Quản lý thời gian Làm sao bạn có thể giữ một tinh thần sảng khoái khi bị quá tải với những môn học, bài kiểm tra ? Một trong những điều đầu tiên mà học sinh cuối cấp học được là: một ngày 24h không-bao-giờ-là-đủ. Làm sao bạn có thể giữ bản thân trong một tinh thần sảng khóai trong khi bạn bị “quá tải” với những môn học, bài kiểm tra và cả chuyện tình-củm riêng tư? Hãy áp dụng vài bí quyết sau để giúp cho thời gian biểu của bạn trở nên có khoa học nha! Sử dụng một cuốn lịch với nhiều chỗ trống để bạn có thể ghi chú những việc được giao, những bài tập cần làm và cả những cuộc hẹn nữa. Dành ra chút ít thời gian để lên kế họach và sắp xếp chúng. Mỗi ngày, bạn bỏ ra vài phút để kiểm tra lại cuốn lịch mini của mình, ghi chú lại những phần việc bạn mới được giao, và “update” nhiệm vụ mới. Chia nhỏ công việc ra thành nhiều phần. Ví dụ nha! Khi bạn được thầy cô giao cho viết một bài luận. Hãy “bẻ” nó ra thành nhiều phần gồm: tìm chủ đề, thu thập các tài liệu liên quan, đọc và ghi chú tài liệu, viết nháp… Hãy kê-khai tòan bộ những việc mà bạn phải làm để hòan thành bài luận đó. Sau khi hòan thành mỗi phần việc, bạn hãy đánh dấu vào đó. Sau mỗi lần “khai bút đánh dấu”, bạn sẽ thấy công việc nhẹ nhàng hơn và sẽ “sung” hơn khi làm tiếp phần việc còn lại. Đặt ra mục tiêu và thời hạn cuối cho những mục tiêu ấy. Ví dụ, khi bạn được giao làm một bài thuyết trình chẳng hạn, hãy đặt ra “hạn chót” để hoàn thành nó. Sắp xếp công việc theo thứ-tự-quan-trọng. Hãy có cái nhìn tổng thể về toán bộ những việc bạn sẽ làm. Sau đó, bạn hãy quyết định xem việc nào là quan trọng nhất? Cái nào cần phải làm trước? Cái nào khó thực hiện nhất? Hãy linh họat nào! Mặc dù việc “kê khai” những công việc phải làm sẽ giúp bạn làm chủ được thời gian và tận hưởng cuộc sống của mình. Nhưng bạn nên nhớ rằng, “dòng đời không êm ái như dòng sông”! Chắc chắn là sẽ luôn có những việc khiến thời gian biểu của bạn bị lộn xộn. Vì vậy, hãy cố gắng “lái” thời gian biểu cho linh họat với những sự “phá bĩnh” không mong đợi ấy. Trôi theo dòng chảy của chính mình. Hãy nghĩ về những khoảng thời gian bạn đạt đến “đỉnh cao” của sự minh mẫn và những lúc bạn cảm thấy uể oải nhất. Sau đó, hãy trả lời câu hỏi: Bạn là người của buổi ban mai hay là con người chuyên họat động về đêm? Và bạn hãy sắp xếp thời gian biểu cho phù hợp với bản thân mình. Nhớ để dành những việc khó khăn nhất cho những lúc bạn đạt-năng-suất cao nhất nhé! Biết nói “không”: Đôi khi chúng ta ôm đồm quá nhiều việc. Với những lớp học thêm, việc làm bán thời gian, hoặc những họat động ngọai khóa, bạn hãy cân-đo-đong-đếm tầm quan trọng của nó trước khi đồng ý thực hiện chúng nha! Đưa vào sử dụng khoảng thời gian bị lãng phí. Đã bao giờ bạn để ý rằng mình dành bao nhiêu thời gian cho việc giao tiếp, đứng xếp hàng, và chờ đợi (khi đi khám bệnh chẳng hạn). Hãy mang theo phần-việc-xíu-xiu để bạn có thể làm. Như vậy, bạn sẽ không phải lãng phí khoảng thời gian ấy. Gợi ý nhỏ nè: Bạn có thể mang theo quyển sách có phần bài đọc để tranh thủ đọc. Hoặc bạn cũng có thể mang theo quyển lịch để sắp xếp công việc trong ngày. Mười phút ở đây, mười lăm phút chỗ khác, tất cả sẽ được sử dụng hợp lý. Và bạn sẽ nhận ra rằng mình đang dần hoàn thành mọi việc đã đề ra đấy! ĐOAN TRANG (dịch) . giúp bạn làm chủ được thời gian và tận hưởng cuộc sống của mình. Nhưng bạn nên nhớ rằng, “dòng đời không êm ái như dòng sông”! Chắc chắn là sẽ luôn có những việc khiến thời gian biểu của bạn bị. Vì vậy, hãy cố gắng “lái” thời gian biểu cho linh họat với những sự “phá bĩnh” không mong đợi ấy. Trôi theo dòng chảy của chính mình. Hãy nghĩ về những khoảng thời gian bạn đạt đến “đỉnh cao”. thêm, việc làm bán thời gian, hoặc những họat động ngọai khóa, bạn hãy cân-đo-đong-đếm tầm quan trọng của nó trước khi đồng ý thực hiện chúng nha! Đưa vào sử dụng khoảng thời gian bị lãng phí.