Kế hoạch Năm 2008-2009

12 107 0
Kế hoạch Năm 2008-2009

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPH PHƯỚC VĨNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HỘI ĐỒNG TRƯỜNG Số: 02 /2008/KH-HĐT Phước Vĩnh, ngày 15 tháng 8 năm 2008 KẾ HOẠCH Năm học 2008 - 2009 I./ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH. A.Thuận lợi. 1. Cơ sở vật chất: - Trường nằm trên trục lộ chính ĐT741, tại trung tâm huyện. Có diện tích rộng – gần 03 hecta. Tổng số phòng: 23 phòng học, 01 thư viện, 02 phòng vi tính, 01 phòng LAB, 01 phòng Lý, 01 phòng Hóa – Sinh, 01 phòng Đoàn kết hợp phòng Thể chất – Quốc phòng; 02 phòng được vận dụng làm phòng học phục vụ phụ đạo, tăng tiết, phòng thủ quỹ, 02 phòng phó hiệu trưởng, 01 phòng kế toán, 01 phòng Văn thư – Học vụ, 01 phòng Hội đồng (có thiết kế mạng LAN), 01 phòng hậu nhà đa năng được tận dụng làm phòng Hiệu trưởng, 01 nhà đa năng (được tận dụng làm Hội trường và các sinh hoạt tập thể khác), 02 nhà bảo vệ và các nhà để xe giáo viên và học sinh, 01 căn tin, 01 nhà lá (dùng hội họp). Có 01 sân bóng đá, kết hợp bóng rổ, bóng ném; 02 sân bóng chuyền, 03 sân cầu lông và 01 sân bóng đá riêng cho học sinh luyện tập. - Tổng số lớp: 37 lớp. Trong đó: Khối 12: 11 lớp; khối 11: 13 lớp; khối 10: 13 lớp. - Nhà công vụ: 01 khu vực gồm 12 phòng, cách trường hơn 1cây số. Tạm đủ cho giáo viên độc thân, xa nhà ở và sinh hoạt. 2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: - Đa số là giáo viên trẻ, nhiệt tình. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường tính đến tháng 8/2008 là 92. Trong đó: - Cán bộ quản lý: + Ban giám hiệu: 03 + Tổ trưởng: 10 - Nhân viên và cán bộ phụ trách các phòng chức năng: 13 - Giáo viên trực tiếp giảng dạy: 76 (tính cả các tổ trưởng) 3. Học sinh: - Đa số học sinh nằm trong các địa bàn thị trấn Phước Vĩnh, xã An Bình, xã Vĩnh Hòa, xã Phước hòa (ít hơn so với các địa phương khác do học sinh đăng ký vào học ở trường Tân Bình nhiều) - Tổng số học sinh năm học 2008-2009: Trong đó: khối 12: 317 (lên lớp thẳng); khối 11: 455 (lên lớp thẳng); khối 10: (tuyển mới 484). B. Khó khăn. 1. Cơ sở vật chất: E:\Hanh\HOI DONG TRUONG\\KH 2008-2009.doc 1 - Cổng chính của trường hướng về trục lộ ĐT741 xe cộ lưu thông nhiều gây bất lợi cho việc đảm bảo an toàn giao thông. - Các phòng học xây dựng theo thiết kế cũ nên không đủ diện tích để sắp xếp các trang thiết bị, bàn ghế … đúng quy cách đáp ứng yêu cầu dạy và học theo phương pháp mới. - Số lớp 37/23 phòng học (dự kiến: Sáng 12 lớp 12 + 9 lớp 11; Chiều 13 lớp 10 + 3 lớp 11 – khối A, B) chưa đáp ứng đủ yêu cầu dạy học phụ đạo, tăng tiết, bồi dưỡng nâng cao và sinh hoạt ngoài giờ lên lớp (sáng thừa 02 phòng + 02 phòng dự trữ; chiều thừa 07 phòng + 02 phòng dự trữ). - Các phòng chức năng không đạt chuẩn. - Sân trường quá nắng, không phù hợp cho sinh hoạt dưới cờ hàng tuần và các sinh hoạt tập thể khác. 2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm. Đội ngũ không ổn định, chỉ về trường một thời gian rồi chuyển đi. 3. Học sinh: - Đầu vào còn yếu. Cụ thể năm học 2008 – 2009 điểm tuyển vào thấp nhất là 5,5 điểm (đã nhân hệ số). Trong đó có nhiều học sinh chỉ có: Toán 0,25 điểm; Lý 0,25 điểm; Văn 0,25 điểm … (năm học 2007 – 2008 cũng như vậy) - Học sinh khối 10, 11 năm học 2007-2008 thi lại nhiều: 303 học sinh (khối 10: 170 hs; khối 11: 133 hs). - Học sinh lưu ban thẳng: 17 học sinh (khối 10: 09hs, khối 11: 08hs). - Một số học sinh có ý thức học tập chưa cao, ý thức nghề nghiệp chưa rõ ràng nên chưa cố gắng trong học tập. II./ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CHUNG. - Nâng cao chất lượng quản lý trong đội ngũ quản lý: BGH, các ban ngành đoàn thể, các tổ bộ môn … tạo mối liên kết chặt chẽ trong công tác. - Xây dựng và tham mưu xây dựng trường có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia. Tạo cảnh quan sư phạm, môi trường xanh sạch đẹp trong và ngoài trường. - Nâng cao chất lượng giảng dạy. Đào tạo đội ngũ giáo viên có tay nghề cao, có tinh thần trách nhiệm và lòng yêu thương học sinh; có tâm huyết với trường và cùng xây dựng trường tạo cơ sở để trở thành trường tiên tiến trong tỉnh. Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục, từng bước tạo sự chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo. Tăng cường việc chấn chỉnh nề nếp kỷ cương; phê phán, loại trừ các hiện tượng tiêu cực trong nhà trường, các hành vi, lời nói vi phạm đạo đức nhà giáo, các vi phạm trong giảng dạy, học tập, thi cử, kiểm tra … của đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường. - Tăng cường việc chấn chỉnh nề nếp kỷ cương, loại trừ các hiện tượng tiêu cực trong trong kiểm tra, thi cử, các hành vi, lời nói vi phạm đạo đức, … của của học sinh trong nhà trường. Nâng cao chất lượng học tập; năng lực học và tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Giảm tỷ lệ bỏ học, lưu ban. Nâng cao tỷ lệ tốt nghiệp THPT, đỗ Đại học, Cao đẳng. - Nâng cao chất lượng của các hoạt động phong trào. - Hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2008 – 2009 của ngành GD, của trường. E:\Hanh\HOI DONG TRUONG\\KH 2008-2009.doc 2 III./ NHIỆM VỤ CỤ THỂ VÀ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. 1. Phát triển số lượng: - Tham mưu với cấp trên xây dựng thêm cơ sở vật chất đúng chuẩn: phòng học, phòng chức năng, phòng bộ môn. Bổ sung phòng học để có kế hoạch dạy bù, dạy tăng tiết, phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu kém; tổ chức sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp cho học sinh. - Quản lý, sử dụng và bảo quản tốt cơ sở vật chất hiện có, tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hết công suất các phòng chức năng. + Bố trí đầy đủ cán bộ chuyên trách hoặc phụ trách kiêm nhiệm (nếu thiếu cán bộ) các phòng chức năng. Các phòng này phải có đầy đủ hồ sơ quản lý thiết bị quy định; có kế hoạch hoạt động tuần, tháng, năm; có đề xuất, báo cáo định kỳ cho cấp trên và được BGH thanh, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất. + Tổ chức quản lý chặt chẽ, khoa học hồ sơ, sổ sách, văn bản … bằng cách bố trí phòng văn thư, học vụ rộng rãi có đủ trang thiết bị bảo quản (có thể lấy phòng 28 – sát phòng thủ quỹ cũ). - Xây dựng môi trường xanh sạch đẹp: + Thành lập ban lao động: lập kế hoạch lao động, chỉ đạo thực hiện vệ sinh trường lớp hàng tuần, tháng, chăm sóc cây kiểng và các loại cây khác trong sân trường; phối hợp với chữ thập đỏ, tổ bộ môn chăm sóc và phát triển vường cây thuốc nam. + Thuê nhân viên hỗ trợ vệ sinh phòng học, nhà vệ sinh, tưới và chăm sóc cây… để giảm bớt áp lực cho học sinh. + Sửa chữa các nhà vệ sinh giáo viên, học sinh tránh gây ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. + Trồng, chăm sóc cỏ có ích và diệt cỏ dại ở các sân thể dục thể thao tạo điều kiện tốt cho học sinh trong việc rèn luyện thân thể. - Yêu cầu ban đời sống của trường phối hợp với ban đại diện CMHS hỗ trợ kinh phí vệ sinh, chăm sóc, bảo quản cơ sở vật chất trường. Hành chánh – Quản trị thường xuyên kiểm tra CSVC có kế hoạch để sửa chữa, bổ sung kịp thời nhằm đáp ứng kịp thời và tốt nhu cầu dạy và học trong nhà trường. - Tuyển 484/572 (84.6%) học sinh dự thi Tuyển sinh 10 và 05 học sinh có nguyện vọng 2 (dự thi ở trường Hùng Vương), xây dựng 13 lớp 10 (trong đó có 01 lớp cho học sinh lưu ban): 02 lớp 10A (cơ bản phân hóa A – Toán, Lý, Hóa chương trình nâng cao), 01 lớp 10B (cơ bản phân hóa B – Toán, Hóa, Sinh chương trình nâng cao) và 10 lớp 10F (học các môn chương trình cơ bản). - Vận động học sinh lưu ban năm học 2007-2008 đến trường. Tạo điều kiện cho các em được vào học các lớp phù hợp với trình độ và bố trí giáo viên có nhiều tâm huyết để giảng dạy. Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) kết hợp với tập thể lớp thường xuyên động viên, giúp đỡ các học sinh này phấn đấu tốt trong học tập, sinh hoạt … - Giảm tỷ lệ học sinh lưu ban, học sinh yếu kém và tỷ lệ học sinh nghỉ bỏ học. + Lập kế hoạch tổ chức và thực hiện các lớp bồi dưỡng, phụ đạo trong nhà trường để củng cố kiến thức cho các học sinh yếu kém ngay từ đầu năm học. E:\Hanh\HOI DONG TRUONG\\KH 2008-2009.doc 3 + Phát động các phong trào học nhóm, đôi bạn học tập, giúp đỡ học sinh yếu kém. + Tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, tạo sân chơi bổ ích để thu hút học sinh. GVCN, giáo viên bộ môn (GVBM) thể hiện sự quan tâm sâu sát hơn để tạo niềm tin cho các em khi đến trường, lớp. + GVCN thường xuyên động viên, tăng cường đến thăm gia đình của học sinh để nắm rõ hoàn cảnh của các em và có biện pháp giúp các em khắc phục khó khăn phấn đấu rèn luyện tốt hơn trong học tập. Chuẩn bị các thiết bị để tổ chức các cuộc thi như: đố em, …. 2. Chất lượng giáo dục: 2.1. Chuyên môn. - Thực hiện đủ phân phối chương trình và đúng kế hoạch dạy học. BGH, tổ trưởng chuyên môn (TTCM) phổ biến kịp thời các văn bản, phân phối chương trình từng bộ môn của Bộ, Sở GDĐT đến từng giáo viên. Ngay từ đầu năm các tổ phải triển khai việc lên kế hoạch dạy học bộ môn cho giáo viên; TTCM duyệt và trình BGH. GVBM dạy học trên cơ sở kế hoạch dạy học đã được thống nhất. - Thực hiện tốt chương trình phân ban, thay sách lớp 10, 11, 12. + Đối với khối 12, trường tổ chức ba ban, gồm: Tự nhiên (05 lớp), Xã hội (3 lớp – dự kiến sẽ chuyển sang Cơ bản phân hóa C: Văn, Sử, Địa vì học sinh các lớp này rất yếu môn Ngoại ngữ) và còn lại là Cơ bản (01 lớp cơ bản A – 11A13 năm 2007-2008 sẽ chuyển sang Cơ bản). Khối 10 và 11 có: mỗi khối hai lớp Cơ bản A và một lớp Cơ bản B, còn lại là Cơ bản. Kế hoạch chuyển lớp dự trên cở sở tham khảo lấy ý kiến từ học sinh. + Tổ chức thao giảng, dự giờ, nhận xét đánh giá tiết dạy theo quy định trong công văn số 106/TTr ngày 31/4/2004 của Bộ GD&ĐT. Mỗi tổ chuyên môn phải tổ chức ít nhất một tiết thao giảng / một tuần vào thời điểm thuận lợi để có nhiều người cùng dự. - Tổ chức có hiệu quả việc dạy học tự chọn. + Thực hiện dạy học tự chọn đúng thời lượng theo phân phối chương trình của Bộ GDĐT. Do đặc điểm chung của học sinh trường, trường sẽ tập trung dạy tự chọn các môn Toán, Lý, Hóa, ngoại ngữ; các môn khác sẽ tùy tình hình thực tế của năm học để xử lý. + BGH, TTCM quản lý các tiết dạy tự chọn thông qua việc thường xuyên dự giờ kiểm tra sổ đầu bài, giáo án, tập vở ghi chép của học sinh … hàng tuần, tháng; kiểm tra sự tiến bộ của học sinh qua các bài kiểm tra. - Cải tiến và tăng cường các hoạt động chuyên môn. + Tổ phải có kế hoạch hoạt động năm, tháng và từng tuần. Nêu cụ thể, không nêu kế hoạch chung chung; kế hoạch phải kèm theo các biện pháp thực hiện. + TTCM lên kế hoạch thao giảng, dự giờ theo từng tháng hoặc từng học kỳ. Kế hoạch thao giảng phải được công khai trước ít nhất một tuần ở bảng thông báo của tổ. TTCM tổ chức cho dự giờ, thao giảng, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của từng giáo viên trong tổ. E:\Hanh\HOI DONG TRUONG\\KH 2008-2009.doc 4 + BGH và TTCM quản lý tốt việc soạn giảng của giáo viên trong tổ, tránh hình thức, đối phó. TTCM có kế hoạch kiểm tra hồ sơ, duyệt giáo án của tổ viên hàng tuần; phần duyệt giáo án phải ghi được nhận xét ưu khuyết của giáo án. + TTCM quản lý việc sử dụng đồ dùng dạy học của tổ viên. Động viên giáo viên tận dụng các thiết bị hiện có trong nhà trường, sử dụng, bảo quản đồ dùng dạy học có hiệu quả, khai thác nội dung bài học để tự làm các đồ dùng còn thiếu. Động viên tổ CM cùng phối hợp ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các tiết dạy. + Thường xuyên nhắc nhở giáo viên hướng dẫn cho học sinh phương pháp tự học, tự tìm tòi sáng tạo. Giáo viên bộ môn phải thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh. Phương pháp dạy học phải phù hợp đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học. + GVBM phải cải tiến phương pháp kiểm tra đánh giá việc học tập của học sinh theo hướng toàn diện, kiểm tra việc hiểu và vận dụng kiến thức, tránh rèn luyện cho học sinh lối học vẹt, bắt chước. + Tổ chức cho học sinh 12 học tăng tiết các môn Toán, Lý, Hóa, Anh từ tháng 9/2008 đến hết tháng 3/2009. Từ đầu tháng 4/2009, sau khi Bộ công bố các môn thi sẽ tổ chức cho học sinh ôn tập 06 môn thi tốt nghiệp. + Tổ chức kiểm tra chung một tiết các môn Toán, Lý, Hóa, Anh văn. Thực hiện tốt việc coi, chấm kiểm tra một tiết, thi học kỳ. + Tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng đầu năm học trong đầu tháng 9/2008 để làm cơ sở phân hóa học sinh trong giảng dạy, phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi. + Ưu tiên giáo viên giảng dạy chất lượng, có tỷ lệ học sinh trên trung bình ổn định giảng dạy nhiều lớp 12. + Giáo viên thực hiện việc dạy thêm theo đúng nghị quyết 01/2005/NQ- CP ngày 14/01/2005 của chính phủ, chỉ thị số 30/2005/CT-CT ngày 24/6/2005 và công văn 1144 ngày 31/10/2005 của Sở GD&ĐT Bình Dương về việc hướng dẫn thực hiện chỉ thị 30. + Tổ trưởng chuyên môn tổ chức tuyển chọn học sinh giỏi vòng trường và bối dưỡng để dự thi cao hơn. Động viên GV tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi từ lớp 10, 11. 2.2. Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. - Giáo viên đi học chuyên môn hè trong tháng 7 và 8/2008 theo lịch điều động của Sở GD&ĐT (tổng số giáo viên đi học 65). - Các tổ chuyên môn, nghiệp vụ có kế hoạch tổ chức triển khai việc thay sách 12, đổi mới chương trình giảng dạy trong tổ cho giáo viên không được đi học trong hè. - Nêu cao tinh thần học tập lẫn nhau, người biết hướng dẫn người chưa biết. - Tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo viên đang theo học các lớp Đại học, Cao học. Số giáo viên này sau khi học về phải phục vụ trường đúng thời gian quy định, không được chuyển đi sớm. 2.3. Các hoạt động giáo dục khác. E:\Hanh\HOI DONG TRUONG\\KH 2008-2009.doc 5 a. Giáo dục đạo đức. - Tăng cường giáo dục đạo đức, hạnh kiểm học sinh, đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện hành vi nếp sống văn minh. Phân tích cho học sinh thấy rõ trách nhiệm công dân, quan tâm rèn luyện ý thức kỷ luật, chuyên cần, tự giác tích cực và chủ động trong học tập, chống các biểu hiện tiêu cực. - GVCN phải thực hiện tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp, tiết sinh hoạt tập thể, sinh hoạt dưới cờ. Thực hiện tốt công tác viếng gia để nắm bắt, điều chỉnh kịp thời hành vi đạo đức của học sinh lớp chủ nhiệm. Tổ chức họp cha mẹ học sinh ít nhất 02 lần một học kỳ. - Cán bộ, giáo viên, nhân viên trường phải gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật, quy chế và nội quy trường, đặc biệt là cuộc vận động Hai không với bốn nội dung của Bộ GD&ĐT, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cán bộ, giáo viên, nhân viên phải có tác phong, lời nói mang tính sư phạm, có lương tâm và trách nhiệm đối với học sinh. - Cán bộ, giáo viên, nhân viên phải làm việc khoa học, bảo đảm ngày giờ công. Tổ Hành chánh – Quản trị bảo đảm giờ làm việc (40 giờ/tuần). Ban Giám Hiệu làm việc theo chế độ khoán việc và trực theo phân công của Hiệu trưởng. - Đoàn thanh niên tăng cường, củng cố đội cờ đỏ đủ về số lượng, mạnh về chất lượng hoạt động. - Giáo viên bộ môn phải có trách nhiệm trong việc rèn luyện hạnh kiểm học sinh trong tiết dạy của mình, kiên quyết xử lý các hành vi của học sinh vi phạm nội quy trường. b. An toàn giao thông, sức khỏe, môi trường. Tổ chức, thực hiện tốt chương trình chính khóa và hoạt động ngoại khóa về giáo dục pháp luật, an toàn giao thông, giáo dục phòng chống AIDS, ma túy, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục môi trường. + Tổ GDTC-QP phối hợp với Đoàn TN quản lý về an toàn giao thông (ATGT) của học sinh, thực hiện tốt chương trình GDQP và đẩy mạnh công tác Y tế trường học. + Tổ Giáo dục Công dân – Địa giảng dạy tốt chương trình ATGT, giáo dục môi trường trong chính khóa và ngoại khóa. Chú ý việc giáo dục học sinh xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp (theo 11 tiêu chí của Bộ GD&ĐT). Đoàn trường phân công các lớp trực tuần chăm sóc cây kiểng do Ban ĐDCMHS đã trồng. + Tổ Sinh – Kỹ thuật tổ chức và thực hiện chuyên đề về GD giới tính, SKSS, GD phòng chống Aids – Ma túy, kết hợp Đoàn TN phát động phong trào hành động và thực hiện cam kết “Nhà trường không có ma túy.” + Đoàn trường kết hợp với tổ chủ nhiệm và tổ HCQT để quản lý, bảo vệ tài sản nhà trường (Học sinh lau kiếng và cạo bã kẹo cao su một tuần/một lần/một phòng học; phát động phong trào không viết vẽ lên bàn học, lên tường có kiểm tra đưa vào thi đua, …) + Các tổ chuyên môn thực hiện tốt việc giảng dạy chương trình chính khóa các nội dung GD môi trường, dân số và SKSS tích hợp vào các môn học, kết E:\Hanh\HOI DONG TRUONG\\KH 2008-2009.doc 6 hợp Đoàn TN tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo chương trình dự án VIE/01/P18. Tổ chức thi đố em, thi tìm hiểu về nội dung GDDS – SKSS. + Phát triển câu lạc bộ võ thuật Karatedo về chiều rộng lẫn chiều sâu (tăng số lượng võ sinh và tăng chất lượng luyện tập cho lớp năng khiếu) c. Chữ thập đỏ. Chữ thập đỏ trường phối hợp với tổ Thể chất – Quốc phòng và giáo viên chủ nhiệm tổ chức tốt công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho học sinh theo QĐ 14/2001 của Bộ GD&ĐT và đẩy mạnh các hoạt động văn nghệ, thể thao, bảo hiểm học sinh (bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế). + Tổ chức mạng lưới thanh niên xung kích để kịp thời sơ cấp cứu khi cần thiết. + Xây dựng lại vườn cây thuốc nam. + Kết hợp với nhân viên y tế tổ chức trực phòng y tế hàng ngày. + Thực hiện các hoạt động nhân đạo. d. Hướng nghiệp, lao động. - Tổ chức dạy sinh hoạt hướng nghiệp cho học sinh theo tinh thần công văn 929/SGD-ĐT/TrH ngày 7/9/2005, và phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT ban hành từ tháng 8/2007 và thực hiện tốt hoạt động GD hướng nghiệp cho học sinh lớp 10, 11 và 12. - Ban Lao động và GVCN tổ chức tốt công tác lao động vệ sinh, trồng và chăm sóc cây cảnh, cây bóng mát, cỏ trồng trong khuôn viên trường. Ban Lao động phải có kế hoạch lao động cả năm, từng tháng công khai trước toàn trường, kế hoạch phải chi tiết, cụ thể hóa các nội dung lao động của các lớp. Tổ chức nghiệm thu nghiêm túc sau khi học sinh lao động. Phương châm học sinh lao động tập thể là phải có “Kỷ luật, Kỹ thuật và Năng suất cao”. Giáo dục ý thức bảo vệ tài sản trong khung viên Nhà trường. - Giáo viên hướng dẫn lao động phải chuẩn bị nội dung, phân công cụ thể (có sổ ghi chép như là giáo án) và được tính tiết hướng dẫn lao động 2 tiết/buổi/tháng. e. Hoạt động của Đoàn TNCS HCM và Công đoàn cơ sở của nhà trường. e.1. Đối với Đoàn Thanh niên. Tất cả các hoạt động phải nhằm mục tiêu cơ bản: Giáo dục đạo đức học sinh, tăng kĩ năng sống, nhằm thu hút học sinh vào hoạt động học tập để nâng cao chất lượng. Ngoài ra Đoàn còn là cơ quan thông tin của trường, tuyên truyền chủ trương kế hoạch của trường đến học sinh, giáo viên và vận động thực hiện. - Tổ chức và cùng GVCN thực hiện các chuyên đề giáo dục ngoài giờ lên lớp cho khối lớp 10, 11, 12. - Cải tiến hình thức, nội dung sinh hoạt dưới cờ. Mỗi buổi sinh hoạt dưới cờ phải cố gắng thực hiện một chủ đề, đặc biệt chú ý các chủ đề về đổi mới phương pháp học tập của học sinh. - Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổng kết thi đua hàng tuần, hàng tháng, từng học kỳ, năm học của học sinh. Cải tiến phương pháp thông tin (chiếm ít thời gian nhưng làm bật được các thông tin cốt lõi). E:\Hanh\HOI DONG TRUONG\\KH 2008-2009.doc 7 - Xây dựng các đội học sinh phục vụ cho các buổi lễ, mít tinh, giao lưu, … như đội văn nghệ, đội quản trò … - Đoàn chủ động phối hợp với tổ chuyên môn, chi đoàn giáo viên, tổ giám thị, tất cả các bộ phận cần thiết để chuẩn bị nội dung cho các buổi sinh hoạt đầu tuần (theo từng chủ đề như các chủ đề ngoại khóa, chủ đề về phương pháp học tập …) và phải thông qua BGH hoặc Chi Bộ trước khi tổ chức thực hiện, đồng thời các tổ chức trong nhà trường như tổ chuyên môn, chữ thập đỏ, ban an toàn giao thông … cũng phải chủ động phối hợp chặt chẽ với Đoàn trường để tuyên truyền, giáo dục, giúp đỡ học sinh nhận thức các chuẩn mực đạo đức của học sinh, về phương pháp học tập … - Đoàn cần làm việc có kế hoạch cụ thể từng học kỳ, từng tháng, từng tuần. Tất cả các kế hoạch hoạt động của Đoàn phải được Chi Bộ duyệt và niêm yết công khai. Đặc biệt kế hoạch tài chính phải hoàn thành trong tháng 9/2008 để trường xem xét. Đoàn trường cần đổi mới tư duy trong việc tạo nguồn tài chính để tự chủ trong hoạt động. - Đại hội Đoàn tổ chức xong trong tháng 10/2008. Tăng cường đội Thanh niên xung kích, ATGT, đội Cờ đỏ, phát huy vai trò tự quản của Đoàn viên trong hoạt động thực tiễn để nhanh chóng biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục của Đoàn viên. e.2. Đối với Công đoàn Cơ sở. - Công đoàn Cơ sở có trách nhiệm nhắc nhỡ và động viên cán bộ công chức trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ đã được tổ chức phân công, giữ được tác phong nhà giáo và không vi phạm các điều cấm đối với cán bộ công chức trong trường (như điều lệ trường trung học đã nêu). Thực hiện cuộc vận động “Hai Không” với bốn nội dung do Bộ GD&ĐT phát động, chú ý giáo dục giáo viên không vi phạm chuẩn mực đạo đức nhà giáo, có lương tâm và trách nhiệm đối với học sinh. Mạnh dạn xử lý các cá nhân vi phạm Điều lệ công đoàn. - Công đoàn cơ sở phối hợp chặt chẽ với chính quyền trong các ban trong nhà trường: Chủ tịch Công đoàn là Phó ban thi đua, ban đời sống, ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ, ban vì sự tiến bộ phụ nữ … - Chủ tịch Công đoàn cùng với ban chấp hành Công đoàn Cơ sở phải bám sát cơ sở, nắm chắc số liệu thi đua, về tình hình đời sống của cán bộ công chức … kịp thời tham mưu với Hiệu trưởng và cùng Hiệu trưởng ra các quy định phù hợp với yêu cầu đổi mới thi đua, về đời sống cán bộ công chức. - Chủ tịch Công đoàn cùng ban chấp hành Công đoàn Cơ sở xây dựng quy chế và dự toán thu chi quỹ phúc lợi tập thể cho ban đời sống và hội nghị cán bộ công chức đầu năm duyệt và thực hiện. - Công đoàn Cơ sở và chính quyền nhà trường thực hiện tốt quy chế phối hợp để hoàn thành nhiệm vụ chính trị do tổ chức phân công. f. Hoạt động phối hợp với ban đại diện Cha mẹ học sinh (CMHS). - Các bộ phận trong trường phải phối hợp chặt chẽ với Ban Đại Diện CMHS để đẩy mạnh các hoạt động giáo dục học sinh trong và ngoài nhà trường, hỗ trợ đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên – nhân viên. E:\Hanh\HOI DONG TRUONG\\KH 2008-2009.doc 8 - Ban Đại Diện CMHS kết hợp với Ban chấp hành Công đoàn quản lý vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp trong khuôn viên nhà trường (nhắc nhở canteen, thầu giữ xe học sinh … thực hiện đúng hợp đồng). - Ban Đại Diện CMHS trường cần phát huy vai trò của Ban Đại Diện CMHS ở các lớp để nắm tình hình của trường sâu sát hơn, kịp thời phản ánh cho nhà trường tâm tư nguyện vọng của CMHS, giúp công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng mở rộng. - Nhờ Ban Đại Diện CMHS quản lý hệ thống xe buýt đưa rước học sinh đi học để đảm bảo an toàn cho học sinh, đảm bảo thu đúng giá quy định, kết hợp với nhà trường kiến nghị các cấp xin trợ giá xe buýt cho học sinh đồng thời phối hợp với nhà trường trong công tác phục vụ nước sạch cho học sinh uống, hệ thống nước tưới cây kiểng và hợp đồng, quản lý nhân viên chăm sóc cây kiểng theo thời vụ. 3. Công tác quản lý: - Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; tổ chức học tập quán triệt các chuyên đề về tư tưởng HCM, Nghị quyết ĐH 10. Bồi dưỡng kiến thức pháp luật và tổ chức có hiệu quả viêc giảng dạy môn GDCD. - BGH sẽ phối hợp chặt chẽ với Đoàn, GVCN, Giám thị, GVBM và CMHS để giáo dục quản lý học sinh và tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua trong học sinh, tránh hình thức. - Ban Giám Hiệu, Tổ trưởng Chuyên môn (TTCM), GVCN tiếp tục quán triệt kỹ Điều lệ trường Trung học đến tận giáo viên và học sinh. Qua đó yêu cầu các nhà giáo phải gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật, nội quy và quy chế làm việc, nêu cao tinh thần tận tụy với nghề và thương yêu học sinh, cùng với nhà trường thực hiện phương châm “Dân chủ, Kỷ cương, Tình thương, Trách nhiệm”. - Đối với học sinh, tăng cường công tác quản lý kỷ cương, nề nếp giúp cho học sinh có điều kiện học tập tốt. - Tăng cường quản lý hồ sơ chuyên môn theo các loại hồ sơ quy định ở điều lệ trường trung học, yêu cầu các tổ trưởng thực hiện chế độ báo cáo đúng quy định (theo yêu cầu đã nêu rõ ở quy chế làm việc của tổ trưởng chuyên môn). - Các tổ chức và mọi thành viên trong trường đều phải làm việc có kế hoạch. Kế hoạch phải nhằm mục tiêu thực hiện hoàn thành nhiệm vụ năm học theo từng mốc thời gian và công việc cụ thể. Kế hoạch cá nhân phải trình tổ trưởng ký duyệt, kế hoạch của tổ trưởng chuyên môn trình BGH ký duyệt. Trong kế hoạch cần ghi rõ chế độ kiểm tra định kỳ, đột xuất và các biện pháp để thúc đẩy các tổ chức, cá nhân hoàn thành kế hoạch. BGH và các tổ trưởng phải có sổ ghi chép khi duyệt kế hoạch, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của cấp dưới (phải đánh giá công việc thực hiện kế hoạch trên cơ sở định lượng chứ không được định tính). - BGH, TTCM có kế hoạch dự giờ, kiểm tra nề nếp giảng dạy, hồ sơ giáo viên, kịp thời nắm được thiếu sót của giáo viên để uốn nắn,TTCM phải nắm được chất lượng giảng dạy và hiệu quả giáo dục của từng giáo viên trong tổ mình. TTCM E:\Hanh\HOI DONG TRUONG\\KH 2008-2009.doc 9 phải quán triệt kỹ quy chế hoạt động của TTCM (mà BGH đã gởi và nộp báo cáo định kỳ cho BGH đúng hạn) - BGH, TTCM và GVCN phải thường xuyên xem sổ ghi chép của Giám thị về việc chấp hành nội quy học sinh, nội quy cán bộ, giáo viên, nhân viên để yêu cầu học sinh, giáo viên, nhân viên kịp thời khắc phục. Đối với học sinh, cần chấm dứt tình trạng nghỉ học không phép, cúp tiết, hút thuốc, la cà quán xá, quay cóp …. Học sinh nghỉ 3 ngày không phép (K), GVCN phải báo cho Đoàn, viếng gia hoặc viết giấy mời phụ huynh đến làm viêc (tạm thời đình chỉ việc học nếu CMHS không đến làm việc với GVCN). - Đối với giáo viên, không gây gổ, lăng mạ, xúc phạm danh dự cán bộ, giáo viên, nhân viên, gây mất đoàn kết trong trường, cần chấm dứt việc lên lớp có mùi rượu, nghỉ dạy không lý do, cắt xén chương trình, cắt xén nội dung bài dạy, hạ thấp yêu cầu giáo dục, hướng học sinh học tủ, học lệch, cấy điểm và nộp báo cáo cho tổ, cho trường chậm trễ …. - Trường sẽ tăng cường quản lý công tác dạy thêm học thêm của giáo viên và học sinh theo đúng nghị quyết 01/2005/NQ-CP của chính phủ, chỉ thị số 30/2005/CT-CT ngày 24/6/2005 của UBND Tỉnh và công văn 1144 ngày 31/10/2005 của Sở GD&ĐT Bình Dương. - Việc kiểm tra, cho điểm, đánh giá, xếp loại học sinh phải khách quan chính xác. BGH phải kiên quyết xử lý giáo viên bộ môn có các biểu hiện không bình thường về việc cho điểm học sinh tại lớp để tổ chức dạy thêm. Giáo viên phải thực hiện đầy đủ chương trình chính khóa trên lớp, không được cắt xén tùy tiện, phải dạy đúng yêu cầu kế hoạch bộ môn và giáo án đã được BGH và TTCM ký duyệt. Nhà trường phải có những biện pháp mạnh để chấn chỉnh việc dạy thêm học thêm không đúng quy định của nhà nước (tổ chức tốt mạng lưới thanh tra, liên kết với địa phương từ tổ, ấp, khu phố … trở lên để quản lý chặt chẽ việc dạy thêm và học thêm trong địa bàn). - Tổ chuyên môn phải tăng cường quản lý và kiểm tra nề nếp, chất lượng giảng dạy của giáo viên để phát hiện, xử lý kịp thời các vụ việc sai phạm quy chế chuyên môn và đạo đức của giáo viên thuộc tổ mình. - Đẩy mạnh cuộc vận động dân chủ hóa, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong trường học (thể hiện ở quy chế làm việc của trường, quy chế phối hợp giữa chính quyền và Công đoàn …). Cụ thể hóa và thực hiện tốt khẩu hiệu “Dân chủ, Kỷ cương, Tình thương và Trách nhiệm” của Công đoàn Giáo dục tỉnh Bình Dương phát động. 4. Thực hiện quản lý tài chính : - Thu chi bảo đảm đúng chế độ, công khai tài chính đúng quy định Nhà nước. - Kế toán phải theo dõi việc chi quỹ học phí đúng các định mức quy định, công khai tài chính kịp thời, đề nghị tài chính Huyện chuyển mục chi đúng hạn để tận dụng hết kinh phí. Kế toán phải lập dự toán, quyết toán đúng hạn, tích cực kiến nghị tài chính Huyện và cấp trên để chi các chế độ chính sách đúng quy định theo các công văn liên Sở Tài chính – Giáo dục và UBND Tỉnh. Thực hiện tốt dự toán khoán chi, làm tốt dự toán khoán chi của ba năm tiếp theo (trên cơ sở những thực chi phát sinh của trường). E:\Hanh\HOI DONG TRUONG\\KH 2008-2009.doc 10 . chuyên môn. + Tổ phải có kế hoạch hoạt động năm, tháng và từng tuần. Nêu cụ thể, không nêu kế hoạch chung chung; kế hoạch phải kèm theo các biện pháp thực hiện. + TTCM lên kế hoạch thao giảng, dự. làm việc có kế hoạch. Kế hoạch phải nhằm mục tiêu thực hiện hoàn thành nhiệm vụ năm học theo từng mốc thời gian và công việc cụ thể. Kế hoạch cá nhân phải trình tổ trưởng ký duyệt, kế hoạch của. Đoàn cần làm việc có kế hoạch cụ thể từng học kỳ, từng tháng, từng tuần. Tất cả các kế hoạch hoạt động của Đoàn phải được Chi Bộ duyệt và niêm yết công khai. Đặc biệt kế hoạch tài chính phải

Ngày đăng: 29/06/2015, 08:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • SỞ GD&ĐT BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  • TRƯỜNG THPH PHƯỚC VĨNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

  • Số: 02 /2008/KH-HĐT Phước Vĩnh, ngày 15 tháng 8 năm 2008

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan