0
Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

PHẦN RIÊNG (3 điểm)

Một phần của tài liệu BỘ ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CÁC NĂM VÀ HƯỚNG DẪN THI SỬ THAM KHẢO (2) (Trang 32 -32 )

Thí sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài; nếu làm cả hai phần riêng thì cả hai phần riêng đều không được chấm.

Câu 3a (3 điểm) Con đường tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác với con

đường của những người yêu nước đi trước.

Câu 3b Theo chương trình nâng cao ( Ban khoa học Xã hội và Nhân văn)

Trình bày những nét chính về cuộc Tiến công chiến lược đông-xuân 1953-1954 của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Đáp án đề 14

I – PHẦN CHUNG Câu 1 Câu 1

Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam trong những năm 1945 – 1975:

- Từ năm 1945, Mỹ can thiệp vào chiến tranh của Pháp ở Đông Dương (0,25) - Từ năm 1954, Mỹ xâm lược miền Nam Việt Nam(0,75)

+ Biến MNVN thành thuộc địa của Mỹ + Làm bàn đạp tiến công MBVN

+ Lập phòng tuyến để ngăn chặn CNXH tràn xuống Đông Nam Á - Mỹ đã lần lượt thực hiện: (0,75)

+ Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” + Chiến lược “chiến tranh cục bộ ”

+ Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh ”

- Kết cục các chiến lược trên đều lần lượt thất bại, quân đội Mỹ đã rút về nước(0,25) Xu thế phát triển của thế giới hiện nay:

- Sau “chiến tranh lạnh” các nước đều lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. (0,25)

- Quan hệ giữa các nước lớn được điều chỉnh theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột. (0,25)

- Ở nhiều nơi nội chiến xung đột, khủng bố ở các khu vực, báo hiệu nguy cơ mới với thế giới(0,25)

- Xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh, ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, dân tộc, nên các nước đang phát triển phải đứng trước những thời cơ thách thức rất lớn. (0,25)

Câu 2

- Ngày 6/1/1946 cả nước tiến hànhTổng tuyển cử bầu Quốc hội, 333 đại biểu trúng cử vào Quốc hội đầu tiên của nước ta. (0,5)

- Quốc hội họp phiên đầu tiên (3/1946) thông qua danh sách Chính phủ Liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh đứng đầu. (0,5)

- Sau đó, Hiến pháp đầu tiên của nước VNDCCH được thông qua (11/1946) (0,5)

- Ở các địa phương thuộc Bắc Bộ và Trung Bộ tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. (0,5)

- Quân đội Quốc gia Việt Nam ra đời (5/1946). Lực lượng dân quân tự vệ được củng cố và phát triển(0,5)

Ý nghĩa:

- Ta đã xây dựng được một bộ máy chính quyền thống nhất từ Trung ương đến địa phương, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho nước VNDCCH, (0,5)

- Thực hiện những nhiệm vụ đối nội và đối ngoại trong thời kỳ mới đầy chông gai, thử thách, nâng uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, (0,5)

- Thể hiện sức mạnh ý chí của khối đoàn kết toàn dân, giáng một đòn mạnh vào âm mưu chia rẽ lật đổ và xâm lược của đế quốc và tay sai. (0,5)

II –PHẦN RIÊNG

Câu 3a :

Những người yêu nước đi trước, sau khi đoạn tuyệt với tư tưởng phong kiến, họ hướng đến Nhật Bản, Trung Quốc để tìm đường GPDT(0,5). Con đường cứu nước mới của họ là con đường DCTS phương Đông(0,5).

Trong khi đó, Nguyễn Ái Quốc rất khâm phục, nhưng không tán thành CMDCTS(0,5). Sau nhiều năm bôn ba ở phương Tây, Người đã tìm gặp và chọn con đường CMVS(0,5), đó là: kết hợp độc lập dân tộc với CNXH ; tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản(0,5).

Từ đây những người yêu nước Việt Nam hướng về Nguyễn Ái Quốc như ngọn hải đăng chỉ đường dẫn lối cho dân tộc Việt Nam đi đến độc lập, tự do(0,5).

Câu 3b

Khi thực dân pháp thực hiện kế hoạch Nava, Bộ chính trị họp vào cuối tháng 9.1953, bàn kế hoạch quân sự trong Đông – xuân 1953-1954 (0,25)

a. Chủ trương, kế hoạch quân sự Đông - Xuân 1953 - 1954 của ta :

Cuối tháng 9/1953, Bộ Chính trị họp bàn kế hoạch quân sự trong Đông - Xuân 1953 - 1954.

+ Nhiệm vụ: tiêu diệt địch là chính. (0,25)

+ Phương hướng chiến lược: Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, buộc chúng phải phân tán lực lượng, tạo điều kiện thuận lợi để ta tiêu diệt địch. (0,5)

b. Diễn biến :

- Ngày 10/12/1953, chủ lực ta tiến công Lai Châu, giải phóng toàn bộ thị xã (trừ Điện Biên) Nava buộc phải đưa 6 tiểu đoàn cơ động tăng cường Điện Biên Phủ. Điện Biên Phủ thành nơi tập trung binh thứ hai của Pháp. (0,25)

- Tháng 12/1953, liên quân Lào - Việt tiến công Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, uy hiếp Xavannakhet và Sênô. Nava buộc phải tăng viện cho Sênô. Sênô trở thành nơi tập trung binh lực thứ ba của Pháp. (0,25)

- Tháng 1/1954, liên quân Lào - Việt tiến công Thượng Lào, giải phóng lưu vực sông Nậm Hu và toàn tỉnh Phong Xalì. Nava đưa quân từ đồng bằng Bắc Bộ tăng cường cho Luông Phabang và Mường Sài. Luông Phabang và Mường Sài thành nơi tập trung binh lực thứ tư của Pháp. (0,25)

- Tháng 2/1954, ta tiến công Bắc Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum, uy hiệp Plâyku. Pháp buộc phải tăng cường lực lượng cho Plâyku và Plâyku trở thành nơi tập trung binh lực thứ năm. (0,25)

- Phối hợp với mặt trận chính, ở vùng sau lưng địch, phong trào du kích phát triển mạnh ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bình - Trị -Thiên, đồng bằng Bắc Bộ…(0,5)

c. Ý nghĩa: (0,5)

- Kế hoạch Nava bước đầu phá sản: Pháp bị phân tán làm 5 nơi.

- Chuẩn bị về vật chất và tinh thần cho ta mở cuộc tiến công quyết định vào Điện Biên Phủ.

Một phần của tài liệu BỘ ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CÁC NĂM VÀ HƯỚNG DẪN THI SỬ THAM KHẢO (2) (Trang 32 -32 )

×