1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo Quan hệ Liên Xô - Trung Quốc - Hoa Kỳ và Việt Nam trong chống Mỹ cứu nước

16 359 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 785,66 KB

Nội dung

Để tạo ra đối trọng với hai siêu cường Xô - Mỹ, đường lối chiến lược của Trung Quốc là tập hợp quanh mình các quốc gia mới giành được độc lập, nhất là các nước Á - Phi và Mỹ La Tĩnh..

Trang 1

QUAN HE LIEN XO - TRUNG QUOC - HOA KY VA VIET NAM TRONG CHONG MY, CUU NƯỚC

PGS TS Phùng Đức Thang

TS Trần Minh Trưởng

Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, sự

nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc luôn luôn

là nỗi lo âu, trăn trở của Trung ương, của Chủ tịch Hồ Chí Minh Đó cũng là mục tiêu cao nhất mà Đảng và nhân dân ta phải phấn đấu, hy

sinh Nhưng trước những biến động phức tạp về tình hình quốc tế, nhất

là quan hệ giữa các cường quốc, nên đối với con đường cách mạng giải phóng miền Nam, ngay cả trong Trung ương cũng có những ý kiến khác nhau Bài viết của chúng tôi muốn từ bối cảnh lịch sử phức tạp

trong quan hệ quốc tế để góp phần vào việc nghiên cứu, làm rõ hơn tính thần yêu nước của nhân dân ta, về sự nhạy bén, tính sáng tạo cách

| mạng của Đảng ta Về bối cảnh quốc tế đối với cách mạng miền Nam

lúc đó, trước hết phải khẳng định là chúng ta đang đứng trước thuận lợi rất cơ bản Vì có như vậy cách mạng miền Nam mới tồn tại, phát triển

và giành được thắng lợi Trong bài viết này chúng tôi chỉ để cập đến những mối quan hệ phức tạp giữa Liên Xô, Trung Quốc và Hoa Kỳ và

Việt Nam chống Mỹ mà chúng tôi cho rằng cũng rất cơ bản

Đối với Liên Xô, từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ

XX (1956), N Khơrútsốp chính thức lên nắm quyền, đưa ra kế hoạch

nhanh chóng hoàn thành xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa cộng

sản trong vòng 20 năm Để thực hiện mục tiêu đó, N Khơrútsốp chủ

động đề nghị với Mỹ giảm bớt chạy đua vũ trang, giữ nguyên hiện

trạng châu Âu, chấp nhận sự tồn tại của hai nhà nước Đức và đề ra

” Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Trang 2

khẩu hiệu: "Thi đua hòa bình", "Chung sống hòa bình" để tập trung

lực lượng xây dựng kinh tế Đối với phong trào cách mạng thế giới,

Liên Xô chủ trương đấu tranh giành chính quyền bằng phương pháp

hòa bình

Về quan hệ quốc tế, N Khơrútsốp chủ trương đẩy mạnh các hoạt

động ngoại giao nhằm thiết lập mối quan hệ gần gũi với các nước tư bản phương Tây: ký hiệp ước bình thường hóa quan hệ với Tây Đức (1955), với Nhật Bản (1956); đón Phó Tổng thống R Níchxơn (7-1959) rồi đi thăm Mỹ (9-1959) Trong khi tăng cường hợp tác với phương Tây và

Mỹ, N Khơrútsốp còn tìm cách thuyết phục các đẳng cộng sản ở các nước khác đi theo chiều hướng đó Vì thế đã có nhiều phản ứng nhất là

từ phía Trung Quốc Nhưng lý do dẫn tới xung đột Trung - Xô chủ yếu

là lợi ích của mỗi nước chứ không chỉ do mâu thuẫn về tư tưởng

Việt Nam và Đông Dương vốn không phải là khu vực được ưu

tiên quan tâm của Liên Xô Thời gian cuối thập niên 50, Liên Xô tập ˆ

.trung viện trợ cho một số nước Ở châu Á có Ấn Độ, Inđônêx¡a; ở châu _Phi có Ai Cập; ở châu Mỹ có Cu Ba Liên Xô coi các nước này là

những đồng minh chiến lược quan trọng Còn đối với Việt Nam, Liên

Xô tự đặt vị trí của mình chỉ như là một quan sát viên, bởi vai trò này

phục vụ cho chiến lược cùng tồn tại hòa bình, tránh đụng đầu với Mỹ Trong năm 1955, N Khơrútsốp lần lượt đi thăm-các nước châu Á: Ấn

Độ, Mianma, Ápganistan (12-1955), thăm Trung Quốc 2 lần (trong 2 năm 1954-1955), nhưng không đến Việt Nam Các nhà lãnh đạo Xô Viết như K Vôrôsilốp, N Bunganin, A Micôian cũng đến thăm nhiều nước châu Á trước khi đến Việt Nam Các khoản viện trợ cho Việt Nam lúc đầu cũng ít ỏi Với tư cách là đồng chủ tịch Hội nghị Giơnevơ

1954 về Đông Dương nhưng Liên Xô hầu như không có phản ứng gì trước sự phá hoại nghiêm trọng của Mỹ - Diệm đối với các điều khoản chính trị quy định hiệp thương tuyển cử Nghiêm trọng hơn là vào đầu năm 1957, trên cương vị thành viên thường trực Hội đồng bảo an, Liên

Xô đề nghị kết nạp cả hai miền của Việt Nam vào Liên Hợp Quốc

Điều đó chứng tỏ trên thực tế chủ trương hòa hoãn Xô - Mỹ buộc Liên

Xô thừa nhận khu vực ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á Cuộc viếng thăm

của A Micôian, Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô

583

Trang 3

đến Việt Nam (4-1956) mang nặng vai trò thuyết khách, đề nghị Việt

Nam chấp nhận tình trạng chia cắt hiện thời theo ý đồ của Mỹ Về phía

Mỹ sẽ nhường lại một số quyền lợi về kinh tế, chính trị cho Matxcơva Một lý do nữa khiến Liên Xô không mặn mà trong quan hệ với Việt Nam vì e ngại Việt Nam có thể theo Trung Quốc chống lại mình Nhưng bao trùm lên hết thảy là tư tưởng ngại Mỹ Thực tế lịch sử cho

thấy, sự thay đổi quan điểm của Liên Xô trong quan hệ với Việt Nam - diễn ra một cách chậm chạp đo gặp phải nhiều lực cản từ phía Mỹ

Đối với Trung Quốc, vị trí của Việt Nam ngay từ đầu đã được xác định là một mắt xích trọng yếu để thực thi chiến lược của Bắc Kinh

Do hoàn cảnh lịch sử, tuy là một nước lớn nhưng Trung Quốc thực sự

ở thế yếu trước hai cường quốc Xô - Mỹ Để khẳng định vị thế của

trị quốc tế: giải quyết vấn đề Triều Tiên (1953), Đông Dương (1954),

mặt khác tập trung vào xây dựng kinh tế, với tham vọng "Đại nhảy

vọt” để đuổi kịp rồi vượt Liên Xô và Mỹ Mặc dù đạt được một số thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, nhưng phong trào đại nhảy vọt đã làm chết tới hàng chục triệu người Cùng với việc tăng cường tiềm lực kinh tế, quốc phòng và mở rộng phạm vi ảnh hưởng,

Trung Quốc đưa ra học thuyết: "Chia ba thế giới" và coi mình là thủ

lĩnh của "Thế giới thứ ba" Để tạo ra đối trọng với hai siêu cường Xô -

Mỹ, đường lối chiến lược của Trung Quốc là tập hợp quanh mình các

quốc gia mới giành được độc lập, nhất là các nước Á - Phi và Mỹ La

Tĩnh Trung Quốc cùng với một số nước khác đề ra "Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình”, lấy đó làm mục tiêu đấu tranh và tuyên truyền lôi kéo lực lượng thế giới thứ ba đi theo quỹ đạo riêng do Trung Quốc

Trên con đường tập hợp lực lượng, Trung Quốc chủ trương lấy

vấn đề ủng hộ Việt Nam làm khẩu hiệu thu phục nhân tâm Bởi Việt

Nam là nước đi đầu trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, giúp đỡ Việt Nam, mặc nhiên Trung Quốc giành được thiện cảm của

các quốc gia mới trỗi dậy Có thể xem như việc giúp đỡ Việt Nam

đồng thời cũng là đòn phản công vào người anh em Xô Viết khi đó đang chủ trương hòa hoãn với Mỹ và thân phương Tây Mặt khác, ủng hộ

Trang 4

Việt Nam và các nước Đông Dương để các nước này có khả năng trở thành một lực lượng đối đầu với Mỹ, thực chất Trung Quốc muốn tạo ra khu đệm an toàn ở biên giới phía nam, đẩy chiến tranh ra xa biên giới Nhìn trên tổng thể, theo quan điểm "Thuyết ba thế giới” của Trung Quốc, Việt Nam đang là đối tác trung gian tốt nhất để có thể đưa ra đàm phán, thương lượng với Mỹ và Liên Xô khi cần thiết Nhưng để khống chế được Việt Nam, lrung Quốc cho rằng cần phải

để Việt Nam ở tình trạng chia cắt lâu đài, do đó lời khuyên của bạn là

"trường kỳ mai phục", không muốn giúp Việt Nam tiến hành chiến tranh với Mỹ ở miền Nam Điều đáng lo ngại đối với Việt Nam là Trung Quốc ra mặt đối địch với Liên Xô, coi người anh cả của mình trước đây là chủ nghĩa đế quốc hiện đại Con hồ giấy đế quốc Mỹ

(theo cách gọi của Trung Quốc) đang là kẻ thù số 1 của nhân dân thế giới, được Trung Quốc đưa xuống hàng thứ 2 sau Liên Xô

Việc Trung Quốc ra mặt công kích chống Liên Xô đã đặt Việt

Nam vào tình thế vô cùng khó xử trong quan hệ với người anh em Xô Viết Bởi hơn lúc nào hết, nhân dân Việt Nam cần đến sự ủng hộ rộng rãi của phe xã hội chủ nghĩa mà trong đó Liên Xô đóng vai trò trụ cột Nhưng Việt Nam cũng không thể chối bỏ nước láng giéng day quyền

uy chung đường biên giới và sự hậu thuẫn của gần một tỷ nhân dân

Trung Quốc anh em

Vay la, về quan hệ quốc tế, đường lối chiến lược của hai nước Xô

- Trung đã đặt Việt Nam vào tình thế phải chịu sức ép rất lớn trong hoàn cảnh vừa thiếu về thực lực, lại vừa có nhu cầu nhận được viện trợ giúp đỡ toàn diện của cả Liên Xô và Trung Quốc Nhất là khi mối quan hệ này thường xuyên bị tác động, chi phối bởi một tác nhân có

thế lực và đầy mưu mô là đế quốc Mỹ Mâu thuẫn Xô - Trung đã lập

tức được đế quốc Mỹ tập trung khai thác nhằm phá hoại phong trào

cộng sản quốc tế, đồng thời trên cơ sở khoét sâu ngăn cách Trung -

Xô, với hy vọng sẽ hạn chế được sự giúp đỡ của những nước này đối với Việt Nam, một nước đang đối đầu với Mỹ Mặt khác, về quân sự

Mỹ đã mất ưu thế về vũ khí hạt nhân, cho nên đề nghị của Liên Xô được Mỹ chấp nhận tạm thời và xem như phù hợp với lợi ích của hai quốc gia Ngày 22-7-1959, Phó Tổng thống Mỹ R Níchxơn sang Liên

Trang 5

Xô khai mạc triển lãm của Mỹ tại Matxcơva R Níchxơn đã chuẩn bị

hàng trăm đề tài để nói chuyện với Bí thư thứ nhất Uỷ ban Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô N Khoơrútsốp và người

Mỹ gọi đây là chuyến đi "hy vọng, thần bí, đáng sợ"' N Khơrútsốp đã

dùng khả năng hùng biện đầy kiêu hãnh của mình để phô trương sức mạnh của Liên Xô N Khơrútsốp chỉ ở Ba Lan về trước 30 phút để đón

R Níchxơn” N Khoơrútsốp nói với R Níchxơn: “Trong 7 năm nữa, chúng tôi sẽ ở ngang tầm với Mỹ Khi chúng tôi đuổi kịp các ông, khi chúng tôi vượt các ông, chúng tôi sẽ chỉ cho các ngài"3

Trong khi đó, sự chia rẽ trong phe xã hội chủ nghĩa đặc biệt gây khó khăn cho cách mạng Việt Nam Như vậy, Việt Nam trở thành

điểm nóng của thế giới, hơn thế nữa còn là nơi tập trung những mâu

thuẫn của hai hệ thống xã hội, đồng thời là đối tác chiến lược liên quan đến quyền lợi ba cường quốc Liên Xô - Trung Quốc và Mỹ Điều đáng

chú ý là dù không muốn đối đầu trực tiếp với Mỹ nhưng Liên Xô và Trung Quốc lại đều muốn thâu tóm lực lượng trong phe xã hội chủ

nghĩa và phong trào không liên kết về phía mình Do đó, Liên Xô và Trung Quốc không thể không ủng hộ giúp đỡ Việt Nam, một nước

đang giương cao ngọn cờ hòa bình, độc lập dân tộc, đang có nhiều uy

tín đối với các quốc gia đang trỗi dậy Vả lại, trong quan hệ với Mỹ,

- Việt Nam chính là vấn dé quan trọng mà hai nước Xô - Trung đều

muốn có trong các cuộc thương thuyết bí mật vì quyền lợi của mỗi

quốc gia N Khơrútsốp hy vọng khi tập trung mọi nguồn lực vào phát triển kinh tế sẽ đuổi kịp và vượt Mỹ trên lĩnh vực này Xác định trọng tâm chiến lược của mình ở châu Âu và Trung cận đông, Liên Xô ít chú

ý việc ủng hộ, giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc ở các châu lục

khác, nhất là ở những nơi có mặt người Mỹ thì hầu như Liên Xô đều

Trong lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ,xcứu nước của nhân dân Việt Nam, đó là những năm tháng đen tối của phong trào cách mạng Đầu năm 1960, đồng chí Lê Duẩn dẫn đầu phái đoàn của Đảng

' G Sandra: Nixon va vu watergate, NXB Lao động, H., 2003, tr.186

’ G Sandra: Nixon va vu watergate, Sdd., tr.188

7 R Nixon: Héi ky, NXB Céng an Nhan dan, H., 2004, tr.289

Trang 6

sang Liên Xô, Trung Quốc trao đổi về công việc chuẩn bị Đại hội đại

biểu toàn quốc lần thứ II Đảng Lao động Việt Nam Tại Liên Xô, Bí

thư thường trực Đảng Cộng sản Liên Xô Kuxơnen tiếp và làm việc VỚI

Đoàn Trước khi trao đổi về công việc chuẩn bị Đại hội HI của Đảng

ta, Kuxơnen thông báo là Đảng Cộng sản Liên Xô không đồng tình với

chủ trương của Đảng ta về con đường cách mạng miền Nam nêu trong

Nghị quyết 15 Các đồng chí Liên Xô cho rằng phải củng cố, xây dựng

miền Bắc vững mạnh để qua đó thống nhất đất nước bằng con đường hòa bình Lúc này giữa Liên Xô và Trung Quốc mâu thuẫn đã gay gắt Khi đoàn ta sang Trung Quốc, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đặng Tiểu Bình cho biết Trung Quốc đồng ý phương hướng chung của Đảng ta về

cách mạng miền Nam đã đề ra trong Nghị quyết 15 Nhưng bạn đề nghị hoạt động vũ trang chỉ nên phát triển đến quy mô đại đội

Quan hệ quốc tế trong thập kỷ sáu mươi của thế ky XX nhin

chung là theo chiều hướng hòa hoãn giữa hai hệ thống xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa Từ sự kiện gặp go giữa N Khơrútsốp

và Tổng thống Mỹ G Kenơởi tháng 6-1961 ở Viên (Áo) làm cho

người ta nghĩ rằng thế giới hình như vẫn chỉ tồn tại có "hai cực”, bởi ở

đó nhiều vấn đề quốc tế lớn trở thành đề tài giải quyết tay đôi Xô -

Mỹ Điển hình như các cuộc đàm phán về hai nhà nước Đức Tại cuộc

gặp này, N Khortits6p van dựa vào sự từng trải trong trường đời và

trên trường quốc tế của mình dùng đại ngôn áp đảo Ổ Kennody N

Khơrútsốp nói thẳng với G Kennody: "Hoa Ky có những ảo tưởng

đứng đầu thế giới, thật là hoang tưởng, tự đại"' G Kennody phải thừa

nhận: "Người thợ mỏ than mácxít đang đẩy ông vào chân tường"?

Nhưng trong thực tế, N Khơrútsốp cũng biết là tiềm năng quân sự và nhất là về kinh tế, Liên Xô mới chỉ bằng một nửa của Mỹ Hòa hoãn

với Mỹ vẫn là mục tiêu của Liên Xô Chỉ 3 tháng sau, ngày 29-9-1961,

N Khơrútsốp gửi cho G Kennođy một bức thư dai 26 trang: "Ngài và tôi, thưa ngài tổng thống, là những người lãnh đạo của hai quốc gia

đang trong một tiến trình va chạm Nhưng vì chúng ta là những người

| R Reeves: Mét nhiém kj tổng thống dở dang, NXB Công an Nhân dân, H., 2004,

tr.214

? R Reeves: Một nhiệm kỳ tổng thống đở dang, Sđd., tr.209

Trang 7

biết điều, chúng ta biết rằng chiến tranh giữa hai nước là không thể có Chúng ta không có sự lựa chọn nào ngoài việc ngồi lại với nhau và tìm những cách cùng chung sống hòa bình"! Như vậy là Liên Xô và Mỹ

đã đạt được sự chia cắt nước Đức Tác giả R Reeves nhận xét:

“Kennody giờ đây đã yên tâm hơn về Béclin, ông có thể tập trung vào

Viet Nam" Tac gid R Reeves ciing cho thay G Kennody không bỏ lỡ

cơ hội để yêu cầu N Khơrútsốp tác động tới Việt Nam R Reeves viết tiếp: "Một hôm vào bữa ăn trưa trong tuần đó, Kennedy nói với Athur Krock rằng Lầu năm góc, cả Hội đồng tham mưu trưởng và Mc Namara đang thúc đẩy ông gửi quân đội vào Đông Nam Á Còn bản

thân ông thì muốn tìm cách để không đưa quân đội đi Ông đã nghĩ về việc viết cho Khoơrútsốp và yêu cầu ông ta giữ Bắc Việt Nam không đưa quân đội vào Nam'” Liên Xô và Mỹ còn trao đổi về vấn đề giải

trừ quân bị, cùng đồng ý đưa quân Liên Hợp Quốc can thiệp vào

Cônggô, thảo thuận chung cho một giải pháp về vấn đề Lào để đánh

đổi việc Mỹ chấp nhận bức tường Béclin, việc giải quyết cuộc khủng

hoảng tên lửa ở Cu Ba Tất cả các sự kiện trên cho thấy Mỹ - Xô ngày

càng có xu hướng xích lại gần nhau hơn Ngày 5-8-1963, Liên Xô, Mỹ

ký hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân Tác giả R Reeves nhận xét: “Cả

Hoa Kỳ và Liên Xô đều thích các đồng minh của mình tập trung chỉ

dưới một cái ô hạt nhân thôi - với hai cái ô trên thế giới là Mỹ và Liên Xô"?, Liên Xô từ chối trao công nghệ hạt nhân cho Trung Quốc Mỹ cũng làm như vậy đối với Pháp Người Pháp phản ứng một cách nhẹ nhàng bằng một tuyên bố sẽ tiếp tục nghiên cứu kỹ thuật hạt nhân - trong khi người Trung Quốc rất phan nộ |

Tuy nhiên, thực tế tình hình không hẳn chiều theo ý muốn họ Hành động hòa hoãn Xô - Mỹ cũng như cung cách của họ tự tiện giải quyết các vấn đề quốc tế đã không làm vừa lòng nhiều quốc gia có chủ quyền trên thế giới Trong đó có "một quyền lực mới" là Trung Quốc rất không hài lòng Mâu thuẫn Trung - Xô cũng một phần vì thế mà căng thẳng hơn, nhưng đó ‘khong: phải là nguyên nhân : chính gây ra

— a

LR Reeves: Một nhiệm m lồng ¿ thống do dang, Sđd., tr 321

?R Reeves: Một nhiệm kỳ tổng thong dé dang, Sdd,tr.329

IR Reeves: Mot nhiém kỳ tổng thống dé dang, Sd, jr.334

Trang 8

cuộc xung đột biên giới lần thứ nhất giữa hai nước (1961-1962) Trong

chiến lược gia tăng thế lực và phạm vi ảnh hưởng của mình ở khu vực

châu Á, Trung Quốc không chỉ xung đột với Liên Xô mà còn cuộc chiến tranh biên giới Ấn - Trung (1959-1962)

Với mục tiêu loại bỏ vai trò ảnh hưởng của Liên Xô ra khỏi các

nước xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền

"chống chủ nghĩa xét lại" Năm 1963, to Nhân dân nhật báo đã có 9

bài xã luận phê phán đường lối quốc tế của Liên Xô Cũng trong năm

1963, Bắc Kinh đưa ra Cương lĩnh 25 điểm về đường lối chung của phong trào cộng sản quốc tế và đề nghị triệu tập hội nghị l1 đảng ở

châu Á để làm nòng cốt tập hợp lực lượng thành lập tổ chức “Các lực lượng mới trỗi dậy” Trên cơ sở đó, Trung Quốc muốn lập ra mot

"Quốc tế Cộng sản mới" lấy trục "Bắc Kinh - Bình Nhưỡng - Hà Nội - Giacácta - Phnôm Pênh" làm nòng cốt

Đánh giá cao vị trí, uy tín của Việt Nam trong phong trào cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc, Trung Quốc đề nghị Việt Nam

ủng hộ kế hoạch của mình, chống lại Liên Xô Tháng 5-1963, Chủ

tịch Lưu Thiếu Kỳ sang Hà Nội Trong các cuộc gập 8Ø đàm phán với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng ta, vấn đề "chống chủ

nghĩa xét lại", "tách khỏi Liên Xô" được phía Trung Quốc thường xuyên nhắc đến Nếu Việt Nam đồng ý với Trung Quốc các vấn đề

đã nêu, Trung Quốc sắn sàng viện trợ cho Việt Nam I1] tỷ nhân dân

tệ đến 1965

Sự phát triển ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á xảy ra đồng thời với sự giảm đi uy tín và lợi ích của Liên Xô trong khu vực đã

làm cho N Khơrútsốp phải chú ý đến Việt Nam, bởi quan hệ đặc biệt

của Việt Nam đối với Trung Quốc cũng như vai trò của Việt Nam đối với các nước Đông Dương Nghi ngờ Việt Nam ngả theo Trung Quốc

để chống Liên Xô, nhất là từ sau chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ, Liên Xô mặc dù vẫn giúp đỡ về mặt vật chất nhưng có

nhiều ý kiến phê phán lập trường của Việt Nam, thực chất đó là sự hiểu lầm đáng tiếc Trong thời gian từ năm 1960-1964, Trung ương Đảng ta đã nhận được 13 bức thư và thông báo của Trung ương Đảng

Trang 9

Cộng sản Liên Xô Phần lớn những bức thư và thông báo này đề cập

đến sự bất đồng Xô - Trung, đề nghị hội đàm giữa hai Đảng Xô - Việt,

có những bức thư tỏ thái độ gay gắt, đề nghị Trung ương Đảng ta phải

thay đổi lập trường trong quan hệ với Trung Quốc Thư ngày 6-7-1964

viết: "Chúng tôi hy vọng rằng các nhà lãnh đạo Đảng Lao động Việt

Nam thấy cho rõ những kẻ chia rẽ Trung Quốc đang lôi“họ vào vũng lầy nguy hiểm" Sau đó, trong cuộc hội đàm với Bí thư thứ nhất Lê | Duẩn, trưởng phái đoàn Đảng Lao động Việt Nam sang thăm Liên Xô

đầu tháng 2-1964, N Khorútsốp còn nói đến khả năng cất viện trợ

quân sự cho Việt Nam, mặc đầu trong tuyên bố chung cả haí bên đều nói đến sự hài lòng về tình đoàn kết hữu nghị giữa hai Đảng và nhân dan hai nước

Tuy vậy, Liên Xô cũng phải thận trọng khi quyết định có cắt

đứt quan hệ với Việt Nam hay không, bởi quan hệ với Việt Nam có

lợi cho chính bản thân Liên Xô Dẫu sao đây cũng là thời kỳ khó khăn trong quan hệ hai nước Rất may là mối quan hệ Việt - Xô được được cải thiện sau khi N Khơrútsốp thôi giữ cương vị lãnh đạo ở Liên Xô (10-1964) Song, như thế không có nghĩa là Liên Xô hoàn toàn ủng hộ quan điểm của Việt Nam trong cuộc kháng chiến _ chống Mỹ Nhiều biểu hiện cho thấy Liên Xô ngại đụng đầu trực tiếp với Mỹ, lo đốm lửa sẽ cháy rừng, vì thế trong suốt thời gian diễn ra -

cuộc “chiến tranh cục bộ", Liên Xô đã nhiều lần đứng ra làm trung

gian cho cuộc đàm phán Việt - Mỹ nhằm tìm kiếm hòa bình tất nhiên

là theo tính thần thoả thuận Xô - Mỹ Đối với Mặt trận Dân tộc Giải

phóng miền Nam Việt Nam, có một thời gian dài Liên Xô không tuyên

bố công nhận, chỉ đến khi N Khơrútsốp thôi chức, Liên Xô mới cho thành lập cơ quan đại diện Mặt trận ở Matxcơva (tháng 11-1965) Cũng từ cuối năm 1964, thái độ của Liên Xô trước việc Mỹ leo thang

chiến tranh ở Việt Nam đã có sự điều chỉnh theo chiều hướng tích cực, tăng cường ủng hộ Việt Nam cả về tỉnh thần lẫn vật chất Để cải thiện

' Vụ Liên Xô, Bộ Ngoại giao: Quan hệ Việt - Xô trong kháng chiến chống Mỹ, cứu

nước (7-1954 đến 7-1975), tư liệu Viện Hồ Chí Minh, ký hiệu ĐM/NC 512/20

Trang 10

quan hệ giữa hai nước, tháng 2-1965, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng

Liên Xô A Côxưghin sang thăm Việt Nam

Trong bản tuyên bố chung được ký giữa Chủ tịch A Côxưghin và Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Liên Xô khẳng định không giữ thái độ làm ngơ đối với việc đảm bảo an ninh của một nước xã hội chủ nghĩa anh em và sẽ cung cấp cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những khoản

viện trợ cần thiết Bản tuyên bố cũng cho thấy sự thống nhất giữa hai bên về những bước cần thiết phải làm để tăng cường khả năng phòng thủ của Bắc Việt Nam Thực tế sau chuyến thăm của Chủ tịch A

Côxưghin, nhiều đoàn tàu chở đầy hàng hóa, vũ khí, viện trợ quân sự được nhanh chóng gửi đến Việt Nam Hành động đó chứng tỏ quan hệ

Việt - Xô đã có bước phát triển mới Cho dù đến tận sau này trong suy

nghĩ, Liên Xô vẫn không tin là Việt Nam có khả năng thắng Mỹ bằng

đấu tranh vũ trang, nhưng sự giúp đỡ to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần

là nguồn cổ vũ to lớn đối với nhân dân ta trong cuộc chiến đấu với đế

Khi phân tích những âm mưu và hành động của đế quốc Mỹ ở Việt Nam trong những năm 60, một điều dễ nhận thấy là Mỹ ra sức lợi dụng tình hình hòa hoãn với Liên Xô, đồng thời khai thác triệt để mâu thuẫn Xô - Trung để khống chế Đông Dương và Đông Nam Á Đầu tiên Mỹ hòa hoãn với Liên Xô để tập trung giải quyết các vấn đề ở châu Âu như biên giới nước Đức, giải trừ quân bị và tạm ngừng chiến tranh lạnh Sau khi thấy quan hệ Xô - Trung có bất đồng nghiêm trọng, _Mỹ quay sang "chơi con bài Trung Quốc”, hy vọng câu kết với Trung

Quốc, Mỹ sẽ buộc Liên Xô trong cùng một lúc phải đối phó với hai

cuộc chiến tranh rưỡi”

Cũng do có những thoả thuận riêng và lợi ích trong quan hệ với

Mỹ, Liên Xô đã bị Mỹ lợi dụng làm trung gian thúc đẩy Việt Nam chấp nhận ngồi vào thương lượng theo điều kiện và ý đồ của Mỹ Từ 1965-1967, đã có nhiều cuộc Liên Xô gợi ý cho Mỹ tiếp xúc với đại diện Việt Nam như các cuộc gặp ở Marigold (7-12- 1966), ở Sunflower

(2-1967), ở Glassboro (1-1967)

Trong khi nhân dân Việt Nam hy sinh chiến đấu chống xâm lược

Mỹ và đang rất cần đến sự ủng hộ giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, thì

Ngày đăng: 14/07/2015, 15:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w