Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
124 KB
Nội dung
VÀI NÉT VỀ HÁN HỌC HOA KỲ PGS. Phan Văn Các Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hán học là một thuật ngữ đa nghĩa. Có lúc nó chỉ ngành Kinh học thời nhà Hán, lại có lúc chỉ việc nghiên cứu khảo chứng học thời Càn Long - Gia Khánh nhà Thanh, song thông thường nó dược dùng đồng nghĩa với Trung Quốc học (Sinology hay Chinese Studies trong tiếng Anh). Ở bài viết này, Hán học dùng với nghĩa sau cùng này, chỉ việc nghiên cứu những hiểu biết về Trung Quốc, thường là những thành quả nhận thức có được qua việc nghiên cứu bất cứ một cấp độ nào về văn hóa Trung Quốc, trên cơ sở Hán ngữ, nhất là ngôn ngữ viết. Xét từ cội nguồn thì lịch sử Hán học phương Tây có quan hệ với việc người châu Âu tăng cường năng lực hàng hải của họ rồi phát hiện ra “Tân thế giới” và với nhiệt tâm truyền giáo của họ và sau nữa là có quan hệ trực tiếp với chủ nghĩa thực dân phương Tây. Bản thân Hoa Kì đã từng là thuộc địa rồi thoát li ra khỏi Anh quốc mà được độc lập, bởi thế từ việc nhìn lại bài học lịch sử của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân Âu châu, thì Hoa Kì có vẻ như bao giờ cũng tỏ ra có thái độ cởi mở và hòa hợp với văn hóa nước ngoài hơn. Sau Chiến tranh Thuốc phiện giữa thế kỷ XIX (1840-1842), “Điều ước Nam Kinh” buộc Trung Quốc phải mở toang cửa, Hoa Kì cũng bắt đầu có tiếp xúc với Trung Quốc, so với liệt cường thì Hoa Kì là kẻ đến sau, muốn chia phạm vi thế lực với liệt cường, Hoa Kì đã để ra chính sách “mở cửa” (môn hộ khai phóng). Bề ngoài, chính sách đó tỏ ra duy trì độc lập và chủ quyền của Trung Quốc, còn trên thực tế thì mọi nhân tố chính trị, thương nghiệp và tôn giáo đều ảnh hưởng đến sự phát triển của Hán học Hoa Kì. Các học giả Hoa Kì luôn luôn nhấn mạnh rằng “Hoa Kì với Trung Quốc có một mối quan hệ đặc thù”, thí dụ như năm 1900 sau khi Nghĩa Hòa đoàn thất bại yêu cầu Trung Quốc một khoản bồi thường thì Hoa Kì đã dùng một phần khoản để tài trợ cho sinh viên Trung Quốc sang Hoa Kì du học. Cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, nhiều giáo sĩ Hoa Kì nhất là các nhà truyền đạo Cơ đốc trong quá trình truyền giáo đã học tập ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, và đã có công không nhỏ trong việc đặt nền móng cho Hán học Hoa Kì. Lịch sử Hán học Hoa Kì khởi đầu từ thế kỉ XIX. Cũng giống như Hán học châu Âu, Hán học Hoa Kì đã do các nhà truyền giáo thế kỉ XIX sáng lập ra. Elijah Coleman Bridgman (1801-1861) là nhà Hán học đầu tiên của Hoa Kì(1), cũng là một giáo sĩ truyền giáo thuộc Hội Công lý nước Mĩ Cơ đốc giáo. Ngày 25 tháng 2 năm 1830, ông ta từ Boston đến Quảng Châu, bấy giờ ở Trung Quốc chưa được công khai truyền giáo, cho nên ông ta chủ yếu lấy việc học tiếng Hán và tiến hành một số công tác chuẩn bị khác làm nội dung hoạt động chính. Năm 1832 tại Áo Môn, ông đã sáng lập và chủ biên tờ Trung Quốc tùng báo (Chinese Repssitory, còn có tên là Áo Môn nguyệt báo) giới thiệu với phương Tây về tình hình Trung Quốc, bản thân ông cũng đăng không ít bài ở Áo Môn và từng phiên dịch cho Lâm Tắc Từ với công sứ Hoa Kì Cu-sheng. Ở đây cần nhắc đến hai nhà truyền giáo là Williams A.P. Martin (tên tiếng Hoa là Đinh Vĩ Lương, 1827-1916) và Young J.Allen (tên tiếng Hoa là Lâm Lạc Tri, 1836-1907) đặc điểm của họ là ngoài tư cách giáo sĩ và nhà Hán học ra, họ còn hoạt động sôi nổi trên chính trường Trung Quốc suốt một thời gian dài. Năm 1850, W.A.P. Martin cùng vợ đến thành phố Ninh Ba tỉnh Chiết Giang, sau đó đến dạy học khá lâu ở Đồng Văn quán(2) Bắc Kinh, và từng làm Hội trưởng đầu tiên của Hội Đông phương học Bắc Kinh, đồng thời đã viết nhiều bài về văn hóa và xã hội Trung Quốc, tuy nhiên những bài này xem ra còn ít giá trị học thuật. Y. J. Allen thì trong 47 năm sống ở Trung Quốc, đại bộ phận thời gian là ở Thượng Hải làm nhà truyền giáo kiêm giảng dạy, biên tập và dịch sách: năm 1868 sáng lập và chủ biên tờ Tin Giáo hội (Cheerch News), đến năm 1879 đổi tên là Vạn quốc Công báo (A Review of the Times hoặc The Globe Magazine) là tờ tập san định kì giới thiệu Tây học một cách tập trung nhất lần đầu tiên xuất hiện. Dịch phẩm của ông có trên chục loại, nổi tiếng nhất là Trung Đông chiến kỉ bản mạt (Văn tập lịch sử chiến tranh Giáp Ngọ Trung Nhật, gồm 3 phần, 16 quyển) phần thứ nhất 8 quyển, xuất bản tháng 4.1896. Ông cũng đã tiến hành so sánh phụ nữ phương Tây với người phụ nữ trong các nền văn hóa khác, viết nên cuốn Phụ nữ ở mọi miền đất (Women in All Lands, Thượng Hải, 1903). Nghiên cứu Trung Quốc trên cơ sở trải nghiệm sinh hoạt ở Trung Quốc thật ra không chỉ khoanh lại trong các giáo sĩ truyền giáo; một số quan chức Hoa Kì từng công tác tại Trung Quốc, sau khi về nước cũng đã trở thành nhà Hán học. Trường hợp nổi bật trong số đó phải kể Hoser B. Morse (1855-1934), ông này công tác tại Cục Thuế vụ Trung Quốc lâu đến 33 năm (bao gồm cả Ty Thuế quan Đạm Thủy Đài Loan, bấy giờ Ty Thuế chủ yếu do người nước ngoài quản lí), hiểu biết rất rõ tình hình ngoại giao ngoại thương. Tác phẩm quen biết nhất của ông là Quan hệ quốc tế của đế quốc Trung Hoa (The International Relations of the Chinese Empire) 2 quyển xuất bản năm 1910 và năm 1918, tư liệu chủ yếu dựa vào hồ sơ Nhà nước, song cũng có tham hảo công trình nghiên cứu của các nhà Hán học khác. Ông chia quan hệ giữa Trung Quốc cận đại với phương Tây làm 3 giai đoạn: 1. Thời kì đấu tranh (1830-1860). 2. Thời kì khuất phục (1860-1893) và 3. Thời kì phục tùng (1894-1911). Hoa Kì sau khi tham gia Thế chiến thứ hai ở châu Á và Viễn Đông đã căn bản thay đổi thái độ của mình đối với việc nghiên cứu Đông Á, có nghĩa là sau chiến tranh, ở Hoa Kì đã xuất hiện một trào lưu Hán học mới. Ông Đỗ Duy Minh(3) (Tu Wei Ming) gọi đó là “một loại nghiên cứu Trung Quốc phản Hán học”. Hướng nghiên cứu mới này khởi đầu từ “Nghiên cứu địch tình” trong Thế chiến thứ 2, tức là nước Mĩ nghiên cứu Nhật Bản trong thời kì Đại chiến thứ 2, nghiên cứu Liên Xô trong thời kì Chiến tranh lạnh, nghiên cứu Trung Quốc thời chiến tranh Triều Tiên. Trong nghiên cứu địch tình Nhật Bản, mục đích cơ bản là huấn luyện nhân viên phiên dịch mật mã quân sự bắt đầu từ ngôn ngữ, trong số đó nổi tiếng nhất là Benjamin I. Schwartz(4) (tên tiếng Hoa là Sử Hoa Từ, 1916-1999) với kinh phí nghiên cứu dựa vào “Quốc phòng pháp án (National Defense Act) pháp án này thông qua 6 loại ngôn ngữ chủ yếu (Critical Languages) trong đó có Trung văn, bấy giờ kinh phí đầu tư khá lớn dành cho giới học thuật, đối tượng nghiên cứu là Trung Quốc đương đại (Contemporary China). Lấy trường đại học Ha-vớt làm thí dụ, trong quá trình chuyển hướng Hán học sang nghiên cứu Trung Quốc đương đại, John King Fairbank (tên tiếng Hoa là Phí Chính Thanh, 1907-1991) giữ một vai trò hết sức quan trọng, ông cũng được tôn là “khai sơn thủy tổ” của Trung Quốc học (Chinese Studies) Hoa Kì. J.K. Fairbank lấy Đại học Harvard làm cơ sở hệ thống hóa và chuyên ngành Trung Quốc học của mình, tại đó đã đào tạo được một loạt “chuyên gia về vấn đề Trung Quốc” hoặc gọi là “Trung Quốc thông” trong các trường đại học trọng điểm của Hoa Kì hiện nay, một loạt các giáo sư lịch sử Trung Quốc vốn là học trò của ông. Nhìn chung các trước tác nói trên của Fairbank, ta có thể thấy nổi lên 3 đặc trưng nổi bật sau đây. Thứ nhất là tư tưởng và thực tiễn sử học “kinh thế trí dụng”. Hán học Âu châu truyền thống thì lấy ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu. Đó dường như là một thứ học vấn tháp ngà, là nghiên cứu để nghiên cứu, học thuật vì học thuật. Đương nhiên, cái lối học để mà học ấy cũng là cần thiết, như tư tưởng và thực tiễn học thuật của Fairbank thì khác hẳn. Ông không hề trình bày một cách hệ thống tư tưởng học thuật của ông nhưng trong diễn văn nhậm chức Hội trưởng Hội Sử học Hoa Kì khoa thứ 83 năm 1968, ông tuyên bố không hề né tránh rằng mình chủ trương kinh thế trị quốc. Ông tin tưởng rằng “nghiên cứu phải có hiệu dụng thực tế”, “trách nhiệm của nhà khoa học không chỉ là ở chỗ tăng thêm tri thức, mà còn ở chỗ giáo dục công chúng, ở chỗ ảnh hưởng đến chính sách”. Trong việc nghiên cứu học thuật suốt đời ông, ông luôn luôn nhấn mạnh mối liên hệ giữa lịch sử với hiện thực, nhấn mạnh mối quan hệ giữa nghiên cứu học thuật với chính trị hiện thực. Ông cũng dùng quan điểm đó ảnh hưởng đến học trò, khiến họ cảm thấy họ phải gánh lấy cái trách nhiệm “phát huy thứ quan niệm Hoa Kì tự do và hiện thực tương đối ít hẹp hòi mà chuẩn bị tương đối tốt để tìm hiểu Đông Á” của thầy mình. Điều dó được tạo nên bởi kinh lịch đặc thù và thời đại đặc thù của ông. Thứ hai là sử dụng hồ sơ Trung Quốc và tư liệu nguyên thủy của Trung Quốc để nghiên cứu lịch sử Trung Quốc. Trước Fairbank, các học giả nghiên cứu lịch sử Trung Quốc, nhất là lịch sử quan hệ đối ngoại của Trung Quốc, như là H.B. Morse (tên tiếng Hoa là Mã Sĩ) của Anh Quốc, Henri Cordier (Khảo Địch, 1849-1925) của Pháp, Tyler Dennett (tên tiếng Hoa là Đan Niết Đặc, 1889-1949) của Hoa Kì hầu như đều chỉ căn cứ vào hồ sơ tư liệu của Anh, Pháp, Mĩ để nghiên cứu quan hệ đối ngoại của Trung Quôc, cho rằng chỉ cần hồ sơ phương Tây và quan điểm của phương Tây là đủ rồi, tư liệu của Trung Quốc là không đáng tin cậy, quan điểm của Trung Quốc là không cần thiết. Tác phẩm của họ nói một cách nghiêm khắc, chỉ là lịch sử quan hệ của Anh, Pháp, Mĩ đối với Trung Quốc, chứ không phải lịch sử ngoại giao của Trung Quốc. Fairbank khác hẳn với họ, ông đã mở đầu một phong khí mới sử dụng hồ sơ Trung Quốc để nghiên cứu lịch sử cận đại Trung Quốc. Thứ ba, việc nghiên cứu Trung Quốc của Fairbank lấy lí luận hiện đại làm tư tưởng chỉ đạo chủ yếu. Cách tiếp cận này dựa vào mô thức lí giải là “thách thức và đáp ứng” của Arnol Joseph Toynbee(5) (tên tiếng Hoa là Thang Ân Tỉ, 1889-1975), tức là nghiên cứu xem Trung Quốc trả lời phương Tây như thế nào, như vậy là một mặt mong muốn Hoa Kì tìm hiểu Trung Quốc, mặt khác cũng mong muốn Trung Quốc tìm hiểu Hoa Kì, “trọng điểm dĩ nhiên đặt vào lợi ích của Hoa Kì”(6). Fairbank cho rằng quá trình hiện đại hóa của Trung Quôc chủ yếu là do sự xâm nhập của phương Tây, điều đó đã tạo nên sự biến động lớn về kết cấu trong xã hội Trung Quốc, phản ứng của Trung Quốc đối với phương Tây biểu hiện thành một loạt thay đổi, cải cách và cách mạng thế là đã hình thành nên bộ mặt của Trung Quốc hiện đại. Quan điểm lịch sử như vậy tức là cho rằng phương Tây tiên tiến và giàu sức sống đã kích thích và lôi kéo một Trung Quốc trì trệ và lạc hậu, quan điểm đó đã bị các nhà sử học Trung Quốc lục địa phê phán, chỉ ra rằng nó ngầm hàm ý tính trội vượt của người da trắng (phương Tây), và chia cắt thời cận đại với thời tiền cận đại, khiến cho Trung Quốc cận đại biến thành nước không có nguồn, hoặc giống như cây không có rễ. Thế hệ các nhà sử học Hoa Kì trẻ tuổi ở những năm 70, kể cả các học trò Fairbank đã bắt đầu đột phá mô thức đó. Họ dần dần nhấn mạnh tính tự biến của xã hội truyền thống Trung Quốc, cho rằng trước khi phương Tây xâm nhập Trung Quốc, xã hội Trung Quốc đã xuất hiện những nhân tố biến đổi về kết cấu. Năm 1984, một học trò của Fairbank là Paul. A. Cohen (tên tiếng Hoa là Bảo La Khoa Văn) đã xuất hiện một tác phẩm tổng kết công việc nghiên cứu Trung Quốc của giới sử học Hoa Kì từ thầy giáo của mình trở lại đây(7), đó là cuốn Discovering History in China: Americal Historical Writing on the Recent Chinese Past (Khám phá lịch sử Trung Quốc: các tác phẩm Hoa Kì nghiên cứu lịch sử Trung Quốc hiện đại, Columbia University Press, 1984). Ông cho rằng mô thức “phản ứng thách thức” là sự nối dài của Tây phương trung tâm luận (học thuyết lấy phương Tây làm trung tâm) ở giới học Hoa Kì, cần phải phê phán. Theo Paul A. Cohen, mô thức này chí ít có hai thiếu sót chủ yếu: một là đã quên rằng Trung Quốc và phương Tây đồng thời đều là hai biến thể, chứ không phải là hai khái niệm nhất thành bất biến; hai là nó đã ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của việc nghiên cứu Trung Quốc, và như vậy, dựa theo mô thức này chỉ chú ý xã hội Trung Quốc chịu ảnh hưởng của phương Tây, mà coi nhẹ những đặc trưng xã hội Trung Quốc thâm căn cố đế. Một học trò khác của Fairbank là Philip A. Kuhn(8) (tên tiếng Hoa là Khổng Phục Lễ, với tác phẩm Rebellion and its Enemies in Late China: Militaiation and Social Structure, 1796- 1864 (Khởi nghĩa và những kẻ thù của nó trong đế quốc Trung Hoa gần đây: Quân sự hóa và kết cấu xã hội trong khoảng 1796-1864, Harvard University Press, 1970) nhằm làm nổi bật nhân tố biến đổi bản thân của phía xã hội Trung Quốc (như sự gia tăng lớn lao về dân số, chỉ số lạm phát rất cao và sự phát triển của kinh tế hàng hóa). Về phía học giả Trung Quốc, có thể đề cập hai sự hồi đáp tương tự: một là The Crisis Conscious ness: Radical Antitraditionalism in the May Fourth Era(9) (Khủng hoảng của ý thức Trung Quốc: chủ nghĩa phản truyền thống gay gắt thời kỳ Ngũ Tứ, Wiscosin University Press, 1979); hai là cuốn Liang Qi-chao and Transtion in China, 1890-1907 (Lương Khải Siêu và sự chuyển hướng của giới trí thức Trung Quốc, Harvard University Press, 1971) của Trương Hạo (1937-?)(10). Theo Đỗ Duy Minh, những gì Fairbank viết ra có hai bộ phận: một là khiến cho Trung Quốc học trở thành một khoa học có tính tương quan với hiện thực, và công việc này được tiến hành với kinh phí của ngân sách quốc phòng; hai là nhấn mạnh rằng nghiên cứu Trung Quốc đương đại thì nhất thiết phải nghiên cứu lịch sử hiện đại của Trung Quốc, mà nghiên cứu lịch sử hiện đại Trung Quốc thì nhất định phải nghiên cứu Thanh sử(11). Chính Fairbank đã nói như sau: “Sự kết hợp giữa Hán học với khoa học xã hội chẳng qua chỉ là trong Đại chiến Thế giới thứ hai hoặc là sau đó bất đắc dĩ phải miễn cưỡng gán ghép mà thành”(12). Trong bối cảnh phát triển đó, chúng ta có thể chú ý đến một sự chuyển biến mẫu mực về phương diện nghiên cứu Hán học: Trước kia người Mĩ coi Hán học Paris của Pháp là tiêu chuẩn để theo đuổi, thí dụ như chạy theo Paul Pelliot (tên tiếng Hoa là Bá Tây Hòa, 1878-1995); còn về sau thì một phía theo một lí thuyết mới và phương pháp khoa học xã hội tích cực, một phía khác thì theo phương pháp Micro-Sinology truyền thống (Vi/tiểu Hán học tức là “Khảo chứng học” hay “Khảo cứ học”). Arthur F. Wright (tên tiếng Hoa là Nhuế Ốc Thọ, 1913-1976)(13) cho rằng theo truyền thống là một lĩnh vực lạc hậu và phát triển chậm chạp trong học thuật phương Tây(14). Nhưng điều lí thú là cả Fairbank lẫn Wright đều đã làm công tác nghiên cứu ở Oxford (Anh quốc) trong thập kỉ 1930, nhưng đều với tư cách nhà sử học chứ không phải nhà Hán học. T.H. Barrett cho rằng các học giả Hoa Kì như các ông ấy đều đã bắt đầu coi thường mô thức Trung Quốc học của châu Âu, đến thập kỉ 1960 là thời kì phát đạt thịnh vượng của khoa học nghiên cứu khu vực của Hoa Kì thì họ đã khái quát tổng kết lại cảm giác và quan niệm coi thường đó(15). Sự phát triển đó cũng đã ảnh hưởng sâu sắc đến mô thức và nội dung nghiên cứu Âu châu học: “Khái niệm nghiên cứu khu vực (Area Studies) trở thành hiển học. Do đã kết hợp tri thức chuyên ngành đối với khu vực với phương pháp nghiên cứu (lúc bấy giờ xem ra dường như đã) bắt rễ sâu và khoa học xã hội, lại thêm sự thách thức do nghiên cứu liên ngành mang lại trở thành động lực nghiên cứu, các học giả hi vọng ngành Trung Quốc học có thể góp phần vào nhiều chủ đề liên ngành và liên lĩnh vực. Phong khí học thuật có sự thay đổi. Lối nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa, triết học, văn học Trung Quốc kiểu truyền thống nhìn chung bị xem là lỗi thời và kém hấp dẫn" (16). Trên bối cảnh ấy ta dễ dàng hiểu được bước phát triển mới của sự chuyển biến mẫu mực đó. Để hiểu rõ hơn về Trung Quốc đương đại, từ 1945 đến nay, Hoa Kì đã bắt đầu xây dựng kho tư liệu Trung Quốc đương đại của mình. Điều này có quan hệ chặt chẽ với vai tròn chính trị và tình hình quân sự của Hoa Kì ở châu Á lúc đó, từ đó việc nghiên cứu Trung Quốc học ở Hoa Kì bắt đầu có thành tựu. Trở lên trên là vài nét lịch sử, dưới đây xin trình bày khái quát về nền Hán học Hoa Kì hiện nay, dựa trên thông tin và báo chí nước ngoài. * 1. Các cơ quan giảng dạy và nghiên cứu Hán học trong khuôn khổ các trường Đại học Trước hết phải kể đến các trường được gọi là “đại học tiêu biểu”, tức là 6 trường đại học Mĩ đã được nhận khoản tiền bổ trợ lớn từ quỹ Ford trong thời gian từ 1959-1970: 1.1 Trường Đại học Ha-vớt (Harvard University): Tra vào website “Châu Á và các giáo trình hữu quan” của trường đại học Ha-vớt, ta thấy có đến 40 khóa trình, cơ cấu và tổ chức khác nhau, trong đó cơ cấu quan trọng nhất là Khoa các Ngôn ngữ và văn minh Đông Á (Department of East Asian Languages and Civilizationo), Trung tâm nghiên cứu Đông Á Phí Chính Thanh (Fairbank Center for East Asian Research) và Viện Ha-vớt Yên Kinh (Harvard-Yenching Institute) v.v… Viện Yenching và trường Đại học Harvard có mối liên hệ mật thiết, nhưng lại độc lập với nhau về luật pháp và tài chính, mục đích nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền giáo dục cao đẳng về khoa học nhân văn và xã hội Đông Á và Đông Nam Á. Trung tâm nghiên cứu Đông Á Phí Chính Thanh chủ trì 9 học trình nối tiếp, phạm vi đề mục của các học trình này gồm từ nghệ thuật Đông Á cho đến thời cuộc Trung Quốc, đồng thời cũng tổ chức các kế hoạch nghiên cứu và các hội thảo quốc tế chủ yếu. Trung tâm này cũng tạo cơ hội cho các tổ chức học thuật và chính sách của hai nước Mĩ Trung có không gian đối thoại, bằng cách mời học giả đặc biệt và cấp học bổng sau Tiến sĩ (số lượng tất nhiên là hạn chế), cũng như không ngừng phát triển và duy trì các thư viện chuyên ngành hẹp để trợ giúp công tác nghiên cứu. Nếu mở trang web của trung tâm này, ta có thể đọc được các tài liệu về các hoạt động học thuật khá phong phú, như thương nghiệp Trung Quốc, thời cuộc chính trị và xã hội hiện nay, nghiên cứu giới tính của Trung Quốc, khoa học nhân văn Trung Quốc, tôn giáo Trung Quốc, nghiên cứu Đài Loan v.v , trong đó đáng chú ý có bộ phận nghiên cứu Đài Loan và các công trình nghiên cứu của Harvard về Đài Loan (Taiwan Studies Workshop and Harvard Studies on Taiwan). Rất đáng khâm phục là kho sách mới bằng tiếng Anh và tiếng Hán mà thư viện của Trung tâm này thường xuyên được bổ sung số lượng và chất lượng đều rất đáng nể, mà đại bộ phận đều thuộc phạm vi “Trung Quốc đương đại”. 1.2 Trường đại học Mitsigân (University of Michigan). Trung tâm Trung Quốc học Mit-si-gân (Center for Chinese Studies) sáng lập năm 1961, có vị trí dẫn đầu trong các cơ cấu tương tự ở Hoa Kì. Trung tâm này nằm trong Viện Quốc tế (Intenational Institute), với chức năng cung cấp cho sinh viên và các chuyên gia những tư liệu quý giá và những hiểu biết chuyên sâu về các vấn đề Trung Quốc. Về phương pháp nghiên cứu, Trung tâm này thúc đẩy các lĩnh vực khoa học và cách tiếp cận đa nguyên, với sự hợp tác của các lĩnh vực khoa học chuyên ngành liên quan như nhân loại học, các ngôn ngữ và văn hóa châu Á, kinh tế học, giáo dục học, Anh văn, lịch sử, học viện nghệ thuật, ngôn ngữ học, chính trị học, tâm lí học, xã hội học, học viện thương mại, học viện pháp luật, khóa trình nghiên cứu phụ nữ v.v , tổng cộng có 33 chuyên gia, trong đó có nhà ngữ âm học lịch sử ngôn ngữ Trung Quốc lừng danh William Baxter. 1.3. Trường đại học Columbia (Columbia University) Khoa ngôn ngữ và văn hóa Đông Á (Department of East Asian Languages and Cultures) của trường này cung cấp các khóa trình về các lĩnh vực văn hóa khác nhau của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, mà trọng điểm là bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ. Như vậy ở ban đại học có thể chủ công nghiên cứu phương Đông, đồng thời có chuyên ngành hóa về lĩnh vực khoa học, như nhân loại học, nghệ thuật sử, kinh tế học, lịch sử học, văn học, triết học, khoa học chính trị, xã hội học hoặc tôn giáo học. Ngoài ra, còn có Trung tâm pháp luật Trung Quốc (The Center for Chinese Legal Studies CCLS), Trung tâm này đặt ở Trường Luật Columbia (Columbia Law School), sáng lập năm 1983, từ thập kỷ 80 đến nay dẫn đầu trong nghiên cứu pháp luật Trung Quốc tại Mĩ, và cung cấp những khóa trình rộng rãi nhất ở Mĩ về phương diện pháp luật Trung Quốc, chủ yếu đề cập đến các vấn đề mậu dịch quốc tế, truyền thông và môi trường. Bên cạnh các chủ đề đó, người học còn có thể tiến hành những đề tài nghiên cứu sáng tạo về pháp luật Trung Quốc với sự hợp tác của các giáo sư. Viện Đông Á Ngụy Đức Hải (Weatherhand East Asian Institute) đang thúc đẩy trường Đại học Columbia trong công việc và hứng thú nghiên cứu Đông Á. Viện này đang mở rộng học trình nghiên cứu Đông Á (www. exeas.org) và học trình của Viện. Hội Sinh viên và Học giả Trung Quốc Comlumbia (Columbia University Chinese Students and Scholars Association) với trên 1000 hội viên có mục đích giúp đỡ lẫn nhau giữ vững và thúc đẩy văn hóa Trung Quốc. 1.4 Trường đại học Berkeley (Berkeley University). Hán học của trường này khởi đầu từ năm 1895. Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc Berkeley Trường đại học bang California (Center for Chinese Studies, University of California, Berkeley) là đơn vị nghiên cứu lớn nhất và có sức sống nhất của Viện nghiên cứu Đông Á (Institute of East Asian Studies) do Quỹ Ford và chính quyền bang California sáng lập năm 1957, mục đích là để điều phối và thúc đẩy việc nghiên cứu Trung Quốc đương đại. Trọng điểm nghiên cứu của Trung tâm này thoạt đầu đặt vào nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và các đề tài liên quan, song hoạt động học thuật của Trung tâm hiện nay không giới hạn ở Trung Quốc đại lục, mà còn bao gồm cả việc nghiên cứu xã hội Đài Loan, Hồng Kông và Đông Nam Á. Ngoài ra, Trung tâm này cũng dạy cả thực hành ngôn ngữ và biên soạn các từ điển Trung Quốc học đương đại, cũng như xuất bản các tùng thư và chuyên khảo. Ngoài việc chú ý đến “mọi lĩnh vực Trung Quốc học” (All Areas of China Studies)(17) ra, Trung tâm này cũng có một kế hoạch hoạt động ngoại khóa phong phú; ngoài các lớp học và các cuộc báo cáo khoa học ra, Trung tâm này cũng chủ trì Hội thảo hàng năm và các buổi thảo luận quy mô nhỏ, mời các học giả chuyên gia toàn Mỹ cùng khảo luận những đề tài nghiên cứu quan trọng. Nhìn trên tổng thể, ngành Trung Quốc học ở Đại học Berkeley California lấy khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Đông Á và Viện nghiên cứu Đông Á làm nòng cốt, cộng thêm Thư viện Đông Á (East Asian Library, giờ đây Trường Berkeley đang dự định lập Trung tâm nghiên cứu Đông Á Điền Trường Lâm(18) (Chang Lin Tien Center for East Studies) trong tương lai, Trung tâm này sẽ bao hết toàn bộ công việc nghiên cứu Đông Á (kể cả nghiên cứu Trung Quốc học) trong toàn khuôn viên nhà trường. 1.5. Trường Đại học Washington (University of Washington) Trung tâm (East Asian Center) của Trường đại học Washington do Bộ Giáo dục Hoa Kì sáng lập năm 1964, là một Trung tâm nghiên cứu cấp quốc gia. Trung tâm này hợp tác với cơ cấu học thuật của Trường đại học Washington, lập ra Trung tâm tư liệu Đông Á (East Asia Resource Center, EARC) cung cấp những học trình phục vụ mở rộng rất phong phú cho các nhà giáo dục K.12 toàn nước Mĩ, giúp cho các thầy giáo từ tiểu học đến trung học dạy tốt các khóa trình liên quan đến Đông Á, bố trí các họat động bổ trợ như hội thảo một ngày, học trình 30 giờ, kế hoạch hè, du lịch nghiên cứu châu Á, thu thập tư liệu, sổ tay tư liệu toàn khóa EARC và thông tin thời sự hàng quý. Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa châu Á trường Đại học Washington thành lập năm 1969, nhưng từ năm 1909, trường đã có Khoa Lịch sử, Văn học và các thiết chế phương Đông (Department of Oriental History, Literature and Institutions) do chuyên gia Á châu lừng danh the Reverend Herbert H. Gowen (1864-1960) thành lập, đã dạy Trung văn từ năm 1926. 1.6 Trường đại học Cornell (Cornell University). Trường đại học Cornell có lịch sử nghiên cứu Trung Quốc lâu dài: Trong khoảng thời gian từ 1900 đến 1999, ở toàn nước Mĩ có ba vạn lưu học sinh Trung Quốc, thì có 3.500 người (12%) đã theo học tại trường này, trong số đó có Hồ Thích (1891-1962) và Triệu Nguyên Nhiệm (1892-1982). Trường này bắt đầu dạy Trung văn từ năm 1879, đến năm 1950 giáo sư môn lịch sử Trung Quốc về hưu Knight Biggerstaff sáng lập Chương trình Trung Quốc (Chinese Program), có 5 thầy giáo, giáo sư môn văn học Trung Quốc về hưu Harvard Shadick là nguồn chủ trì chương trình này suốt 17 năm liền. Năm 1972, số thầy giáo Đông Á có 17 người, chương trình Trung Quốc đổi thành Chương trình Trung Quốc - Nhật Bản (China - Japan Program). Ngoài ra Khoa nghiên cứu Châu Á (Department of Asian Studies), với phương pháp nghiên cứu liên ngành cao độ, có 45 thầy giáo chuyên ngành về ngôn ngữ, ngôn ngữ học, văn học và tôn giáo châu Á. Có 3 trung tâm nghiên cứu khu vực châu Á (Asian Area Centers): Chương trình Đông Á, Chương trình Nam Á và Chương trình Đông Nam Á, nghiên cứu Trung Quốc nằm trong chương trình Đông Á. Trường đại học Cornell lấy việc huấn luyện thực tiễn trong thực hành chương trình nông nghiệp, kinh tế và dịch vụ làm mục tiêu chủ yếu. Trong chương trình Đông Á có xê-ri Lịch sử thương nghiệp Trung Quốc (Chinese Business History) thuộc các xê-ri tùng thư Cornell (Cornell East Asian Series). 2. Các tổ chức nghiên cứu Hán học/ Trung Quốc học ngoài các trường Đại học Dưới đây là một số tổ chức nghiên cứu Trung Quốc nằm ngoài các trường Đại học ở Hoa Kì. 2.1 Hội Đông phương học Hoa Kì (American Oriental Society) sáng lập năm 1842, mục đích là nghiên cứu các ngôn ngữ và văn học châu Á. Truyền thống này bao gồm việc nghiên cứu ngôn ngữ học, phê bình văn học, văn hiến cổ điển, minh văn học, truyện kí, khảo cổ học, nghiên cứu lịch sử, triết học, tôn giáo, phong tục và nghệ thuật. Học hội này có liên hệ mật thiết với trường Đại học Yale, có thư viện và xuất bản Tạp chí của Hội Đông phương học Hoa Kì (Journal of the American Oriental Society). 2.2 Hội đồng học thuật Hoa Kì (American Council of Learned Societies) sáng lập năm 1919, xuất bản tờ tạp chí ba tháng Viễn Đông quý san (The Far Eastern Quarterly) trong khoảng 1941-1956, từ 1956 đổi tên là Tạp chí nghiên cứu châu Á (Journal of Asian Studies) có nhiều cống hiến cho việc thúc đẩy phát triển nghiên cứu khu vực. 2.3 Hội nghiên cứu châu Á (Association for Asian Studies) sáng lập năm 1941, năm 1970 thiết lập bốn ủy ban khu vực tuyển nhiệm là: (1) Ủy ban Nam Á (South Asia Council); (2) Uỷ ban Đông Nam Á (Southeast Asia Council); (3) Ủy ban Trung Quốc và Nội Á (China and Inner Asia Council); (4) Uỷ ban Đông Bắc Á (Northeast Asia Council). Từ năm 1977, Hội này có một Hội đồng liên lạc Hội nghị (Council of Conferences) để liên lạc học giả các địa phương trong Mĩ và xuất bản Tạp chí nghiên cứu châu Á (Journal of Asian Studies). 2.4. Hội Trung Quốc học Hoa Kì (American Association for Chinese Studies) sáng lập năm 1959, là học hội duy nhất ở Mĩ chỉ chuyên nghiên cứu Trung Quốc, nhằm mục đích khuyến khích việc nghiên cứu Trung Quốc, đặc biệt là trong các tổ chức giáo dục của Mĩ, thông qua trao đổi thông tin học thuật để thúc đẩy nghiên cứu và giảng dạy. Có các xuất bản phẩm Tạp chí Trung Quốc học Hoa Kì (American Journal of Chinese Studies), và Thông tin Hội Trung Quốc học Hoa Kì (AACS News letter). 3. Một số thành tựu và đặc trưng của Hán học Hoa Kì đương đại 3.1 Hiện tượng “Trung Quốc đương đại” (19) (Contemporary China) và việc nghiên cứu khu vực (Area Studies). Fairbank được coi là tổ sư của Trung Quốc học Hoa Kì (Chinese Studies or China Studies), kể cả xu hướng phát triển nghiên cứu Hán học chuyển dần thành Trung Quốc học, trong đó việc “nghiên cứu Trung Quốc đương đại” do Hoa Kì thúc đẩy có vai trò quyết định. Tháng 1-1959: Niên báo của Viện Hàn lâm khoa học chính trị và xã hội (Annals of the Academy of Political and Social Science) xuất bản số đặc biệt “Trung Quốc và người Trung Quốc đương đại” (Con emporary China and the Chinese) với nội dung chủ yếu về Trung Quốc, trong Lời nói đầu, giáo sư trường đại học Columbia New York là Howard L. Boorman đã nêu rõ ở nội dung có tính chất cương lĩnh rằng: “Trong tình hình đó (tình hình Trung Quốc cộng sản trở thành nhân tố chủ yếu của nền chính trị châu Á đương đại, và Trung Quốc học truyền thống của phương Tây lấy khoa học lịch sử và nhân văn làm chính), trước mắt nền đại học Mĩ có một cơ hội có một không hai, phát triển phương pháp nghiên cứu kinh nghiệm và phân tích đối với các vấn đề Trung Quốc đương đại, và mở rộng việc sử dụng lĩnh vực khoa học xã hội”. Tiếng nói thúc đẩy hướng nghiên cứu này không phải chỉ ở Mĩ mới có, mà có cả phát triển mới của các Tổ chức Hán học quốc tế phương Tây ví như Trung tâm Hồ sơ Trung Quốc đương đại (Documentation Centre on Contern porary China) của Pháp sáng lập ngày 1-1-1959, người phụ trách trung tâm này là Jacques Guillermaz (1911-1998)(20), hay ở giới Hán học Anh quốc cũng có sự phát triển tương tự. Và bộ phận lịch sử của Trung Quốc học cũng có sự phân chia “Trung Quốc truyền thống” (Traditional China), “Trung Quốc cận đại” (Modern China) với “Trung Quốc đương đại” (Contemporary China): Trung Quốc đương đại có nghĩa là từ 1949 đến nay; Trung Quốc cận đại chủ yếu chỉ từ năm 1850 đến thập niên 1950 (tức là Trung Quốc xung đột với phương Tây, từ chiến tranh thuốc phiện đến khi Đảng Cộng sản lên), còn Trung Quốc truyền thống thì chỉ Trung Quốc trước thập kỉ 1850. Dù chúng ta có phê phán tính vũ đoán của sự cắt chia lịch sử đó đến như thế nào đi nữa, thì sự phân chia ấy cũng đã bắt đầu biểu hiện rõ rệt sự cắt chia giữa Hán học (truyền thống) với Trung Quốc học (nghiên cứu Trung Quốc cận đại và đương đại). Ngoài ra, chúng ta có thể thấy “Trung Quốc đương đại” cũng chỉ là cách nói khác về chế độ chính trị mà Đảng Cộng sản Trung Quốc lập nên ở Trung Quốc từ năm 1949 đến nay. “Trung Quốc đương đại”, cách gọi này cùng với nội dung của nó, trong khoảng những năm 1958-1960 đã trở thành một đề tài phổ biến, một vấn đề về nhận thức luận chuyên ngành. Điều này có nghĩa là tìm lại thế cân bằng giữa Hán học truyền thống với khoa học xã hội. Lí do rõ ràng là gắn Trung Quốc học với “lợi ích quốc gia” (National Interest) của Mĩ. Ở nước Mĩ từ sau chiến tranh lạnh, trải qua chiến tranh Triều Tiên và chủ nghĩa Mac Các-ti (Mc Carthyism) từ đầu đến giữa thập kỉ 1950, Hán học đã vì chính trị mà chịu một số phận long đong. Các tổ chức Hán học bị coi là đã dẫn tới việc “để mất Trung Quốc” (the loss of China)(21), giới Hán học và chuyên ngành của họ cũng vì thế mang tai mang tiếng, trong đó các học giả hoặc quan chức ngoại giao nổi tiếng đều bị Uỷ ban của Quốc hội Mĩ thẩm vấn nghiêm mật. Ở Mĩ, họ bị gọi là “China Hands” (“bàn tay Trung Quốc”, vốn chỉ các thương nhân phương Tây ở các thương cảng Trung Quốc thế kỷ XIX, về sau cũng chỉ những người phương Tây thông thạo Trung Quốc, những chuyên gia về ngôn ngữ, văn hóa Trung Quốc và về người Trung Quốc), cũng chỉ những nhân viên sứ quán và lãnh sự quán của Mĩ ở Trung Quốc đã ủng hộ chính phủ Mĩ hợp tác với cộng sản Trung Quốc mà bỏ rơi Quốc dân đảng Trung Quốc. Sau khi Trung Cộng nắm quyền, họ bị coi là cộng sản, những “China Hands” tương đối nổi tiếng là John Paton Davies, John S. Service, John Carter Vincent, O.Edmund Clubb, Owen Lattimore và J.K. Fairbank(22). Sau đó, các nhà Trung Quốc học đã vất vả dốc sức xây dựng lại tổ chức của mình, như đã nói ở trên, Hội nghiên cứu châu Á (AAS) năm 1956 đã kế thừa Hội Viễn đông xây dựng từ năm 1948, và có thái độ rất cẩn thận đối với hoạt động chính trị, điều lệ của Hội này ghi rõ “là hội khoa học chứ không phải hội chính trị ”. Nhưng rồi Howard. L. Boorman trong văn kiện có tính chất cương lĩnh “Contemporary China” năm 1959 đã phản đối lập trường của chính phủ Mĩ lúc bấy giờ, cho rằng chính phủ cộng sản Trung Quốc không quan hệ gì với văn hóa và xã hội Trung Quốc, chỉ dựa vào sự giúp đỡ của Liên Xô mà tồn tại. Các chuyên gia Trung Quốc học nhìn thấy ở đây cơ hội mới để kết thúc ảnh hưởng mặt trái của chủ nghĩa Mac Carthy. Fairbank tiếp theo Boorman cũng tham gia cũng thảo luận đó, bấy giờ ông là chủ tịch của Hội nghiên cứu châu Á , tại cuộc hộii nghị hằng năm của AAS ngày 29-3-1959 đã diễn giảng về “Tổng hợp trên cơ sở đa nguyên” (A Synthesis on a Pluralist Basis)(23), ngoài tổng hợp truyền thống Hán học với khoa học xã hội ra, cũng đã tổng hợp văn hóa mới - tức là phương Đông cách mạng - với truyền thống nước Mĩ tự do và dân chủ. Tổng hợp văn hóa này phải nên hình thành được nền văn hóa thế giới đa nguyên mới (new pluralist world culture)(24). Trên đây đã nói qua về cống hiến của Fairbank, tổng quát lại tư tưởng và công việc của ông, có thể nói Fairbank đã để lại dấu ấn sâu sắc trong Hán học Hoa Kì. Giai đoạn sau của Trung Quốc học Hoa Kì là biến Contemporary China thành tổ chức. Khi làm chủ tịch ủy ban tư vấn về nghiên cứu và phát triển của Hội nghiên cứu châu Á (AAS Consultative Commission on Research and Development), Fairbank đã triệu tập một cuộc hội thảo lấy tên là “Nghiên cứu Trung Quốc đương đại” (từ ngày 18 đến ngày 21 tháng 6 năm 1959). Hội thảo này đã lập ra Ủy ban liên hợp về Trung Quốc đương đại (Joint Committee on Contemporary China). Hội liên hiệp các tổ chức học thuật Mĩ (ACLS) và Hội nghiên cứu khoa học xã hội đã cử George Taylor làm chủ tịch, nhiệm kỳ 4 năm, Uỷ ban liên hợp này đã lập ra 3 tổ chuyên môn: (1) Tổ nghiên cứu xã hội Trung Quốc (Subcommittee on Research on Chinese Society) năm 1961, do J. C. Pelznel chủ trì, sau đó do G. W. Skinner(25) chủ trì. (2) Tổ pháp luật Trung Quốc (Subcommittee on Chinese Law) năm 1965 do J. A. Cohen chủ trì. (3) Tổ chính phủ và chính trị Trung Quốc (Subcommittee on Chinese Government and Politics) do R. A. Scalapino(26) chủ trì. Trong quá trình xây dựng tổ chức nghiên cứu Trung Quốc đương đại, Fairbank (phái tự do) và G. Taylor (phái bảo thủ) có cống hiến lớn nhất, Fairbank sở trường về phương diện học thuật và tri thức chuyên ngành, cũng như tinh thần và thái độ say sưa nghiên cứu đã phát triển được ngành Trung Quốc học của trường đại học Harvard; còn G. Taylor thì có ưu điểm là đã kết nối được giới Hán học với chính phủ và giới chính trị. Trong việc hợp tác giữa các tổ chức, tương đối nổi trội là trường đại học Harvard, trường đại học Columbia, quỹ Ford (the Ford Foundation), CFR và RAND Corporation. Từ 1957 về sau, việc nghiên cứu Trung Quốc đương đại dần dần được hoan nghênh, một mặt khơi lại hứng thú của nước Mĩ đối với thế giới phi phương Tây, mặt khác cũng thích ứng với cục diện xung đột Trung Xô lúc bấy giờ. Trong bối cảnh đó, nguồn bổ trợ kinh phí cũng khá dồi dào, từ 1959 đến 1969 đã có khoảng 40 triệu USD tiền bổ trợ(27). Đại bộ phận kinh phí đến từ nguồn bổ trợ công (Publie Subasidies). Đặc biệt là căn cứ vào Đề án giáo dục quốc phòng năm 1958 (the 1958 National Defense Education Act: NDEA), mục đích là nhằm tăng cường các khóa học liên văn hóa của các trung tâm nghiên cứu ở trường đại học. Thí dụ như để thúc đẩy Trung Quốc học Hoa Kì, từ năm 1959 đến năm 1970 quỹ Ford đã chi 23,8 triệu USD(18). Số tiền này phân cho các tổ chức nghiên cứu ở các trường đại học chủ yếu(29), mục đích chính là để mở các khóa học chuyên đề và đa lĩnh vực về Trung Quốc học. Trong quá trình nghiên cứu Trung Quốc đương đại đó, giới học thuật Mĩ đã có một lý thuyết tương đối có ảnh hưởng, đó là “lí thuyết phát triển” (Development Theories) mà nhà chính trị học rất am hiểu châu Á Lucian Pye(30) là đại diện lúc bấy giờ. Về Trung Quốc học, ông là người bảo vệ “phái khoa học xã hội”, hay nói cho sát hơn, ông bảo vệ phái “Khoa học chính trị”. Không lạ gì giai đoạn phát triển sau của “Trung Quốc đương đại” là hoàn toàn lệ thuộc vào lĩnh vực khoa học xã hội. Tuy nhiên, ở Mĩ từ thập kỉ 1980 đến nay, các tổ chức nghiên cứu chính thức, trong tên gọi của mình không còn dùng cụm từ “Trung Quốc đương đại” nữa, mà cũng không nói rõ vì sao loại bỏ nó. Năm 1982, chính Uỷ ban liên hợp về Trung Quốc đương đại đã ghép với Uỷ ban nghiên cứu văn minh Trung Quốc (Committee on the Studies of Chinese Civilization) thành Uỷ ban liên hợp Trung Quốc học (Joint Committee on Chinese Studies) Hội đồng các tổ chức học thuật Hoa Kì (ACLS) không còn đặc biệt khống chế việc nghiên cứu “Trung Quốc đương đại” nữa. Việc nghiên cứu này dần dần trở về với lĩnh vực khoa học nhân văn, tức là nhích gần với “Hán học truyền thống”. Đến đây, cần đề cập đến một vấn đề, đó là khái niệm “Nghiên cứu khu vực”. Sự phát triển của Trung Quốc học Hoa Kì đụng đến vấn đề quan hệ giữa nghiên cứu khu vực với lĩnh vực khoa học chuyên ngành trong học thuật phương Tây hiện nay. Hán học hay Trung Quốc học là nghiên cứu khu vực, còn lĩnh vực khoa học chuyên ngành là chỉ lịch sử học, xã hội học, kinh tế học, chính trị học, nhân loại học v.v, vấn đề mấu chốt là làm thế nào để hai cái đó phối hợp với nhau. Ở Trung Quốc học Hoa Kì, nghiên cứu chính trị học và lịch sử học tương đối thành công. Nói cho chặt chẽ, thì bản thân lịch sử học không phải là một lĩnh vực khoa học chuyên ngành, vì nó bao chứa nhiều bộ phận của các lĩnh vực chuyên ngành khác, như văn hóa sử, xã hội sử, kinh học sử, tôn giáo sử, tư tưởng sử, khoa học sử v.v, giữa chúng với nhau có thể có ngôn ngữ chung. Bản thân “nghiên cứu khu vực” (hay gọi là khu vực học) đặt ra những vấn đề phương pháp luận. Nếu so với các lĩnh vực khoa học chuyên ngành thì nghiên cứu khu vực ra đời [...]... Các lĩnh vực khoa học chuyên ngành xuất hiện ở châu Âu trước và phát triển trên cơ sở văn hóa phương Tây Kết quả của nghiên cứu khu vực không phải là sự ra đời của các “khoa học giao thoa” (như môn hóa lí là kết quả giao thoa của vật lí học và hóa học) , mà là bao chứa các lĩnh vực khoa học chuyên ngành và làm phong phú chúng Đối với giới học thuật Trung Quốc như Âu Mĩ, trong Trung Quốc học ngày nay,... quan niệm triết học của Trung Quốc với phương Tây, đặc biệt hứng thú với một số tư tưởng trong triết học Trung Quốc, cho rằng những tư tưởng ấy rất có ích cho việc nghiên cứu triết học phương Tây hoặc triết học đương đại 4 Các đặc điểm của Hán học Hoa Kì Có thể khái quát vắn tắt các đặc điểm của Hán học Hoa Kì như sau: 4.1 Trong các nước phương Tây, Hoa Kì chí ít cũng chiếm vị trí số 1 về phương diện... thành ngành học thuật Ở Hoa Kì, đặc biệt là sau Đại chiến II đến nay, Trung Quốc học có quan hệ mật thiết và nhạy cảm với chính trị Về cơ bản, toàn bộ nghiên cứu khoa học của Hoa Kì thuộc về chính sách “lợi ích quốc gia” Trong đó có một nguyên tắc chấp hành gọi là “sự đúng đắn chính trị” (Political Correctness) Trung Quốc học của Hoa Kì rất quan trọng ở phương Tây, nó ảnh hưởng đến không khí Hán học quốc... hưởng đến không khí Hán học quốc tế Tuy nhiên, ở Hoa Kì cũng có người nhấn mạnh tính sai dị giữa các nền văn hóa, như các nhà triết học kiêm nhà Hán học David Hall (đã quá cố) và Roger T Ames 4.5 Giới Hán học Hoa Kì ngay từ đầu đã sử dụng hào hiệp các nhà Hán học có tiếng của nước khác như Đức, Pháp, Anh và cho đến nay vẫn giữ thái độ đó 4.6 Giới Hán học Hoa Kì còn có một đặc điểm khác các nước phương... ngẫm về hiện trạng nghiên cứu Hán học châu Âu, đăng trong “Hội thảo quốc tế Hán học lần thứ nhất của Đại học Phụ nhân Đối thoại về tính học thuật Trung Quốc: trường hợp (Hoa duệ học chí) làm thí dụ” (Nxb Đại học Phụ nhân, Taipei, 2004), tr.135 17 Người viết nhấn mạnh: ở đây dùng danh từ China mà không dùng hình dung từ Chinese, là một cách dùng hết sức đặc biệt của tiếng Anh có thể dịch là Trung Quốc học. .. Trung Quốc học Ngoài ra mỗi bộ phận nghiên cứu Trung Quốc thường có quan hệ đồng nghiệp bè bạn ở các khoa hệ khác như khảo cổ học, xã hội học 4.3 Trọng điểm nghiên cứu Hán học của Hoa Kì là ở phạm vi Trung Quốc đương đại, còn về Trung Quốc cổ đại, thời Trung cổ, thời Tống Minh Thanh thì có cách bổ cứu là hợp tác với các khoa khác (lịch sử, khảo cổ, v.v ) hoặc lập ra các học hội tương ứng 4.4 Xét về cội... số 1 về phương diện số lượng, còn về chất lượng thì cũng đã có nhiều tác phẩm Hán học xuất sắc Về địa lí mà xét, dường như có thể hình dung trên 100 khu vực đại học Hoa Kì theo con đường từ Chicago, qua NewYork và Washington đến San Francisco 4.2 Mô thức nghiên cứu Trung Quốc của Mĩ là “nghiên cứu khu vực” Không có khoa Hán học hay Trung Quốc học, mà phần lớn là khoa các ngôn ngữ và văn hóa Đông Á,... Lâm Dục Sinh, là người chuyên nghiên cứu lịch sử tư tưởng Trung Quốc, Giáo sư khoa Lịch sử trường Đại học Wisconsin 10 Trương Hạo nhận bằng Thạc sĩ (năm 1961) và Tiến sĩ (năm 1966) ở trường Đại học Harvard, hiện là giáo sư ban Nhân văn học ở Đại học Khoa học Kĩ thuật HongKong 11 Xem Đỗ Duy Minh: “Mười năm cơ duyên với Nho học: Đánh giá lại các giá trị Đông Á”, tr.6-7 12 John King Fairbank, China Perceived... quốc tế, về sau giữ chức Tổng giáo tập trưởng của Đồng văn quán suốt 25 năm (1869-1894) 3 Đỗ Duy Minh (Tu Wei Ming), nhà Hán học - Nho học phát biểu trong “ Mười năm cơ duyên với Nho học: đánh giá lại các giá trị Đông Á” (Hong Kong: Dxford University Press, China, 1999) Ông lần lượt nhận bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ ở trường đại học Harvard, đã từng giảng dạy ở các trường đại học Princeton, đại học California... của phân hiệu Berkeley trường Đại học California, và là vị hiệu trưởng gốc Hoa và gốc châu Á đầu tiên trong một trường đại học nổi tiếng của Mĩ, chuyên gia công trình cơ giới và là người phát triển khoa học kĩ thuật 19 Nội dung này dựa theo luận văn của Yves Viltard “Sự ra đời của “Trung Quốc đương đại” ở Hoa Kì: nguồn gốc của một sự xác định phương hướng Trung Quốc học Hoa Kì” (The Birth of ‘Contemporary . VÀI NÉT VỀ HÁN HỌC HOA KỲ PGS. Phan Văn Các Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hán học là một thuật ngữ đa nghĩa. Có lúc nó chỉ ngành Kinh học thời nhà Hán, lại có lúc chỉ việc nghiên cứu khảo chứng học. có chuyên ngành hóa về lĩnh vực khoa học, như nhân loại học, nghệ thuật sử, kinh tế học, lịch sử học, văn học, triết học, khoa học chính trị, xã hội học hoặc tôn giáo học. Ngoài ra, còn có. vực khoa học chuyên ngành trong học thuật phương Tây hiện nay. Hán học hay Trung Quốc học là nghiên cứu khu vực, còn lĩnh vực khoa học chuyên ngành là chỉ lịch sử học, xã hội học, kinh tế học,