1. Trang chủ
  2. » Tất cả

e1104

19 236 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 118,5 KB

Nội dung

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Lời mở đầu Cùng với nhu cầu vật chất, thì nhu cầu về văn hoá tinh thần cũng là một nhu cấu thiết yếu của con người. Một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của xã hội loài người đó là tín ngưỡng tôn giáo. Tôn giáo giúp cuộc sống trở lên cân bằng hơn. Là một tôn giáo lớn, xuất hiện từ rất lâu đời và phát triển khá mạnh mẽ, những giá trị cũng như những ảnh hưởng của phật giáo là điều không thể phủ nhận. Phật giáo là nơi mà con người cảm nhận những giá trị đích thực của cuộc sống, cũng như hướng con người đến những giá trị tốt đẹp chân thiện mỹ. Với những giá trị tư tuởng cũng như ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống của con người thì quả là không sai khi chúng ta khẳng định phật giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới. Xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ 9 trước công nguyên ở Ấn Độ- một đất nước với bề day lich sử lâu đời và một nền văn hóa lớn- văn hóa sông Ấn. Cùng với sự phát triển của lịch sử, phật giáo cũng phát triẻn không ngừng và nhanh chóng lan rộng khắp nơi. Nhưng đối với một số người thì phật giáo vẫn là cái gì đó hết sức bí ẩn hay huyền bí va có cái nhìn không đúng về phật giáo. Vì những lí do trên mà em chọn đề tài này hy vọng bản thân em cũng như mọi người có thêm những hiểu biết về phật giáo. Cũng qua việc tìm hiểu đề tài này em mong muốn góp phần thêm vào việc giúp mọi người có cái nhìn khách quan khoa học về tôn giáo nói chung và về phật giáo nói riêng. Thấy rõ những giá trị tư tưởng cũng như những mặt hạn chế , từ đó có cái nhìn đúng đắn hơn về phật giáo. Em rất mong có được sự giúp đỡ của các thầy cô để em có thể hoàn thành tốt đề tài này. 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Những giá trị, hạn chế của phật giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay. NỘI DUNG 1-Sự-hình thành phát triển , và những nội dung cơ bản về triết lý bản thể , nhân sinh. Đạo phật ra đời vào khoảng thế kỉ thứ 6 trước công nguyên và người sáng lập là Thích- Đạt- Đa, sau này ông được tôn xưng với nhiều danh hiệu như: Như Lai, Phật Tổ, Đức Thế Tôn… nhưng khá phổ biến là “Thích Ca Muni”. Sau khi ra đời ở Ấn Độ, đạo phật được lưu hành rộng rãi ở các quốc gia trong khu vực Á- Phi , gần đây được truyền tới các nước Âu- Mỹ. Trong quá trình truyền bá của mình, đạo phật đã kết hợp với rất nhiều tông phái và học phái, có tác động vô cùng quan trọng với đời sống xã hội và văn hoá của rất nhiều quốc gia. Phật giáo nhìn nhận thế giới tự nhiên cũng như nhân sinh bằng sự phân tích nhân- quả. Theo phật giáo, nhân- quả là một chuỗi liên tục không gián đoạn và không hỗ loạn, có nghĩa là nhân nào quả ấy. Mối quan hệ nhân quả này phật giáo thường gọi là nhân duyên với ý nghĩa là một kết quả của nguyên nhân nào đó sẽ là nguyên nhân của một kết quả khác. Về giới tự nhiên, bằng sự phân tích nhân quả, Phật giáo cho rằng không thể tìm ra một nguyên nhân đầu tiên cho vũ trụ, nghĩa là không có một đấng tối cao nào sáng tạo ra vũ trụ. Cùng với sự phủ định Brahman, là quan điểm vô thường. Quan điểm “vô ngã” cho rằng vạn vật trong vũ trụ chỉ là sự “giả hợp” do hội đủ nhân duyên nên thành ra”co”. Ngay bản thân sự tồ tại của thực thể con người chẳng qua là do” ngũ uẩn” hội tụ lại. 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Quan điểm vô thường cho rằng vạn vật biến đổi vô cùng theo chu trình bất tận: sinh- trụ- dị- diệt. Vậy thì “có có”- “không không” luân hồi bất tận “ thoáng có”, “thoáng không”, cái còn thì chẳng còn, cái mất thì chẳng mất. Về nhân sinh quan, phật giáo đặt vấn đề tìm kiếm mục tiêu nhân sinh ở sự “giải thoát”khỏi vòng luân hồi “ nghiệp báo” để đạt đến trạng thái tồn tại Niết bàn. Nội dung triết học nhân sinh tập trung trong thuyết tứ đế. 2-Những giá trị và hạn chế 2.1. Những giá trị 2.1.1. Giá trị tư tưởng của Tứ Đế: Nội dung triết học nhân sinh của phật giáo tập trung ở bốn luận điểm gọi là tứ diện đế. Bốn luận điếm này được phật giáo coi là bốn chân lý vĩ đại về cuộc sống nhân sinh cho bất cứ cuộc sống nhân sinh nào thuộc đẳng cấp nào. Luận điểm thứ nhất (khổ đế): Sự thật nơi cuộc sống nhân sinh không có gì khác ngoài sự đau khổ, ràng buộc hệ luỵ, không có tự do. Đó là 8 nỗi khổ trầm lâm bất tận mà ai cũng phải gánh chịu: Sinh, Lão, Bệnh, Tử, Thụ biệt ly (yêu thương chia lìa), Oán tăng hội ( oán ghét nhau mà phải sống với nhau), Sở cầu bất đắc (cái mong mà không đạt được) và ngũ thụ uẩn (5 yếu tố vô thường nung nấu làm khổ) Luận điểm thứ hai (nhân đế): Là luận điểm giải thích những nguyên nhân sự thật đau khổ nơi cuộc sống nhân sinh. Đó là 12 nguyên nhân (thập nhị nhân duyên). Trong 12 nhân duyên ấy thì “vô minh” là nguyên nhân thâu tóm tất cả. Bởi vậy diệt trừ vô minh là diệt trừ tận gốc sự đau khổ nhân sinh. Dưới góc độ nhận thức, vô minh là “ngu tối” thiếu giác ngộ chân lý. Luận điểm thứ ba (Diệt đế) : Là luận điểm về khả năng có thể tiêu diệt được sự khổ đau nơi cuộc sống nhân sinh , đạt tới trạng thái Niết bàn, cứu cánh cửa hành động tự do. Luận điểm này cũng bộc lộ tinh thần lạc quan tôn 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 giáo của phật giáo, cũng thể hiện khát vọng nhân bản của nó muốn hướng con người đến niềm hạnh phúc “tuyệt đối”, khát vọng chân chính của con người tới Chân- Thiện- Mỹ. Luận điểm thứ tư (Đạo đế): là luận điểm về con đường thể hiện sự diệt khổ, đạt tới giải thoát. Đó không phải con đường sử dụng bạo lực mà là con đường tu đạo thực chất con đường nay là hoàn thiện đạo đức cá nhân. Sự giải phóng mang ý nghĩa của sự thực hiện cá nhân, không mang ý nghĩa của những phong trào cách mạng hay cải cách xã hội. Đây là nét đặc biệt của tinh thần giải phóng nhân sinh của phật giáo. 2.1.2-Tư tuởng nhân bản hướng thiện Phật giáo cho con người là hơn cả vì có thể thực hiện được tất cả sự tốt đẹp để có thể sống hài hòa. Để giáo dục đạo Phật đã đưa ra bốn chân lý kỳ diệu, với yếu tố biện chứng, kết cấu chặt chẽ khi đưa ra lý thuyết “ngũ uẩn”, chỉ rõ căn nguyên của khổ đau là do thâm, sân , si cùng với lý luận về thập nhị nhân duyên, đồng thời khẳng định con đường diệt khổ đó là “trung đạo”, “bát chính đạo” . chứa đựng sự lý đầy thuyết phục và hướng con người đến nếp sống thiện lánh xa cái ác. Dạy con người sống cảm thông, hỷ xả với nhau một cách hòa mục. Vị tha dạy con người sống vì người khác, bao dung độ lượng đó là phương pháp giúp con người đạt được đức hạnh. Đây là động lực nảy sinh mọi điều tốt lành. Phật giáo khẳng định tất cả mọi người đều có “Phật tính” sẽ đạt được nếu thực hành đúng theo giáo lý trao dồi đạo đức trong cuộc sống của chính mình sẽ được hạnh phúc. 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Từ đó ta thấy giá trị tinh thần đạo đức toàn diện của giáo dục Phật giáo là trình bày sự thật về những mối tương quan giữa sự vật hiện hữu trong cuộc đời để giúp con người có được chính kiến hòng tạo lập cuộc sống của mình và chuyển đổi hoàn cảnh, để có thể chinh phục và cảm hóa được mọi người xung quanh. Xây dựng một xã hội văn minh và tự do Thế giới này đang sôi sục chiến tranh, mọi bảng giá trị hầu như được con người quy chiếu bằng thước đo đồng tiền. Thái độ “chấp thủ” của từng cá nhân ngày càng nhân lên, thay vì “xả ly” họ lại tự trói mình bằng gông cùm trong hiện hữu. Con người hiện đại ít nhiều đã tự đánh mất phẩm chất cao quý của mình để chạy theo lợi nhuận. Dù vậy, Đạo Phật đã dạy một đời sống tốt đẹp không chỉ tạo bằng thức ăn ngon, áo mặc đẹp, mái nhà xinh xắn, mà còn được sinh động bởi ý định trong sạch, một lòng từ bi không giáo điều cũng không triết lí bác học. Mà đó là lòng kính trọng phẩm giá quyền lợi của mọi người. Để hết chiến tranh, xây dựng xã hội văn minh, con người phải hết tham lam, thù hận cố chấp. Muốn sống hòa bình an lạc, con người phải có tình thương và hiểu biết. Hòa bình không thể có được chỉ bằng cầu nguyện, ký tên, hay hội thảo kêu gọi suông mà phải làm sao cho mọi người tỉnh thức và chuyển hóa. Những lời kêu gọi đó hết sức có giá trị và nhắc nhở cảnh tỉnh nhân loại hãy đoàn kết góp phần tích cực vào công cuộc giữ gìn hòa bình. Mặt khác trong điều kiện sản xuất chưa phát triển mạnh của xã hội, nhu cầu vật chất ngày càng cao, nên cuộc sống con người gặp khó khăn, nên cái khổ vẫn là điều tất yếu, đôi khi con người cảm thấy bi quan thất vọng. Do vậy, 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 sự giải thích cuộc đời con người chỉ quẩn quanh trong nổi khổ “nhân sinh là khổ” hết sức có ý nghĩa. Việc đưa ra con đường diệt khổ, tự giải thoát mà không chờ bất kỳ cứu nhân độ thế nào đã trở thành tư tưởng giáo dục đầy khích lệ hấp dẫn, mang tính nhân văn sâu sắc. Tư tưởng giáo dục này cũng có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc đổi mới của Việt Nam, nhằm xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, mà trong đó quần chúng nhân dân là hạt nhân cơ bản để xây dựng nên tòa lâu đài văn minh của xã hội, đem lại hòa bình cho toàn thể nhân dân ta. 2.1.3-Tư tưởng lớn, tiến bộ: Chúng sinh bình đẳng a) Bình đẳng giữa người với người “Tăng nhất A hàm kinh” cho rằng 4 hạng người (“Tứ chủng tính”) trong xã hội Ấn Độ cổ là Bà La Môn, Sát Đế Lợi, Khuyển Xá và Thủ Đà La nên bình đẳng với nhau, phản đối dựa vào chủng tính và đạo đức, sự nông sâu về trí tuệ để đánh giá thành tích của con người; Đẳng cấp để bàn luận sự cao quý, hạ tiện, cao thấp của con người; nhấn mạnh phải dựa vào sự cao thấp về trì tố chất, nâng cao đạo đức, trí tuệ để tiến lên cõi lý tưởng của đời người. Bình đẳng tứ chủng tính của PG thể hiện tư tưởng bình đẳng nhân quyền, là phong trào nhân quyền đặc biệt phản đối sự phân biệt chủng tính và áp bức giai cấp, nó nhất trí với yêu cầu bình đẳng nhân quyền của xã hội hiện đại. b) Bình đẳng chúng sinh Thông thường PG coi 9 giới từ Bồ Tát tới địa ngục (trong 10 giới không kể Phật) nhất là lục đạo từ Trời đến địa ngục, là chúng sinh. PG cho 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 rằng chúng sinh khác nhau tuy có tính khác biệt nhưng bản chất sinh tồn và sinh mệnh của chúng sinh thì bình đẳng; PG đặc biệt nhấn mạnh mọi chúng sinh đều có Phật tính. Kinh Niết Bàn khẳng định mọi chúng sinh đều có Phật tính, tức là bình đẳng với nhau về nguyên nhân, căn cứ và khả năng thành Phật. c) Bình đẳng giữa chúng sinh với Phật PG tuyên truyền tư tưởng “sinh Phật bất nhị, sinh Phật nhất như”, cho rằng chúng sinh và Phật, về bản chất đều có đủ Chân như Phật tính; chúng sinh mê vọng hoàn toàn không diệt Chân như Phật tính; Phật giác ngộ cũng hoàn toàn không tăng thêm Chân như Phật tính, mà đều như nhau, có khả năng thành Phật. Nói theo ý nghĩa đó thì chúng sinh và Phật là bình đẳng bất nhị. Điều này khác hẳn với cách nói của tôn giáo khác, coi “nhân thần vi nhị” (người và thần là hai thể khác nhau), nói người là do thần tạo ra hoặc từ thần mà ra. d) Bình đẳng giữa chúng sinh với vô tình “Vô tình” tức là không có ý thức tình cảm, là thứ không có tính tinh thần. Như Thiên Đài tông của PG Trung Quốc tuyên truyền thuyết “Vô tình hữu tính”, cho rằng cây cỏ, núi sông đất cũng có Chân như Phật tính, mọi thứ trong thiên nhiên đều là thể hiện của Phật tính. Xét về điểm cùng có Phật tính như nhau, thì vật vô tình và chúng sinh không có khác biệt bản chất, bình đẳng vô nhị với nhau. Cần nói đây là sự xác nhận tôn nghiêm đối với các sinh vật và vô sinh vật trong giới tự nhiên, là sự kính trọng đối với muôn vật. Quan niệm bình đẳng của PG dựa trên học thuyết Duyên Khởi, xây dựng trên sự bình đẳng Nhân Quả. Chúng sinh và Phật đều như nhau cùng có 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Chân như Phật tính, bình đẳng về mặt nguyên nhân thành Phật, chúng sinh và Phật đều có khả năng thành tựu Phật quả, tiến lên cõi Niết Bàn lý tưởng cao nhất, là sự bình đẳng về mặt kết quả. Chúng sinh và Phật bình đẳng Nhân Quả, không có gì khác biệt. Tư tưởng bình đẳng Nhân Quả này của PG là nói về khả năng, có tính phi hiện thực, nó cung cấp cơ sở lý luận cho thuyết giải thoát. Quan niệm bình đẳng của PG thể hiện sự thống nhất sinh mệnh quan, tự nhiên quan và lý tưởng giá trị quan. Quan niệm bình đẳng cận đại coi trọng bình đẳng nhân quyền, nó có mối quan hệ bổ sung với quan niệm bình đẳng về mặt giải thoát con người do PG đề xướng. 2.1.4- Điểm tương đồng giữa phật giáo và khoa học Những quan điểm về vũ trụ dựa trên khuôn mẫu toàn ký đã là những quan niệm đặc thù của phật giáo từ bao thế kỷ trước đây. Thật vậy quan điểm về Chân Không Diệu Hữu, hay quan điểm về Chân Đế và Tục Đế không khác gì quan niệm toàn ký của Bohm. Trong kinh Hoa Nghiêm chúng ta thấy khuân mẫu toàn ký và những quan điểm của Pribam và Bohm thực sự đã chậm mất 25 thế kỷ. Kinh Hoa Nghiêm là bộ kinh Đại thừa, là vua trong các kinh với nội dung siêu việt luân hùng vĩ, tráng lệ nguy nga, thể hiện pháp luân, tư tưởng và tâm nguyện của Phật. Tư tưởng Hoa Nghiêm trình bày vạn pháp do tâm sanh. Tâm là thực thể của vạn pháp. Tâm vọng thì vạn pháp hoạt hiện sai biệt, hình hình sắc sắc, trùng trùng duyên khởi, cái này có cái kia và ngược lại, như lưới đế châu. Xét cho kĩ thì quan niệm toàn ký trong khoa học chỉ có tác dụng giải thích một số khúc mắc trong khoa học một cách đại cương trong khi quan niệm về tương thông, tương túc, hay dung thông vô ngại bao trùm mọi pháp giới. Nhận thức 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 của phật giáo và khoa học có những điểm tương đồng như: Nhận thức trong đường lối mang lợi ích. Đó là nhận thức với một giá trị thiết thực, thật sự hữu dụng, thay vì phục vụ , cố thoả mãn giác quan hoặc làm mất tác dụng của giác quan. Nhận thức theo quan điểm ấy có thể sử dụng tất cả những kinh nghiệm thích hay không thích. 2.2-Hạn chế của phật giáo Hạn chế thứ nhất của Phật giáo là tiếp cận thế giới, con người với cái nhìn bi quan, thương cảm (đương nhiên mặt tích cực là từ bi hỉ xả vô lượng vô biên của Phật pháp). Bản thân Tứ diệu đế là sự minh chứng rõ nhất cho điều này khi tiền đề đầu tiên của Tứ diệu đế chính là Khổ đế. Chúng ta sinh ra đời, phải tiếp xúc, chịu đựng cái thế giới này đã là khổ rồi. Tất nhiên, tiếp cận dưới góc nhìn vô thường, vô ngã của Phật giáo thì tất cả mọi sự cố chấp, tham luyến của con người đều là nguyên nhân hàng đầu của sự khổ cả. Song, với góc nhìn của một con người, đang sống và đang tồn tại, đang ăn và hít thở không khí . thì không phải lúc nào cũng cần tới sự tư duy thấu triệt và cực đoan như thế. Không thể chối cãi rằng chúng ta tồn tại và phấn đấu không đơn thuần vì bản năng sinh tồn, mà còn vì để cho sự tồn tại của mình, trong dòng chảy vô thường của sự sống sao cho có ý nghĩa. Chúng ta phấn chấn, hạnh phúc, hồ hởi khi sự tồn tại của chúng ta được ghi nhận và thừa nhận về ý nghĩa. Thứ hai, hạn chế nữa của Phật giáo là để ra phương thức giải quyết tất cả những nỗi khổ đó đều xuất phát từ ý thức, tâm linh, từ sự rèn tập tính tình, từ sự diệt dục. Tức là, xét từ phía góc độ sống tích cực, đã quay lưng lại với hiện thực và để cho con người tuyệt giao với hiện thực bằng cách tự triệt tiêu tất cả lòng ham sống của bản thân. Đó là cách lựa chọn của Phật giáo. Trong khi các triết thuyết khác, người ta lại cố gắng tìm cách tích cực hóa mối 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 quan hệ giữa con người với thế giới, như con người có khả năng cải tạo thế giới theo những mong muốn của chính mình. Bên cạnh đó phật giáo cũng còn một số hạn chế: Phật giáo chỉ thấy cá nhân con người mà không thấy xã hội con người, chỉ thấy con người nói chung ma không thấy con người thuộc các giai cấp đối kháng nhau trong xã hội trước đây, không thừa nhận sự đấu tranh giai cấp trong xã hội. Do đó không thấy được nguyên nhân xã hội đưa đến sự khổ ải của con người, không thấy được sự cần thiết phải đấu tranh chống áp bức, bóc lột vì thế quan niệm từ bi bác ái trong một số trường hợp bất lợi cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng giai cấp, chống áp bức. Hơn thế nữa quan điểm tư duy của phật giáo là quan điểm duy tâm thần bí. Quan điểm này khiến người ta không hướng vào hiện tại, mà hướng vào nghiệp vào quả báo, vào thần linh để mong được phù hộ độ trì. Và khi tư duy như vậy không cần gì đến sự tìm tòi và khám phá, sáng tạo và hành động. 3-Ảnh hường của phật giáođến nước ta trong giai đoạn hiện nay. 3.1-Về mặt tư tưởng và đạo lý Tư tưởng hay đạo lý căn bản của Phật Giáo là đạo lý Duyên Khởi, Tứ Diệu Đế và Bát chánh Đạo. Ba đạo lý này là nền tảng cho tất cả các tông phái phật giáo, nguyên thủy cũng như Đại Thừa đã ăn sâu vào lòng của người dân Việt. Đạo lý Duyên Khởi là một cái nhìn khoa học và khách quan về thế giới hiện tại. Duyên khởi nghĩa là sự nương tựa lẫn nhau mà sinh tồn và tồn tại. Không những các sự kiện thuộc thế giới con người như thành, bại, thịnh, suy mà tất cả những hiện tượng về thế giới tự nhiên như cỏ, cây, hoa, lá cũng điều vâng theo luật duyên khởi mà sinh thành, tồn tại và tiêu hoại. Có 4 loại duyên cần được phân biệt: thứ nhất là Nhân Duyên. Có thể gọi là điều kiện gần gũi nhất, như hạt lúa là nhân duyên của cây lúa. Thứ hai là Tăng Thượng Duyên 10

Ngày đăng: 11/04/2013, 17:19

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w