1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Bộ đề thi tốt nghiệp các năm và hướng dẫn thi sử tham khảo (2)

33 803 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 330 KB

Nội dung

SỞ GD – ĐT TRƯỜNG THPT ĐỀ THI THAM KHẢO TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2010 MÔN THI : LỊCH SỬ THỜI GIAN LÀM BÀI : 90 PHÚT ĐỀ I I – PHẦN CHUNG DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7đ) Câu 1(5,5 điểm). Trình bày tóm tắt những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930. Câu 2(1,5 điểm). Theo anh (chị) công lao to lớn nhất của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc Việt Nam là gì? Tại sao? II – PHẦN RIÊNG (3đ) Thí sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài; nếu làm cả hai phần riêng thì cả hai phần riêng đều không được chấm. Câu 3a Trình bày những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Theo anh (chị), trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản kể trên, thì nguyên nhân nào là quan trọng nhất; Nguyên nhân đó có thể giúp ích gì cho các nước đang phát triển trong công cuộc xây dựng kinh tế của họ. Câu 3b Theo chương trình nâng cao ( Ban khoa học Xã hội và Nhân văn) Từ năm 1969 đến năm 1973, miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì trong việc thực hiện nhiệm vụ khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội và đã thực hiện nghĩa vụ hậu phương như thế nào đối với tiền tuyến miền Nam? Đáp án đề 1 Câu 1 Tóm tắt hoạt động - Năm 1911, …bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước …sau nhiều năm bôn ba qua nhiều nước tư bản Người đã nhận rõ: bạn? thù? (0,5) - Năm 1917, cách mạng XHCN tháng Mười Nga thành công, đã ảnh hưởng quyết định đến xu hướng hoạt động của Người. (0,5) - Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Vec-xay Bản yêu sách 8 điểm đòi ….(0,5) - Năm 1920, Người đọc được bản Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa… tìm được…(0,5) - Tháng 12/1920, Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. (0,5) Như vậy, Người đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho công cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam : đó là con đường kết hợp độc lập dân tộc với CNXH ; giữa tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản. (0,5) - Năm 1921, Người cùng một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa(0,5) Năm 1922, Người sáng lập ra báo Người cùng khổ, viết nhiều bài cho báo Nhân đạo, báo Đời sống công nhân…tiêu biểu là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp…(0,5) - Từ 1923 – 1924, hoạt động ở Liên Xô(0,5) + Dự Hội nghị Quốc tế nông dân, Đại hội V của Quốc tế cộng sản + Viết bài cho các báo Sự thật, tạp chí Thư tín quốc tế…Nghiên cứu học tập và làm việc ở Quốc tế Cộng sản - Từ 1924 – 1930, hoạt động chủ yếu ở Trung Quốc(0,5) + Tiếp xúc với những người Việt Nam yêu nước, thành lập tổ chức Cộng sản đoàn + Sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6/1925)… + Mở các lớp đào tạo cán bộ cách mạng + Ra báo Thanh niên, xuất bản tác phẩm Đường kách mệnh - 1929, …hoạt động ở Xiêm 1 - Ngày 3/2/1930, Người triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng…(0,5) Câu 2 Công lao lớn nhất: - Người đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam: đó là con đường kết hợp độc lập dân tộc với CNXH ; giữa tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản. (0,75) - Nhờ tìm được con đường cứu nước đúng dắn nên mới dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930; làm cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công; tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thắng lợi…(0,75) PHẦN RIÊNG Câu 3a - Ở Nhật, con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu(0,25) - Vai trò lãnh đạo,…của Nhà nước(0,25) - Các công ty có tầm nhìn…có sức cạnh tranh cao(0,25) - Biết áp dụng KHKT(0,25) - Chi phí cho quốc phòng thấp (0,25) - Tận dụng tốt cơ hội và yếu tố bên ngoài(0,25) Nguyên nhân quan trọng nhất là chú trọng giáo dục con người, giáo dục là “chìa khóa”cho việc phát triển(0,5); trong đó, đặc biệt là giúp mọi người tiếp cận, ứng dụng KHKT (0,5) Giúp ích cho các nước đang phát triển: nhận rõ sự phối hợp giữa con người với KHKT; nhận rõ vai trò quan trọng của cuộc cách mạng KHKT trong việc xây dựng nền kinh tế của mình. (0,5) Câu 3b 1. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội : - Nông nghiệp: Chính phủ chủ trương khuyến khích sản xuất, chú trọng chăn nuôi, sản xuất, thâm canh tăng vụ (5 tấn/ha), sản lượng lương thực năm 1970 tăng hơn 60 vạn tấn so với 1968. (0,5) - Công nghiệp : Khôi phục và xây dựng, ưu tiên thủy điện Thác Bà (Hòa Bình) (phát điện tháng 10/1971). Giá trị sản lượng 1971 tăng 142% so với 1968. (0,5) - Giao thông vận tải : nhanh chóng khôi phục. (0,25) - Văn hóa, giáo dục, y tế: phục hội và phát triển. (0,25) 2. Miền Bắc chi viện miền Nam : - Đảm bảo tiếp nhận hàng viện trợ từ bên ngoài và chi viện theo yêu cầu của tiền tuyến miền Nam, cả Lào và Campuchia. (0,5) - 1969 - 1971: hàng chục vạn thanh niên nhập ngũ 60% vào miền Nam, Lào, Campuchia. Năm 1972, 22 vạn thanh niên nhập ngũ vào chiến trường Đông Dương. (0,5) - Viện trợ khối lượng vật chất tăng 1,6 lần trước kia (1972 : tăng 1,7 lần so với 1971). (0,5) ĐỀ 2 I – PHẦN CHUNG DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7đ) Câu 1(4,5 điểm): Trong thời kỳ từ 1954-1975, phong trào đấu tranh nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả của phong trào đó? Câu 2(2,5 điểm): Tình hình nước ta sau 1954 và nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới 1954- 1975. II – PHẦN RIÊNG (3đ) Thí sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài; nếu làm cả hai phần riêng thì cả hai phần riêng đều không được chấm. Câu 3a :Sau Thế chiến thứ hai, kinh tế Mỹ phát triển như thế nào. Phân tích những nhân tố chủ yếu thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển nhanh trong giai đoạn 1945 – 1973. Những thành tựu của khoa học kỹ thuật ở Mỹ? Câu 3b Theo chương trình nâng cao ( Ban khoa học Xã hội và Nhân văn) 2 Nêu nội dung, thành tựu vàhạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội và chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN. Đáp án đề 2 I – PHẦN CHUNG Câu 1(4,5) a) Phong trào Đồng Khởi (1959 -1960) đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. (0,5) Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ, làm lung lay chế độ Ngô Đình Diệm. (0,25) Cũng từ khí thế đó, ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. (0,25) b) Nguyên nhân : Từ 1957 – 1959, Mỹ - tăng cường khủng bố cách mạng. Sự đàn áp khủng bố tàn bạo của Mĩ -Diệm đã buộc nhân dân miền Nam vùng lên đấu tranh. (0,5) Tháng 1/1959, Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 15 xác định con đường phát triển của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền bằng con đường đấu tranh chính trị của quần chúng là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang. (0,5) d) Diễn biến : - Từ các cuộc nổi dậy lẻ tẻ ở các địa phương : Bắc Ái (2-1959), Trà Bồng (8-1959) đã lan rộng khắp miền Nam thành cao trào cách mạng. Tiêu biểu là phong trào ở Bến Tre(0,5) - Ngày 17-1-1960, Tỉnh ủy Bến Tre đã lãnh đạo 3 xã ở huyện Mỏ Cày đồng loạt nổi dậy, chính quyền dịchở đây tan vỡ. Phong trào lan ra toàn huyện Mỏ Cày và toàn tỉnh Bến Tre. (0,5) UBND tự quản và lực lượng vũ trang được thành lập; tịch thu ruộng đất chia cho nông dân(0,5) e) Kết quả: Từ Bến Tre, phong trào “Đồng khởi” lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và các tỉnh miền Trung Trung Bộ. (0,5) Ở Nam bộ, cách mạng đã làm chủ 600 xã, 3200 thôn ở Tây Nguyên và 904 thôn ở Trung bộ(0,5) Câu 2: Tình hình và nhiệm vụ…(2,5) 1. Tình hình a)Miền Bắc : - Ngày 10/10/1954, quân ta tiếp quản Hà Nội. (0.25) - Ngày 1/1/1955, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về Thủ đô. (0.25) - Ngày 16/5/1955, lính Pháp cuối cùng rời khỏi Hải Phòng, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. (0.25) b)Miền Nam : - Tháng 5/1956, Pháp rút khỏi miền Nam khi chưa thực hiện Hiệp thương – Tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam theo điều khoản của Hiệp định Giơnevơ. (0.25) - Mỹ thay Pháp, Mỹ đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền ở MN, âm mưu chia cắt VN(0.25); - Biến MN thành thuộc địa, thành căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Dương và Đông Nam Á. (0.25) 2. Nhiệm vụ : Cả nước : Do âm mưu của Mỹ - Diệm, sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của cả nước chưa hoàn thành ; Cả nước tiếp tục Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.(0.5) Ở miền Bắc : nhân dân ta phải hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, đưa MB tiến lên CNXH.(0.25) Ở miền Nam : tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (0.25) II – PHẦN RIÊNG Câu 3a : 3 * Sự phát triển kinh tế: Trong những năm 1945 – 1949, sản lượng công nghiệp Mỹ luôn chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới. (0,25) nông nghiệp bằng hai lần 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật cộng lại. (0.25) Nắm ¾ trữ lượng vàng thế giới ; cóhơn 50% tàu bè đi lại trên biển. (0.25) chếm 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới. (0.5 Trong khoảng hai thập kỷ đầu sau chiến tranh, Mỹ là trung tâm kinh tế tài chính giàu mạnh nhất thế giới. (0,25) * Nhân tố - Lãnh thổ Mỹ rộng …tài nguyên… nguồn nhân lực….có trình độ kỹ thuật(0,25) - Mỹ giàu nhanh nhờ thu lợi nhuận từ việc bán vũ khí trong hai cuộc Thế chiến(0,25) - Mỹ ứng dụng nhanh các thành tựu KHKT trong SX…(0,25) - Các tổ hợp CN-QS, các công ty có sức cạnh tranh…, có …trong và ngoài nước. (0,25) - Nhà nước có chính sách và biện pháp điều tiết kịp thời cho nền kinh tế. (0,25) * Khoa học kỹ thuật: Mỹ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và đạt được nhiều thành tựu lớn : Công cụ sản xuất mới, năng lượng mới, vật liệu mới, khoa học vũ trụ, giao thông và thông tin liên lạc, cách mạng xanh và khoa học cơ bản. (0,25) Nhờ những thành tựu đó, nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng và đời sống vật chất tinh thần của người dân Mỹ đã có nhiều cải thiện. (0,25) Câu 3b :* Chiến lược kinh tế hướng nội - Năm nước sáng lập ASEAN (In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin và Thái Lan) sau khi giành độc lập đều tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (chiến lược kinh tế hướng nội) trong khoảng những năm 50 – 60 của thế kỉ XX.(0.25) - Nội dung chủ yếu: đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm trọng tâm để phát triển sản xuất. . (0.25) - Thành tựu: đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, phát triển một số ngành chế biến, chế tạo, bước đầu tạo ra công ăn việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp….(0.5) + Xin-ga-po xây dựng được cơ sở hạ tầng (đường sá, cầu cảng…) tốt nhất khu vực. + Sau 11 năm phát triển, kinh tế Thái Lan có bước tiến dài: kế hoạch kinh tế 6 năm (1961 – 1966) đã tăng thu nhập quốc dân lên 7,6%, dự trữ ngoại tệ và vàng tăng 15%. + Sau kế hoạch 5 năm (1966 – 1970), miền Tây Ma-lai-xi-a đã tự túc được lương thực, miền Đông giảm nhập gạo. + In-đô-nê-xi-a xây dựng được các khu công nghiệp có quy mô lớn, sản xuất thay thế được một phần các mặt hàng nhập khẩu…. - Hạn chế: thiếu nguồn vốn, nguyên liệu và công nghệ; chi phí cao dẫn tới làm ăn thua lỗ; tệ tham nhũng, quan liêu phát triển; đời sống người lao động mặc dù được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, chưa giải quyết được vấn đề tăng trưởng với công bằng xã hội. .(0.5) * Chiến lược kinh tế hướng ngoại - Chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo (chiến lược kinh tế hướng ngoại) thực hiện khoảng những năm 60 – 70 của thế kỉ XX 4 - Nội dung chủ yếu: "mở cửa" nền kinh tế, thu hút vốn, kĩ thuật của nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương. .(0.5) - Thành tựu: nền kinh tế theo khuynh hướng hiện đại (tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân đã lớn hơn nông nghiệp), mậu dịch đối ngoại tăng nhanh (tổng kim ngạch xuất khẩu của 5 nước đạt 130 tỉ USD vào năm 1980); tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao (In-đô-nê-xi-a: 7 – 7,5% trong thập niên 1970; Thái Lan: 9% (1985 – 1995), Ma-lai-xi-a: 6,3% - 8,5% (1960 – 1990), Xin-ga-po: 12% (1968 – 1973) và trở thành "con rồng" kinh tế nổi trội nhất ở Đông Á; vấn đề tăng trưởng với công bằng xã hội được cải thiện,… .(0.5) - Hạn chế: phụ thuộc vào vốn và thị trường nước ngoài quá lớn, đầu tư bất hợp lý. Biểu hiện của hạn chế này là cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ năm 1997 tác động vào nền kinh tế các nước sáng lập ASEAN rất lớn, dẫn đến tình trạng bất ổn của một số nước. Mãi tới những năm 1999 – 2000, kinh tế các nước này mới được khôi phục. .(0.5) Hết ĐỀ 3 I – PHẦN CHUNG DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm) Câu1(5,5 điểm): Quân và dân miền Nam đã đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt “ như thế nào? Câu 2(1,5 điểm): Theo anh (chị), những nguyên nhân chủ yếu nào đã dẫn đến thắng lợi của quân dân miền Nam trong việc chống lại “chiến tranh đặc biệt”? II – PHẦN RIÊNG (3 điểm): Thí sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài; nếu làm cả hai phần riêng thì cả hai phần riêng đều không được chấm. Câu 3a: Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ? Em có suy nghĩ gì về việc phát triển nền kinh tế nước ta? Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam trong những năm 1945 – 1975. Xu thế phát triển của thế giới hiện nay. Câu 3b:Theo chương trình nâng cao ( Ban khoa học Xã hội và Nhân văn) Những biến đổi chính của tình hình thế giới, sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt? Liên hệ với công cuộc đổi mới ở nước ta. Đáp án đề 3 I –PHẦN CHUNG ( 7 điểm) Câu 1: Miền Nam chiến đấu chống “chiến lược chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - Mặt trận dân tộc giải phóng MNVN và Đảng lãnh đạo nhân dân ta : (0.5) Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang(0.5) Nổi dậy tiến công địch trên ba vùng chiến lược với ba mũi giáp công. (0.5) - Cuộc đấu tranh chống và phá “Ấp chiến lược” diễn ra gay go quyết liệt, đến cuối 1962, trên nửa tổng số ấp với 70% nông dân vẫn do cách mạng kiểm soát. (0.5) - Trên mặt trận quân sự, ngày 2/1/1963, ta thắng lợi vang dội trong trận Ấp Bắc (Mỹ Tho). (0.5) - Chiến thắng này chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại Chiến tranh đặc biệt của Mỹ và quân đội Sài Gòn, mở ra phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”. (0.5) - Phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị lớn như Huế, Sài Gòn, Đà Nẵng có bước phát triển nổi bật là cuộc đấu tranh chính trị của các tín đồ Phật giáo”, của “đội quân tóc dài”. (0.5) - Phong trào đấu tranh của quân dân MN đã đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm. (0.5) - Ngày 1/11/1963, Mỹ đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm. (0.5) - Đông – Xuân 1964-1965, ta tiến công địch ở Đông Nam Bộ, mở màn là trận Bình Giã (2/12/1964) thắng lợi. (0.5) 5 - Tiếp đó giành thắng lợi ở An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài làm phá sản hoàn toàn Chiến tranh đặc biệt của Mỹ(0.5) Ý nghĩa : - Đây là thất bại có tính chất chiến lược lần thứ hai của Mỹ, buộc Mỹ phải chuyển sang “Chiến lược chiến tranh Cục bộ”, trực tiếp đưa quân Mỹ vào tham chiến ở miền Nam(0.5) Câu 2:Những nguyên nhân chủ yếu - Sự lãnh đạo của Đảng…(0,5) - Căm thù trước những tội ác tày trời của Mỹ và tay sai, nhân dân ta đã quyết tâm chiến đấu, sẵn sàng hy sinh…(0,5) - Sự đồng tình ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới. (0,5) II – PHẦN RIÊNG Câu 3a. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai kinh tế Mỹ phát triển mạnh: - Lãnh thổ Mỹ rộng …Tài nguyên… nguồn nhân lực….có trình độ kỹ thuật - Mỹ giàu nhanh nhờ thu lợi nhuận từ việc bán vũ khí trong hai cuộc Thế chiến(0,25) - Mỹ ứng dụng nhanh các thành tựu KHKT trong SX…(0,25) - Các tổ hợp CN-QS, các công ty có sức cạnh tranh…, có …trong và ngoài nước. (0,25) - Nhà nước có chính sách và biện pháp điều tiết kịp thời cho nền kinh tế. (0,25) * Em có suy nghĩ gì về việc phát triển kinh tế nước ta? - Trước xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và những bài học lịch sử từ các nước trong khu vực, sự phát triển kinh tế của Việt Nam cần được điều chỉnh để phù hợp với cơ cấu kinh tế thế giới. (0,5) - Cần có một chiến lược khai thác thế mạnh về thiên nhiên và con người ở Việt Nam một cách bền vững và hợp lý(0,5) - Muốn bắt kịp tốc độ phát triển của thế giới, Việt Nam phải sử dụng những thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật(0,5) - Đa dạng hóa quan hệ với các nước trên thế giới để tranh thủ sự ủng hộ về kinh tế, chính trị và thu hút vốn đầu tư. (0,5) ** Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam trong những năm 1945 – 1975: - Từ năm 1945, Mỹ can thiệp vào chiến tranh của Pháp ở Đông Dương (0,25) - Từ năm 1954, Mỹ xâm lược miền Nam Việt Nam(0,75) + Biến MNVN thành thuộc địa của Mỹ + Làm bàn đạp tiến công MBVN + Lập phòng tuyến để ngăn chặn CNXH tràn xuống Đông Nam Á - Mỹ đã lần lượt thực hiện: (0,75) + Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” + Chiến lược “chiến tranh cục bộ ” + Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh ” - Kết cục các chiến lược trên đều lần lượt thất bại, quân đội Mỹ đã rút về nước(0,25) *** Xu thế phát triển của thế giới hiện nay: - Sau “chiến tranh lạnh” các nước đều lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. (0,25) - Quan hệ giữa các nước lớn được điều chỉnh theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột. (0,25) - Ở nhiều nơi nội chiến xung đột, khủng bố ở các khu vực, báo hiệu nguy cơ mới với thế giới(0,25) - Xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh, ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, dân tộc, nên các nước đang phát triển phải đứng trước những thời cơ thách thức rất lớn. (0,25) Câu 3b : Cuối năm 1989, Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh “. Quan hệ quốc tế bước vào một thời kỳ mới : thời kỳ “sau chiến tranh lạnh”. (0.5) Từ năm 1991, tình hình thế giới có nhiều thay đổi lớn (0.25) Trật tự hai cực Ianta sụp đổ, một trật tự mới đang hình thành (0.25) 6 Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, trong đó trọng tâm là phát triển kinh tế (0.25) Giới cầm quyền Mỹ đang ra sức thiết lập một trật tự “một cực”, Mỹ làm bá chủ thế giới(0.25) Sau chiến tranh lạnh, hòa bình đang được củng cố, nhưng tại nhiều khu vực vẫn có những bất ôn. (0.25) Bước sang thế kỷ XXI, xu thế của thế giới là hòa bình, hợp tác, phát tirển nhưng cũng gặp không ít thử thách(0.25) Đại hội lần VI (1986) đã mở ra thời kỳ đổi mới mạnh mẽ, với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần , hoạt động với cơ chế thị trường, có sự quản lý, điều tiết của nhà nước(0.25) Kinh tế thế giới đang có nhiều biến chuyển ; một nền kinh tế mang tính toàn cầu đang được hình thành rõ nét, có ảnh hưởng đến nền kinh tế các quốc gia (0.25) Trên bình diện phát triển kinh tế, đây là thách thức, nhưng cũng là cơ hội nếu các quốc gia biết tận dụng những cơ hội ấy. (0.25) Việt Nam cọi trọng phát triển kinh tế, việc hiện đại hóa, công nghiệp hóa, coi trọng hòa bình, chủ động hội nhập các tổ chức quốc tế và khu vực(0.25) Hết Đề 4 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (6 ĐIỂM) Câu 1: (3 điểm) Nêu hoàn cảnh lịch sử, thành tựu, ý nghĩa công cuộc xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật của CNXH ở Liên Xô từ 1945 đến nửa đầu những năm 70? Câu 2: (3 điểm) Hãy trình bày hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa lịch sử của Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam? II. PHẦN RIÊNG (4 ĐIỂM) Thí sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài; nếu làm cả hai phần riêng thì cả hai phần riêng đều không được chấm. Câu 3a: Trình bày chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947 ở bốn nội dung sau:  Hoàn cảnh lịch sử  Âm mưu của pháp  Diễn biến  Kết quả, ý nghĩa Câu 3b: Theo chương trình nâng cao ( Ban khoa học Xã hội và Nhân văn) Trình bày chiến dịch Biên Giới thu- đông 1950 ở năm nội dung sau:  Hoàn cảnh lịch sử  Âm mưu của Pháp  Chủ trương của ta  Diễn biến  Kết quả, ý nghĩa -Hết- Đấp án đề 4 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (6 ĐIỂM) Câu 1: (3 điểm) 7 a. Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 - 1950) * Bối cảnh: - Bị tổn thất nặng do Chiến tranh thế giới thứ hai.(0,25) - Các nước tư bản bao vây kinh tế, cô lập chính trị. (0,25) - Phải tự lực tự cường khôi phục kinh tế, củng cố quốc phòng. (0,25) * Thành tựu: - Kinh tế: Hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế trong 4 năm 3 tháng. Năm 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73%, nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh. (0,5) - Khoa học kỹ thuật: Năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mỹ. (0,5) b. Liên Xô từ 1950 đến giữa những năm 70 - Công nghiệp: Những năm 70, là cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới, đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân…(0,25) - Nông nghiệp: sản lượng tăng trung bình hàng năm 16%.(0,25) - Khoa học kỹ thuật: + Năm 1957 phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất. (0,25) + Năm 1961, phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành Gagarin bay vòng quanh Trái đất, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài ngoài. (0,25) - Xã hội: chính trị ổn định ; Có sự thay đổi rõ rệt về cơ cấu giai cấp và dân trí ; công nhân chiếm 55% lao động cả nước ; trình độ học vấn của người dân được nâng cao (3/4 số dân có trình độ trung học và đại học). (0,25) Câu 2: ( 3 điểm) a. Hoàn cảnh - Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời năm 1929 họat động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, làm phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn. (0,25) - Nguyễn Ai Quốc được tin Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phân liệt thành hai Đảng cộng sản, liền rời khỏi Xiêm, sang Trung Quốc để thống nhất các tổ chức cộng sản. (0,25) b. Nội dung hội nghị Với cương vị là phái viên của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ai Quốc triệu tập Hội nghị hợp nhất Đảng ở Cửu Long (Hương Cảng) từ ngày 6/1/1930(0,5) . - Nguyễn Ai Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng lẻ và nêu chương trình hội nghị (0,5) - Hội nghị đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ai Quốc sọan thảo (Cương lĩnh chính trị dầu tiên của Đảng cộng sản VN). (0,5) - Ngày 08/02/1930, các đại biểu về nước. Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng thành lập gồm 7 ủy viên do Trịnh Đình Cửu đứng đầu. (0,25) - 24/02/1930, Đông Dương cộng sản Liên đoàn được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. (0,25) Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III quyết định lấy ngày 3/2/1930 làm ngày kỉ niệm thành lập Đảng. (0,25) c. Ý nghĩa: Hội nghị mang tầm vóc của một Đại hội thành lập Đảng. (0,25) II. PHẦN RIÊNG (4 ĐIỂM) Câu 3a: (4 điểm) a. Hoàn cảnh lịch sử 8 Tháng 3/1947, Bolaert (Bô-la-e)sang làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương, vạch kế hoạch tiến công Việt Bắc, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và quân chủ lực(0,5), triệt đường liên lạc quốc tế của ta, nhanh chóng giành thắng lợi quân sự(0,5), lập chính phủ bù nhìn và kết thúc chiến tranh. (0,25) b. Âm mưu của Pháp: Huy động 12.000 quân và hầu hết máy bay ở Đông Dương tiến công Việt Bắc. - Sáng ngày 07/10/1947: + Quân dù Pháp chiếm Bắc Cạn , Chợ Mới , Chợ Đồn …(0,25) + Quân cơ giới từ Lạng Sơn theo đường số 4 lên Cao Bằng, rồi vòng xuống Bắc Cạn theo đường số 3, bao vây phía đông và bắc Việt Bắc. (0,25) - Ngày 09/10/1947, bộ binh và lính thủy đánh bộ Pháp từ Hà Nội ngược sông Hồng, sông Lô lên Tuyên Quang, đánh Đài Thị, bao vây phía tây Việt Bắc. (0,25) Tạo thế gọng kìm bao vây Việt Bắc. c. Diễn biến - 15/10/1947, Đảng chỉ thị: “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”. (0,25) - Trên khắp các mặt trận, quân dân ta anh dũng chiến đấu đẩy lui địch: + Mặt trận đường số 3, ta đánh hơn 20 trận, buộc Pháp rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã cuối tháng 11/1947. + Mặt trận đường số 4, ta phục kích ở Bản Sao – đèo Bông Lau (30/10/1947), phá hủy 27 xe, bắt sống 240 địch. Đường số 4 trở thành “con đường chết”, địch lâm vào thế cô lập phải rút khỏi Bản Thi. (0,25) + Mặt trận sông Lô, ta chặn đánh địch ở Đoan Hùng (25/10), Khe Lau (10/11), đánh chìm nhiều tàu chiến, canô địch . (0,25) Bẻ gãy hai gọng kìm Đông - Tây của Pháp. Ngày 19/12/947, Pháp phải rút khỏi Việt Bắc. (0,25) - Ở các mặt trận khác: quân ta kiềm chế, không cho địch tập trung binh lực vào các chiến trường chính (0,25) d. Kết quả và ý nghĩa: - Ta tiêu diệt hơn 6000 tên địch, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến và ca nô. (0,25) - Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn, bộ đội chủ lực của ta trưởng thành. (0,25) - Cuộc kháng chiến chống Pháp chuyển sang giai đoạn mới: Pháp buộc phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài” với ta. (0,25) Câu 3b: (4 điểm) 1. Hoàn cảnh lịch sử: * Thuận lợi : (0,5) - 1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước CHND Trung Hoa ra đời và đặt quan hệ ngoại giao với ta (18.01.1950) - Từ tháng 1/1950 Liên Xô và các nước XHCN đặt quan hệ ngoại giao với ta. Cuộc kháng chiến của ta được sự ủng hộ và đồng tình của nhân dân thế giới. * Khó khăn (0,5) - Mỹ can thiệp sâu vào Đông Dương: + Công nhận chính phủ Bảo Đại + Tháng 5.1950, đồng ý viện trợ cho Pháp + Lập phái đoàn cố vấn quân sự (MAAG) ở Việt Nam - 13/5/1949. Mỹ giúp Pháp thực hiện kế hoạch Revers: + Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, cắt đứt liên lạc của ta với quốc tế. + Lập hành lang Đông – Tây (Hải Phòng-Hà Nội-Hòa Bình-Sơn La) + Cô lập và chuẩn bị tấn công Việt Bắc lần thứ hai, kết thúc chiến tranh. 2. Cuộc tiến công địch ở biên giới phía bắc của quân ta a. Chủ trương của Ta: (0,5) 9 Tháng 6/1950, ta chủ động mở chiến dịch Biên giới nhằm: - Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch - Khai thông biên giới, mở đường thông sang Trung Quốc và thế giới dân chủ - Mở rộng và củng cố căn cứ Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy kháng chiến tiến lên. b. Diễn biến : - Ngày 16/09/1950, ta tiến công Đông Khê, đến ngày 18/09, ta chiếm Đông Khê => Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập, hệ thống phòng ngự của Pháp trên đường số 4 bị cắt làm đôi. (0,5) - Pháp phải rút quân từ Cao Bằng về theo đường số 4 và từ Thất Khê lên chiếm lại Đông Khê và đón cánh quân từ Cao Bằng về. (0,25) - Từ ngày 1 đến ngày 8/10, ta chặn đánh, tiêu diệt hai binh đoàn địch, buộc chúng phải rút khỏi Thất Khê về Na Sầm (08.10). - Ngày 13.10, địch rút khỏi Na Sầm, cuộc hành quân của địch ở Thái Nguyên cũng bị đập tan. (0,25) - Từ 17 - 22.10, Pháp rút khỏi Đồng Đăng, Lạng Sơn, Lộc Bình, Đình Lập, An Châu. (0,25) - Phối hợp với mặt trận Biên giới, ta hoạt động mạnh ở tả ngạn sông Hồng, Tây Bắc, Đường số 6, số 12, buộc địch phải rút khỏi thị xã Hoà Bình. Phong trào du kích phát triển mạnh ở Bình - Trị - Thiên, Liên khu V và Nam Bộ. (0,25) c. Kết quả: Kế hoạch Rơ-ve phá sản. (0,5) - Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 8.000 địch, thu trên 3.000 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh. - Giải phóng biên giới Việt - Trung dài 750 km với 35 vạn dân, khai thông con đường nối nước ta với các nước XHCN. - Chọc thủng “hành lang Đông - Tây” của Pháp d. Ý nghĩa(0,5) - Pháp: bị động, lúng túng nhiều mặt. - Ta: mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến : + Quân đội trưởng thành, + Giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc bộ. -Hết- Đề 5: I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7 ĐIỂM) Câu 1: (3 điểm) Trình bày quá trình phát triển của cách mạng Lào từ năm 1945 đến 1975? Câu 2: (2 điểm) Chứng minh Xô Viết Nghệ-Tĩnh là hinh thái sơ khai của chính quyền công nông, là chính quyền của dân, do dân và vì dân? Câu 3: (2 điểm) Ý nghĩa lịch sử sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam? II. PHẦN RIÊNG (3 ĐIỂM) Thí sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài; nếu làm cả hai phần riêng thì cả hai phần riêng đều không được chấm. 10 [...]... THỰC LƯỢC HIỆN Đáp Án Đề 13 I – PHẦN CHUNG (7 điểm) Câu 1 : Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam : (0,5) Cuối năm 1974 đầu năm 1975, trong tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng, Bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 - 1976, nhưng nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức... bản của Việt Nam: Hoa Kỳ và các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam, không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thi p vào công việc nội bộ của Việt Nam (0,5) Các bên để cho nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua hiệp thương tổng tuyển cử tự do Các bên côg nhận thực tế... lược cách mạng: xác định tính chất cách mạng Đông Dương là cuộc cách mạng tư sản dân quyền sau khi hoàn thành tiến thẳng lên con đường XHCN (0,25) - Nhiệm vụ cách mạng: đánh phong kiến và đế quốc, hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau (0,25) - Lực lượng cách mạng: công nhân và nông dân (0,25) - Lãnh đạo cách mạng: Đảng cộng sản Đông Dương (0,25) - Vị trí: cách mạng Đông Dương là một bộ phận... phóng miền Nam trong năm 1975” Bộ Chính trị và Trung ương Đảng quyết định chọn Tây nguyên làm hướng tấn công chủ yếu vì(0,5) -Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng mà ta và địch cố nắm giữ - Do nhận định sai hướng tiến công của ta, địch chốt giữ ở đây một lực lượng mỏng Bộ Chính trị quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975 Câu 2: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975... thế giới (0,5 )và phát triển các quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới (0,5) • Nguyên tắc hoạt động của tổ chức LHQ ; - Qui định LHQ hoạt động theo những nguyên tắc cơ bản : Bình đẳng chủ quyền giữa các nước (0,5), tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước(0,5) ; Chung sống hòa bình và sự nhất trí giũa 5 nước lớn ( Liên xô , Mỹ , Anh ,Pháp và Trung Quốc... Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam: Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam, không can thi p vào công việc nội bộ của Việt Nam (0,5) Việt Nam sẽ thống nhất bằng tổng tuyển cử tự do trong cả nước, dự kiến vào tháng 71956 (0,25) * So Hiệp định Giơnevơ với Hiệp định sơ bộ, nhân dân ta đã giành được một... Nhiệm vụ cách mạng: đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng làm cho nước Việt Nam độc lập tự do (0,25) - Lực lượng cách mạng: công, nông, tiểu tư sản, trí thức Với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản dân tộc thì lợi dụng hoặc trung lập họ (0,25) - Lãnh đạo cách mạng: Đảng cộng sản Việt Nam (0,25) - Vị trí: cách mạng Việt Nam phải liên minh với các dân tộc bị áp bức và vô sản... dựng và không ngừng lớn mạnh, có hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt .(0,25) Việt Nam, Lào và Campuchia liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung (0,25) Sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác, của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ .(0,25) II – PHẦN RIÊNG (3 điểm) Câu 4a : Hoàn cảnh Vào tháng 2/1945, khi CTTG II bước vào giai đoạn cuối, nội bộ phe... hẳng các hoạt động chống phá miền Bắc (15/1/1973) và kí Hiệp định Pari (27/1/1973) (0,5) Đề 13: I – PHẦN CHUNG CHO CÁC THÍ SINH (7 điểm) Câu 1(1 điểm) : Chủ trương kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam? Tại sao Bộ Chính trị, Trung ương Đảng ta quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tấn công chủ yếu trong năm 1975? Câu 2(4 điểm) : Khái quát diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 của quân và. .. làm việc bằng hai” Vì tiền tuyến kêu gọi, hậu phương sẵn sàng đáp lại: “Thóc không thi u một cân, quân không thi u một người” (0,5) - Tuyến đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển bắt đầu khai thông (tháng 5.1959), nối liền hậu phương với tiền tuyến Trong 4 năm (1965 – 1968) đưa hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội vào Nam chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng, cùng hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, lương thực, . SỞ GD – ĐT TRƯỜNG THPT ĐỀ THI THAM KHẢO TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2010 MÔN THI : LỊCH SỬ THỜI GIAN LÀM BÀI : 90 PHÚT ĐỀ I I – PHẦN CHUNG DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7đ) Câu 1(5,5 điểm) khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và các tỉnh miền Trung Trung Bộ. (0,5) Ở Nam bộ, cách mạng đã làm chủ 600 xã, 3200 thôn ở Tây Nguyên và 904 thôn ở Trung bộ( 0,5) Câu 2: Tình hình và nhiệm vụ…(2,5) 1 1950 đến giữa những năm 70 - Công nghiệp: Những năm 70, là cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới, đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân…(0,25) - Nông nghiệp: sản lượng tăng

Ngày đăng: 08/07/2015, 07:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w