Trồng hành tím Công thức bón phân này có thể thay đổi theo đất đai, thời tiết và màu xanh của hành. Nếu hành xấu nên tưới thêm SA hoặc DAP để lá, rễ củ phát triển, không nên tưới urê lá sẽ vươn dài (hành bò) tạo củ khó. Chăm sóc trong 10 ngày đầu tưới 1 –2 lần/ ngày, 11 ngày trở đi 2 ngày/ lần, lượng nước tưới thay đổi từ 100 – 150 đôi nước/ 1.000 m2/ lần tưới (400 –600 lít/ lần) và ngưng tưới hẳn 1 tuần trước khi thu hoạch. KỸ THUẬT TRỒNG Hành tím trồng được trên nhiều loại đất, nhưng đất cần cao ráo, tơi xốp nhiều dinh dưỡng, nếu trồng gần nguồn nước mặn phải tưới nước ngọt. Hành rất sợ ngập úng, vì thế người ta cần bố trí vụ trồng vào thời điểm hết mưa để tránh hiện tượng thối củ. Làm đất : Đất cày ải trước 1 tháng, trước khi lên liếp 3 – 5 ngày tiến hành rải vôi, nếu đất sét cần trộn cát mịn đều trên mặt liếp. Làm liếp: Liếp cao 15 – 20 cm, mặt liếp rộng 0,7 – 0,9 m, khoảng cách mương giữa 2 liếp 20 –30 cm. Liếp trồng cần bằng phẳng, tưới nhẹ và phủ 1 lớp rơm trước khi trồng, xịt thuốc diệt mầm cỏ bằng Ronstar, Dual. Chọn củ tốt có màu tím sậm, đáy tròn, không mọc rễ non, không sâu bệnh. Trước khi trồng lột bỏ vỏ bao chóp củ, nên xử lý thuốc ngừa bệnh thối củ bằng thuốc : Copperzinc, Aliette, Mancozeb hoặc Rampart, Kasuran.Khoảng cách trồng: Hàng cách hàng 12 – 15 cm x cây cách cây 10 – 15 cm. Mật độ 4000 – 4500 bụi/ 1.000 m 2 , trồng 1 – 2 củ/ hốc, nếu đất sét cắm củ sâu 2/3 lớp mặt, nếu đất cát cắm củ vừa ngập mặt đất. Sau khi trồng xong phủ một lớp rơm mỏng rồi tưới nước. CHĂM SÓC Cho 1.000 m 2 đất trồng. Liều lượng phân:Vôi: 50 kg – 60 kg, phân hữu cơ (phân chuồng hoai, phân tôm): 15 – 20 thúng + phân cá, Humix, Komix 40 -50 kg. Phân vô cơ: SA 25 –30 kg; Supper Lân 10 – 15 kg; DAP 30 kg; Kali 12 kg; NPK 27 kg,Thuốc BVTV: Sử dụng thuốc Furadan 2 kg. Cách bón: Bón lót: Toàn bộ vôi + lân + phân hữu cơ ( chuồng hoai ) + 20 kg DAP + 15 kg NPK + 2 kg Furadan. Cách bón: Bấu lỗ hoặc rạch hàng, bón thúc lần 1 (5 -7 NSKT): Tưới 5 – 6 kg S.A, bón thúc lần 2 (15 -20 NSKT): Tưới 6 – 8 kg SA + 3 kg DAP + 2 kg NPK + 3 kg Kali, bón thúc lần 3 (30 NSKT): Toàn bộ phân hữu cơ vi sinh (phân cá, Komix, Humix) + 5 kg NPK + 5 kg DAP + 6 - 7 kg SA + 4 kg Kali, bón thúc lần 4 (40 NSKT): 5 kg NPK + 5 kg Kali + 8 – 10 kg SA + 2 kg DAP. Công thức bón phân này có thể thay đổi theo đất đai, thời tiết và màu xanh của hành. Nếu hành xấu nên tưới thêm SA hoặc DAP để lá, rễ củ phát triển, không nên tưới urê lá sẽ vươn dài (hành bò) tạo củ khó. Chăm sóc trong 10 ngày đầu tưới 1 –2 lần/ ngày, 11 ngày trở đi 2 ngày/ lần, lượng nước tưới thay đổi từ 100 – 150 đôi nước/ 1.000 m2/ lần tưới (400 –600 lít/ lần) và ngưng tưới hẳn 1 tuần trước khi thu hoạch. Lượng nước tưới phải tăng đều ổn định, nếu tưới nước bất thường củ sẽ bị xé. Nhổ cỏ 2 lần ở giai đoạn 35 ngày đầu, tránh nhổ trễ hành sẽ bị động rễ, củ. Phun thuốc ngừa định kỳ nhất là khi thời tiết xấu. THU HOẠCH & BẢO QUẢN HÀNH TÍM Giai đoạn 55 – 60 ngày, củ chuyển sang màu đỏ, lá đã ngả 80% thì bắt đầu nhổ, thường thì phơi nắng 2 – 3 ngày cho lá mềm lại để dễ vận chuyển xa. Chỉ nên thu hoạch hành vào những ngày khô ráo. Nhổ củ giũ sạch đất cho vào giỏ và chuyển về nơi bảo quản, tránh gây xây xát hoặc làm dập vỏ ngoài sẽ ảnh hưởng đến giai đoạn tồn trữ. Đối với hành sản xuất vụ tháng 4-5ÂL, để giữ làm giống thì thu hoạch 40 –45 ngày sau khi trồng (củ đã già ngừng tăng trưởng để lâu dễ hư củ) Bảo quản: Phơi nắng 10 – 15 ngày, rơm thật khô, phải sạch sâu bệnh, chất đống cao 1 – 5 m, cứ một lớp hành phủ một lớp rơm , vị trí cây rơm giữa trời, thoáng hoặc treo nguyên chùm hành ở nơi thoáng gió, tồn trữ thuốc hóa học bằng cách ướp hỗn hợp 40kg bột Tale+Sevin+ Rovral/ 1tấn củ hành. Thời vụ: Có thể trồng được nhiều vụ: Vụ sớm, gieo vào cuối tháng 8, trồng cuối tháng 9; chính vụ gieo từ giữa tháng 9, trồng từ giữa đến hết tháng 10; vụ muộn, gieo cuối tháng 9, trồng cuối tháng 10 đến đầu tháng 11. Giống: Chọn đúng các giống cần trồng, tùy theo thị hiếu người dùng mà chọn hành cay hay hành ngọt để trồng. Nên dùng các giống lai F1 của Mỹ, Nhật Bản (Grano, granex) mới nhập nội hiện đang có bán tại các công ty giống cây trồng, các đại lý, cửa hàng hạt giống rau trên toàn quốc. Ươm cây giống: Chọn đất tơi xốp, đất cát pha, thịt nhẹ, nơi cao ráo để gieo ươm cây giống. Làm nhỏ đất, lên luống rộng 90-100cm. Mặt luống phải phẳng, đất nhỏ mịn, gạt các viên đất to ra 2 bên mép luống. Dùng phân chuồng hoai mục, tro bếp, phân lân trộn rải đều trên mặt luống một lớp dày khoảng 5-7cm. Hạt giống nên ngâm nước ấm và ủ cho nứt nanh rồi trộn với đất bột theo tỷ lệ 1/200 để gieo cho đều. Lượng hạt cần gieo khoảng 1,5-2 gam/m2. Sau khi gieo, phủ kín hạt bằng một lớp đất hạt nhỏ mịn rồi tiếp một lớp rơm, rạ mỏng nhằm giữ ẩm cho mặt luống và hạn chế bị xô hạt do mưa hoặc khi tưới nước. Trong 3 ngày đầu, mỗi ngày tưới 2-3 lần, sau đó tưới 1-2 lần/ngày cho đến khi trồng được. Sau gieo 5-6 ngày thì dỡ bỏ rơm, rạ và dùng trấu trộn với đất bột rải đều để phủ kín chân cây giống và tiếp tục chăm sóc cho cây con cứng cáp. Sau khi gieo ươm khoảng 30-35 ngày, cây giống có 2-3 lá thật, cứng đanh cây, mập mạp, xanh đậm là có thể nhổ đem trồng được. Trồng và chăm sóc: Chọn đất thịt nhẹ, đất cát pha gần nguồn nước (tránh nước bẩn ao tù, nước thải công nghiệp) được cày bừa kỹ, phơi ải được thì tốt, nhặt sạch cỏ dại rồi lên luống rộng 120-140cm, cao 15-20cm, san phẳng mặt luống. Lượng phân bón cho hành tây được tính cho 1 sào Bắc bộ ( 360 m 2 ) là 900-1.000kg phân chuồng hoai mục + 15-20 kg đạm urê + 30-35 kg lân + 5-7 kg kali. Ngoài ra, có thể bón thêm các loại phân bón khác như bột đỗ tương đã được ngâm ủ, tro bếp tùy khả năng thâm canh của mỗi gia đình. Căn cứ theo từng chân đất, thời vụ để tăng hay giảm lượng phân cho phù hợp. Bón lót 300-350 kg phân chuồng + 20-25 kg lân trộn đều với đất mặt khi lên luống hoặc xẻ rãnh, bón phân vào rồi lấp đất kín. Trồng cây sâu khoảng 2-3cm theo các rạch đã được bón lót với khoảng cách hàng cách hàng 20-25cm, cây cách cây 8-10cm. Mật độ đạt được khoảng 7.000-7.500 cây/sào (khoảng 20 vạn cây/ha). Dện nhẹ cho chặt gốc, tủ rạ đã được cắt ngắn khoảng 7-10cm rồi tưới ngay bằng nước sạch. Những ngày đầu nên tưới 2-3 lần/ngày, các ngày sau có thể tưới ngày một lần. Nếu nắng to nên che nắng trong 3-4 ngày đầu. Với hành tây hạn chế tưới rãnh, chỉ cần tưới đủ ẩm, thừa nước hành sẽ chết, độ ẩm đất tốt nhất là khoảng 70-80% là vừa. Sau trồng khoảng 7-10 ngày, khi cây đã hồi xanh ta tiến hành bón thúc lần 1 bằng cách pha loãng 2kg đạm urê để tưới. Bón thúc lần 2 sau lần 1 khoảng 10-15 ngày bằng cách pha loãng 3 kg đạm urê để tưới. Bón thúc lần 3 theo rãnh giữa 2 hàng hành với lượng từ 7-10kg urê + 700 kg phân chuồng + 3-4 kg kali và số lân còn lại. Bón xong lấp đất và tưới đủ ẩm, đây là lần bón thúc quan trọng nhất để giúp cây phình củ và cho năng suất cao, chất lượng tốt nhất. Tiếp tục bón thúc lần 4, lần 5 mỗi lần cách nhau 10-12 ngày bằng cách pha loãng 1-2 kg urê + 1-2kg kali để tưới. Trước khi thu hoạch khoảng 2-3 tuần ngừng tưới nước để giảm lượng nước trong củ. Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng theo phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM. Chú ý các loại sâu bệnh hại như sương mai, thán thư, đốm vòng, thối ướt, rỉ sắt, đoi đục lá, nhện đỏ Báo Nông nghiệp Việt Nam . trước khi thu hoạch. KỸ THUẬT TRỒNG Hành tím trồng được trên nhiều loại đất, nhưng đất cần cao ráo, tơi xốp nhiều dinh dưỡng, nếu trồng gần nguồn nước mặn phải tưới nước ngọt. Hành rất sợ ngập úng,. Trồng hành tím Công thức bón phân này có thể thay đổi theo đất đai, thời tiết và màu xanh của hành. Nếu hành xấu nên tưới thêm SA hoặc DAP để lá, rễ. 9, trồng từ giữa đến hết tháng 10; vụ muộn, gieo cuối tháng 9, trồng cuối tháng 10 đến đầu tháng 11. Giống: Chọn đúng các giống cần trồng, tùy theo thị hiếu người dùng mà chọn hành cay hay hành