SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM BỔ TÚC THPT THỪA THIÊN HUẾ Môn: VẬT LÍ 12 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề thi có trang) Số câu trắc nghiệm: 40 Họ và tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . Số báo danh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1. Khi nói về sự truyền ánh sáng, phương án nào sau đây sai? A. Chỉ những vật tự phát ra ánh sáng mới được gọi là nguồn sáng. B. Vật để cho ánh sáng truyền qua gần như hoàn toàn gọi là vật trong suốt. C. Ánh sáng truyền theo đường thẳng trong môi trường trong suốt và đồng tính. D. Chùm tia sáng song song là chùm trong đó các tia sáng đi song song với nhau. Đáp án: A 2. Chọn câu sai. Trong hiện tượng phản xạ ánh sáng, tia phản xạ và tia tới… A. đối xứng với nhau qua pháp tuyến của mặt phản xạ tại điểm tới. B. ở trong cùng một mặt phẳng. C. hợp với mặt phản xạ những góc bằng nhau. D. đối xứng với nhau qua mặt phản xạ. Đáp án: D 3. Chọn câu đúng. Gương phẳng A. là một phần của mặt phẳng nhẵn, phản xạ hầu như hoàn toàn ánh sáng chiếu tới nó. B. luôn luôn cho ảnh cùng bản chất với vật. C. luôn luôn cho ảnh thật. D. cho ảnh luôn ngược chiều với vật. Đáp án: A 4. Một gương cầu lõm có khoảng cách từ đỉnh gương đến tâm gương là 20 cm. Tiêu cự của gương là: A. f = 40cm. B. f = 20cm. C. f = 10cm. D. f = 5cm. Đáp án: C Giải: Tiêu cự: 20 10 2 2 R f cm= = = . 5. Một vật phẳng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của một gương cầu lõm bán kính 24cm. Điểm A nằm trên trục chính và cách gương 20cm. Ảnh cách gương một khoảng: A. 30cm. B. 20cm. C. 120cm. D. 44cm Đáp án A. Giải: Tiêu cự của gương cầu lõm: R 24 f 12cm. 2 2 = = = Vị trí ảnh: ' 20.12 30 20 12 df d cm d f = = = − − . 1 Mã đề thi 126 6. Khi nói về tính chất ảnh của một vật qua gương cầu lồi, nhận xét nào sau đây là chính xác? A. Vật thật luôn cho ảnh ảo cùng chiều nhỏ hơn vật. B. Vật thật luôn cho ảnh thật ngược chiều nhỏ hơn vật. C. Vật thật luôn cho ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật. D. Vật thật có thể cho ảnh thật ngược chiều nhỏ hơn vật, hoặc ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật Đáp án: A 7. Chọn câu đúng. Chiếu một tia sáng tới một gương cầu lõm theo phương song song với trục chính. Tia phản xạ A. đi qua tiêu điểm chính. B. đối xứng với tia tới qua trục chính. C. đi qua tâm của gương. D. trùng với tia tới nhưng có chiều ngược lại. Đáp án: A 8. Một vật phẳng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của một gương cầu lõm bán kính 24cm. Điểm A nằm trên trục chính và cách gương 20cm. Độ phóng đại ảnh là: A. 1,5 B. -1,5 C. 2 3 D. 2 3 − Đáp án: B Giải: Tiêu cự của gương cầu lõm: R 24 f 12cm. 2 2 = = = Độ phóng đại ảnh ' d f 12 12 k 1,5 d d f 20 12 8 = − = − = − = − = − − − . 9. Vật thật qua gương cầu lồi cho ảnh nhỏ hơn vật hai lần. Biết ảnh cách gương 20cm. Vật cách gương một khoảng: A. 40cm. B. 10cm. C. 20cm. D. 30cm. Đáp án: A Giải: Ta có: ' 1 2 ' 2( 20) 40 2 d k d d cm d = − = ⇒ = − = − − = . 10. Một gương cầu lõm có bán kính 40 cm. Một vật sáng đặt vuông góc với trục chính của gương và cách gương 30 cm. Ảnh của vật cho bởi gương là A. ảnh thật, cách gương 60 cm. B. ảnh thật, cách gương 12 cm. C. ảnh ảo, cách gương 6 cm. D. ảnh ảo, cách gương 12 cm. Đáp án: A Giải: Ta có: 2 R f = = 20cm; d = 30cm, áp dụng: 20.30 ' 60 30 20 df d cm d f = = = − − > 0: ảnh đã cho là ảnh thật cách gương 60cm. 2 11. Chọn câu đúng. Kính chiếu hậu trên xe môtô, ôtô là: A. Gương phẳng. B. Gương cầu lõm. C. Gương Parabôlôit. D. Gương cầu lồi. Đáp án: D 12. Chọn câu sai. A. Chiết suất tuyệt đối của môi trường trong suốt tỷ lệ nghịch với vận tốc truyền của ánh sáng trong môi trường đó. B. Chiết suất tuyệt đối của môi trường trong suốt cho biết vận tốc truyền của ánh sáng trong môi trường đó nhỏ hơn vận tốc truyền của ánh sáng trong chân không bao nhiêu lần. C. Chiết suất tuyệt đối của môi trường chân không bằng 1. D. Chiết suất tuyệt đối của các môi trường trong suốt luôn nhỏ hơn 1. Đáp án: D 13. Chọn câu đúng. Sợi quang học đóng vai trò như một ống dẫn sáng, được ứng dụng dựa trên A. hiện tượng khúc xạ ánh sáng. B. hiện tượng phản xạ ánh sáng. C. hiện tượng phản xạ toàn phần. D. nguyên lý thuận nghịch chiều truyền tia sáng. Đáp án: C 14. Gọi n 1 và n 2 lần lượt là chiết suất của môi trường tới và môi trường khúc xạ; i và i gh lần lượt là góc tới và góc giới hạn phản xạ toàn phần. Điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là: A. n 1 > n 2 và i ≤ i gh . B. n 1 > n 2 và i ≥ i gh . C. n 1 < n 2 và i ≤ i gh . D. n 1 < n 2 và i ≥ i gh . Đáp án: B 15. Hai bể A và B giống nhau. Bể A chứa nước chiết suất 4 3 và bể B chứa chất lỏng chiết suất n. Lần lượt chiếu vào hai bể một chùm sáng hẹp dưới góc tới α, biết góc khúc xạ ở bể nước là 45 0 và ở bể chất lỏng là 30 0 . Chiết suất của chất lỏng trong bể B là: A. 4 2 3 . B. 2 2 3 . C. 3 2 3 . D. 2 4 . Đáp án: A Giải: Xét bể A: 1 0 sin i sin 4 n (1) sin r sin 45 3 α = ⇔ = Xét bể B: 2 0 sin i sin n n (2) sin r sin 30 α = ⇔ = 3 Lập tỷ (1) và (2) ta có: 0 0 sin 30 4 4 2 n sin 45 3n 3 = ⇒ = 16. Vận tốc của ánh sáng trong chân không là 300000km/s. Vận tốc của ánh sáng trong thuỷ tinh có chiết suất bằng 1,5 là: A. 225000km/s. B. 300000km/s. C. 150000km/s. D. 200000km/s. Đáp án: D Giải: Ta có: c c 300000 n v 200000km / s v n 1,5 = ⇒ = = = . 17. Một môi trường trong suốt có chiết suất 2 . Góc giới hạn phản xạ toàn phần khi ánh sáng truyền từ môi trường đó ra không khí là: A. 30 0 . B. 45 0 . C. 60 0 . D. 48 0 30’. Đáp án: B Giải: Ta có: 0 gh gh 1 1 sin i i 45 n 2 = = ⇒ = 18. Một lăng kính có góc chiết quang A = 60 0 , chiết suất n = 2 . Chiếu một tia sáng đơn sắc nằm trong một tiết diện thẳng, vào mặt bên của lăng kính dưới góc tới i 1 = 45 0 . Góc ló của tia sáng ra khỏi lăng kính là: A. 30 0 . B. 60 0 . C. 45 0 . D. 90 0 . Đáp án: C. Giải: Ta có: 0 1 1 1 1 1 sin i 1 sin i n sinr sinr r 30 n 2 = ⇒ = = ⇒ = 0 1 2 2 1 A r r r A r 30= + ⇒ = − = 0 2 2 2 2 2 sin i n sinr sini i 45 2 = ⇒ = ⇒ = . 19. Chiếu một tia sáng tới vuông góc với mặt bên của một lăng kính (đặt trong không khí) có góc chiết quang A = 30 0 , biết góc lệch D = 30 0 . Chiết suất của chất làm lăng kính là: A. n = 2 . B. n = 3 . C. n = 1,5. D. n = 1, 85. Đáp án: B Giải: D = i 1 + i 2 – A = i 2 – A ⇒ i 2 = 60 o và r 2 = 30 o (vì tia tới vuông góc mặt bên) n = 2 2 sin 3 sin i r = . 20. Chọn câu đúng. 4 Ảnh của một vật thật qua thấu kính phân kì là A. ảnh thật cùng chiều, lớn hơn vật. C. ảnh thật cùng chiều, nhỏ hơn vật. C. ảnh ảo cùng chiều, nhỏ hơn vật. D. ảnh ảo cùng chiều, lớn hơn vật. Đáp án: C 21. Chọn câu đúng. Đối với thấu kính hội tụ: A. Vật thật luôn cho ảnh thật. B. Vật thật có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo tùy thuộc vào vị trí của vật đối với thấu kính. C. Vật thật luôn cho ảnh ảo. D. Vật thật ở tại tiêu điểm vật cho ảnh đối xứng với vật qua thấu kính. Đáp án: B 22. Chọn câu đúng. Một tia tới song song với trục chính của một thấu kính thì tia ló (hoặc đường kéo dài của tia ló) cắt trục chính tại một điểm. Điểm nầy được gọi là A. tiêu điểm ảnh chính. B. tiêu điểm ảnh phụ. C. tiêu điểm vật chính. D. tiêu điểm vật phụ. Đáp án: A 23. Chọn câu đúng. Ảnh của một vật thật qua thấu kính phân kì không bao giờ A. là ảnh thật. B. là ảnh ảo. C. cùng chiều với vật. D. nhỏ hơn vật. Đáp án: A 24. Chọn câu sai khi nói về đặc điểm của thấu kính. A. Mặt phẳng chứa các tiêu điểm chính của thấu kính gọi là tiêu diện của thấu kính. B. Một thấu kính có vô số các trục phụ. C. Một thấu kính có vô số các tiêu điểm phụ. D. Ứng với mỗi trục phụ chỉ có hai tiêu điểm phụ. Đáp án: A 25. Vị trí của một vật đặt trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f để cho ảnh thật cao gấp 3 lần vật là: A. d = 4 3 f . B. d = 2 3 f . C. d = 4 3 f . D. d = 3 2 f . Đáp án: C Giải: Ta có: ' 4 3 3 3 d f f k d d d f = − = − ⇔ = ⇒ = − 26. Một vật sáng đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính cho ảnh trên màn cao gấp 3 lần vật và cách vật 160 cm. Tiêu cự của thấu kính là: A. 40cm. 5 B. 30cm. C. – 60cm. D. – 20cm. Đáp án: B Giải: Ta có: 'd k d = − = –3 ⇒ d’ = 3d (c) Mặt khác: d + d’ = 160 (d) Từ (c) và (d) ta suy ra d = 40cm và d’ = 120cm; Từ đó tính được f = . ' ' d d d d+ = 30cm. 27. Chọn câu đúng. Đối với mắt không có tật, khi quan sát vật đặt tại điểm cực viễn thì A. khoảng cách từ quang tâm của thuỷ tinh thể tới võng mạc của mắt là lớn nhất. B. thuỷ tinh thể của mắt có độ tụ lớn nhất. C. thuỷ tinh thể của mắt có độ tụ nhỏ nhất. D. mắt nhìn vật với góc trông cực đại. Đáp án: C 28. Chọn câu đúng. Kính sửa tật cận thị của mắt là A. thấu kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cực mà không điều tiết. B. thấu kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cực mà không điều tiết. C. thấu kính phân kì để nhìn rõ các vật ở rất gần mắt. D. thấu kính hội tụ để nhìn rõ ảnh thật của các vật ở rất gần. Đáp án: A 29. Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50 cm. Để sửa tật cận thị người đó phải mang kính (coi kính sát mắt) có độ tụ bằng: A. - 1điôp. B. - 2điôp. C. + 1điôp. D. + 2điôp. Đáp án: B Giải: Kính sửa tật có: f = - OC V = - 50cm = - 0,5m Suy ra: 1 2D f = = − điôp 30. Đặt một thấu kính cách trang sách 15cm, nhìn qua thấu kính thấy ảnh của các dòng chữ cao gấp đôi. Tiêu cự của thấu kính là: A. -10cm. B. 10cm. C. 30cm. D. -30cm. Đáp án: C Giải: Vì nhìn qua thấu kính thấy ảnh của các dòng chữ cao gấp đôi nên ảnh đó là ảnh ảo và thấu kính đó là thấu kính hội tụ. Suy ra k = 2 Mà d ' f f k 2 f 30cm d d f 15 f = − = − ⇔ = − ⇒ = − − . 31. Một thấu kính có độ tụ 25điôp. Tiêu cự của thấu kính đó là: A. 40cm. B. 2,5cm. C. 25cm. D. 4cm. Đáp án: D 6 Giải: Ta có: 1 1 f 0,04m 4cm D 25 = = = = . 32. Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 20cm. Để nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 25cm, người đó mang kính sát mắt có tiêu cự bằng: A. 1m. C. 1,5m. C. -1m. D. -1,5m. Đáp án: C Giải: Ảnh của vật gần mắt nhất ở tại điểm cực cận của mắt: d = 25cm, d’ = - OC C = -20cm ' 25( 20) 100 1 ' 25 20 dd f cm m d d − = = = − = − + − . 33. Chọn câu sai. Độ bội giác của kính lúp A. trong trường hợp tổng quát: Ð ' G k d l = + . B. khi ngắm chừng ở cực cận: G c = k. C. khi ngắm chừng ở vô cực: Ð G f ∞ = . D. khi ngắm chừng ở cực viễn: Ð V V G OC = . Đáp án: D 34. Một thấu kính phẳng - lồi bằng thuỷ tinh có chiết suất 1,5. Độ tụ của thấu kính là +4điôp. Bán kính mặt cầu là: A. R = 12,5cm. B. R = 25cm. C. R = 62,5cm. D. R = 25cm. Đáp án: A Giải: Ta có. 1 D (n 1) R = − (vì thấu kính có một mặt phẳng) 1 R (n 1) 0,125m 12,5cm D ⇒ = − = = . 35. Một thấu kính phân kì tiêu cự 30cm. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính, cách thấu kính 20cm. Vị trí ảnh A’B’ cho bởi thấu kính là: A. – 12cm. B. – 60cm. C. 12cm. D. 60cm. Đáp án: A Giải: Ta có: 20( 30) ' 12 20 30 df d d f − = = = − − + cm 36. Chọn câu đúng. Gọi f 1 , f 2 lần lượt là tiêu cự của vật kính và thị kính. Độ bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực là: 7 A. 1 2 Ð G f f ∞ = B. 1 2 f G f ∞ = C. 2 1 f G f ∞ = D. 1 2 G f + f ∞ = Đáp án: B 37. Độ dài quang học của kính hiển vi là khoảng cách từ A. quang tâm của vật kính đến quang tâm của thị kính. B. tiêu điểm ảnh của vật kính đến tiêu điểm vật của thị kính. C. tiêu điểm vật của vật kính đến tiêu điểm ảnh của thị kính. D. tiêu điểm ảnh của vật kính đến tiêu điểm ảnh của thị kính. Đáp án: B 38. Khi sử dụng kính thiên văn để quan sát một thiên thể, trong cách ngắm chừng ở vô cực, người quan sát phải điều chỉnh kính sao cho A. tiêu điểm vật của vật kính trùng với tiêu điểm vật của thị kính. B. tiêu điểm vật của vật kính trùng với tiêu điểm ảnh của thị kính. C. tiêu điểm ảnh của vật kính trùng với tiêu điểm vật của thị kính. D. tiêu điểm ảnh của vật kính trùng với tiêu điểm ảnh của thị kính. Đáp án: C 39. Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 5mm; thị kính có tiêu cự 4cm đặt cách nhau 20,5cm. Mắt người quan sát không có tật, điểm cực cận cách mắt 25cm và mắt đặt sát thị kính. Độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực là: A. 200. B. 312,5. C. 256,25. D. 20. Đáp án: A Giải: Độ dài quang học của kính hiển vi: δ = l – (f 1 + f 2 ) = 20,5 – 4,5 = 16cm. Độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực: c 1 2 .OC 16.25 G 200 f f 0,5.4 ∞ δ = = = 40. Một kính thiên văn, vật kính có tiêu cự 1,2m và thị kính có tiêu cự 4cm. Khi ngắm chừng ở vô cực thì khoảng cách giữa vật kính và thị kính là: A. 5,2m. B. 4,8m. C. 1,24m. D. 1,16m. Đáp án: C Giải: Khi ngắm chừng ở vô cực thì tiêu điểm ảnh của vật kính trùng với tiêu điểm vật thị kính. Nên khoảng cách giữa vật kính và thị kính là: l = f 1 + f 2 = 120 + 4 = 124cm = 1,24m. 8 . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM BỔ TÚC THPT THỪA THI N HUẾ Môn: VẬT LÍ 12 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề thi có trang) Số câu trắc nghiệm: 40 Họ và tên học sinh: . . lõm: R 24 f 12cm. 2 2 = = = Vị trí ảnh: ' 20.12 30 20 12 df d cm d f = = = − − . 1 Mã đề thi 126 6. Khi nói về tính chất ảnh của một vật qua gương cầu lồi, nhận xét nào sau đây là chính xác?. điểm ảnh của vật kính đến tiêu điểm ảnh của thị kính. Đáp án: B 38. Khi sử dụng kính thi n văn để quan sát một thi n thể, trong cách ngắm chừng ở vô cực, người quan sát phải điều chỉnh kính sao