1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều

3 1,6K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 40 KB

Nội dung

Trong xã hội phong kiến ngày xưa, người phụ nữ luôn phải gánh chịu sự đau đớn, tủi nhục, từ bọn người bất nhân dùng đồng tiền của mình để thực hiện hành động chà đạp lên quyền sống của họ. Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều là một trường họp tiêu biểu như thế. Thúy Kiều, một con người tài sắc vẹn toàn lẽ ra phải nhận được những điều tốt đẹp nhất về mình; nhưng chẳng hiểu sao, biết bao đau đớn, tủi nhục cứ dồn dập đè nặng lên đôi vai nhỏ bé của nàng. Có phải chăng giai nhân thường bạc phận? Hay tại hoàn cảnh xã hội đã làm nên điều đó? Xuất phát từ một biến cố, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình chuộc cha. Qua mai mối, nàng được gá nghĩa cho một tên học trò trường Quốc Tử Giám tên Mã Giám Sinh. Nhưng với dáng vẻ trai lơ Quá niên trạc ngoại từ tuần Mày râu nhẵn nhụi áo quân bảnh bao cùng cách ăn nói cộc lốc và những hành  động vô lễ Trước thầy sau tớ lao xao, ghế trên ngồi tót sỗ sàng đã tố cáo bản chất thật của hắn là một tay buôn người. Bản chất ấy càng rõ hơn khi hắn Đắn đo cân sắc cân tài Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ, Cò kè bớt một thêm hai Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm. Cuộc hôn nhân quan trọng nhất đời người con gái giờ đây trở thành một cuộc giao dịch, mua bán mà món hàng ấy chính là Kiều. Chuyện này xảy ra là điều ngoài ý muốn, vì ý thức của một con người trọng danh dự không vho phép nàng làm như thế. Nhưng với tấm lòng hiếu thảo nàng quyết định hi sinh, mặc dù biết rằng theo Mã Giám Sinh là lành ít dữ nhiều và cũng chẳng biết cuộc đời mình sẽ trôi về đâu. Tuy thế, lòng nàng vẫn khôn nguôi cơn giận: Nỗi mình thêm tức nỗi nhà. Câu thơ là sự khái quát nỗi thương tâm của nàng Kiều nơi sâu thẳm đáy lòng. Nỗi mình là nỗi đau phải bán thân, từ bỏ mối tình cùng những hẹn ước trăm năm với chàng Kim Trọng; phải lìa bỏ gia đình nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Nỗi nhà là nỗi tức cho cha mẹ, em út bị vu oan, bị đánh đập, tài sản mất hết, tan nát cửa nhà. Đối với Onthionline.net cha mẹ già, Kiều phần nào đã làm tròn chữ hiếu; còn đối với chàng Kim Trọng, nàng luôn tự nhận lỗi đã không giữ vẹn chữ tình. Ai có thể hiểu được lòng Kiều lúc này? Nàng bật khóc. Mỗi bước chân là một hàng nước mắt tuôn rơi, khóc cho thân phận của mình: Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng. Nỗi tủi nhục ngấm sâu vào tân xương tủy, nàng ý thức được nhân phẩm của mình đang bị xúc phạm một cách nặng nề nên thẹn thùng, tủi hổ: Ngừng hoa bóng thẹn trong gương mặt dày. Thật bất công khi Kiều càng ý thức bao nhiêu thì nhân phẩm của nàng lại bị chà đạp bấy nhiêu. Suốt cuộc mua bán Kiều chỉ im lặng không nói câu nào. Có lẽ, nàng đã xuôi tay để cuộc đời đưa đẩy. Làm như vậy vì nàng thì bé nhỏ còn cả một chế độ phong kiến bất công thì to lớn. Xã hội ấy, đồng tiền chà đạp lên những con người lương thiện mà nhẽ ra họ phải được hưởng những điều hạnh phúc nhất. Thúy Kiều là một minh họa xác thực cho điều đó. Nguyễn Du đã thành công trong việc xây dựng nhân mà đặc biệt là Thúy Kiều. Không ai không xúc động khi cảm nhận được nỗi đau của Kiều và càng căm ghét hơn chế độ cũ. Đó cũng là nỗi lòng của tác giả; xuất phát từ những bức xúc của cuộc sống đương thời. Ngoài ra, đoạn trích còn thành công trong việc khắc học tính cách và miêu tả nội tâm nhân vật.

Onthionline.net Thúy Ki ề u trong Mã Giám Sinh mua Ki ề u Trong xã hội phong kiến ngày xưa, người phụ nữ luôn phải gánh chịu sự đau đớn, tủi nhục, từ bọn người bất nhân dùng đồng tiền của mình để thực hiện hành động chà đạp lên quyền sống của họ. Thúy Kiều trong đoạn trích "Mã Giám Sinh mua Kiều" là một trường họp tiêu biểu như thế. Thúy Kiều, một con người tài sắc vẹn toàn lẽ ra phải nhận được những điều tốt đẹp nhất về mình; nhưng chẳng hiểu sao, biết bao đau đớn, tủi nhục cứ dồn dập đè nặng lên đôi vai nhỏ bé của nàng. Có phải chăng giai nhân thường bạc phận? Hay tại hoàn cảnh xã hội đã làm nên điều đó? Xuất phát từ một biến cố, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình chuộc cha. Qua mai mối, nàng được gá nghĩa cho một tên học trò trường Quốc Tử Giám tên Mã Giám Sinh. Nhưng với dáng vẻ trai lơ "Quá niên trạc ngoại từ tuần - Mày râu nhẵn nhụi áo quân bảnh bao" cùng cách ăn nói cộc lốc và những hành động vô lễ "Trước thầy sau tớ lao xao", "ghế trên ngồi tót sỗ sàng" đã tố cáo bản chất thật của hắn là một tay buôn người. Bản chất ấy càng rõ hơn khi hắn "Đắn đo cân sắc cân tài - Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ", "Cò kè bớt một thêm hai - Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm". Cuộc hôn nhân quan trọng nhất đời người con gái giờ đây trở thành một cuộc giao dịch, mua bán mà món hàng ấy chính là Kiều. Chuyện này xảy ra là điều ngoài ý muốn, vì ý thức của một con người trọng danh dự không vho phép nàng làm như thế. Nhưng với tấm lòng hiếu thảo nàng quyết định hi sinh, mặc dù biết rằng theo Mã Giám Sinh là lành ít dữ nhiều và cũng chẳng biết cuộc đời mình sẽ trôi về đâu. Tuy thế, lòng nàng vẫn khôn nguôi cơn giận: "Nỗi mình thêm tức nỗi nhà". Câu thơ là sự khái Onthionline.net quát nỗi thương tâm của nàng Kiều nơi sâu thẳm đáy lòng. "Nỗi mình" là nỗi đau phải bán thân, từ bỏ mối tình cùng những hẹn ước trăm năm với chàng Kim Trọng; phải lìa bỏ gia đình nơi mình đã sinh ra và lớn lên. "Nỗi nhà" là nỗi tức cho cha mẹ, em út bị vu oan, bị đánh đập, tài sản mất hết, tan nát cửa nhà. Đối với cha mẹ già, Kiều phần nào đã làm tròn chữ hiếu; còn đối với chàng Kim Trọng, nàng luôn tự nhận lỗi đã không giữ vẹn chữ tình. Ai có thể hiểu được lòng Kiều lúc này? Nàng bật khóc. Mỗi bước chân là một hàng nước mắt tuôn rơi, khóc cho thân phận của mình: "Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng". Nỗi tủi nhục ngấm sâu vào tân xương tủy, nàng ý thức được nhân phẩm của mình đang bị xúc phạm một cách nặng nề nên thẹn thùng, tủi hổ: "Ngừng hoa bóng thẹn trong gương mặt dày". Thật bất công khi Kiều càng ý thức bao nhiêu thì nhân phẩm của nàng lại bị chà đạp bấy nhiêu. Suốt cuộc mua bán Kiều chỉ im lặng không nói câu nào. Có lẽ, nàng đã xuôi tay để cuộc đời đưa đẩy. Làm như vậy vì nàng thì bé nhỏ còn cả một chế độ phong kiến bất công thì to lớn. Xã hội ấy, đồng tiền chà đạp lên những con người lương thiện mà nhẽ ra họ phải được hưởng những điều hạnh phúc nhất. Thúy Kiều là một minh họa xác thực cho điều đó. Nguyễn Du đã thành công trong việc xây dựng nhân mà đặc biệt là Thúy Kiều. Không ai không xúc động khi cảm nhận được nỗi đau của Kiều và càng căm ghét hơn chế độ cũ. Đó cũng là nỗi lòng của tác giả; xuất phát từ những bức xúc của cuộc sống đương thời. Ngoài ra, đoạn trích còn thành công trong việc khắc học tính cách và miêu tả nội tâm nhân vật. Onthionline.net

Ngày đăng: 05/07/2015, 16:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w