Đề cương ôn tập HK2 Lý 11 (Quang hình học)

2 607 4
Đề cương ôn tập HK2 Lý 11 (Quang hình học)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phần 2: QUANG HỌC I. MỘT SỐ CÂU HỎI LÝ THUYẾT 1. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là gì?Viết công thức tính chiết suất của một môi trường trong suốt theo vận tốc. 2. Viết các công thức lăng kính trong trường hợp góc chiết quang và góc tới nhỏ. 3. Thấu kính là gì? Trong không khí, TKHT là thấu kính rìa mỏng hay rìa dày? TKPK có tiêu cự là số dương hay âm? 4. Thế nào là sự điều tiết của mắt? Trong trường hợp nào mắt điều tiết tối đa? Khi mắt điều tiết tối đa thì tiêu cự và độ tụ của mắt như thế nào? Trong trường hợp nào mắt không điều tiết? Khi mắt không điều tiết thì tiêu cự và độ tụ của thủy tinh thể như thế nào? 5. Năng suất phân ly của mắt là gì? Người bình thường có năng suất phân ly vào khoảng bao nhiêu phút góc? 6. Nêu định nghĩa điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt. Điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt cận thị cách mắt như thế nào? 7. Phân biệt tiêu cự và độ tụ của mắt cận và mắt viễn khi ở cùng trạng thái mắt không điều tiết. 8. Cách khắc phục tật cận thị, viễn thị. II. CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN Bài tập khúc xạ ánh sáng - lăng kính 1. Một tia sáng truyền theo hướng từ một chất lỏng (có chiết suất 3 )vào không khí với góc tới 30 0 . Hãy tính góc khúc xạ và vẽ đường đi của tia sáng. Tính góc lệch của tia khúc xạ so với tia tới. 2. Một chùm tia sáng đơn sắc hẹp song song chiếu lên mặt phẳng của khối thủy tinh chiết suất n= 3 . Tìm góc tới của chùm tia này. Biết chùm tia phản xạ vuông góc với chùm tia khúc xạ. 3. Cho lăng kính có góc chiết quang A=6 0 và chiết suất n=1,5. Chiếu một chùm tia sáng đơn sắc nằm trong một tiết thẳng lên gặp mặt bên thứ nhất dưới góc tới rất nhỏ. Tính góc lệch D của tia ló so với tia tới. Bài tập thấu kính 4. Vật sáng AB cao 8 cm đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kỳ có tiêu cự 20 cm và cách thấu kính 30 cm. Xác định ảnh A’B’ của AB. 5. Đặt một thấu kính cách trang sách 20 cm, khi đó nhìn qua thấu kính ta thấy ảnh của các dòng chữ cùng chiều và cao bằng nữa dòng chữ đó. a) Đó là thấu kính loại gì? Giải thích. b) Tính tiêu cự của thấu kính trên. 6. Đặt một vật sáng AB cách thấu kính một khoảng 30 cm thì thu được ảnh cao bằng 1/3 vật. Tính tiêu cự của thấu kính và xác định loại thấu kính. Vẽ ảnh. 7. Vật sáng AB qua thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm cho ảnh A’B’ cao bằng nửa vật. Tìm vị trí vật và ảnh. 8. Một vật sáng AB đặt đặt vuông góc trục chính, cho ảnh rõ nét trên màn và cao gấp ba lần vật. Biết màn đặt cách vật 160 cm. xác định loại thấu kính và tính tiêu cự. 9. Vật sáng AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự bằng 6 cm, cho ảnh A’B’ trên màn, ảnh nhỏ hơn vật và cách vật 25 cm. a) Xác định vị trí vật và ảnh. b) Vẽ ảnh. 10. Thấu kính hội tụ có độ tụ 5 dp. Vật sáng AB cao 2 cm đặt vuông góc với trục chính, cho ảnh A’B’ cách vật 18 cm. Xác định vị trí vật, vị trí ảnh và tính chất , chiều, độ cao của ảnh . 11. Thấu kính hội tụ có độ tụ +10 dp, vật AB cho ảnh qua thấu kính A’B’ hiện rõ nét trên màn. Biết khoảng cách từ vật đến màn là 49 cm. Hãy xác định khoảnh cách từ ảnh đến thấu kính, ảnh này lớn hơn hay nhỏ hơn vật? 12. Một vật đặt trước thấu kính hội tụ có độ tụ +10 dp cho ảnh cùng chiều và cách vật 32 cm. Xác định vị trí vật và ảnh. 13. Một vật đặt trước TK phân kỳ có độ tụ +10 dp cho ảnh cùng chiều và cách vật 5 cm. Xác định vị trí vật và ảnh. 14. Một thấu kính hội tụ có độ tụ D=5 điôp. a) Tính tiêu cự của thấu kính. b) Một vật thật AB=2cm đặt vuông góc với trục chính của TK qua TK cho ảnh thật A’B’=6cm. Tìm số phóng đại ảnh và xác định vị trí của vật. Vẽ hình. 15. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f=20cm. a) Tìm vị trí của vật trước TK để ảnh của vật tạo bởi TK là một ảnh ảo cao gấp 4 lần vật. b) Muốn có ảnh thật cũng cao gấp 4 lần vật thì phải dời vật về phía nào một đoạn bao nhiêu so với vị trí của vật lúc đầu? 16. Một vật sáng AB đặt vuông góc trục chính và cách TK hội tụ một khoảng 40cm (A trên trục chính của TK) cho ảnh thật A’B’ cách TK 120cm. a) Tính số phóng đại ảnh và tiêu cự của TK. b) Nếu muốn có ảnh ảo A’’B’’cao gấp 3 lần vật AB thì phải đặt vật AB ở vị trí cách TK một đoạn bao nhiêu? Vẽ ảnh. 17. Đặt một vật phẳng nhỏ AB vuông góc với trục chính của TKHT và cách TK 60cm.TK có tiêu cự f=40cm. a) Xác định vị trí, tính chất và độ phóng đại của ảnh. Vẽ ảnh. b) Tịnh tiến vật lại gần TK 10cm dọc theo trục chính. Ảnh di chuyển ra xa hay lại gần TK một đoạn bao nhiêu? Bài tập mắt 18. Một người bị cận thị có khoảng nhìn rõ cách mắt từ 12 cm đến 100 cm. a) Hỏi phải đeo sát mắt kính loại gì, độ tụ bao nhiêu để nhìn được vật ở ∞ mà không cần phải điều tiết. b) Khi đeo kính trên, người này nhìn được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu? 19. Một người nhìn rõ những vật cách mắt xa nhất 50 cm và cách mắt gần nhất 15 cm. a) Hỏi người này bị tật gì? Tính độ tụ kính phải đeo để sửa tật này (kính đeo sát mắt). b) Tìm khoảng nhìn rõ của người này khi đeo kính trên. 20. Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 11 cm. Biết rằng khi đeo kính sát mắt có độ tụ D = -1,25 dp thì sẽ nhìn rõ được vật ở xa mà không điều tiết. a) Hỏi điểm cự viễn cách mắt bao nhiêu? b) Khi đeo kính trên, người này sẽ nhìn thấy vật gần nhất cách mắt bao nhiêu? 21. Một người có mắt bình thường về già, khi điều tiết tối đa thì độ tụ của mắt tăng thêm 1 dp. a) Xác định điểm cực cận và cực viễn của mắt. b) Tính độ tụ của kính phải đeo sát mắt để - mắt nhìn thấy một vật gần nhất cách mắt 25 cm. - mắt nhìn thấy một vật cách mắt 25 cm mà không điều tiết. 22. Một người bị cận thị phải đeo sát mắt một kính phân kỳ có độ tụ 2 dp mới nhìn rõ vật ở xa không cần điều tiết. a) Hỏi nếu không đeo kính, người này sẽ nhìn rõ vật (trên trục chính) cách mắt xa nhất bao nhiêu? b) Nếu người này đeo kính có độ tụ D= -1 dp sát mắt thì nhìn rõ vật xa nhất cách mắt bao nhiêu? 23. Một người cận thị nếu mang kính có độ tụ D= -2 dp sát mắt thì nhìn được vật xa nhất cách mắt 2 m, vật gần nhất cách mắt 16 cm. Xác định điểm cực cận và cực viễn của mắt. 24. Một người có giới hạn nhìn rõ cách mắt từ 10cm đến 50cm. a) Tính độ biến thiên độ tụ của thủy tinh của mắt người này khi chuyển từ trạng thái không điều tiết sang trạng thái điều tiết tối đa. Cho khoảng OV = 1,5cm. b) Người này đeo kính có độ tụ + 2dp (sát mắt) thì sẽ thấy vật trong khoảng nào trước mắt? 25. Mắt của một người có điểm cực viễn cách mắt 100cm. a) Mắt người này bị tật gì? Tại sao? b) Muốn nhìn rõ vật ở xa vô cùng khi mắt không điều tiết, người đó phải đeo sát mắt một TK có độ tụ bằng bao nhiêu? c) Điểm C c của người này cách mắt 12cm. Khi đeo kính nói trên, người này nhìn rõ vật ở điểm gần nhất cách mắt bao nhiêu? . HỌC I. MỘT SỐ CÂU HỎI LÝ THUYẾT 1. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là gì?Viết công thức tính chiết suất của một môi trường trong suốt theo vận tốc. 2. Viết các công thức lăng kính trong. của mắt cận và mắt viễn khi ở cùng trạng thái mắt không điều tiết. 8. Cách khắc phục tật cận thị, viễn thị. II. CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN Bài tập khúc xạ ánh sáng - lăng kính 1. Một tia sáng truyền. vật cách mắt 25 cm mà không điều tiết. 22. Một người bị cận thị phải đeo sát mắt một kính phân kỳ có độ tụ 2 dp mới nhìn rõ vật ở xa không cần điều tiết. a) Hỏi nếu không đeo kính, người này

Ngày đăng: 05/07/2015, 09:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan