Đề thi và đáp án thi tốt nghiệp môn văn tham khảo luyện thi (1)

7 664 4
Đề thi và đáp án thi tốt nghiệp môn văn tham khảo luyện thi  (1)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NGÂN HÀNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn 12(Ban cơ bản) ĐỀ BÀI CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 1 Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tây Tiến giúp anh(chị)hiểu thêm gì về hình tượng người lính trong bài thơ ? 2 2 Nêu những quan điểm sáng tác văn học của tác gia Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh. 2 3 Những yếu tố ảnh hưởng đến hồn thơ Tố Hữu? 2 4 Anh (chị) hãy nêu đặc điểm phong cách thơ Tố Hữu ? 2 5 Anh (chị) hãy trình bày ý nghĩa của lời đề từ “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta” trong bài thơ Đàn ghi ta của Loor ca (Thanh Thảo) 2 6 Anh (chị) hãy trình bày khái quát giá trị lịch sử và giá trị văn học của bản Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh) 2 7 Anh (chị) hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ "Việt Bắc" (Tố Hữu) 2 8 “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” (M. Xi-xê-rông) Suy nghĩ của anh, chị về câu nói trên. (Viết bài văn không quá 400 chữ) 3 9 Có ý kiến cho rằng: Tình thương là hạnh phúc của con người. Anh (chị) suy như thế nào về ý kiến trên? (Viết bài văn không quá 400 chữ) 3 10 Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến của nhà văn Nga L.Tôn-xtôi: "Trong ước mơ có mặt tốt hơn hiện tại. Trong thực tại có mặt tốt hơn ước mơ. Hạnh phúc đầy đủ là biết kết hợp cả ước mơ lẫn hiện tại". (Viết bài văn không quá 400 chữ) 3 11 Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói: "Đừng xin người khác con cá, mà hãy học cách làm cần câu và cách câu cá". (Viết bài văn không quá 400 chữ) 3 12 Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông? (Viết bài văn không quá 400 chữ) 3 13 Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm: học để biết, học để làm và học để khẳng định mình. (Viết bài văn không quá 400 chữ) 3 14 Nhà văn Nga L.Tôn-xtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Từ câu nói trên, anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người. 3 15 Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của hình tượng sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân). 5 16 Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người lái đò trong bài tùy bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) 5 17 Cảm nhận của anh (chị) về cảnh thiên nhiên Tây Bắc qua đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. (Ngữ văn 12-tập một, tr.80, NXB Giáo dục, 2008) 5 18 Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ : “Ta về ,mình có nhớ ta Ta về,ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao cài thắt lưng Mùa xuân mơ nở trắng rừng Nhớ cô em gái măng một mình Mùa thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”. (Trích Việt Bắc- Tố Hữu) 5 19 Theo anh (chị), vì sao nói "Tuyên ngôn độc lập" của chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn bản chính luận mẫu mực? 5 20 Vẻ đẹp sông Hương - xứ Huế qua đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường. 5 SỞ GD & ĐT KON TUM NGÂN HÀNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2008-2009 TRƯỜNG THPT ĐĂK HRING Môn: Ngữ văn 12 (Ban cơ bản) Thời gian: 90 phút ĐÁP ÁN: Mức độ đánh giá Câu Yêu cầu về kỹ năng Yêu cầu về kiến thức Thang điểm Nhận biết 1 Tái hiện lại tri thức và trình bày bài làm dưới hình thức đoạn văn ngắn gọn. - Về hoàn cảnh ra đời: Nêu khái quát về đơn vị Tây Tiến (địa bàn hoạt động, thành phần xuất thân của người lính Tây Tiến, Quang Dũng làm đại đội trưởng), năm ra đời, cảm hứng sáng tác, tên bài thơ. - Qua hoàn cảnh ra đời đó, ta thấy hiện lên hình ảnh chiến sĩ: + Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn từ hoàn cảnh xuất thân. + Tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất, lạc quan, yêu đời trong điều kiện khó khăn, gian khổ. 1,0 1,0 2 HS tái hiện lại tri thức về tác gia Hồ Chí Minh - Văn nghệ là một vũ khí chiến đấu phụng sự cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn phải góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh phát triển xã hội. - Văn chương phải có tính chân thật, mang đậm tính dân tộc và tính nhân dân, được trình bày một cách trong sáng hấp dẫn. - Trong sáng tác, Người luôn xác định mục đích đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. 1,0 0,5 0,5 3 HS tái hiện lại tri thức về tác gia Tố Hữu đã được học. Học sinh phải trình bày được ba yếu tố cơ bản sau: - Hoàn cảnh gia đình. - Quê hương xứ Huế (cảnh đẹp, Nơi mặt trận dân chủ do ĐCS lãnh đạo dấy lên sôi nổi trong cả nước) - Lí tưởng sống (lí tưởng cách mạng ) 0,5 0,5 1,0 4 Tái hiện các kiến thức đã học về tác giả Tố Hữu để làm bài. - Thơ trữ tình - chính trị - Mang đậm tính sử thi. - Giọng thơ tâm tình ngọt ngào,đằm thắm chân thành. - Đậm đà bản sắc dân tộc cả trong nội dung và nghệ thuật biểu đạt 0,5 0,5 0,5 0,5 5 - Nêu ý nghĩa của lời đề từ dưới dạng một đoạn văn ngắn. - Lời di chúc sớm của Loor ca trong bài thơ Ghi nhớ, qua đó thấy được sự gắn bó của ông đối với nghệ thuật. - Câu thơ khơi nguồn cảm hứng cho 1,0 Thanh Thảo sáng tác bài thơ Đàn ghi ta của Loor ca. 1,0 6 Nhận biết các giá trị của bản Tuyên ngôn, có thể trình bày theo ý. - Giá trị lịch sử: Văn kiện lịch sử có ý nghĩa to lớn, tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ta, mở ra kỉ nguyên độc lập tự do cho dân tộc. - Giá trị văn học: Áng văn chính luận mẫu mực, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, đầy sức thuyết phục 1,0 1,0 7 Nêu được hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, được trình bày theo ý. - Tháng 7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, hòa bình được lập lại trên miền Bắc. - Tháng 10/1954, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về thủ đô. Nhân sự kiện có tính lịch sử ấy Tố Hữu viết bài thơ thể hiện sự gắn bó keo sơn của tình quân dân, giữa miền xuôi và miền ngược 0,5 1,5 Thông hiểu 8 - HS biết cách làm bài văn NLXH - Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, có cảm xúc, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp… - Giải thích câu nói: hành động thể hiện phẩm chất của con người. - Phân tích và chứng minh về mối quan hệ trên. - Rút ra bài học cho bản thân: có nhận thức và hành động đúng đắn. 1,0 1,0 1,0 9 - HS biết cách làm bài văn NLXH - Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, có cảm xúc, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp… - Giải thích câu nói: cuộc sống của con người thực sự có ý nghĩa khi có tình thương. - Phân tích và chứng minh: Tình thương gắn kết con người với nhau và đó chính là hạnh phúc của loài người. - Rút ra bài học cho bản thân: Có tình thương đối với mọi người sẽ nhận được tình thương từ mọi người. 1,0 2,0 10 - HS biết cách làm bài văn NLXH - Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…. - Giải thích câu nói: Ước mơ và hiện thực đề có mặt tích cực và hạn chế. Cần dung hòa mối quan hệ giữa chúng. - Suy nghĩ về mối quan hệ giữa ước mơ và hiện thực. - Ước mơ của bản thân và kế hoạch để thực hiện ước mơ ấy. 0,5 1,5 1,0 11 - HS biết cách làm bài văn NLXH - Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, có cảm xúc, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp… - Giải thích câu nói: không nên dựa vào thành quả của người khác mà phải biết tự tạo ra thành quả bằng chính khả năng của mình. - Phân tích và chứng minhđược:Thành công trong cuộc sống là kết quả của quá trình tự vận động của bản thân. - Nêu phương hướng hành động của bản thân. 0,5 1,5 1,0 12 - HS biết cách làm bài văn NLXH - Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, có cảm xúc, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp… - Thực trạng vi phạm an toàn giao thông hiện nay như thế nào? (Nguyên nhân, hậu quả ) - Giải pháp để giảm thiểu tai nạn giao thông . - Hành động của bản thân và kêu gọi mọi người 1,0 1,0 1,0 13 - HS biết cách làm bài văn NLXH - Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, có cảm xúc, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp… - Giải thích câu nói: Học để biết là yêu cầu tiếp thu kiến thức. Học để làm; để khẳng định mình: là học để thực hành vận dụng kiến thức vào thực tế, hoàn thiện nhân cách. - Suy nghĩ về vai trò của việc học đối với mỗi người. - Liên hệ bản thân (định hướng kế hoạch học tập cụ thê) 0,5 1,0 1,5 14 - HS biết cách làm bài văn NLXH - Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, có cảm xúc, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp… - Giải thích các khái niệm “lí tưởng là gì”và ý nghĩa câu nói của nhà văn Nga L.Tôn-xtôi: con người thực sự sống khi có lí tưởng. - Vai trò quan trọng của lí tưởng trong cuộc sống con người: xác định được mục đích sống đúng đắn, có ý thức vươn lên trong cuộc sống để cuộc sống có ý nghĩa hơn . - Suy nghĩ của bản thân: Lựa chọn lí tưởng đúng đắn, con đường phấn đấu cho lí tưởng đó. 1,0 1,0 1,0 15 - HS biết cách làm bài văn NLVH - Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp… - Sông Đà hiện lên như một con người có hình dáng, tính cách sống động: vừa hung bạo, dữ dội vừa trữ tình, thơ mộng. - Nghệ thuật: nhân hóa, so sánh, liên tưởng - Tình cảm gắn bó thiết tha của tác giả với thiên nhiên Tây Bắc 2,5 1,5 1,0 16 - HS biết cách làm bài văn NLVH - Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp… -Vẻ đẹp ngoại hình. -Vẻ đẹp tâm hồn (trí dũng ,tài hoa) - Nghệ thuật : Miêu tả, khắc họa sinh động, nét bút tài hoa, liên tưởng so sánh 1,0 3,0 1,0 17 - HS biết cách làm một bài văn NLVH - Có kĩ năng cảm thụ hình tượng văn học. - Kết cấu chặt chẽ, bố cục - Khái quát về tác giả, tác phẩm, vị trí của đoạn trích. - Vẻ đẹp trong cuộc sống chiến đấu của người lính (hào hùng, bi tráng) - Vẻ đẹp tâm hồn(hào hoa, lãng 0,5 1,5 1,5 rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp… mạn, lạc quan yêu đời ) - Bút pháp lãng mạn (Nghệ thuật đối lập, từ ngữ-hình ảnh độc đáo , ) - Khẳng định giá trị đoạn trích,bài thơ Tây Tiến 1,0 0,5 18 - HS biết cách làm một bài văn nghị luận văn học - Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp… HS trình bày được những cảm xúc ấn tượng chung về cảnh sắc thiên nhiên và con người Việt Bắc qua bài thơ. - Cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc bốn mùa tươi đẹp . - Thiên nhiên Việt Bắc ấm áp tình người. - Về nghệ thuật: Sử dụng hình ảnh đối xứng đan cài, giọng điệu ngọt ngào tha thiết - Khẳng định giá trị đoạn trích. 0,5 1,5 1,5 1,0 0,5 19 - Biết cách làm văn NLVH, có kĩ năng cảm thụ một tác phẩm văn chính luận. - Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, có cảm xúc, không mắc các lỗi hành văn - Giới thiệu và nêu nhận xét chung về văn bản - Lập luận chặt chẽ, luận điểm, luận cứ, luận chứng xác thực không ai chối cãi được, - Giọng văn, lời văn hùng hồn, đanh thép đầy sức thuyết phục. - Khẳng định giá trị của văn bản. 0,5 2,0 2,0 0,5 20 - HS biết cách làm một bài văn NLVH - Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp… - Vẻ đẹp của sông Hương – Xứ Huế được nhìn từ góc độ thiên nhiên, văn hóa, lịch sử. - Vẻ đẹp của sông Hương qua cảm nhận riêng và ngòi bút tài hoa của tác giả - Nghệ thuật so sánh, nhân hoá, liên tưởng, tưởng tượng phong phú. 2,0 1,5 1,5 Quy định chung về thang điểm chấm cho các đề văn thuộc mức độ vận dụng: Điểm 5,0: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kề kĩ năng và kiến thức, kết cấu, bố cục rõ ràng, chặt chẽ, văn viết có cảm xúc sâu sắc, có một vài sai sót nhưng không đáng kể. Điểm 4,0: Đầy đủ các ý, kết cấu, bố cục chặt chẽ, có những đoạn viết hay nhưng còn nhiều lỗi sai sót nhỏ trong hành văn. Điểm 3,0: Đầy đủ các ý, kết cấu, bố cục chặt chẽ, trình bày được 3/4 số ý, mắc lỗi sai hành văn nhưng không đáng kể. Điểm 2,0: Tỏ ra hiểu đề nhưng trình bày chỉ được nửa số ý, dẫn chứng chưa phong phú, ít mắc các lỗi hành văn. Điểm 1,0: Có hiểu đề nhưng diễn đạt lan man, nghèo ý, thiếu dẫn chứng, diễn đạt lủng củng, bài viết quá sơ sài, mắc nhiều lỗi hành văn Điểm 0,0: Bài viết lạc đề hoặc bỏ trống. . các đề văn thuộc mức độ vận dụng: Điểm 5,0: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kề kĩ năng và kiến thức, kết cấu, bố cục rõ ràng, chặt chẽ, văn viết có cảm xúc sâu sắc, có một vài sai sót nhưng không đáng. mắc các lỗi hành văn - Giới thi u và nêu nhận xét chung về văn bản - Lập luận chặt chẽ, luận điểm, luận cứ, luận chứng xác thực không ai chối cãi được, - Giọng văn, lời văn hùng hồn, đanh. THPT ĐĂK HRING Môn: Ngữ văn 12 (Ban cơ bản) Thời gian: 90 phút ĐÁP ÁN: Mức độ đánh giá Câu Yêu cầu về kỹ năng Yêu cầu về kiến thức Thang điểm Nhận biết 1 Tái hiện lại tri thức và trình bày

Ngày đăng: 05/07/2015, 15:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan