1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cương ôn tập Kho, Sử, Địa lớp 4

6 662 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 100 KB

Nội dung

Ôn tập khoa học cuối kì 2 Bài 39: 6. Nêu những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm? - Khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn ,… là những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm. 7. Thế nào là không khí sạch? - Không khí sạch khi khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn,… có trong không khí với một tỉ lệ thấp, không làm hại đến sức khoẻ con người và các sinh vật khác. 8. Nêu tác hại của không khí bị ô nhiễm? + Gây bệnh viêm phế quản mãn tính; gây bệnh ung thư phổi; bụi về mắt sẽ làm gây các bệnh về mắt; gây khó thở; làm cho các loại cây hoa, qủa không lớn được… 9.Nên làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch? - Thu gom và xử lí phân, rác hợp lí, giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ và của nhà máy, giảm bụi, khói đun bếp, bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh… Bài 44: 13. Tiếng ồn có tác hại như thế nào? - Tiếng ồn ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, có thể gây mất ngủ, đau đầu, suy nhược thần kinh, có hại cho tai,… 14. Nêu những biện pháp chống tiếng ồn. - Có những quy định chung về không gây tiếng ồn ở nơi công cộng. - Sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn truyền đến tai. Bài 47 17. Điều gì sẽ xảy ra với thực vật nếu không có ánh sáng? - Không có ánh sáng, thực vật sẽ mau chóng tàn lụi vì chúng cần ánh sáng để duy trì sự sống. Mặt Trời đem lại sự sống cho thực vật, thực vật lại cung cấp thức ăn, không khí sạch cho động vật và con người. 18. Hãy tưởng tượng cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu không có ánh sáng mặt trời? - Nếu Mặt Trời không chiếu sáng, khi đó khắp nơi sẽ tối đen như mực. Chúng ta sẽ không nhìn thấy mọi vật. Ánh sáng tác động lên mỗi chúng ta trong suốt cả cuộc đời. Nó giiúp chúng ta có thức ăn, sưởi ấm và cho ta sức khoẻ. Nhờ ánh sáng mà chúng ta cảm nhận được tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên. 19. Hãy tưởng tượng loài vật sẽ ra sao nếu không có ánh sáng? - Loài vật cần ánh sáng để di chuyển, tìm thức ăn, nước uống, phát hiện ra những nguy hiểm cần tránh. Ánh sáng và thời gian chiếu sáng còn ảnh hưởng đến sự sinh sản của một số động vật. 20. Ánh sáng như thế nào sẽ có hại cho mắt? - Ánh sáng không thích hợp sẽ có hại cho mắt. Ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt có thể làm hỏng mắt. Học, đọc sách dưới ánh sáng quá yếu hoặc quá mạnh đều có hại cho mắt. Nhìn quá lâu vào màn hình máy tính, ti-vi cũng làm hại mắt. + Một số vật có nhiệt độ cao dùng để toả nhiệt cho các vật xung quanh mà không bị lạnh đi được gọi là nguồn nhiệt. - Nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm, gió sẽ ngừng thổi. Trái Đất trở nên lạnh giá. Khi đó, nước trên Trái Đất sẽ ngừng chảy và đóng băng, sẽ không có mưa. Trái Đất sẽ trở thành một hành tinh chết, không có sự sống. 1 Bài 57 30. Thực vật cần gì để sống? - Thực vật cần có đủ nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng thì mới sống và phát triển bình thường. 31. Thực vật có nhu cầu về nước như thế nào? - Các loài cây khác nhau có nhu cầu nước khác nhau. Có cây ưa ẩm, có cây chịu được khô hạn. Cùng một cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau. Ngoài ra, khi thời tiết thay đổi, nhu cầu nước của cây cũng thay đổi. Vào những ngày nắng, nóng, lá cây thoát nhiều hơi nước hơn nên nhu cầu nước của cây cũng cao hơn. Cùng một cây ở những giai đoạn phát triển khác nhau, nhu cầu về chất khoáng cũng khác nhau. Trong trồng trọt, nếu biết bón đủ phân đúng lúc, đúng cách sẽ cho thu hoạch cao. 34. Nêu vai trò của không khí đối với thực vật? - Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp. + Khí ô-xi cần cho quá trình hô hấp của thực vật. Thiếu ô-xi, thực vật sẽ ngừng hô hấp và chết. + Khí các-bô-nic cần cho quá trình quang hợp. Người ta đã phát hiện khí các –bô-níc có trong không khí chỉ đủ cho cây phát triển bình thường. Nếu tăng lượng khí các-bô-níc lên gấp đôi thì cây trồng sẽ cho năng suất cao hơn. Nhưng nếu lượng khí các-bô-níc cao hơn nữa, cây trồng sẽ chết. 35. Trong quá trình sống, thực vật cần lấy vào và thải ra những gì? - Cũng như người và động vật, thực vạt cần khí ô – xi để hô hấp và duy trì các hoạt động sống của mình. Trong quá trình hô hấp, thực vật hấp thụ khí ô-xi vàg thải ra khí các-bô-níc. - Thực vật dùng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp các chất hữu cơ (ví dụ chất đường, bột) từ các chất vô cơ (nước, chất khoáng, khí các-bô-níc). Các chất hữu cơ này được dùng để nuôi cây. 36. Sơ đồ sự trao đổi khí trong hô hấp ở thực vật. Hấp thụ Thải ra Khí ô –xi > Thực vật > Khí các-bô-níc Bài 62 37. Động vật cần gì để sống? - Động vật cần có đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng thì mới tồn tại, phát triển bình thường. 38. Động vật ăn gì để sống? - Phần lớn thời gian sống của động vật dành cho việc kiếm ăn. Các loài động vật khác nhau có nhu cầu về thức ăn khác nhau. Có loài ăn thực vật, có loài ăn thịt, ăn sâu bọ, có laòi ăn tạp. 39. Trong quá trình sống, động vật cần lấy vào cơ thể khí ô-xi, nước và các chất hữu cơ trong thức ăn ( lấy từ thực vật hoặc động vật) , đồng thời thải ra môi trường khí các – bô – níc, nước tiểu, các chất thải. ( Sơ đồ trang 129 – sgk) 40. Cây ngô đã dùng nước, các chất khoáng, khí các-bô-nic, ánh sáng để tạo thành các chất dinh dưỡng như chất bột đường, chất đạm… 41. Trong tự nhiên có rất nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi thức ăn thường được bắt đầu từ thực vật. **) Lưu ý: Các thí nghiệm cần xem trong sgk và vở bài tập. 2 Ôn tập lịch sử học kì 2 Bài 16: Chiến thắng Chi Lăng. 1. Quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch vì đây là vùng núi đá hiểm trở, đường nhỏ hẹp, khe sâu, rừng cây um tùm. 2. Lê Lợi đã dùng mưu kế để diệt giặc là: Cho kị binh ta ra nghênh chiến rồi giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải, bỏ xa đám bộ binh và rơi vào trận địa mai phục của ta. 3. Trận phục kích của quân ta tại ải Chi Lăng : Khi quân giặc đến của ải Chi Lăng, kị binh ta ra nghênh chiến rồi giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải. Kị binh của Liễu Thăng ham đuổi nên bỏ xa hàng vạn quân bộ ở phía sau. Khi ngựa của chúng đang lội bì bõm vvượt qua đầm lầy thì quân ta bắn tên và phóng lao xuống. Liễu Thăng và đám kị binh tối tăm mặt mũi. Liễu Thăng bị giết. Quân bộ theo sau cũng bị ta nhất tề tấn công.Hngf vạn quân Minh bị giết, số còn lại rút chạy. 4.Ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng: Thua trận ở Chi Lăng và một số trận khác, quân Minh xâm lược phải đầu hàng, rút về nước. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế ( năm 1428), mở đầu thời Hậu Lê. Bài 17: Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước . 1. Vua nhà Lê có uy quyền tuyệt đối vì: mọi quyền hành đều tập trung vào tay vua. Vua trực tiếp là Tổng chỉ huy quân đội. Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức quan cao cấp nhất như Tướng quốc, Đại tổng quản, Đại hành khiển. Giúp việc cho vua có các bộ và các viện. 2. Nhà Hậu Lê, đặc biệt là đời vua Lê Thánh Tông đã làm rất nhiều việc để tổ chức quản lí đất nước như: cho vẽ bản đồ và soạn Bộ luật Hồng Đức để bảo vệ chủ quyền của dân tộc và trật tự xã hội. 3. Nội dung cơ bản của bộ luật Hồng Đức là bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ; bảo vệ chủ quyền quốc gia; khuyến khích phát triển kinh tế; giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. Bài 20 - Em hãy kể tên các thành thị lớn ở thế kỉ XVI – XVII? Là :Thăng Long, Phố Hiến ( Hưng Yên), Hội An (Quảng Nam). -+Thăng Long Đông dân hơn nhiều thành thị ở Châu Á. - Lớn bằng thành thị ở một số nước Châu Á. Thuyền bè ghé bờ khó khăn. + Phố HiếnCác cư dân từ nhiều nước đến ở. Trên 2 000 nóc nhà. - Nơi buôn bán tấp nập + Hội An Các nhà buôn Nhật Bản cùng một số cư dân địa phương lập nên thành thị này- Phố cảng đẹp, lớn nhất ở Đàng Trong- Thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán - Hoạtđộng buôn bán trong các thành thị ở nước ta vào thế kỉ XVI-XVII c ó hoạt động buôn bán rộng lớn và sầm uất. - Theo em, hoạt động buôn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình kinh tế ( Nông nghiệp, tiểu công nghiệp, thương nghiệp) nước ta thời đó ntn? Trả lời :Thành thị nước ta lúc đó tập trung đông người, quy mô hoạt động và buôn bán rộng lớn, sầm uất. Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển mạnh của nông nghiệp và thủ công nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm để trao đổi, buôn bán. Bài 24: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long ( Năm 1786) 1.Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để tiêu diệt chính quyền họ Trịnh. 2. Kể lại chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn tiêu diệt chính quyền họ Trịnh: Năm 1786, quân thuỷ và quân bộ của Nguyễn Huệ tiến như vũ bão về phía Thăng Long, chẳng mấy chốc đã đến Nam Dư. Quân Trịnh tưởng quân Tây Sơn còn ở xa nên bỏ thuyền, lên bờ chơi tản mát. Khi quân Tây Sơn ập đến, quân Trịnh không kịp xuống thuyền, phần bị giết, phần 3 bỏ chạy. Quân Tây Sơn băng băng tiến về kinh thành Thăng Long, đánh mạnh vào trận địa của quân Trịnh. Trịnh Khải phất cờ lệnh thúc quân đánh trả nhưng tướng sĩ nhìn nhau không dám tiến. Lợi dụng cơ hội ấy, quân Tây Sơn bắn đạn lửa vào quân Trịnh. Phút chốc, quân Trịnh đại bại. Trịnh Khải vội cởi áo chúa bỏ chạy, bị dân bắt trói nộp cho quân Tây Sơn. 3. Kết quả của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long: Nguyễn Huệ làm chủ được Thăng Long, lật đổ họ Trịnh, giao quyền cai trị ở Đàng Ngài cho vua Lê ( năm 1786), mở đầu việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm bị chia cắt. Bài 25: Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789) *) Kể lại trận Ngọc Hồi, Đống Đa: - Mờ sáng mồng 5 Tết, quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh bắn đại bác ra dữ dội, khói lửa mù mịt. Quân ta ghép các mảnh ván thành tấm lá chắn, lấy rơm dấp nước quấn ngoài, rồi cứ 20 người một tấm tiến lên. Vua Quang Trung cưỡi voi chỉ huy. Tới sát cửa đồn, quân ta bỏ lá chắn xông vào nhưc vũ bão. Cuộc chiến diễn ra rất ác liệt. Quân giặc chết nhiều vô kể. Đồn Ngọc Hồi bị mất, tàn quân Thanh bỏ chạy về phía Thăng Long, bị quân ta phục kích tiêu diệt. - Cũng vào mờ sáng mồng 5 Tết, quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa (Hà Nội). Tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử. Xác giặc chất thành gò đống. Tôn Sĩ Nghị nhận được tin báo, hoảng sợ cùng đám tàn quân vượt qua sông Hồng chạy về phương Bắc. Quân ta toàn thắng. Bài 26: Những chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung. 1. Kể tên những chính sách về văn hoá, giáo dục , kinh tế của vua Quang Trung. - Ban bố “ Chiếu khuyến nông” - Cho mở cửa biên giới với nhà Thanh và mở cửa biển, đúc đồng tiền mới. - Đề cao chữ Nôm và ban bố “Chiếu lập học”. 2. “ Chiếu khuyến nông” quy định điều gì? Tác dụng của nó ra sao? - “ Chiếu khuyến nông” lệnh cho dân đã từng bỏ làng quê phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang. Với chính sách này, chỉ vài năm sau, mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm lại thanh bình. 3. Việc vua Quang Trung cho mở cửa biên giới với nhà Thanh và mở cửa biển của nước ta có lợi là thuận tiện cho việc mua bán trao đổi hàng hoá và để kinh tế phát triển. 4. Vua Quang Trung đề cao chữ Nôm và coi chữ Nôm là chữ chính thức của quốc gia nhằm bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc. Bài 27: Nhà Nguyễn thành lập( Năm 1802) 1. Các vua nhà Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai thể hiện : Không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng, tự mình trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước từ trung ương đến địa phương, từ việc đặt luật pháp đến việc tổ chức các kì thi Hội, từ việc thay đổi các quan trong triều, điều động quân đi đánh xa đến việc trực tiếp điều hành các quan đứng đầu tỉnh. - Nhà Nguyễn còn ban hành bộ luật Gia Long để bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, đề cao địa vị của quan lại, trừng trị tàn bạo kẻ chống đối. 2. Quân đội của nhà Nguyễn được tổ chức như sau: Quân đội nhà Nguyễn gồm nhiều thứ quân (bộ binh, thuỷ binh, tượng binh,…). Ở kinh đô cũng như ở các nơi đều xây dựng thành trì vững chắc. Để kịp thời chuyển tin tức, nhà Nguyễn đã cho xây dựng các trạm ngựa nối liền từ cực Bắc đến cực Nam của đất nước. 3. Kể từ năm 1802 đến năm 1858, nhà Nguyễn đã trải qua các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. 4 Ôn: Địa lí Bài 17: Đồng bằng Nam Bộ 1.Vị trí đồng bằng Nam Bộ: nằm ở phía Nam nước ta, do phù sa của hệ thống sống Mê Công và sông đồng Nai bồi đắp nên. - Diện tích: là đồng bằng lớn nhất cả nước, có diện tích lớn gấp hơn ba lần đồng bằng Bắc Bộ. - Đặc điểm: có nhiều vùng trũng (Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau). Ngoài đất phù sa màu mỡ còn có nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo. Có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. 2. Tên một số sông lớn, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ. - Sông lớn: Sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Cỏ Tây, sông Vàm Cỏ đông, sông Sài Gòn. - Kênh rạch: kênh Phụng Hiệp, kênh Rạch Sỏi, kênh Vĩnh Tế, kênh Tháp Mười. Bài 18: Người dân ở đồng băng Nam Bộ. 1. Nhà của người dân thường phân bố dọc theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơn sơ. Xuồng ghe là phương tiện đi lại chủ yếu vì nơi đây sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. 2. Các dân tộc sống ở vùng đồng băng Nam Bộ là: Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa. 3. Những lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ: Lễ hội Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc (An Giang), hội xuân núi Bà ( Tây Ninh), lễ cúng Trăng (của đồng bào Khơ – me ), lễ tế thần cá Ông… Bài 19 + 20: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ. 1. Thứ tự các công việc trong thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu ở đồng bằng Nam Bộ: Gặt lúa Tuốt lúa  Phơi thóc  Xay xát gạo và đóng bao  Xếp gạo lên tàu để xuất khẩu. 2. Những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây lớn nhất cả nước: - Đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động, nguồn nước dồi dào. 3. Những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất thuỷ sản lớn nhất cả nước là: vùng biển có nhiều cá, tôm và các hải sản khác, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc. 4. Nêu dẫn chứng cho thấy đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển nhất nước ta: có nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào, lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy. Hằng năm. đồng bằng Nam Bộ tạo ra được hơn một nửa giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. 5. Các ngành công nghiệp nổi tiếng là: khai thác dầu khí, sản xuất điện, hoá chất, phân bón, cao su, chế biến lương thực thực phẩm, may mặc. 6.Mô tả về chợ nổi trên sông ở đồng bằng Nam Bộ: Chợ nổi là một nét độc đáo của đồng băng sông Cửu Long, chợ nổi thường họp ở những đoạn sông thuận tiện cho việc gặp gỡ của xuồng, ghe từ nhiều nơi đổ về. Ngay từ sáng sớm, việc mau bán đã diễn ra tấp nập; mọi thứ hàng hoá như rau quả, thịt, cá, quần áo,… đều có thể mua bán trên xuồng, ghe. Bài 21: Thành phố Hồ Chí Minh 1. Vị trí: thành phố Hồ Chí Minh nằm bên sông Sài gòn, có lịch sử trên 300 năm. Trải qua nhiều tên gọi khác nhau, từ năm 1976 thành phố được mang tên Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Thành phố tiếp giáp với các tỉnh:Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang. 3. Từ thành phố Hồ Chí Minh có thể đi đến các tỉnh thành khác bằng nhiều loại đường giao thông: đường sắt, đường ô tô, đường hàng không, đường thuỷ. 4. Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích và số dân lớn nhất cả nước. - Theo số liệu thống kê năm 2004 thì dân số là 5731 nghìn người, diện tích 2095km 2 . 5 5. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. Các ngành công nghiệp của thành phố rất đa dạng, bao gồm: điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, hoá chất, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, 6. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn vì hoạt động thương mại của thành phố cũng rất phát triển với nhiều chợ và siêu thị lớn. Có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và cảng Sài Gòn là sân bay và cảng biển lớn bậc nhất cả nước. 7.Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm văn hoá, khoa học lớn vì có nhiều viện nghiên cứu, trường đại học… Nơi đây cũng có nhiều rạp hát, rạp chiếu phim, các khu vui chơi giải trí hấp dẫn như Thảo Cầm Viên, Đầm Sen, Suối Tiên… đó xuất đi các nơi khác ở trong nước và thế giới. Bài 24 : Dải đồng bằng duyên hải miền Trung. 1. Kể tên các đồng bằng duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Bắc vào Nam. - Đồng băng Thanh - Nghệ - Tĩnh. - Đồng băng Bình - Trị - Thiên. - Đồng bằng Nam – Ngãi - Đồng bằng Bình Phú – Khánh Hoà - Đồng bằng Ninh Thuận – Bình Thuận 2. Đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì các dãy núi lan ra sát biển. 3. Đặc điểm của khí hậu vùng đồng bằng duyên hải miền Trung: - Mùa hạ thường mưa ít, không khí khô, nóng làm ruộng đồng nứt nẻ, sông hồ cạn nước. Những tháng cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt. Khu vực phía bắc dãy núi Bạch Mã có mùa đông lạnh. Bài 29: Biển, đảo và quần đảo. 1. Biển Đông bao bọc đất liền ở phía đông, phía nam và tây nam nước ta: phía bắc có vịnh Bắc Bộ, phía nam có vịnh Thái Lan. 2. Vai trò của biển Đông: điều hoà khí hậu, là kho muối vô tận, đồng thời có nhiều khoáng sản và hải sản quý. Ven bờ có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng,vịnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng các cảng biển. 3. Đảo là bộ phận đất nổi, nhỏ hơn lục địa, xung quanh có nước biển và đại dương bao bọc. 4. Vai trò của đảo và quần đảo: đem lại giá trị kinh tế, có nhiều cảnh đẹp và có ý nghĩa quan trọng về an ninh quốc phòng. Bài 30 : Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam. 1. Dẫn chứng cho thấy biển của nước ta rất phong phú về hải sản: Vùng biển nước ta có hàng nghìn loài cá, trong đó có nhiều laòi cá ngon nổi tiếng như cá chim, cá thu, cá nhụ, cá hồng, cá song…; có hàng chục loại tôm , có những loại có giá trị như tôm hùm, tôm he. Ngoài ra còn có nhiều hải sản quý khác như hải sâm, bào ngư, đồi mồi, sò huyết, ốc hương… 2. Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thềm lục địa nước ta là dầu mỏ và khí đốt, ngoài ra còn có cát trắng làm nguyên liệu cho công nghiệp thuỷ tinh, sản xuất muối. 6 . tạo. Có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. 2. Tên một số sông lớn, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ. - Sông lớn: Sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Cỏ Tây, sông Vàm Cỏ đông, sông Sài Gòn. - Kênh. Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. 4 Ôn: Địa lí Bài 17: Đồng bằng Nam Bộ 1.Vị trí đồng bằng Nam Bộ: nằm ở phía Nam nước ta, do phù sa của hệ thống sống Mê Công và sông đồng Nai bồi đắp nên. - Diện. thị nước ta lúc đó tập trung đông người, quy mô hoạt động và buôn bán rộng lớn, sầm uất. Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển mạnh của nông nghiệp và thủ công nghiệp tạo ra nhiều

Ngày đăng: 29/06/2015, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w