Giáo sư Ngô Bảo Châu - Người không hoàn hảo TP - Ngô Bảo Châu trải lòng về cách ứng xử khi gặp khó khăn, về cuộc sống gia đình, về sinh viên của mình và về việc… nuôi cá. Tranh: Nguyễn Xuân Hoàng. Nhân dịp về nước để cùng Bộ GD&ĐT giải quyết các vấn đề liên quan tới việc hoàn thiện bộ máy tổ chức Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán, giáo sư Ngô Bảo Châu đã dành cho Tiền Phong cuộc trao đổi xung quanh cuộc sống mới của anh tại Chicago. Ngô Bảo Châu cho biết: Việc nhận giải Fields tác động khá nhiều tới cuộc sống của tôi, song tôi cũng lường trước được nhiều chuyện. Chẳng hạn, từ trước đến nay tôi chỉ tập trung vào chuyên môn nhưng khi biết mình được giải thưởng, tôi nhận thức trách nhiệm xã hội của mình sẽ lớn hơn. Lường trước điều này còn để sẵn sàng chấp nhận trách nhiệm của mình đến đâu. Nếu không đưa ra được cho mình một giới hạn, nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đến việc làm toán mà cả đến đời sống riêng tư của mình nữa. Mình lường trước, mình thấy rõ giới hạn là để cố gắng làm tốt trong giới hạn đó. Bố Châu và cô con gái út (An) trên đường phố Washington. Muốn yêu đời cũng phải rèn luyện Đến giờ anh có thấy mình gặp quá nhiều rắc rối? Tất nhiên cũng có lúc tôi thấy nhức đầu. Nhưng về cơ bản, mọi việc nói chung là ổn. Một đôi khi tôi cũng cảm thấy khó khăn trong việc lấy lại sự cân bằng khi mình là tâm điểm chú ý của mọi người. Tôi nghĩ tốt nhất là mình cứ sống chân thực với bản thân mình. Những chuyện nhức đầu rồi cũng sẽ qua. Một số phóng viên cho biết, họ ngưỡng mộ anh vì khi họ hình dung anh đang rất căng thẳng, đang rất mệt anh vẫn mỉm cười với tất cả những người xung quanh. Anh mỉm cười phải chăng vì muốn tạo cho mình hình ảnh đẹp? Tôi thấy vui thì cười thôi. Để vui vẻ ngay cả những lúc căng thẳng, mệt mỏi nhất là kết quả của một quá trình rèn luyện hay do bản tính vốn dĩ của anh? Có, tôi phải rèn luyện. Cuộc sống có rất nhiều cái mình không vừa ý. Nhưng nếu mình tập quan sát cuộc sống với nhiều góc nhìn mình sẽ phát hiện nhiều cái đáng yêu. Khi đó bản thân mình cũng trở nên yêu cuộc sống hơn. Trong mối quan hệ giữa con người với con người cũng vậy, nếu mình yêu quý nhau thì mình sẽ nhìn thấy được nhiều điểm đáng yêu của nhau. Nói như vậy không có nghĩa là mình chấp nhận một diện mạo xấu xí của cuộc sống. Quá trình rèn luyện đó có làm cho anh thấy nhiều khi mình phải căng cứng, gắng gượng? Nếu thấy mình phải gắng gượng thì nên dừng. Cái nguy hiểm nhất là khi chịu áp lực bên ngoài mình cáu gắt hoặc để áp lực đó ảnh hưởng tới cuộc sống riêng của mình. Với tôi, những lúc đó cách giải quyết đơn giản nhất là đi ngủ hoặc đóng cửa lại ở một mình không tiếp xúc với ai, kể cả những người trong gia đình. Đó là thời điểm mà mình làm gì cũng đều ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh. Tốt nhất để cho thời gian trôi, mọi cái cũng sẽ theo đó đi qua. Những lúc gặp khó khăn trong các mối quan hệ xã hội, anh có thường chia sẻ với người thân hay với bạn bè không? Tôi thường xuyên trò chuyện với một số người bạn thân, chia sẻ với họ những rắc rối mình gặp phải. Không phải bao giờ họ cũng đồng tình với cách nhìn của tôi. Nhiều lúc họ chỉ cho tôi thấy những sai lầm, những cái tôi hiểu chưa đúng. Với tôi những trao đổi này rất quan trọng, nó giúp tôi điều chỉnh bản thân mình. Còn với người thân, tôi ít khi nói chuyện với họ về công việc. Gia đình tôi có một nguyên tắc, khi ở nhà không nói chuyện xã hội. Tôi nghĩ trong cuộc sống nên đặt những vách ngăn, không để việc này ảnh hưởng tới việc khác. Ba cô con gái của GS Ngô Bảo Châu vui chơi ở Central Park, New York City. Cần phải làm việc cùng người giàu sức trẻ Công việc của anh ở ĐH Chicago là gì? Ở chỗ anh làm có nhiều sinh viên hay nghiên cứu sinh Việt Nam không? Tôi giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở khoa Toán, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Chicago. Thực ra việc giảng dạy của tôi ở ĐH Chicago mới thực sự bắt đầu từ học kỳ này. Trách nhiệm chính của tôi trong thời gian này là đào tạo nghiên cứu sinh. Hiện tại ở khoa tôi làm có hai bạn nghiên cứu sinh Việt Nam. Họ đến trường trước khi tôi đến và hiện nay họ đang làm việc dưới sự hướng dẫn của các giáo sư khác. Đã có sinh viên hay nghiên cứu sinh Việt Nam nào bày tỏ mong muốn được làm việc với anh hay được anh hướng dẫn? Có một bạn nhưng hiện giờ bạn đang học ở Princeton. Sang năm bạn ấy mới sang Chicago. Bạn ấy muốn trước hết được làm việc với tôi. Còn tôi có là giáo sư hướng dẫn bạn ấy không thì chưa biết trước được. Một chương trình nghiên cứu sinh thường kéo dài 5 năm. Năm đầu tiên nghiên cứu sinh có thể theo học, nghe giảng, nói chuyện và bắt đầu một số câu hỏi với vị giáo sư mà mình muốn theo học. Sau khoảng thời gian này nếu thầy trò thấy hợp nhau mới xác định làm việc cùng nhau lâu dài hơn. Anh có dễ tính trong việc nhận hướng dẫn nghiên cứu sinh Việt Nam không? Tôi đã có kinh nghiệm trong việc này rồi nên chọn sinh viên rất kỹ. Dù họ là ai, tiêu chí đầu tiên để tôi chọn là phải xem họ có khả năng làm toán thực sự không. Ngành của tôi là một trong những ngành khó nhất, không phải cứ thích là được, và không phải ai cũng nên đâm đầu vào đó. Ở Mỹ có nhiều giáo sư dạy toán với những chuyên ngành khác nhau, tôi sẽ tư vấn cho họ là nên chọn giáo sư nào phù hợp với sở trường của họ. Sau giải hưởng Fields, anh có cảm thấy uể oải hơn khi tiếp tục bắt tay vào làm toán? Tất nhiên tôi thấy có đôi chút khó khăn hơn trong công việc. Để làm một công trình có thể được vinh danh tầm cỡ như giải thưởng Fields, người ta phải dồn tâm dồn trí dồn thời gian trong vòng mười mấy năm trời. Khi công trình hoàn thành nghĩa là tất cả những công lao chuẩn bị mười mấy năm trời đã được mình sử dụng hết. Giờ đây bắt tay vào bất kỳ một công việc mới nào mình cũng đều phải làm lại từ đầu. Bắt tay vào làm từ đầu một điều gì đó với một chàng trai hai mấy tuổi và với một người đàn ông bốn mươi tuổi chắc khác nhau nhiều lắm? Đúng là khác, dù sự ham mê học hỏi không khác nhau nhiều lắm. Khi còn trẻ, anh ta chịu áp lực để tiến bộ, để thành danh. Giờ không có áp lực đó, nhưng vì vậy mà anh ta làm việc cũng chậm hơn. Do đó đến tuổi này, để bắt đầu một công việc mới hiệu quả, tôi thấy mình cần làm việc với sinh viên bởi sức trẻ của họ sẽ lan toả sang mình, tạo cho mình nguồn cảm hứng rất tốt. Có nhiều việc nếu chỉ bản thân mình làm thì mình dễ chán, nhưng nếu có sinh viên để mình hướng dẫn họ, làm việc cùng, mình sẽ thấy phấn chấn hơn. Anh có thể đóng cửa vì một đề tài mười mấy năm nữa không? Đóng cửa thì tôi không thể làm được nữa. Thư giãn bằng cách đón con, đi bộ Nhà anh mới chuyển đến Chicago khoảng một năm nay. Điều này có làm đảo lộn nhịp sống trong gia đình anh so với khi còn ở Viện Princeton? Không khác nhiều lắm. Buổi sáng vợ tôi là người cho các con ăn sáng rồi đưa các con đến trường. Còn tôi ăn sáng xong sẽ đi bộ tới nơi làm việc. Một trong những thú vui của tôi là đi bộ. Từ nhà tôi đến ĐH Chicago mất khoảng 15 phút đi bộ. Cuối tuần, tôi thường ngồi học cùng các con vào buổi sáng thứ Bảy. Sau đó chúng tôi đến nhà bạn bè hoặc mời họ đến nhà mình chơi. Trên một số diễn đàn, nhiều phụ nữ cho rằng đàn ông Việt Nam ở nước ngoài rất hoàn hảo, nghĩa là họ thành công trong xã hội nhưng về đến nhà họ là một người đàn ông của gia đình, cùng chia sẻ việc nhà với vợ Cá nhân tôi thì không hoàn hảo như vậy. Việc nhà vợ tôi làm là chính. Thỉnh thoảng tôi cũng có giúp vợ rửa bát nhưng vợ tôi cũng không “tạo cơ hội” cho tôi làm nhiều. Một vài lần vào ngày nghỉ cuối tuần tôi có thử nấu nướng phục vụ vợ con nhưng có vẻ không được cả nhà hưởng ứng lắm. “Việc nhà” mà tôi tham gia có hiệu quả thường chỉ là dọn dẹp nhà cửa. Hồi ở Pháp anh đã từng đào ao nuôi cá, ở Chicago đã có một cái ao nào như vậy được đào chưa? Chicago lạnh quá, cá không chịu nổi. Nếu có một cái ao như thế thì chắc phải nuôi cá đông lạnh! Hồi ở Pháp, quả là tôi có nhiều thời gian hơn để tham gia làm việc nhà. Ngoài chuyện đào ao, tôi còn tự tay làm một cái sàn gỗ ngoài sân cho các con có chỗ vui chơi. Sang Chicago thì mọi tiện nghi trong nhà có đủ nên tôi cũng không phải sửa sang, kiến thiết gì nhiều. Thật ra ngoài lý do công việc bận rộn hơn cũng còn do tôi không còn thích thú nữa với những việc như vậy. Anh có thường là người đi đón các con ở trường? Học sinh bên Mỹ tan học vào khoảng 15 giờ chiều, lúc đó đang giờ làm việc nên tôi không thể thường xuyên đi đón con. Tuy nhiên, hôm nào vợ cần tôi đón bọn trẻ tôi vẫn thu xếp được. Nếu có điều kiện, tôi cũng thích được đi đón con. Tôi thường cùng các con đi bộ ra bến xe buýt, rồi đi xe buýt về nhà, vì tôi không thích lái xe. Trước cổng trường học của các con có một sân trượt băng. Vào mùa đông, hôm nào rỗi rãi mấy bố con trượt băng với nhau rồi đi bộ về. Từ trường Lab School, nơi các con học, đi bộ về đến nhà chỉ mất khoảng nửa tiếng. Cảm ơn anh. "Với người thân, tôi ít khi nói chuyện với họ về công việc. Gia đình tôi có một nguyên tắc, khi ở nhà không nói chuyện xã hội. Tôi nghĩ trong cuộc sống nên đặt những vách ngăn, không để việc này ảnh hưởng tới việc khác." - GS. Ngô Bảo Châu . Giáo sư Ngô Bảo Châu - Người không hoàn hảo TP - Ngô Bảo Châu trải lòng về cách ứng xử khi gặp khó khăn, về cuộc sống gia đình, về sinh viên của mình và về việc… nuôi cá. Tranh: Nguyễn Xuân Hoàng quan tới việc hoàn thiện bộ máy tổ chức Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán, giáo sư Ngô Bảo Châu đã dành cho Tiền Phong cuộc trao đổi xung quanh cuộc sống mới của anh tại Chicago. Ngô Bảo Châu cho. nguyên tắc, khi ở nhà không nói chuyện xã hội. Tôi nghĩ trong cuộc sống nên đặt những vách ngăn, không để việc này ảnh hưởng tới việc khác. Ba cô con gái của GS Ngô Bảo Châu vui chơi ở Central