ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN ĐỊA LÝ 8 1. Xác định mục tiêu kiểm tra: - Đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Kiểm tra KT-KN ở các chủ đề: Các thành phần tự nhiên gồm: Địa hình, khí hậu, sông ngòi, sinh vật. - Kiểm tra 3 cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. 2. Xác nhận hình thức kiểm tra: Đề kiểm tra tự luận hoàn toàn (100%). 3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra học kì 2: MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Chủ đề (nội dung, chương) /Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng sáng tạo Các thành phần tự nhiên (Địa hình) - Nêu được ba đặc điểm cơ bản của địa hình - Hiểu được hai nhân tố làm biến đổi địa hình. 30% TSĐ = 3 điểm 67% TSĐ = 2 điểm 33% TSĐ = 1 điểm Các thành phần tự nhiên (Khí hâu) - Biết được các mùa khí hậu và đặc trưng khí hậu thời kì mùa gió ĐB. 30% TSĐ = 3 điểm 100 % TSĐ = 3 điểm Các thành phần tự nhiên (Sông ngòi) - Hiểu được mùa lũ trên các sông ở 3 miền khác nhau do mùa mưa khác nhau. 10% TSĐ = 1 điểm 100% TSĐ = 1 điểm Các thành phần tự nhiên (Sinh vật ) - Vẽ được biểu đồ cột đúng và nhận xét sự thay đổi độ che phủ rừng nước ta. - Giải thích được nguyên nhân độ che phủ rừng bị giảm. 30% TSĐ = 3 điểm 67 % TSĐ = 2 điểm 33% TSĐ = 1 điểm Tổng số điểm 10 Tổng số câu 03 5,0 điểm 50% 2,0 điểm 20% 2,0 điểm 20% 1,0 điểm; 10% TSĐ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010-2011 MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 8 Thời gian làm bài 45 phút Đề bài: Câu 1 (3,0 điểm): Hãy nêu các đặc điểm cơ bản của địa hình nước ta và cho biết 2 hướng chủ yếu của địa hình? Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào? Câu 2(3,0 điểm): Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng khí hậu trong thời kì mùa gió Đông Bắc ở nước ta? Câu 3(1,0 điểm): ): Dựa vào bảng số liệu sau, em hãy nhận xét mùa lũ trên các lưu vực sông ở nước ta và giải thích nguyên nhân? Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Các sông ở Bắc Bộ + + + + + + Các sông ở Trung Bộ + + ++ + Các sông ở Nam Bộ + + + ++ + Câu 4(3,0 điểm): Dựa vào bảng số liệu sau: Năm 1945 1990 2005 Độ che phủ rừng % 43,0 27,8 37 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện độ che phủ rừng của nước ta giai đoạn 1945 - 2005 (%) và nêu nhận xét? b. Vì sao độ che phủ rừng của nước ta năm 2005 lại thấp hơn so với năm 1945? HẾT ĐÁP ÁN CHẤM ĐỀ 1: Câu 1(3,0 điểm): - Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam. (0,5 đ) - Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau(0,5 đ) - Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người. (0,5 đ) - Hai hướng chủ yếu của địa hình là TB – ĐN và vòng cung. (0,5 đ) - Địa hình nước ta hình thành và biến đổi: (1,0đ) + Địa hình nước ta hình thành là do Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo tạo dựng nên.(0,5 đ) + Nhân tố tự nhiên chịu tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm (0,25 đ) + Nhân tố con người: làm giảm diện tích rừng tự nhiên và tạo nhiều dạng địa hình mới như đê sông, đê biển. (0,25 đ) Câu 2(3,0 điểm): Nước ta có 2 mùa khí hậu: - Mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa Đông) ( 0,5 đ) - Mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 (Mùa Hạ) ( 0,5 đ) - Mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa Đông) + Hoạt động mạnh của gió Đông Bắc, xen kẽ những đợt gió Đông Nam, thời tiết-khí hậu trên các miền ở nước ta khác nhau rõ rệt: ( 0,5 đ) + Miền Bắc: Đầu mùa Đông lạnh, khô hanh. Cuối Đông có mưa phùn ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình dưới 15 0 C, ở miền núi cao có thể xuất hiện sương muối, mưa tuyết. ( 0,5 đ) + Duyên hải miền Trung: Có mưa rất lớn vào các tháng cuối năm. ( 0,5 đ) + Tây Nguyên và Nam Bộ: Thời tiết nóng, khô, ổn định suốt mùa. ( 0,5 đ) Câu 3( 1,0 điểm): - Mùa lũ trên các lưu vực sông khác nhau: các sông ở Bắc Bộ lũ từ tháng 6->tháng 10, các sông ở Nam Bộ lũ từ tháng 7->tháng 11. Các sông ở Trung Bộ lũ từ tháng 9->tháng 12.( 0,5 đ) - Giải thích: Vì chế độ mưa trên các lưu vực sông khác nhau: Sông ngòi Bắc Bộ và Nam Bộ mưa vào Hè - Thu., các sông ở Trung Bộ mưa vào Thu - Đông. ( 0,5 đ) Câu 4(3,0 điểm): a. Vẽ biểu đồ cột đúng, đẹp, có quy định về khoảng cách chính xác ( 1 cm = 10 năm), và ghạch xiên các cột. (1,5 đ). - Nhận xét từ năm 1945-2005, độ che phủ rừng của nước ta giảm 6,0% ( 0,5 đ) b. Năm 2005, độ che phủ rừng vẫn thấp hơn năm 1945 do nạn phá rừng bừa bãi của con người (lấy đất làm nương rẫy, lấy gỗ, lấy củi). Do nạn cháy rừng ( thiên tai). (1,0 điểm) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2010-2011 MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 9 Chủ đề (nội dung, chương) /Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng sáng tạo Vùng Đông Nam Bộ - Trình bày được các điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dịch vụ của vùng. Giải thích được các ĐK thuận lợi của vùng để thu hút đầu tư nước ngoài. 30% TSĐ = 3 điểm 67 % TSĐ = 2 điểm 33 % TSĐ = 1 điểm Vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Hiểu được các thế mạnh về nghề nuôi tôm xuất khẩu ở ĐBSCL. - Vẽ được biểu đồ cột kép và nhận xét. 40% TSĐ = 4 điểm 50 % TSĐ = 2 điểm 50 % TSĐ = 2 điểm Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo - Biết được các nguyên nhân làm giảm sút tài nguyên biển và giải pháp bảo vệ 20% TSĐ = 2 điểm 100% TSĐ = 2 điểm Địa lí địa phương - Biết được các đơn vị hành chính của tỉnh BR-VT 100% TSĐ = 1 điểm 100% TSĐ = 1 điểm Tổng số điểm 10 Tổng số câu 04 5,0 điểm 50% 2,0 điểm 20% 2,0 điểm 20% 1,0 điểm 10% ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2010-2011 MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 9 Thời gian làm bài 45 phút Đề bài: Câu 1(3,0 điểm): Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển ngành dịch vụ? Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài? Câu 2(4,0 điểm): Dựa vào bảng số liệu sau, đơn vị nghìn tấn: Năm 1995 2000 2008 Đồng bằng sông Cửu Long 0,82 1,16 2,70 Cả nước 1,58 2,25 4,60 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sản lượng thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long và cả nước giai đoạn 1995- 2008 và nêu nhận xét? b. Tại sao đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu? Câu 3(1,0 điểm): Hãy kể tên các đơn vị hành chính (thành phố, thị xã, các huyện) trực thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu? Câu 4(2,0 điểm): Em hãy nêu một số nguyên nhân làm giảm sút tài nguyên biển của nước ta và các giải pháp bảo vệ tài nguyên biển ? HẾT ĐÁP ÁN CHẤM: Câu 1 (3,0điểm): Đông Nam Bộ có các điều kiện thuận lợi phát triển ngành dịch vụ là: ( 2,0 đ) - Có vị trí địa lí thuận lợi, có nhiều tài nguyên thiên nhiên: Dầu khí, các vườn quốc gia, suối nước nóng Bình Châu, nhà tù Côn Đảo…là tiềm năng quan trọng phát triển dịch vụ dầu khí và dịch vụ du lịch. (0,5 đ) - Dân cư đông, thu nhập bình quân đầu người một năm cao, tạo thị trường rộng lớn.(0,5 đ) - Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải và bưu chính viễn thông lớn nhất nước ta, có nhiều tài nguyên du lịch văn hoá, và lịch sử. (0,5 đ) - Có nhiều ngành kinh tế phát triển, thu hút mạnh nhất nguồn vốn đầu tư nước ngoài. (0,5 đ) Giải thích: (1,0 đ) - Có vị trí địa lí thuận lợi, có ĐKTN và tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. (0,5 đ) - Lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao. Kinh tế phát triển năng động và có chính sách phát triển kinh tế hợp lí. (0,5 đ) Câu 2(4,0 điểm): Vẽ biểu đồ cột kép, đẹp và chính xác nvề khoảng các và độ cao các cột, dùng 2 kí hiệu phân biệt và có chú giải kèm theo, ghi tên biểu đồ đầy đủ (1,0 đ). Nhận xét: (1,0 đ): Từ năm 1995 - 2008, sản lượng thuỷ sản của đồng bằng sông Cửu Long và cả nước tăng và tăng liên tục qua các năm. (0,25 đ) + Đồng bằng sông Cửu Long tăng là 1,88 triệu tấn (0,25 đ) + Cả nước tăng là 3,02 triệu tấn. (0,25 đ) + Từ năm 1995-2008, đồng bằng sông Cửu Long luôn chiếm hơn 1/2 giá trị tổng sản lượng thuỷ sản của cả nước. (0,25 đ). Đồng BS Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu do: ( 2,0 đ) - Có diện tích mặt nước rộng lớn: Sông, kênh rạch, rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn. (0,5 đ). - Nhiều diện tích trồng lúa có năng suất thấp nông dân đã chuyển sang nuôi tôm. (0,5 đ). - Nuôi tôm đem lại nguồn thu nhập lớn, người dân sẵn sàng đầu tư, chấp nhận rủi ro, tiếp thu kĩ thuật và công nghệ mới để phát triển nghề nuôi tôm. (0,5 đ). - Thị trường nhập khẩu tôm ngày càng mở rộng: EU, Nhật Bản, (0,5 đ). Câu 3(1,0 điểm): 8 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ( 1,0 đ) - TP Vũng Tàu. Thị xã Bà Rịa, Huyện Châu Đức. Huyện Xuyên Mộc. Huyện Tân Thành. Huyện Long Điền. Huyện Đất Đỏ. Huyện Côn Đảo Câu 4(2,0 điểm): Nguyên nhân: (1,0 đ) + Do phương tiện đánh bắt lạc hậu lại tập trung đánh bắt hải sản ở ven bờ quá mức. Dùng chất nổ hoặc điện để đánh bắt. Nạn phá rừng ngập mặn ven biển để lấy đất nuôi tôm (0,5 đ) + Do nước thải của công nghiệp, của các đô thị chưa xử lí đã thải trực tiếp ra cửa sông và ven biển. (0,5 đ) Giải pháp: (1,0 đ) + Cấm đánh bắt hải sản ở ven bờ, đổi mới thiết bị và công nghệ để đánh bắt xa bờ. Phát triển nuôi trồng hải sản. ( 0,5 đ) + Nghiêm cấm các hình thức đánh bắt mang tính huỷ diệt. Xử lí nước thải trước khi đổ ra sông, ra biển. Trồng và bảo vệ rừng ngập mặn ở ven biển.( 0,5 đ) . dụng. 2. Xác nhận hình thức kiểm tra: Đề kiểm tra tự luận hoàn toàn (100%). 3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra học kì 2: MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Chủ đề (nội dung, chương) /Mức độ nhận. lấy gỗ, lấy củi). Do nạn cháy rừng ( thiên tai). (1,0 điểm) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2010-2011 MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 9 Chủ đề (nội dung, chương) /Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN ĐỊA LÝ 8 1. Xác định mục tiêu kiểm tra: - Đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Kiểm tra KT- KN ở các chủ đề: Các thành phần tự nhiên