Đề thi thử đại học môn sinh học 2013 tháng 4 Đề thi thử đại học môn sinh học 2013 tháng 4 Đề thi thử đại học môn sinh học 2013 tháng 4 Đề thi thử đại học môn sinh học 2013 tháng 4 Đề thi thử đại học môn sinh học 2013 tháng 4 Đề thi thử đại học môn sinh học 2013 tháng 4 Đề thi thử đại học môn sinh học 2013 tháng 4
Đề thi, đáp án, hướng dẫn giải đề thi thử đại học tháng 4.2013 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 - A. ĐỀ THI Câu 1. Phân tử ADN ở vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển E.coli này sang môi trường chỉ có N14 thì sau 6 lần tự sao, trong số các phân tử ADN con có bao nhiêu phân tử ADN còn chứa N15? A. 64. B. 2. C. 62. D. 1. Câu 2. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Một tế bào sinh dưỡng của loài này nguyên phân liên tiếp 5 lần. Ở kì giữa của lần phân bào thứ 5 trong tất cả tế bào con có A. 768 NST đơn. B. 384 NST kép. C. 384 crômatit. D. 768 NST kép. Câu 3. Sự linh hoạt trong các dạng hoạt động chức năng của ADN (nhân đôi, phiên mã) được đảm bảo bởi yếu tố nào sau đây? A. tính yếu của các liên kết hidro giữa hai mạch đơn của phân tử ADN. B. Sự kết hợp của ADN với Prôtêin loại histon trong cấu trúc sợi nhiễm sắc. C. Tính bền vững của các liên kết phôtphođieste giữa các nuclêôtit. D. Cấu trúc không gian xoắn kép của ADN. Câu 4. Ở ruồi giấm 2n = 8. Một nhóm tế bào sinh tinh mang đột biến cấu trúc ở hai NST thuộc hai cặp tương đồng số 2 và số 6. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lí thuyết, tổng tỉ lệ các loại giao tử có thể mang NST đột biến trong tổng số giao tử là A. 1/2. B. 3/4. C. 1/4. D. 1/8. Câu 5. Một nhà tế bào học nhận thấy có 2 phân tử prôtêin có cấu trúc hoàn toàn khác nhau được dịch mã từ 2 phân tử mARN khác nhau. Tuy nhiên 2 phân tử mARN này đều được tổng hợp từ cùng 1 gen. Cơ chế nào sau đây có thể giải thích hợp lý cho hiện tượng trên? A. cơ chế mở xoắn khác nhau của ADN tạo thành 2 phân tử mARN khác nhau. B. hai mARN được tổng hợp từ các Operon khác nhau. C. một đột biến có thể làm thay đổi cấu trúc của gen. D. Các exon của cùng 1 gen đã lắp ghép theo những trình tự khác nhau tạo thành mARN khác nhau. Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về gen cấu trúc? A. phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin là các đoạn không mã hóa axit amin. B. mỗi gen mã hóa prôtêin điển hình gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit: vùng điều hòa, vũng mã hóa, vùng kết thúc. C. vùng điều hòa nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã. D. gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hóa liên tục, không chứa các đoạn không mã hóa axit amin. Câu 7. Vùng mã hoá của gen ở SV nhân thực có 55 đoạn exon và intron xen kẽ. số đoạn exon và intron lần lượt là : A. 27 ; 28. B. 28 ; 27. C. 26 ; 29. D. 29 ; 26. THI THỬ ĐẠI HỌC 2013 – THÁNG 4 ĐỀ THI, ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN GIẢI MÔN SINH HỌC Đề thi, đáp án, hướng dẫn giải đề thi thử đại học tháng 4.2013 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 - Câu 8. Giả sử trong một gen có một bazơ xitozin trở thành dạng hiếm (X*) thì sau 3 lần nhân đôi sẽ có bao nhiêu gen đột biến dạng thay thế G-X bằng A−T: A. 3. B. 4. C. 8. D. 7. Câu 9. Một gen có chiều dài 0,51µm. Trong quá trình dịch mã đã tổng hợp nên một chuỗi pôlipeptít có 350 axitamin. Đây là gen của nhóm sinh vật nào. A. Thể ăn khuẩn. B. Virút. C. Nấm. D. Vi khuẩn E.côli. Câu 10. Số nhóm gen liên kết của một loài lưỡng bội là 8. Trong loài có thể xuất hiện tối đa bao nhiêu dạng thể ba, thể ba kép? A. 16 và 120. B. 8 và 16. C. 4 và 6. D. 8 và 28. Câu 11. Trong quá trình phên mã, enzim ARN-poli meraza bám vào: A. Vùng 3’ của mạch mã gốc và di chuyển từ mã mở đầu đến mã kết thúc. B. Vùng điều hoà và di chuyển từ đầu 3’ sang đầu 5’ của mạch mã gốc. C. Mã mở đầu và di chuyển từ đầu 5’ sang đầu 3’ của mạch mã gốc. D. Vùng điều hoà và di chuyển từ đầu 5’ sang đầu 3’ của mạch mã gốc. Câu 12. Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và các cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Cho cây tứ bội có kiểu gen AAaaBbbb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là A. 35:35:1:1 B. 33:11:1:1 C. 105:35:9:1 D. 105:35:3:1. Câu 13. Cặp bố mẹ đem lai có kiểu gen AB Ab ab aB × . Hoán vị gen xảy ra ở 2 bên với tần số bằng nhau, kiểu hình quả vàng, bầu dục có kiểu gen ab ab . Kết quả nào sau đây phù hợp với tỉ lệ kiểu hình quả vàng, bầu dục ở đời con? A. 7,29% B. 12,25% C. 16% D. 5,25% Câu 14. Một cây có kiểu gen Ab aB tự thụ phấn, tần số hoán vị gen của tế bào sinh hạt phấn và tế bào noãn đều là 30%, thì con lai mang kiểu gen Ab ab sinh ra có tỉ lệ: A. 4% B. 10% C. 10,5% D. 8% Câu 15. Ở một loài thực vật, có 2 gen nằm trên 2NST khác nhau tác động tích luỹ lên sự hình thành chiều cao của cây. Gen A có 2 alen, gen B có 2 alen. Cây aabb có độ cao 100cm, cứ có 1 alen trội làm cho cây cao thêm 10cm. Kết luận nào sau đây không đúng: A. Cây cao 140cm có kiểu gen AABB. B. Có 2 kiểu gen qui định cây cao 110cm. C. Cây cao 130cm có kiểu gen AABb hoặc AaBB. D. Có 4 kiểu gen qui định cây cao 120cm. Câu 16. Ở phép lai bD Bd YX x bd BD XX aaA , nếu có hoán vị gen ở cả 2 giới, mỗi gen qui định một tính trạng và các gen trội hoàn toàn thì số loại kiểu gen và kiểu hình ở đời con là: A. 40 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình. B. 20 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình. C. 40 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình. D. 20 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình. Đề thi, đáp án, hướng dẫn giải đề thi thử đại học tháng 4.2013 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 - Câu 17. Ở phép lai 2 cặp tính trạng, phân tích tỉ lệ kiểu hình ở từng cặp tính trạng thì thấy tỉ lệ vỏ trơn/ vỏ nhăn = 9/7; hạt vàng/ hạt xanh = 7/1. Nếu 2 cặp tính trạng di truyền phân li độc lập thì kiểu hình vỏ nhăn, hạt xanh chiếm tỉ lệ bao nhiêu? A. 9/64. B. 7/64. C. 9/128. D. 7/128. Câu 18. Điều khẳng định nào sau đây là không đúng? A. Kiểu gen là một tổ hợp gồm những gen tác động riêng rẽ. B. Trong sự hình thành kiểu hình có sự tác động qua lại giữa các gen và sự tác động qua lại giữa gen với môi trường. C. Giữa các gen và kiểu hình có mối quan hệ phức tạp. D. Ngoài sự tác động qua lại giữa các gen trong cặp alen còn có sự tác động qua lại giữa các gen không alen để cùng chi phối một tính trạng. Câu 19. Lai giữa hai cây thuần chủng thân cao với thân thấp, F 1 đều có thân cao. Cho F 1 lai với một cây khác, F 2 thu được 62,5% cây thân cao : 37,5% cây thân thấp. Tính trạng chiều cao của cây di truyền theo qui luật nào? A. Tương át chế kiểu 12 : 3 : 1. B. Tương tác bổ trợ kiểu 9 : 7. C. Tương bổ trợ kiểu 9 : 6 : 1. D. Tương át chế kiểu 13 : 3. Câu 20. Lai ruồi giấm thuần chủng mắt đỏ, cánh bình thường với ruồi giấm mắt trắng, cánh xẻ, F1 thu được đồng loạt ruồi mắt đỏ, cánh bình thường. Cho ruồi F1 giao phối với nhau thu được tỷ lệ kiểu hình như sau: 75% ruồi mắt đỏ, cánh bình thường : 25% ruồi mắt trắng, cánh xẻ (tất cả ruồi mắt trắng, cánh xẻ là ruồi đực). Trong đó: Gen A: mắt đỏ, a: mắt trắng; Gen B: bình thường, b: cánh xẻ. Kiểu gen của bố mẹ P là: A. P: aaX b X b x AAX B Y B. P: X aa X aa x X AB Y C. P: AAX B X B x aaX b Y D. P: X A B X A B x X a b Y Câu 21. Cho biết gen A quy định bình thường, alen a gây bệnh bạch tạng nằm trên NST thường. Nếu bố, mẹ đều có kiểu gen dị hợp, họ sinh được 5 con. Hỏi khả năng họ sinh được 2 con gái bình thường, 2 con trai bình thường và 1con gái bị bệnh bạch tạng là bao nhiêu? A. 0,74 B. 0,074 C. 0,0074 D. 0,00074 Câu 22. Ở người, tính trạng nhóm máu ABO do một gen có 3 alen I A , I B , I O qui định. Trong một quần thể cân bằng di truyền có 25% số người mang nhóm máu O; 39% số người mang nhóm máu B. Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu A sinh một người con, xác suất để người con này mang nhóm máu giống bố mẹ là bao nhiêu? A. 3/4. B. 119/144. C. 25/144. D. 19/24. Câu 23. Ở người, bệnh mù màu lục do gen lặn trên NST giới tính X quy định, bệnh bạch tạng do gen nằm trên NST thường quy định. Các nhóm máu do 1 gen gồm 3 alen nằm trên cặp NST thường khác quy định. Số kiểu giao phối có thể trong quần thể người là bao nhiêu? A. 1944 B. 90 C. 2916 D. 54. Câu 24. Có hai quần thể thuộc cùng một loài. Quần thể I có 750 cá thể, trong đó tần số A là 0,6. Quần thể II có 250 cá thể, trong đó có tần số A là 0,4. Nếu toàn bộ các cá thể ở quần thể II di cư vào quần thể I thì ở quần thể mới, alen A có tần số là A. 0,45. B. 1. C. 0,55. D. 0,5. Đề thi, đáp án, hướng dẫn giải đề thi thử đại học tháng 4.2013 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 - Câu 25. Ở thỏ, alen A quy định tính trạng lông đen, alen a quy định tính trạng lông trắng. Giả sử có một quần thể thỏ rừng ngẫu phối cân bằng di truyền với 50 con, trong đó số cá thể lông trắng là 8 con. Sau 5 năm, số lượng các thể của quần thể tăng lên đạt mức 200 con. Kết luận nào sau đây là đúng: A. Sau 5 năm, tần số cá thể có kiểu gen aa tăng lên 4 lần. B. Sau 5 năm, số cá thể có kiểu gen Aa tăng thêm 72 con. C. Sau 5 năm, quần thể thỏ đã sinh ra 150 con. D. Sau 5 năm, thành phần kiểu gen của quần thể là 0,16AA:0,48Aa:0,36aa. Câu 26. Giả sử một giống cà chua có gen A quy định một tính trạng không mong muốn (dễ mắc bệnh X). Hãy nêu quy trình tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh X. 1. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến. 2. Chọn lọc các gen và tổ hợp gen mong muốn. 3. Tạo dòng thuần chủng. Phương án đúng là: A. 1, 2 B.1, 3 C. 2, 3 D. 1, 2, 3 Câu 27. Xung điện có tác dụng gì trong kĩ thuật chuyển gen A. cắt ADN thể cho tại những vị trí xác định. B. làm giãn màng sinh chất của tế bào, giúp ADN tái tổ hợp xâm nhập tế bào. C. cắt ADN plasmit tại những vị trí xác định. D. chiết xuất ADN plasmit và ADN thể cho. Câu 28. Giải thích nào sau đây đúng về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ưu thế lai ? A. do con lai không chứa gen lặn có hại. B. do các gen trội và gen lặn tác động với nhau theo kiểu cộng gộp. C. do kiểu gen dị hợp tử sẽ cho kiểu hình vượt trội hơn so với các kiểu gen đồng hợp tử. D. do con lai chứa toàn gen trội. Câu 29. Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào học các tế bào nhau thai bong ra trong nước ối của phụ nữ mang thai 15 tuần người ta có thể phát hiện điều gì? 1. Đứa trẻ mắc hội chứng Đao. 2. Đứa trẻ mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. 3. Đứa trẻ mắc bệnh phêninkêto niệu. Phương án đúng là: A. 1 B. 1 và 2 C. 1 và 3 D. 1 , 2, 3 Câu 30. Khảo sát sự di truyền bệnh M ở người qua ba thế hệ như sau : Xác suất để người III 2 mang gen bệnh là bao nhiêu: A. 0,335. B. 0,75. C. 0,67. D. 0,5. Câu 31. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các hóa thạch của loài ngựa Eocene ở Colorado. Loài ở càng sâu trong lòng đất thì có kích thước càn nhỏ. Điều này đã dẫn tới kết luận gì trong các học thuyết tiến hóa? A. Đó là bằng chứng chứng minh các loài tiến hóa qua thời gian. 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 I II III Nam bình thường Nam bị bệnh M Nữ bình thường Nữ bị bệnh M Đề thi, đáp án, hướng dẫn giải đề thi thử đại học tháng 4.2013 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 5 - B. Nó chỉ ra rằng tất cả các loài không thay đổi theo thời gian. C. Nó chỉ ra rằng các loài có mối liên hệ với nhau. D. Nó chứng minh rằng môi trường thay đổi theo thời gian. Câu 32. Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm. B. Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc được gọi là cơ quan tương đồng. C. Các loài động vật có xương sống có các đặc điểm ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau thì không thể có các giai đoạn phát triển phôi giống nhau. D. Những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên, mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau được gọi là cơ quan tương tự. Câu 33. Di tích của các loài sinh vật sống ở các thời đại địa chất khác nhau được sử dụng như một loại bằng chứng của quá trình tiến hóa: A. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử B. Bằng chứng hóa thạch C. Bằng chứng phôi sinh học. D. Bằng chứng địa lý sinh vật học. Câu 34. Loại đột biến nào sau đây làm tăng các loại alen về một gen nào đó trong vốn gen của quần thể? A. Đột biến lệch bội. B. Đột biến dị đa bội. C. Đột biến tự đa bội. D. Đột biến điểm. Câu 35. Câu nào dưới đây nói về vai trò của sự cách li địa lí trong quá trình hình thành loài là đúng nhất ? A. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính dẫn đến phân hóa thành phần kiểu gen của các quần thể thích nghi. B. không có sự cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới. C. cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. D. cách li địa lí luôn dẫn đến cách li sinh sản. Câu 36. Quá trình nào trong số quá trình nêu dưới đây sẽ làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể? A. quá trình chọn lọc tự nhiên. B. quá trình di nhập cư của các cá thể ra vào quần thể. C. quá trình giao phối. D. quá trình đột biến. Câu 37. Tần số cao của người bị bệnh hồng cầu hình liềm ở Tây Phi bởi vì những người mang gen dị hợp có thể kháng được sốt rét, mà vùng này có bệnh sốt rét hoành hành. Đây là ví dụ của A. đột biến. B. chọn lọc tự nhiên. C. phiêu bạt di truyền. D. dòng gen. Câu 38. Phiêu bạt di truyền ảnh hưởng nhiều nhất ở A. quần thể nông nghiệp. B. quần thể nhỏ. C. quần thể lớn. D. quần thể phân bố rộng. Câu 39. Sự kiện nào sau đây được xem là đặc trưng của đại trung sinh? A. Sự chuyển đời sống từ nước lên cạn của động, thực vật. B. Xuất hiện dương xỉ có hạt và lưỡng cư đầu cứng. C. Sự ưu thế tuyệt đối của sâu bọ. D. Sự phát triển mạnh của cây hạt trần và bò sát cổ. Đề thi, đáp án, hướng dẫn giải đề thi thử đại học tháng 4.2013 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 6 - Câu 40. Yếu tố quyết định sự sống có thể chuyển từ nước lên cạn là A. mặt đất được nâng lên, biển bị thu hẹp. B. sự tập trung nhiều di vật hữu cơ trên đất liền. C. sự quang hợp của thực vật tạo ra oxy phân tử từ đó hình thành tầng ôzôn. D. các hoạt động núi lửa và sấm sét đã giảm. Câu 41. Phát biểu nào sau đây không đúng? 1. Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới thì kích thước cơ thể nhỏ hơn động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới ấm áp. 2. Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và các chi, thường bé hơn các loài động vật tương tự sống ở vùng nóng. 3. Cây ưa bóng mọc dưới tán của các cây khác có phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang. Phương án đúng là: A. 1 B. 1, 2 C. 1, 3 D. 1, 2, 3. Câu 42. Đối với 1 quần thể, khi N gần tới K, điều nào sau đây có thể dự đoán được thông qua phương trình tăng trưởng quần thể trong môi trường bị giới hạn? A. Tốc độ tăng trưởng kích thước quần thể không thay đổi. B. Sức chứa của môi trường sẽ tăng. C. Tốc độ tăng trưởng sẽ dần tới 0. D. Quần thể sẽ tăng theo cấp số mũ. Câu 43. Các quần thể của nhiều loài thú nhỏ như : chuột lemut, chuột đồng và thỏ ở Canada tuân theo biến động theo chu kì (3 – 4 năm). Điều nào sau đây không đóng vai trò trong sự biến động theo chu kì trên? A. tỉ lệ tăng cao gây ra bởi các vật ăn thịt. B. sự phân tán của các cá thể khỏi nơi chúng sinh ra. C. stress gây ra bởi ảnh hưởng của mật độ cao. D. điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Câu 44. Khi tuần lộc đầu tiên được đưa đến đảo St.Paul thì : A. tuần lộc sẽ bùng nổ số lượng, cho tới khi thức ăn không đủ cung cấp cho số lượng lớn cá thể thì tử vong sẽ tăng, sinh sản giảm, kích thước quần thể dừng lại ở mức cân bằng với sức chứa của môi trường. B. tuần lộc và thực vật sẽ tuần tự tăng giảm giống như linh miêu và thỏ. C. quần thể tuần lộc sẽ giữ nguyên. D. quần thể tuần lộc sẽ tăng trưởng kích thước không ngừng, vì ở đảo không có vật ăn thịt tuần lộc. Câu 45. Diễn thế sinh thái có thể hiểu là: A. Biến đổi cấu trúc quần thể. B. Thay thế quần xã này bằng quần xã khác. C. Mở rộng vùng phân bố. D. Tăng số lượng quần thể trong quần xã. Câu 46. Trong nghề nuôi cá để thu được năng suất cá tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì điều nào dưới đây là cần làm hơn cả ? A. Nuôi nhiều loài cá thuộc cùng một chuỗi thức ăn. B. Nuôi nhiều loài cá với mật độ càng cao càng tốt. C. Nuôi một loài cá thích hợp với mật độ cao và cho dư thừa thức ăn. D. Nuôi nhiều loài cá sống ở các tầng nước khác nhau. Đề thi, đáp án, hướng dẫn giải đề thi thử đại học tháng 4.2013 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 7 - Câu 47. Quang hợp, hô hấp và sự cháy liên quan đến chu trình sinh địa hóa nào? A. nước. B. Cacbon. C. nitơ. D. Phôtpho. Câu 48. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật có sinh khối lớn nhất là A. sinh vật tiêu thụ cấp 1. B. sinh vật tiêu thụ cấp 2. C. sinh vật phân hủy. D. sinh vật sản xuất. Câu 49. Trong diễn thế sinh thái, nhóm loài ưu thế đã “tự đào huyệt chôn mình”. Nguyên nhân là do A. hoạt động của nhóm loài ưu thế làm biến đổi mạnh mẽ môi trường, từ đó tạo điều kiện cho nhóm loài khác có khả năng cạnh tranh cao hơn trở thành nhóm loài ưu thế mới. B. hoạt động của nhóm loài ưu thế làm biến đổi mạnh mẽ môi trường, từ đó dẫn đến cạn kiệt nguồn sống của chính các loài ưu thế và các loài khác trong quần xã. C. nhóm loài ưu thế hạn chế các hoạt động sống trong điều kiện môi trường thay đổi, từ đó dễ bị các loài khác vượt lên thành nhóm loài ưu thế mới. D. nhóm loài ưu thế hạn chế các hoạt động sống trong điều kiện môi trường ổn định, từ đó dễ bị các loài khác vượt lên thành nhóm loài ưu thế mới. Câu 50. Khẳng định nào dưới đây là không chính xác khi nói về sự ô nhiễm môi trường trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam. A. Cacbon hữu cơ không có khả năng gây ô nhiễm môi trường vì nó được các loài vi sinh vật biến đổi một cách nhanh chóng. B. Ngoài CO 2, còn nhiều loại khí khác ví dụ như hơi nước cũng có khả năng gây hiệu ứng nhà kính. C. Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính được gia tăng đáng kể do các hoạt động công nghiệp. D. Ô nhiễm môi trường là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người dân. B. ĐÁP ÁN 1. B 11. B 21. B 31. A 41. A 2. B 12. D 22. B 32. A 42. C 3. A 13. D 23. A 33. B 43. D 4. C 14. C 24. C 34. D 44. A 5. D 15. D 25. D 35. A 45. B 6. C 16. A 26. D 36. A 46. D 7. B 17. D 27. B 37. B 47. B 8. A 18. A 28. C 38. B 48. D 9. C 19. D 29. A 39. D 49. A 10. D 20. D 30. C 40. A 50. A Đề thi, đáp án, hướng dẫn giải đề thi thử đại học tháng 4.2013 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 8 - C. HƯỚNG DẪN GIẢI Với đề thi thử đại học môn Sinh học tháng 4, Hocmai.vn sẽ hướng dẫn giải chi tiết các câu hỏi học sinh hay làm sai nhất trong đề thi. Nếu cần tư vấn, giải đáp thêm về các câu hỏi trong đề thi, học sinh có thể gọi điện tới số 1900-58-58-12 (vào giờ hành chính) hoặc đưa lên topic “Trao đổi về đề thi thử đại học 2013 môn Sinh học” nằm trong box Luyện giải đề thi ĐH, CĐ tại Diendan.hocmai.vn. Câu 2. Ở kì giữa lần nguyên phân, tức là tế bào đã trải qua 4 lần nguyên phân. Số tế bào con tạo ra sau 4 lần nguyên phân là: 2 4 = 16 (tế bào) Số NST có trong 16 tế bào là: 16 . 24 = 384. Ở kì giữa của lần phân bào thứ 5 mỗi NST tồn tại ở trạng thái kép. Do vậy số NST trong tất cả các tế bào con là: 384 NST kép Đáp án B đúng. Câu 3. Sự linh hoạt trong các dạng hoạt động chức năng của ADN (nhân đôi, phiên mã) chính là khả năng mà 2 mạch của phân tử ADN có thể dễ dàng tách nhau ra để thực hiện nhân đôi hoặc phiên mã. Khả năng này liên quan đến tính yếu của các liên kết hidro. Trong các đáp án trên chỉ có đáp án A đúng. Câu 8. Đáp án A đúng. Giải thích : 2 n-1 - 1 = 3 . Sơ đồ : Câu 9. Đáp án C. Tổng số Nu = 3000. Số bộ ba = 3000 : 6= 500 > 350. Vậy đây gen là gen phân mảnh. Câu 10. Đáp án D. Hướng dẫn : n = 8 → số thể ba là 8. Số thể 3 kép là 28C 2 n = ( với n=8) Câu 11. Trong quá trình phiên mã, enzim ARN-poli meraza bám vào vùng điều hoà và di chuyển từ đầu 3’ sang đầu 5’ của mạch mã gốc Đáp án B Câu 19. Đáp án D. Giải thích : Tỉ lệ 5 : 3 xuất hiện ở 2 kiểu tương tác là 9 :7 và 13 :3. Lai cây cao với cây thấp F1 toàn cây cao, F2 tỉ lệ cây cao 5/8 vậy nó thuộc tương tác 13 :3. Nếu tỉ lệ cao là 3/8 thì tuânn theo tương tác bổ sung 9 :7. Câu 21. Khả năng họ sinh được 2 con gái bình thường, 2 con trai bình thường và 1con gái bị bệnh bạch tạng là: 2 2 2 2 5 3 3 3 1 . . 0,074 8 8 8 C C = Câu 22. Đáp án B. Tần số I o =0,5 ; I B = 0,3 ; I A = 0,2 X * G X * A X G T A T A T A X * A T A X * A 1 2 3 X * G X * G X * A X * A X G X G T A T A T A T A T A T A X * A X * A T A T A X * A X * A 1 2 3 Đề thi, đáp án, hướng dẫn giải đề thi thử đại học tháng 4.2013 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 9 - Tỉ lệ I A I A trong quần thể là : 0,04 ; I A I O = 2.0,5.0,2=0,2 → Tỉ lệ I A I A trong số người nhóm máu A = 0,04/(0,04+0,20) = 1/6 → Tỉ lệ I A I o trong số người nhóm máu A = 5/6 → ( OAAA II 6 5 :II 6 1 ) x ( OAAA II 6 5 :II 6 1 ). Con máu O chỉ tạo ra từ bố mẹ I A I o . Con máu O có tỉ lệ = 2 6 5 x 4 1 =→ Con giống bố mẹ = 1 - 144 25 = 144 119 Câu 23. Số kiểu gen có thể có ở cơ thể nữ là: 2.3 2.3 . .6 54 2 2 = (kiểu gen) Số kiểu gen có thể có ở cơ thể nam là: 2.3 2. .6 36 2 = (kiểu gen) Số kiểu giao phối tối đa có thể có là: 36 . 54 = 1944. Vậy đáp án A đúng. Câu 24. Số cá thể mang alen A ở quần thể 1 là 750 . 0,6 = 450 cá thể. Số cá thể mang alen A ở quần thể 2 là 250 . 0,4 = 100 cá thể Tổng số cá thể mang alen A ở qt mới là 100 + 450 = 550 Tổng số cá thể ở qt mới là 750 + 250 = 1000 => p(A) = 550/1000 = 0,55. Vậy đáp án C đúng. Câu 25. Lông trắng (aa) = 8/50 = 0,16 => q(a) = 0,4 ; p(A) = 0,6 P: 0,16AA ; 0,48 Aa ; 0,36 aa. Chọn D ( vì P cân bằng DT và ngẫu phối) Câu 29. Phương pháp nghiên cứu tế bào học chủ yếu phát hiện ra các bệnh, tật di truyền liên quan đến các đột biến nhiễm sắc thể chứ không phát hiện ra các bệnh liên quan đến đột biến gen. Câu 30. Đáp án C. Cơ thể II 2 và II 3 chắc chắn là Aa. III 2 có kiểu hình bình thường nên chỉ có 1 trong 2 khả năng AA hoặc Aa. Theo phép kết hôn ta có khả năng III 2 mang gen bệnh Aa = 2/3 = 0,667. Câu 41. Trong các ý trên chỉ có ý 1 là sai vì theo quy tắc Becman: Động vật hằng nhiệt (chim, thú) ở vùng ôn đới có kích thước lớn hơn động vật cùng loài hoặc loài thân thuộc ở vùng nhiệt đới Chọn đáp án A. Câu 42. Trong môi trường bị giới hạn, khi N gần tới K tức là kích thước của quần thể gần tới sức chứa của môi trường thì kích thước quần thể sẽ tăng chậm lại và khi đạt đến K thì tốc độ tăng trưởng sẽ bằng 0. Trong các đáp án trên chỉ đáp án C đúng. Câu 49. Ở câu này, các em xem lại lí thuyết về nguyên nhân của diễn thể sinh thái: Có 2 nguyên nhân: nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong. Đề thi, đáp án, hướng dẫn giải đề thi thử đại học tháng 4.2013 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 10 - Hiện tượng “tự đào huyệt chôn mình” là nguyên nhân bên trong dẫn đến diễn thế: Do hoạt động của nhóm loài ưu thế làm biến đổi mạnh mẽ môi trường, từ đó tạo điều kiện cho nhóm loài khác có khả năng cạnh tranh cao hơn trở thành nhóm loài ưu thế mới. Ví dụ: Cuối thế kỉ XIX ở rừng châu Mỹ có nhiều bò rừng bidôngDo gặp thuận lợi, quần thể bò phát triển, nhanh chóng tăng số lượng, tàn phá cả khu rừng, biến nơi này thành thảo nguyên. Kéo theo đó là sự thay đổi của cả hệ sinh vật nơi đây, dẫn đến chính quần thể bò ưu thế trước kia lại giảm sút nhanh chóng, bị chết nhiều hoặc phải di cư. Với kết quả đạt được trong đề thi thử đại học tháng 4, Hocmai.vn hi vọng Bạn đã đúc rút được thêm kinh nghiệm để tìm ra lỗ hổng kiến thức cũng như định hướng được phương pháp học hiệu quả. Hãy cùng cố gắng trong gần 1 tháng nữa và đánh giá lại những gì Bạn đã đạt được qua đề thi thử đại học tháng 5 sẽ diễn ra bắt đầu từ 9h sáng ngày 11/5/2013. Chúc Bạn học tập tốt! . ; 26. THI THỬ ĐẠI HỌC 2013 – THÁNG 4 ĐỀ THI, ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN GIẢI MÔN SINH HỌC Đề thi, đáp án, hướng dẫn giải đề thi thử đại học tháng 4 .2013 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò. 1900 5 8-5 8-1 2 - Trang | 8 - C. HƯỚNG DẪN GIẢI Với đề thi thử đại học môn Sinh học tháng 4, Hocmai.vn sẽ hướng dẫn giải chi tiết các câu hỏi học sinh hay làm sai nhất trong đề thi. Nếu. hỏi trong đề thi, học sinh có thể gọi điện tới số 190 0-5 8-5 8-1 2 (vào giờ hành chính) hoặc đưa lên topic “Trao đổi về đề thi thử đại học 2013 môn Sinh học nằm trong box Luyện giải đề thi ĐH,