1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KH đề cương Kì II Địa 6789

9 244 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 80,5 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Môn: Địa lí 9 I. Vùng Đông Nam Bộ. Câu 1: Trình bày tình hình phát triển nông nghiệp và công nghiệp ở Đông Nam Bộ. - Tình hình phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Bộ. + Công nghiệp xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế vùng chiếm 59,3% cao gấp 1,5 lần so với cả nước. + Cơ cấu sản xuất công nghiệp đa dạng, bao gồm các ngành quan trọng như: khai thác dầu khí, hoá dầu, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực, thực phẩm xuất khẩu. + Công nghiệp tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu. - Tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ. + Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của nước ta đặc biệt là cao su, cà phê, mía, điều, đậu tương, thuốc lá… Đây là thế mạnh nông nghiệp của vùng. + Chăn nuôi khá phát triển bao gồm: chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản đặc biệt chăn nuôi bò sữa. + Các vấn đề cần được quan tâm để phát triển nông nghiệp.  Vấn đề thuỷ lợi  Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn  Gìn giữ sự đa dạng sinh học của rừng ngập mặn ven biển. II. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Câu 1: Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước? * Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lí: Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phần cực nam đất nước, khí hậu cận xích đạo, có mùa mưa, mùa khô rõ rệt. Nhiệt độ, bức xạ trung bình năm cao, lượng mưa khá lớn là điều kiện tốt để phát triển nông nghiệp, nhất là cây lúa nước. (1,5 điểm) - Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dồi dào(3 điểm) + Tài nguyên nước (sông Mê Kông đem đến cho vùng lượng nước tự nhiên dồi dào, vùng có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt) + Tài nguyên khí hậu (khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, lương mưa dồi dào). + Tài nguyên đất (diện tích đất phù sa ngọt rộng lớn: 1.2 triệu ha)phong phú, dồi dào. Đất phèn sau khi cải tạo thuận lợi cho việc mở rộng diện tích canh tác trồng lúa. * Điều kiện tự nhiên - Người dân lao động cần cù, năng động, thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường (1,5 điểm) Câu 2: Trình bày tình hình phát triển công nghiệp và nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nông nghiệp - Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước. + diện tích: 51,1% + sản lượng: 51,45% + Các tỉnh trồng nhiều lúa nhất: Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Long An, Tiền Giang. + Bình quân lương thực trên đầu người gấp 2,3 lần trung bình cả nước, đạt 1066,3 kg/người => Vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta. - Đồng bằng sông Cửu Long là vùng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất cả nước, chiếm hơn 50%. - Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng khác như cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi vịt đàn (chiếm 25% đàn vịt cả nước) và nghề trồng rừng ngập mặn. Công nghiệp - Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp chiếm khoảng 20% GDP toàn vùng. - Ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu công nghiệp của vùng, chiếm tới 65%. - Hầu hết cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung ở các thành phố, thị xã; đặc biệt là thành phố Cần Thơ. III. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển- đảo. Câu 1: Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển. Việt Nam có vùng biển rộng với nhiều đảo và quần đảo. Nguồn tài nguyên biển-đảo phong phú của nước ta là tiền đề để phát triển nhiều ngành kinh tế biển: đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, du lịch biển, khai thác khoáng sản biển, giao thông vận tải biển. IV. Địa lí tỉnh (thành phố)-Tỉnh Tuyên Quang Câu 1: Nêu vị trí địa lí, phạm vi và sự phân chia đơn vị hành chính của tỉnh tuyên Quang Câu 2: Nêu tên các sản phẩm công nghiệp và thủ công nghiệp, nông nghiệp chính của tỉnh ta. Các sản phảm đó được phân bố (sản xuất) ở đâu. V. Các bài thực hành - GV yêu cầu HS xem lại các bài tập thực hành: Bài 34, 37, 40. - GV lưu ý một số vấn đề ở các bài thực hành. VI. Xem lại toàn bộ các bài tập vẽ biểu đồ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Môn: Địa lí 8 Câu 1: Xác định trên bản đồ địa danh hành chính, hệ thống kinh vĩ tuyến của các điểm cực trên phần đất liền Việt Nam? Điểm cực Địa danh hành chính Vĩ độ Kinh độ Bắc Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang 23 o 23 ’ B 105 o 20’Đ Nam Đất Mũi, Ngọc Hiển, Cà Mau 8 o 34 ’ B 104 o 40 ’ Đ Tây Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên 22 o 22 ’ B 102 o 10 ’ Đ Đông Vạn Thạnh, Vạn Ninh, Khánh Hoà 12 o 40 ’ B 109 o 24 ’ Đ Câu 2. Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta? - Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam, chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ. - Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau - Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người. Câu 3. Chứng minh Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản? Giải thích? + Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng (có khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản). + Với diện tích lãnh thổ vào loại trung bình của thế giới. => Việt Nam được coi là nước giàu về tài nguyên khoáng sản Giải thích + Việt Nam có lịch sử phát triển qua hàng triệu năm, cấu trúc địa chất phức tạp, mỗi chu kì kiến tạo sinh ra một hệ khoáng sản đặc trưng. + Việt Nam ở vị trí tiếp xúc giữa 2 vành đai sinh khoáng lớn của thế giới: Thái Bình Dương và Địa Trung Hải) Câu 4. Trình bày đặc điểm chung của khí hậu nước ta. Giải thích vì sao lại có đặc điểm đó? * Đặc điểm chung của khí hậu nước ta 1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. - Nhiệt độ + Bình quân 1m 2 lãnh thổ nhận được trên 1 triệu kilô calo + Só giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ / năm. + Nhiệt độ trung bình năm cao hơn 21 0 C - Khí hậu nước ta có 2 mùa phù hợp với 2 mùa gió: + Mùa đông có gió mùa đông bắc: lạnh khô + Mùa hạ có gió mùa tây nam: nóng ẩm - Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1500-2000 mm. - Độ ẩm không khí cao trên 80% => Nguyên nhân: + Việt Nam nằm ở vùng nội chí tuyến ( lãnh thổ trải dài từ 8 o 34 ’ B đến 23 o 23 ’ B) + Việt Nam là cầu nối giữa đất liền và biển -> Việt Nam là một nước ven biển + Việt Nam nằm ở vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa 2. Tính chất phân hoá đa dạng và thất thường. - Tính chất đa dạng Khí hậu nước ta phân hoá mạnh mẽ theo không gian và thời gian, hình thành các miền và vùng khí hậu khác nhau từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông, từ thấp lên cao - Tính chất thất thường ví dụ: năm rét sớm, năm rét muộn, năm bão nhiều, năm bão ít, năm khô hạn… => Nguyên nhân: + Sự đa dạng địa hình + Do bão và áp thấp nhiệt đới gây ra + Gần đây do các nhiễu loạn khí tượng toàn cầu như En-ni-nô, La-ni-na… Câu 5. Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam? * Đặc điểm chung của sông ng òi nước ta + Nước ta mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước. Nước ta có nhiều sông suối tới 2360 con sông có chiều dài trên 10 km, phần lớn là các sông nhỏ, ngắn và dốc chiếm 93%. + Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung. Hướng Tây Bắc - Đông Nam (chủ yếu): S. Đà, S. Hồng, S. Mã, S. Cả, S. Tiền, S. Hậu… Hướng vòng cung: S. Lô, S. Gâm, S. Cầu… + Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước : mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. Mùa lũ nước sông dâng cao (2->3 lần so với mùa cạn), chảy mạnh và chiếm 70->80% lượng nước cả năm. + Sông ngòi nước ta hàm lượng phù sa lớn: bình quân có 223 gam cát bùn và các chất hoà tan / m 3 , tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn / năm. Câu 6. Nước ta có những loại đất chính nào? Ở địa phương em có những loại đất chính nào? Nước ta có ba loại đất chính: Đất feralit (chiếm diện tích lớn nhất), đất mùn núi cao, đất bồi tụ phù sa sông và biển. Ở địa phương em có hai loại đất chính: Đất feralit và đất bồi tụ phù sa sông và biển. Câu 7. Nêu đặc điểm chung của sinh vật nước ta. Giải thích vì sao nước ta giàu có về thành phần loài sinh vật? - Sinh vật Việt Nam phong phú và đa dạng + Tính đa dạng của sinh học Việt Nam  Nhiều loài (đa dạng về gen di truyền)  Nhiều hệ sinh thái (đa dạng về môi trường sống)  Nhiều công dụng (đa dạng về kinh tế) + Hình thành đới rừng nhiệt đới gió mùa trên đất liền. + Hình thành khu hệ sinh vật biển nhiệt đới. - Nước ta giàu có về thành phần loài sinh vật + Môi trường sống thuận lợi (nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào, đủ nước, tầng đất dày, vụn bở) + Nằm ở vị trí tiếp xúc của các luồng sinh vật + Không bị băng hà tiêu diệt Câu 8. Nêu đặc điểm chung nổi bật của tự nhiên Việt Nam? Đặc điểm chung nổi bật của tự nhiên Việt Nam: - Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm - Tính chất ven biển hay bán đảo - Tính chất đồi núi - Tính chất đa dạng và phức tạp Câu 9. Miền có mùa đông lạnh nhất cả nước là miền nào? -> Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Câu 10. Miền có đặc điểm khí hậu: mùa đông đến sớm kết thúc muộn là miền nào? -> Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Câu 11. Miền giàu có khoáng sản nhất nước ta là miền nào? -> Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Câu 12. Miền có địa hình cao nhất nước ta là miền nào? -> Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Câu 13. Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm là đặc điểm khí hậu của miền nào? -> Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Môn: Địa lí 6 * CÁC HỆ THỐNG CÂU HỎI CỤ THỂ QUA CÁC PHẦN ĐÃ HỌC Câu 1: Bình nguyên là gì? -> - Bình nguyên là dạng địa hình thấp, có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng, độ cao tuyệt đối thường dưới 200m - Bình nguyên thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương và thực phẩm Câu 2: Thế nào là mỏ khoáng sản? -> Khoáng sản: Là những tích tụ tự nhiên, những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác sử dụng. - Khoáng sản được phân ra làm 3 loại: + Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu) + Khoáng sản kim loại + Khoáng sản phi kim loại Câu 3: Sự khác nhau của mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh ? - Mỏ nội sinh: Là khoáng sản được hình thành do nội lực (Quá trình mắcma) Được đưa lên gần mặt đất. VD: đồng, chì, kẽm, thiếc,vàng, bạc… - Mỏ ngoại sinh: Được hình thành do quá trình ngoại lực (Quá trình tích tụ vật chất, thường ở những chỗ trũng (thung lũng). Câu 4: Đường đồng mức là những đường như thế nào? - Đường đồng mức: Là đường đồng nối những điểm có cùng độ cao so với mực biển lại với nhau (Trên bản đồ) - Dựa vào các đường đồng mức ta có thể biết dược độ cao tuyệt đối của các địa điểm trên bản đồ và đặc điểm, hình dạng của địa hình Câu 5: thành phần của không khí bao gồm? - Thành phần của không khí gồm: + Khí Nitơ: 78% + Khí Ôxi: 21% + Hơi nước và các khí khác: 1% - Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ hết sức nhỏ nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa Câu 6: Có mấy khối khí trên trái đất ? Nơi hình thành? -> Bảng các khối khí SGK Câu 7: Thời tiết và khí hậu có gì giống và khác nhau? * Giống nhau: Thời tiết và khí hậu đều là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương. * Khác nhau: - Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở 1 địa phương trong 1 thời gian ngắn. Thời tiết luôn thay đổi. (Trong 1 ngày có khi thời tiết thay đổi đến mấy lần) - Khí hậu là sự lặp đi lặp lại tình hình thơì tiết ở một địa phương trong 1 thời gian dài , từ năm nay này qua năm khác và trở thành quy luật Câu 8: Các đại áp trên trái đất? - Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ Xích đạo về cực + Các đai khí áp thấp: nằm ở khoảng vĩ độ 0 0 và khoảng vĩ độ 60 0 B và N + Các đai khí âp cao: nằm ở khoảng vĩ độ 30 0 B và N và khoảng vĩ độ 90 0 cực B và cực N Câu 9: Có mấy loại gió chính trên trái đất ? - Có 3 loại gió chính: Gió tín phong, gió Đông cực, gió Tây ôn đới * Gió Tín phong: - Thổi từ khoảng các vĩ độ 30 0 B, N về Xích đạo - Hướng gió: + Ở nửa cầu B gió có hướng Đông Bắc + Ở nửa cầu N gió có hướng Đông Nam * Gió Tây ôn đới: - Thổi từ khoảng các vĩ độ 30 0 B, N lên khoảng các vĩ độ 60 0 B, N - Hướng gió: + Ở nửa cầu B có hướng Tây Nam + Ở nửa cầu N có hướng Tây Bắc * Gió Đông cực: - Thổi từ khoảng vĩ độ 90 0 cực B, N về khoảng các vĩ độ 60 0 B, N - Hướng gió: + Ở nửa cầu B gió có hướng Đông Bắc + Ở nửa cầu N gió có hướng Đông Nam Câu 10: Có mấy đới khí hậu chính trên trái đất ? Đó là những đới nào? - Có 5 vành đai nhiệt tương ứng với 5 đới khí hậu trên trái đất. (Đới nóng, 2 đới ôn hoà, 2 đới lạnh) a, Đới nóng: (Nhiệt đới) - Giới hạn: Từ chí tuyến B đến c hí tuyến N - Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu cuảe ánh sáng Mặt Trời lức giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thụ được tương đối nhiều nên quanh năm nóng. Gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió Tín phong. Lượng mưa Tb năm từ: 1000– 2000mm b, Hai đới ôn hòa: (Ôn đới) - Giới hạn: Từ chí tuyến B, N đến vòng cực B, N - Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rõ trong năm. Gió thổi thường xuyên thổi trong khu vực này là gió Tây ôn đới. Lượng mưa Tb năm từ: 500 – 1000mm c, Hai đới lạnh: (Hàn đới) - Giới hạn: Từ 2 vòng cực B, N đến 2 cực B, N - Đặc điểm: Khí hậu giá lạnh, có băng tuyết gần như quanh năm. Gió thường xuyên thổi trong khhu vực này là gió Đông cực. Lượng mưa Tb năm thường dưới 500mm. Câu 11: Sông, Hồ chúng có gì khác nhau ? * Khác nhau: - Sông: Là dòng chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. - Là khoảng nước đọng tương đối sâu và rộng trong đất liền. Câu 12: Em hãy cho biết đặc điểm của sông và lượng nước của sông - Diện tích đất đai cung cấp thường xuyên cho sông gọi là: Lưu vực sông. - Sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu hợp thành hệ thống sông. - Lượng nước của sông: + Lưu lượng: Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở 1 địa điểm trong 1 giây (m 3 /S) + Lượng nước của một con sông phụ thuộc vào diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước. - Thủy chế sông: Là nhịp điệu thay đổi lưu lượng của 1 con sông trong 1 năm. - Đặc đIểm của 1con sông thể hiện qua lưu lượng và chế độ chảy của nó Câu 13: Hồ - Dựa vào tính chất có 2 loại hồ: + Hồ nước mặn + Hồ nước ngọt. - Dựa vào nguồn gốc hình thành có + Hồ vết tích của các khúc sông (Hồ Tây) + Hồ miệng núi lửa (Playcu) + Hồ nhân tạo (Phục vụ thủy điện ) - Tác dụng của hồ: Điều hòa dòng chảy, tưới tiêu, giao thông, phát điện Tạo các phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành, phục vụ nhu cầu an dưỡng, nghỉ ngơi, du lịch. VD: Hồ Than Thở (Đà Lạt) Hồ Tây (Hà Nội) Hồ Gươm (Hà Nội) Câu 14: Biển và các dòng biển trong đại dương? -> Bài 24 Câu 15: Đất là gì ? Các nhân tố hình thành đất ? Độ phì của đất là gì? -> Bài 26 - Đất có khả năng cung cấp cho TV, nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác như nhiệt độ, không khí, để TV sinh trưởng và PT _____________________________________________ . của các địa điểm trên bản đồ và đặc điểm, hình dạng của địa hình Câu 5: thành phần của kh ng kh bao gồm? - Thành phần của kh ng kh gồm: + Kh Nitơ: 78% + Kh Ôxi: 21% + Hơi nước và các kh kh c:. tượng kh tượng như mây, mưa Câu 6: Có mấy kh i kh trên trái đất ? Nơi hình thành? -> Bảng các kh i kh SGK Câu 7: Thời tiết và kh hậu có gì giống và kh c nhau? * Giống nhau: Thời tiết và kh . đất? - Kh áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai kh áp thấp và kh áp cao từ Xích đạo về cực + Các đai kh áp thấp: nằm ở khoảng vĩ độ 0 0 và khoảng vĩ độ 60 0 B và N + Các đai kh âp

Ngày đăng: 01/07/2015, 06:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w