NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO CHO VÙNG HẢI ĐẢO

28 218 0
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO CHO VÙNG HẢI ĐẢO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN o0o QUẢN LÝ BỀN VỮNG CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG Chuyên đề NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO CHO VÙNG HẢI ĐẢO Giảng viên : GS.TS. Lê Chí Hiệp Học viên : Trịnh Thị Kim Nhung Mã HV : 1080100044 1 TP.HCM, tháng 4/2011 2 MỤC LỤC Table of Contents MỤC LỤC 3 Table of Contents 3 LỜI NÓI ĐẦU 4 CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG 5 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NĂNG LƯỢNG 11 CHƯƠNG 4. NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT 21 I.NHẬN XÉT 21 II.ĐỀ XUẤT 21 1.1. Năng lượng sóng 21 II.3.Năng lượng mặt trời và gió 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 28 3 LỜI NÓI ĐẦU Trước tình hình cạn kiệt nguồn năng lượng và ô nhiễm môi trường do các hoạt động khai thác, sản xuất năng lượng hiện nay thì năng lượng tái tạo ngày càng khẳng định ưu thế của mình trước năng lượng truyền thống như than đá, khí đốt, dầu mỏ, thủy điện và hạt nhân. Sự phát triển không ngừng của thị trường năng lượng tái tạo làm bừng lên hy vọng sự ra đời của kỷ nguyên mới – kỷ nguyên năng lượng tái tạo. Ở Việt Nam, nguồn năng lượng chủ yếu vẫn là than đá, khí đốt, dầu mỏ và thủy điện. Mạng lưới điện quốc gia hiện chưa phủ hết khu vực vùng sâu, vùng xa đặc biệt khu vực hải đảo. Trước tình hình trên, việc thiết lập hệ thống mạng lưới cung cấp năng lượng cho khu vực hải đảo để sinh hoạt, sản xuất là rất cần thiết. Hệ thống cung cấp năng lượng cần đảm bảo nhu cầu năng lượng cho người dân và thân thiện với môi trường. 4 CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG I. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM I.1 . Tình hình sử dụng năng lượng Việc sử dụng năng lượng hiện nay đang tập trung ở nguồn năng lượng hóa thạch. Theo thống kê, các nguồn năng lượng con người đang tiêu thụ 41,7% dầu mỏ, 24,7% than, 21,% ga, 6,% năng lượng nguyên tử, 6,% thủy điện và năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt, năng lượng sinh học, thủy triều, v.v… chỉ chiếm khoảng gần 1% nhu cầu năng lượng của con người [3] . Theo dự báo của Cơ quan năng lượng quốc tế, nếu lượng tiêu thụ năng lượng của thế giới tiếp tục giữ mức như hiện nay, nhu cầu năng lượng sẽ tăng hơn 30% vào năm 2030, riêng về nhu cầu của dầu lửa có thể tăng đến 41%. Sự tăng trưởng về nhu cầu năng lượng tập trung vào các nước đang phát triển. Dự kiến các nước này nhu cầu năng lượng sẽ đạt 50% nhu cầu năng lượng của thế giới vào năm 2030. Các dạng năng lượng truyền thống như than, dầu mỏ, khí đốt v.v… đang ngày càng cạn kiệt. Nhiều nước trong khu vực ASEM có nguồn dầu khí, trong đó Brunei,Inđônêsia thuộc nhóm các nước xuất khẩu dầu. Nhưng nhu cầu năng lượng của khu vực như hiện nay sẽ dẫn đến nguy cơ phải chịu sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng. Theo nghiên cứu dự báo của giám đốc Trung tâm năng lượng ASEM, mức độ phụ thuộc này có thể đạt khoảng 49% đến 58%. Việt Nam là một nước hiên đang xuất khẩu than. Năm 2004, Tổng công ty Than Việt Nam đã khai thác và tiêu thụ 25 triệu tấn than, trong đó xuất khẩu 10,5 triệu tấn. Trong khi đó, theo thăm dò mới nhất của Tổng công ty Than Việt Nam cho biết, trữ lượng than ở độ sâu 350 m có khoảng 6,5 đến 7 tỷ tấn. Than có chất lượng tốt tập trung ở Quảng Ninh [3] . Việc xuất khẩu than của Việt Nam chưa đảm bảo tính bền vững. Theo chiến lược phát triển ngành điện, xi măng, phân bón, hóa chất… đến năm 2010 khả năng tiêu thụ than trong nước có thể lên đến 80 triệu tấn. Đièu đó cảnh báo cho biết, nếu chúng ta không có chiến lược khai thác than hợp lí thì trong tương lai, chúng ta sẽ là một nước nhập khẩu than hoặc phải đóng cửa một số nhà máy. I.2 . Sự cần thiết sử dụng năng lượng tái tạo Theo số liệu từ Viện Năng lượng (Bộ Công nghiệp), nếu không có đột biến lớn về khả năng khai thác từ sau năm 2010 thì nguồn tài nguyên trong nước sẽ không còn đáp ứng được nhu cầu năng lượng. Dự tính năm 2015 lượng thiếu hụt nhiên liệu cho sản xuất điện khoảng 9 tỉ kWh (ở phương án cao), tương tự năm 5 2020 thiếu hụt nhiên liệu cho sản xuất điện khoảng 35-64 tỉ KWh ở phương án cơ sở và phương án cao. Và vào năm 2030 thiếu hụt nhiên liệu cho sản xuất điện lên tới 59-192 tỉ KWh [3]. Các nhà hoạch định chính sách cho biết, trong tương lai, khả năng thiếu hụt điện năng còn nhiều hơn; các giải pháp nhập khẩu điện, than, khí để sản xuất có thể không đáp ứng được lượng thiếu hụt. Việc khai thác nguồn năng lượng này làm cho chúng ngày càng bị cạn kiệt và tác động rất lớn đến môi trường, như ô nhiễm môi trường, rừng bị tàn phá đất bị xói mòn, tăng hiệu ứng nhà kính, băng tan, biến đổi khí hậu vv…. Theo nghiên cứu thống kê, lượng khí CO 2 thải bình quân trên đầu người ở các nước công nghiệp như Mỹ là 21tấn/năm (năm1990), Singapore là 10 tấn/năm, Việt Nam là 0,8 tấn/năm (năm 2003). Khai thác nguồn năng lượng như than, dầu tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Ở Quảng Ninh hàng năm để khai thác than, đa bóc dỡ các lớp đất đá đá và xuất hiện những bãi thải đá cao gần 200m và đã bị mất khoảng 1.000 ha rừng. Vận chuyển than, đất đá gây bụi, làm ô nhiễm không khí, đặc biệt là dân cư trong vùng và xuất hiện các bệnh nghề nghiệp do bụi than gây nên. Trong quá trình khai thác đã gây nhiều sự cố, làm tổn thất cho con người. Những người thợ mỏ, hàng ngày luôn luôn đối mặt với rủi ro. Hàng trăm đại xa trọng tải từ 40 đến 96 tấn, xe cẩu, máy xúc, máy nổ, bom mìn, điện cao thế …tai nạn luôn rình rập, nguy hiểm đến tính mạng. Tại Quảng Ninh, công việc khai thác than trong những năm gần đây luôn luôn xảy ra các sự cố, làm nguy hại đến tính mạng của các thợ mỏ và nạn thổ phỉ khai thác than bừa bãi, những dự án bị biến tướng. Ngoài ra, trong quá trình khai thác than tại Quảng Ninh đã xâm phạm đến các di tích như Yên Tử, làm ô nhiễm các hồ chứa nước. Theo kết quả quan trắc chất lượng nước các hồ thủy lợi ở Quảng Ninh đã ở mức báo động. Độ pH đo đựợc tại 9 hồ đều ở mức rất thấp, nhất là hồ Bến Châu 3,75; hồ Cầu Cuốn 3,21; hồ Nội Hoàng 3,02 v.v… Trong khi độ pH để các sinh vật sinh sống được phải ở mức 5,5 đến 6. Việc lấy nước từ các hồ trên để nuôi cá đã làm cá chết hàng loại hoặc bị nổ mắt, nếu không chết thì năng suất giảm rõ rệt. Trước tình hình nguồn năng lượng truyền thống ngày càng cạn kiệt, nhu cầu sử dụng ngày càng tăng và các vấn đề về môi trường đang là vấn đề thách thức đối với toàn cầu. Điều đó đã dẫn dến tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế. Một số nước tìm nguồn năng lượng nguyên tử, một số nước tìm đến nguồn năng lượng có nguồn gốc từ mặt trời, gió, nước, thủy triều, năng lượng địa nhiệt, sinh khối vv… 6 Những nguồn năng lượng này có khả năng vô tận và khai thác sử dụng không gây ô nhiễm môi trường. Có thể nói, sử dụng năng lượng tái tạo là xu hướng chung mà thế giới đang hướng đến. II. HẢI ĐẢO II.1 . Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội vùng hải đảo Nước ta là một quốc gia có biển lớn trong vùng Biển Đông với chỉ số biển khoảng 0,01, gấp 6 lần giá trị trung bình của thế giới. Biển Việt Nam dài và đẹp, lại chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng với trữ lượng, quy mô thuộc loại khá, cho phép phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế biển quan trọng. Kinh tế biển đã và đang đóng góp một phần rất lớn cho nền kinh tế nước nhà. Theo ước tính, quy mô kinh tế (GDP) biển và vùng ven biển Việt Nam bình quân đạt khoảng 47- 48% GDP cả nước, trong đó GDP của kinh tế “thuần biển” đạt khoảng 20-22% tổng GDP cả nước. Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển), du lịch biển. Các ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển như đóng và sửa chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế biến thủy hải sản, thông tin liên lạc, bước đầu phát triển, nhưng hiện tại quy mô còn rất nhỏ bé (chỉ chiếm khoảng 2% kinh tế biển và 0,4% tổng GDP cả nước), song trong tương lai sẽ có mức gia tăng nhanh hơn. Gần đây, kinh tế trên một số đảo đã có bước phát triển nhờ chính sách di dân và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên các đảo (hệ thống giao thông, mạng lưới điện, cung cấp nước ngọt, trường học, bệnh xá ). Tuy vậy, có thể nhận định một cách khái quát rằng, sự phát triển của kinh tế biển còn quá nhỏ bé và nhiều yếu kém. Quy mô kinh tế biển Việt Nam chỉ đạt khoảng hơn 10 tỷ USD; trong khi sản lượng kinh tế biển của thế giới ước 1.300 tỷ USD, Nhật Bản là 468 tỷ USD, Hàn Quốc là 33 tỷ USD [4] . Cơ sở hạ tầng các vùng biển, ven biển và hải đảo còn yếu kém, lạc hậu. Hệ thống cảng biển nhỏ bé, manh mún, thiết bị nhìn chung còn lạc hậu và chưa đồng bộ nên hiệu quả thấp. Các chỉ tiêu hàng thông qua cảng trên đầu người rất thấp so với các nước trong khu vực (chỉ bằng 1/140 của Singapore, 1/7 của Malaysia và 1/5 của Thái Lan) [4] . Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có đường bộ cao tốc chạy dọc theo bờ biển, nối liền các thành phố, khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển thành một hệ thống kinh tế biển liên hoàn. Các sân bay ven biển và trên một số đảo nhỏ bé. Các thành phố, thị trấn, khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển còn nhỏ bé, đang trong thời kỳ bắt đầu xây dựng. Hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học-công nghệ biển, đào 7 tạo nhân lực cho kinh tế biển, các cơ sở quan trắc, dự báo, cảnh báo thời thiết, thiên tai, các trung tâm tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, còn nhỏ bé, trang bị thô sơ. Du lịch biển là một tiềm năng kinh doanh rất lớn. Vùng biển và ven biển tập trung tới 3/4 khu du lịch tổng hợp và 10/17 khu du lịch chuyên đề. Tuy nhiên, ngành du lịch biển vẫn thiếu những sản phẩm dịch vụ biển - đảo đặc sắc có tính cạnh tranh cao so với khu vực và quốc tế, chưa có khu du lịch biển tổng hợp đạt trình độ quốc tế. Khai thác hải sản và nuôi thuỷ sản nước lợ vốn là lĩnh vực kinh tế đặc trưng của biển đã đóng góp khoảng hơn 3 tỷ USD trong tổng giá trị thuỷ sản xuất khẩu (năm 2008) và tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động đánh cá trực tiếp, nuôi thuỷ sản và 50 vạn lao động dịch vụ liên quan. Đối với các lĩnh vực kinh tế liên quan trực tiếp đến biển như chế biến sản phẩm dầu, khí; chế biến thủy hải sản, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất muối biển công nghiệp, các dịch vụ kinh tế biển và ven biển (như thông tin, tìm kiếm cứu nạn hàng hải, dịch vụ viễn thông công cộng biển trong nước và quốc tế, nghiên cứu khoa học-công nghệ biển, xuất khẩu thuyền viên, ) hiện chủ yếu mới ở mức đang bắt đầu xây dựng, hình thành và quy mô còn nhỏ bé. Khai thác biển - đảo đã đem lại những lợi ích kinh tế -xã hội bước đầu quan trọng, nhưng việc sử dụng biển và hải đảo chưa hiệu quả, thiếu bền vững, trình độ khai thác biển của nước ta vẫn đang ở tình trạng lạc hậu nhất trong khu vực. Việt Nam tuy là một quốc gia biển, song đến nay, chúng ta vẫn chưa thực sự dựa vào biển để phát triển đúng tiềm năng và thế mạnh. Việt Nam vẫn chưa phải là quốc gia mạnh về biển, vẫn chưa phải là một “cường quốc biển”. Lịch sử phát triển của thế giới cho thấy những bước đột phá phát triển mang tầm thế giới cho đến nay hầu như đều bắt nguồn từ những quốc gia - biển (đại dương). Đó là Italia, Anh, Nhật Bản, Xingapo, Trung Quốc Ngày nay, thế giới đang bước vào giai đoạn bùng nổ phát triển mới với xu hướng ngày càng khẳng định tầm quan trọng to lớn của biển và đại dương. Tình trạng khan hiếm nguyên liệu, năng lượng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, dẫn tới cạnh tranh thị trường, tranh chấp lãnh thổ và xung đột quốc gia thường xuyên và gay gắt. Vươn ra biển, khai thác đại dương đã trở thành khẩu hiệu hành động mang tính chiến lược của toàn thế giới. Chính vì lẽ đó mà không phải ngẫu nhiên luận điểm “Thế kỷ XXI là thế kỷ của đại dương” xuất hiện và được nhất trí cao trên toàn thế giới. Việt Nam cũng hoà chung xu hướng đó. Xác định được tầm quan trọng của kinh tế biển, tại Hội nghị lần thứ 4, BCH Trung ương Đảng khoá X đã xây dựng Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh: “Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển và ven biển đóng góp khoảng 53%-55% tổng GDP của cả nước”. 8 Hình1.1. Côn Đảo Côn Đảo là tên một quần đảo ngoài khơi thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cách Vũng Tàu 97 hải lý và cách sông Hậu 45 hải lý. Côn Đảo trở thành điểm du lịch lý tưởng cho những ai muốn kham phá vẻ đẹp hoang sơ và tìm hiểu lịch sử của đất nước Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn điện trên đảo từ máy phát điện chạy bằng dầu diesel, hệ thống đèn chiếu sáng chỉ được thắp tại 3 con đường chính trên đảo. II.2 . Tình hình sử dụng năng lượng ở hải đảo Ở nước ta, đầu tư điện cho nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong những năm gần đây có bước phát triển vượt bậc, đến nay đã đạt tỷ lệ 100% số huyện, 97,32% số xã và 94,67% số hộ dân nông thôn có điện, góp phần quan trọng làm thay đổi căn bản diện mạo kinh tế và xã hội ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên vẫn còn 251 xã, với trên 700.000 hộ dân nông thôn ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo chưa có điện. Trong vùng biển nước ta có hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ, được chia thành các đảo ven bờ và các đảo xa bờ. Hệ thống đảo ven bờ có khoảng 2800 đảo, phân bố tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang [Sách giáo khoa Địa lý 9]. Khó khăn trong những năm qua, lưới điện quốc gia không vươn tới đến các khu vực hải đảo, gây khó khăn trong đời sống và sản xuất người dân. Vừa qua, Điện lực Lý Sơn thuộc Công ty Điện lực Quảng Ngãi được thành lập và từng bước thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo điện góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân, đảm bảo an ninh quốc phòng huyện đảo. Trong thời gian qua nhà máy diesel từng bước được nâng cấp, hiện đã đạt công suất 1.100 kW; tuy nhiên, cũng mới đủ để cấp cho 2 xã An Hải và An 9 Vĩnh với chế độ cấp 6 giờ mỗi ngày (17h – 23h). Để nâng cao khả năng dự phòng và công suất phát điện, cho 2 xã trên và khu vực hải đảo khác cần lắp đặt và nâng cao hệ thống cung cấp điện năng. Tại quần đảo Trường Sa, trước đây, nguồn điện phục vụ cho công tác sinh hoạt, huấn luyện chiến đấu của quân dân trên hệ thống các đảo chạy bằng máy nổ. Do nguồn kinh phí hạn hẹp, nên các đảo chỉ dùng điện trong những giờ cao điểm, và chỉ bảo đảm tối thiểu lượng điện cho các đảo. Nhưng từ khi dự án Năng lượng sạch được triển khai đồng loạt tại quần đảo Trường Sa đến nay, đời sống vật chất, tinh thần của quân và dân trên đảo đã được cải thiện vượt bậc. Chính từ dự án này, chúng ta đã kéo Trường Sa gần hơn với đất liền rất nhiều… Vì vậy, để góp phần củng cố cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân tại hải đảo, việc xây dựng một hệ thống cung cấp năng lượng dồi dào và đặc biệt là thân thiện với môi trường sẽ là bước hởi đầu quan trọng trong bước tiến ra biển của Việt Nam. 10 [...]... loại phải vào cuộc tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế Không chỉ trên thế giới, tại Việt Nam vấn đề này cũng đã được đặt ra từ lâu và một số nguồn năng lượng giải pháp II NĂNG LƯỢNG TÁI SINH Theo bách khoa toàn thư năng lượng tái tạo, hay năng lượng tái sinh, là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn Nguyên tắc sử dụng năng lượng tái sinh là tách một phần năng lượng. .. nguồn năng lượng tái sinh Trao đổi kinh nghiệm, công nghệ sản xuất năng lượng tái sinh giữa các quốc gia, hỗ trợ lẫn nhau về kinh tế, kĩ thuật, công nghệ khai thác và sử dụng năng lượng tái sinh Và đặc biệt, phải đưa giáo dục sử dụng năng lượng tái sinh vào trong các cấp/bậc học trang bị cho học sinh một số kiến thức về năng lượng tái sinh: các nguồn, tiềm năng, khả năng khai thác và vai trò của năng lượng. .. dương Năng lượng sóng biển có thể áp dụng tốt tại vùng biển nước ta, theo số liệu khảo sát của Viện Năng lượng, Viện Khoa hoc, công nghệ Việt Nam Sóng biển tạo ra nguồn năng lượng vô tận Các kết quả tính toán cho thấy năng lượng sóng dọc dải ven bờ của nước ta rất phong phú Dòng năng lượng trung bình yếu nhất đạt 15kW/m; mạnh nhất 30kW/m 19 Hình2.6 Vùng tính sóng và năng lượng sóng cho khu vực đảo Trường... bằng năng lượng mặt trời ♦ Máy phát điện gia đình bằng sức gió hoặc năng lượng mặt trời ♦ … Ngoài ra, không thể thiếu các biện pháp, chủ trương, chính sách từ Nhà nước như: Tạo khung pháp lí cho các nhà kinh doanh, khai thác nguồn năng lượng tái sinh Xây dựng kế hoạch chiến lược sản xuất nguồn năng lượng tái sinh Qui hoạch vùng sản xuất năng lượng tái sinh Tuyên truyền trong cộng đồng về ích lợi tiềm năng. .. dụng các nguồn năng lượng tái tạo trên biển nhằm đảm bảo nguồn điện trên quần đảo là một phương án hợp lý II ĐỀ XUẤT Các dạng năng lượng mặt trời, gió sử dụng trên đảo rất hiệu dụng tuy nhiên có một số nhược điểm như công suất nhỏ, đắt tiền (đối với năng lượng mặt trời) và điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhiều bão tố (đối với năng lượng gió) Vì vậy, đề xuất mô hình năng lượng cho hải đảo như sau: -... Theo cách nói thông thường, năng lượng tái tạo được hiểu là những nguồn năng lượng hay những phương pháp khai thác năng lượng mà nếu đo bằng các 11 chuẩn mực của con người thì là vô hạn Vô hạn ở đây được hiểu là năng lượng tồn tại nhiều đến mức mà không thể trở thành cạn kiệt khi con người khai thác, sử dụng chúng (thí dụ như năng lượng Mặt Trời); Hoặc năng lượng tự tái tạo trong thời gian ngắn và... cung cấp năng lượng sóng biển là nguồn cung cấp năng lượng chính cho hoạt động toàn đảo - Áp dụng các ứng dụng nhỏ về năng lượng mặt trời và gió cho hộ gia đình, chiếu sáng công cộng… như đèn đường, bình nước nóng năng lượng mặt trời hay máy phát điện chạy bằng gió… 1.1 Năng lượng sóng Nhiều nước trên thế giới đang khai thác nguồn năng lượng sóng biển góp phần tích cực, mục đích giảm phát thải CO2 bằng... thác năng lượng sóng nêu trên hầu như không có ảnh hưởng tiêu cực nào đến môi trường 25 II.3 Năng lượng mặt trời và gió Ngoài việc đầu tư, xây dựng hệ thống sản xuất năng lượng sóng biển, hải đảo cần áp dụng các phương thức sử dụng năng lượng mặt trời và gió mà thiên nhiên ưu đãi cho khu vực này: ♦ Đầu tư hệ thống chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời và gió Hình 4.7 Hệ thống đèn chạy bằng năng lượng. .. trường như trên, năng lượng gió tuy ngày càng phổ biến và quan trọng nhưng không thể là nguồn năng lượng chủ lực 16 Hình 2.4 Năm Tuocbin gió đầu tiên tại Bình Thuận Tuy nhiên, khả năng kết hợp giữa điện gió và thủy điện tích năng lại mở ra cơ hội cho Việt Nam Một mặt, có thể đa dạng hóa được nguồn năng lượng, kết hợp những nguồn năng lượng truyền thống với những nguồn năng lượng tái tạo sạch với chi...CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NĂNG LƯỢNG I NĂNG LƯỢNG TRUYỀN THỐNG Đây là dạng năng lượng được sử dụng lâu đời từ trước đến nay để cung cấp năng lượng như thủy điện, khai khoáng… Hình 2.1 Nhà máy thủy điện Nghệ An Đặc điểm chung của loại năng lượng này là khả năng tái tạo tài nguyên kém hoặc ảnh hưởng đến hệ sinh thái khu vực (thủy điện) Những nguồn năng lượng truyền thống như thủy điện, dầu . Hiệp Học viên : Trịnh Thị Kim Nhung Mã HV : 1080100044 1 TP.HCM, tháng 4/2011 2 MỤC LỤC Table of Contents MỤC LỤC 3 Table of Contents 3 LỜI NÓI ĐẦU 4 CHƯƠNG I. GIỚI THI U CHUNG 5 CHƯƠNG 2. TỔNG. phí, trang thi t bị kỹ thuật cho sản xuất, ứng dụng còn khiêm tốn; Sự không đồng bộ giữa thi t kế bình đun nước nóng năng lượng mặt trời và các công trình xây dựng; Giá thành của thi t bị đun. thống cung cấp năng lượng cần đảm bảo nhu cầu năng lượng cho người dân và thân thi n với môi trường. 4 CHƯƠNG I. GIỚI THI U CHUNG I. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM I.1 . Tình hình sử dụng năng

Ngày đăng: 06/07/2015, 20:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • Table of Contents

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG

  • CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NĂNG LƯỢNG

  • CHƯƠNG 4. NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT

    • I. NHẬN XÉT

    • II. ĐỀ XUẤT

      • 1.1. Năng lượng sóng

      • II.3. Năng lượng mặt trời và gió

      • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan