, phạm vi nghành, phạm vi quốc gia hoặc phạm vi khu vực liên quốc gia vv điều này chỉ khác nhau ở chỗ mục tiêu được đặt ra ở chỗ quy mô doanh nghiệp hay ở quốc gia mà thôi. Trong khi đối với một doanh nghiệp mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở cạnh tranh quốc gia hay quốc tế, thì đối với một quốc gia mục tiêu là nâng cao mức sống và phúc lợi cho nhân Rào cản cạnh tranh được hiểu là các yếu tố làm giảm hay chống lại các hoạt động cạnh tranh trên thị trường. Điều này gây bất lợi cho bên chịu rào cản cạnh tranh. Các doanh nghiệp thường thích ít chịu cạnh tranh hơn. Những rào cản cạnh tranh tuy làm lợi cho doanh nghiệp này nhưng lại khước từ cơ hội và làm tăng chi phí và cho doanh nghiệp khác và người tiêu dùng. 2. Các nhân tố của môi trường đầu tư ảnh hưởng đến rào cản cạnh tranh FDI 2.1 . Chính sách và môi trường pháp luật Các chính sách như chính sách thu tài chính, mở tài khoản vay vốn, lãi suất, chuyển lợi nhuận về nước luôn là mối quan tâm đối với nhà đầu tư FDI bởi lẽ nó ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của họ. Một trong những vấn đề ảnh hưởng mạnh đến rào cản cạnh tranh đó là hệ thống thuế và lệ phí, các loại thuế, thuyê suất… Thuế cũng ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp theo hai cách. Thứ nhất, nhiều nước đang phát triển có truyền thống phụ Đồng Thị Kim Liên Kinh tế đầu tư 49C 2 Đề án Kinh tế đầu tư thuộc rất nhiều vào thuế thương mại(thuế nhập và xuất khẩu), một phần so sự lỏng lẻo trong công tác thu thuế, làm giảm lực cạnh tranh lên các doanh nghiệp trong nước. Để tranh thủ hội nhập toàn cầu, chính phủ đã giảm thuế thương mại nhằm tác động tích cực lên kỷ luật cạnh tranh mà các doanh nghiệp trong nước đang gặp phải và giảm chi phí cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Họ đã bù lại khoản thu bị mất bằng cách áp dụng hay tăng thuế giá trị gia tăng. Thứ hai, thuế ảnh hưởng đến cạnh tranh thông qua những phản ứng khác nhau của các doanh nghiệp trên cùng một thị trường. Khi các doanh nghiệp FDI phải chịu một mức thuế cao hơn các doanh nghiệp trong nước do nhà nước bảo hộ các doanh nghiệp trong nước… Điều này gây ra rào cản cạnh tranh rất lớn trong hoạt động đầu tư nước ngoài. 2.2 Cơ sở hạ tầng Những doanh nghiệp được tiếp cận các dịch vụ viễn thông hiện đại, việc cung cấp điện tin cậy và các đầu mối giao thông hiệu quả hơn hẳn so với các doanh nghiệp không được tiếp cận chúng . Do đó, một quốc gia có sơ sở hạ tầng phát triển luôn thu hút các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài vào, họ đầu tư nhiều hơn và có năng suất hơn. Ngược lại sự suy kém của hệ thống cơ sở hạ tầng là nhân tố quan trọng gây tâm lý lo ngại cho nhà đầu tư. Thông thường các nhà đầu tư tính toán, thực hiện tiến độ xây dựng công trình dự án theo tiến độ xây dựng công trình hạ tầng ngoài hàng rào, đặc biệt hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông, cảng biển phục vụ nhu cầu sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa để tránh tình trạng công trình dự án xây dựng xong không được đưa vào vận hành do hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào không đáp ứng yêu cầu, điều này gây quan ngại cho nhà đầu tư nước ngoài và cản trở việc giải ngân triển khai dự án lớn trong khu kinh tế này. 2.3 Rào cản đối với sự ra nhập và rút lui khỏi thị trường Những rào cản đối với việc gia nhập thị trường: Những rào cản đối với việc gia nhập có thể dưới rất nhiều hình thức và nhiều nguyên nhân. Các yêu cầu để thành lập doanh nghiệp mới là một hình thức rõ ràng của rào cản gia nhập, Đồng Thị Kim Liên Kinh tế đầu tư 49C 3 Đề án Kinh tế đầu tư nhưng nó cũng có thể được thiết kế theo cách không gây phiền toái đặc biệt. Tuy nhiên, chi phí đăng kí cao không cần thiết vẫn có thể ảnh hưởng tiêu cực tới cạnh tranh. Chính phủ thường dựng lên nhiều hàng rào điều tiết lớn đối với những ra nhập trong ngành cụ thể. Một vài trong số đó là một phần chiến lược nhằm vào các thất bại của thị trường nhưng dễ gây tổn thương khi mang lại nhiều điều phiền hà hơn là cần thiết thông qua hành vi trục lợi của một số nhóm được bảo hộ. Những hạn chế khác thì không có bất kỳ lý do hợp lý rõ ràng nào về kinh tế. Các doanh nghiệp nhà nước thường được hưởng lợi từ sự độc quyền theo quy định. Dỡ bỏ những rào cản điều tiết phi lý với sự ra nhập không chỉ tac động lớn đến cạnh tranh mà còn đối với các cơ hội của từng doanh nghiệp. Những rào cản đối với việc rút lui khỏi thị trường: Cạnh tranh cũng ảnh hưởng bởi các rào cản rút lui khỏi thị trường. Rào cản khắc nghiệt nhất là quy định về phá sản. Khi những thủ tục này kéo dài và tốn kém, nó sẽ khiến các doanh nghiệp và chủ nợ không sẵn sàng thực hiện và thị trường trở lên hỗn loạn với những doanh nghiệp thua lỗ, làm cản trở cơ hội những doanh nghiệp mới. Các doanh nghiệp cũng bị xem như rủi ro khi ra nhập thị trường mới, và những người cho vay không muốn cho các doanh nghiệp mà họ không có quan hệ từ trước được vay, do đó làm giảm cạnh tranh mạnh hơn. Kết quả cho thấy những thủ tục phá sản kéo dài và tốn kém có ảnh hưởng tiêu cực tới năng suất-năng suất tang thêm được hơn 20% nữa là do sự ra đi của các doanh nghiệp kém hiệu quả nhất. Ở các nươc đang phát triển, thủ tục phá sản có xu hướng lép dài và tốn kém hơn so với các nước phát triển. 2.4 Về thị trường tài chính: Là bộ phận quan trọng bậc nhất trong hệ thống tài chính, chi phối toàn bộ hoạt động của nền kinh tế hàng hóa. Thị trường tài chính góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Khi hoạt động tốt các thị trường tài chính liên kết các doanh nghiệp với những người cho vay và các nhà đầu tư muốn cấp tiền cho các liên doanh và chia sẻ số rủi ro của họ. Ngược lại, việc thiếu tài chính tạo ra những rào cản cơ hội và làm tăng các chi phí Đồng Thị Kim Liên Kinh tế đầu tư 49C 4 Đề án Kinh tế đầu tư II. Tác động của môi trường đầu tư đến chu kỳ của dự án 1. Tác động của môi trường đầu tư tới giai đoạn chuẩn bị đầu tư Giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm 4 bước: nghiên cứu cơ hội đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi, thẩm định để ra quyết định đầu tư. Ở giai đoạn này chủ đầu tư nghiên cứu những điều kiện,khả năng để có thể tiến hành đầu tư, lựa chọn cơ hội đầu tư cho mình. Nhà đầu tư phải nghiên cứu hết sức chi tiết tỉ mỉ những nội dung về thị trường, tài chính, kinh tế-kỹ thuật…có ảnh hưởng đến việc đầu tư. Môi trường đầu tư có vài trò hết sức quan trọng trong giai đoạn này bởi lẽ ở giai đoạn này nhà đầu tư nghiên cứu về cơ hội đầu tư và đưa ra quyết định đầu tư của mình dựa trên cái nhìn về môi trường đầu tư. Khi nhà đầu tư nước ngoài quyết định tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam thì vấn đề đầu tiên họ gặp phải là thủ tục thành lập và cấp phép đầu tư, xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại lĩnh vực đầu tư được cấp phép hoạt động, nguồn nhân lực …Môi trường đầu tư bao gồm: môi trường pháp luật, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, hệ thống chính sách. 1.1 Tác động của môi trường pháp luật Môi trường pháp luật đối với hoạt động FDI bao gồm toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động đầu tư này từ hiến pháp đến các đạo luât cụ thể. Nhà nước quy định khuôn khổ pháp lý, thiết lập các chính sách chủ yếu nhằm tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng trong đầu tư. Thủ tục thành lập doanh nghiệp,việc xuất nhập cảnh, sự minh bạch, công khai trong các chính sách là mối quan tâm lớn của nhà đầu tư nước ngoài trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư này. Thủ tục nhanh gọn, dễ dàng sẽ giúp cho dự án tiết kiệm được thời gian. Sự minh bạch công khai trong chính sách sẽ giúp nhà đầu tư dễ hiểu hơn về pháp luật Việt Nam khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài. Ngược lại các thủ tục rườm rà, chính sách không minh bạch sẽ gây khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Viêt Nam, tạo rào cản lớn trong cạnh tranh FDI. Đồng Thị Kim Liên Kinh tế đầu tư 49C 5 Đề án Kinh tế đầu tư Tác động của cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực là chỉ tiêu quan trọng để nhà đầu tư nghiên cứu trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Một dự án có thể đạt kết quả như mong đợi đòi hỏi cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của dự án . Ngược lại , cơ sở hạ tầng thiếu thốn, lạc hậu sẽ tạo rào cản cho hoạt động đầu tư. Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống năng lượng, cấp thoát nước,mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên lạc và các cơ sở dịch vụ tài chính ngân hàng. Hệ thống cung cấp năng lượng và nước sạch đảm bảo cho việc sản xuất quy mô lớn và liên tục, các dịch vụ này không đáp ứng được nhu cầu sản xuất liên tục sẽ gây rất nhiều trở ngại cho nhà đầu tư. Mạng lưới giao thông đóng góp một phần quan trọng vào phát triển kinh tế. nó phục vụ cho việc cung ứng vật liệu, tiêu thụ sản phẩm, quan trọng nhất là các đầu mối giao thông tiếp giáp với thế giới như cảng biển, cảng hàng không. Các tuyến đường giao thông trọng yếu cũng là cầu nối sự giao lưu phát triển kinh tế giữa các địa phương của quốc gia. Một mạng lưới giao thông đa phương tiện và hiện đại sẽ giúp nhà đầu tư giảm được chi phí vận chuyển. Ngược lại mạng lưới giao thông lạc hậu sẽ gây khó khăn nhiều trong quá trình vận chuyển làm tăng rào cản cạnh tranh. Hệ thống thông tin liên lạc là nhân tố quan trọng hàng đầu trong bối cảnh bùng nổ thông tin hiện nay, khi mà thông tin về tất cả các biến động trên thị trường ở mọi lúc mọi nơi được truyền tải liên tuc trên thế giới. Chậm trễ trong thông tin liên lạc sẽ đánh mất cơ hội làm ăn. Môi trường đầu tư hấp dẫn dưới con mắt của nhà đầu tư đó là môi trường có hệ thống thông tin liên lạc tốt và cước phí rẻ. Đồng Thị Kim Liên Kinh tế đầu tư 49C 6 Đề án Kinh tế đầu tư Tác động của hệ thống chính sách Hệ thống chính sách và những quy định của nhà nước liên quan đến hoạt động FDI bao gồm chính sách tài chính, chính sách thu nhập, chính sách tiền tệ, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần….Chính sách thể hiện quan điểm định hướng phát triển kinh tế thông qua các chủ trương và hành động cụ thể. Chẳng hạn chính sách thuế bao gồm các nội dung các loại thuế, mức thuế, thời gian miễn giảm thuế, thời gian khấu hao và các ưu đãi khác, chính sách quản lý ngoại hối…Chính sách có vai trò quan trọng trong thúc đẩy FDI. Các chính sách minh bạch rõ ràng tạo môi trường đầu tư thuận lợi, gây ấn tượng tốt với các nhà đầu tư nước ngoài trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư này. Tác động của nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của dự án. Để thực hiện dự án dễ dàng đảm bảo đúng tiến độ cần thiết nguồn nhân lực phải đầy đủ về mặt số lượng và chất lượng. Nguồn nhân lực giá rẻ dồi dào là một trong những điểm hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, tay nghề nhân lực, ý thức làm việc cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá môi trương đầu tư. Môi trường đầu tư có nguồn nhân lực dồi dào, tay nghề cao, ý thức làm việc tốt sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư, bởi lẽ khi đầu tu vào Việt Nam nhà đầu tư nước ngoài sẽ mong chờ dự án được hoàn thiện nhanh, đảm bảo chất lượng và chi phí, mà người thực hiện chính là các lao động. ngược lại nguồn nhân lực kém chất lượng, hạn chế về mặt số lượng sẽ là sự cản trở lớn trong cạnh tranh đầu tư. 2. Tác động của môi trường đầu tư đến giai đoạn thực hiện đầu tư Giai đoạn thực hiện đầu tư là giai đoạn tiến hành các hoạt động nhằm tạo nên cơ sở vật chất –kỹ thuật , tiền đề cho dự án đi vào giai đoạn sau cùng. Giai đoạn này gồm các bước sau: - Xin giao đất thuê đất (đối với dựa án sử dụng đất) Đồng Thị Kim Liên Kinh tế đầu tư 49C 7 Đề án Kinh tế đầu tư - Xin giấy phép xây dựng (nếu yêu cầu phải có giấy phép) - Thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng - Đàm phán và ký kết hợp đồng - Thiết kế và lập dự toán thi công công trình - Thi công xây lắp công trình. - Vận hành chạy thử nghiệm thu công trình Trong giai đoạn này môi trường đầu tư tác động đến hoạt động đầu tư ở nhiều khía cạnh như: thuế, xuất nhập khẩu, đất đai, tuyển dụng lao động… Tác động của môi trường pháp luật Ở giai đoạn này môi trường pháp luật có ảnh hưởng nhiều với các thủ tục xin giao đất, thuê đất, xin giấy phép xây dựng…Các thủ tục này được thực hiện nhanh thì dự án mới được bắt đầu nhanh chóng được. Ngược lại thủ tục rườm rà sẽ ảnh hưởng nhiều tới thời gian thực hiện dự án. Sự chậm trế trong các thủ tục hành chính gây tổn thất về mặt thời gian và chi phí. Các khoản chi phí không rõ ràng sẽ phát sinh nhiều thêm. Tác động của các chính sách Chính sách thuế quan trong điều kiện hội nhập: Nhìn chung chính sách thuế quan của các quốc gia trong điều kiện hiện nay đều có ảnh hưởng nới lỏng sự hạn chế thương mại, từng bước giảm dần các mức thuế trên cơ sở các hiệp định đa phương và song phương. Thương lượng trong việc xây dựng biểu thuế quan được coi như là một đặc trưng cơ bản của chính sách thuế xuất nhập khẩu trong những thập kỷ gần đây. Sự hình thành của các liên minh thuế quan đã có những ảnh hưởng nhất định đến lượng hàng hóa được trao đổi giữa các nước trong liên minh và các nước ngoài liên minh. Chính sách liên minh thuế quan đã có tác động làm tăng đáng kể khối lượng thương mại giữa các nước thuộc liên minh trong khi đó nó tạo ra một hàng rào ngăn cản hàng hóa của các nước ngoài liên minh. Điều này dường như đã trở thành một xu hướng trong việc hoạch định chính sách thuế quan hiện nay nhằm tự do hóa thương mại giữa các nước trong khu vực và bảo hộ thị trường khu vực trước sự cạnh tranh của hàng hóa Đồng Thị Kim Liên Kinh tế đầu tư 49C 8 Đề án Kinh tế đầu tư đến từ bên ngoài. Trong trường hợp tự do hóa thương mại, lợi ích thương mại cho các thành viên không còn là điều phải tranh cãi vì mỗi quốc gia nhờ đó sẽ tận dụng triệt để những nguồn lực có thế mạnh, loại bỏ những ngành sản xuất không hiệu quả, đồng thời người dân cũng sẽ được tiêu dùng những sản phẩm rẻ hơn với chất lượng tốt hơn. Trong trường hợp bảo hộ thị trường khu vực, nếu chỉ xét trong một ngành duy nhất, có thể có một số nước sẽ lâm vào tình trạng bất lợi do phải nhập khẩu những sản phẩm của các nước trong liên minh với giá cao hơn giá quốc tế. Tuy nhiên, liên minh thuế quan là một thỏa thuận hợp tác giữa các nước tham gia. Do vậy, nếu như một nước chịu thiệt hại về một ngành nào đó thì đổi lại nó sẽ được lợi từ một ngành khác trên cơ sở cân bằng về lợi ích giữa các thành viên. Tác động của cơ sở hạ tầng Việc giải tỏa mặt bằng luôn được xem là khâu “xương” nhất cho ngành xây dựng. Việc không giải tỏa được mặt bằng đã ảnh hưởng đến hầu hết các công trình quốc gia cũng như ảnh hưởng tới nhà đầu tư. Việc sốt nóng sốt lạnh của thị trường địa ốc từ trước đến nay theo nhiều nhà đầu tư một phần không nhỏ cũng vì không giải phóng được mặt bằng. Việc thực hiện dự án bị chậm tiến độ cũng nhiều lý do trong đó lý do chậm trễ do giải phóng mặt bằng chậm, cơ sở hạ tầng kém. Cơ sở hạ tầng ảnh hưởng lớn trong giai đoạn thực hiện dự án bởi lẽ hệ thống giao thông, điện lưới, thông tin liên lạc là rất cần thiết trong quá trình thực hiện dự án. Hệ thống giao thông hiện đại, thông thoáng làm hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu cần cho dự án được chuyên chở nhanh hơn, an toàn hơn, tiết kiệm được chi phí vận chuyển. Hệ thống thông tin liên lạc nhằm cung cấp thông tin một cách kịp thời nhanh chóng, tránh được những rủi ro đáng tiếc. Ngược lại, hệ thống giao thông yếu kém sẽ làm tăng chi phí vận chuyển do gặp phải những rủi ro, và lại làm tăng thời gian thực hiện dự án do gặp phải những rủi ro đó. Đồng Thị Kim Liên Kinh tế đầu tư 49C 9 Đề án Kinh tế đầu tư Tác động của nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là yếu tố chủ chốt để dự án hoàn thành đúng tiến độ. Việc thực hiện dự án đòi hỏi lực lượng lao động không chỉ đủ về số lượng mà còn yêu cầu về chất lượng. Nhiều dự án phải đối mặt với tính trạng tuy thừa nhưng lại thiếu, thừa về mặt số lượng nhưng thiếu về mặt chất lượng. Nguồn nhân lực dồi dào nhưng không được qua đào tạo sẽ là cản trở lớn trong quá trình thực hiện dự án. Quá trình thực hiện dự án có được đúng tiến độ hay không, chất lượng dự án như thế nào là do nguồn lao động quyết định chủ yếu. Việc vận hành máy móc, thi công công trình đều do nguồn nhân lực đảm nhiệm. Khi thực hiện dự án do ý thức làm việc của nhân công kém, làm việc chậm chạp, tay nghề kém sẽ dẫn đến những rủi ro trong lao động như tai nạn nghề nghiệp… Những yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến thời gian hoàn thành dự án, chi phí dự án và chất lượng dự án. 3.Tác động của môi trường đầu tư đến giai đoạn vận hành kết quả đầu tư Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư là giai đoạn cuối cùng của dự án đầu tư. Thực chất của giai đoạn này là đưa công trình đã được xây dựng, lắp đặt xong vào vận hành, khai thác. Tức là, thực hiện tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu của dự án đề ra, trong đó mục tiêu chủ yếu là thu hồi vốn và có lợi nhuận Môi trường đầu tư tác động đến giai đoạn này ở các khía cạnh như giải quyết tranh chấp khiếu kiện khi kết thúc dự án, giải quyết phá sản, giải thể… Sau khi giai dự án đã được thực hiện xong thì được đưa vào vận hành nhằm thu lại vốn và tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư. Đồng Thị Kim Liên Kinh tế đầu tư 49C 10

Ngày đăng: 11/04/2013, 19:07

Xem thêm

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w