Giáo viên cầm cự với “bão giá” - Thắt lưng, buộc đủ thứ Xăng lên giá, đồng lương giáo viên 2 triệu đồng vẫn sống tạm ổn nếu hạn chế đi lại. Giá điện tăng, lương vẫn “bình ổn”, gia đình chịu nóng, chịu tối thêm vài giờ cũng chưa đến nỗi nào. Đến lượt gạo muối đường bột ngọt ngoài chợ đua nhau tăng chóng mặt thế này thì thành chuyện lớn mất” - một cô giáo thở dài tâm sự. Và trong thời “bão giá”, giáo viên (GV) chỉ còn cách hạn chế chi tiêu sinh hoạt mới mong đủ sống với đồng lương hợp đồng tròm trèm vài triệu đồng… Cầm cự Giáo viên của Trường TH Cần Thạnh (Cần Giờ) lên lớp trong điều kiện thiếu thốn cơ sở vật chất. Chuyện đời sống GV vất vả đã trở thành chuyện cũ “biết rồi, khổ lắm”, nhưng nói mãi vẫn chưa thể cải tiến. Sau thời gian mỏi mòn chờ đợi lời hứa “GV sống được bằng lương”, những người trong cuộc cũng không còn dám hy vọng kỳ tích có thể biến thành hiện thực. Thầy Đặng Công Vinh Bửu, Hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Lộc, cảm thán: “Đó là câu chuyện muôn thuở khó lòng giải quyết! Là người đứng đầu một trường, tôi luôn trăn trở làm sao để cả trăm GV của trường sống tốt. Nhưng bằng cách nào? Nhà trường không thể làm gì thêm, tăng thu lại “vướng”, chỉ có thể vận dụng Nghị định 43 về tự chủ tài chính, tiết kiệm chi tiêu để mỗi GV có thêm vài trăm ngàn đồng mỗi tháng. GV dạy các môn văn hóa chính thì dạy thêm ở trung tâm, người dạy môn phụ, buôn bán ở nhà hoặc làm thêm… Chèo chống đến một lúc nào đó hết chịu nổi rồi cũng bỏ ngành và khi đó không thể chỉ giữ họ bằng tình cảm được. Chúng ta phải chấp nhận quy luật tất yếu của cuộc sống”. Mức lương của GV được tính theo hệ số thâm niên nên hầu hết GV trẻ mới ra trường vài năm cố gắng chịu thương chịu khó với mức lương 2 - 3 triệu đồng để chờ ngày lên thâm niên. Nhưng đến khi trở thành GV công tác trong ngành hơn 20 năm cũng chưa chắc có mức lương được… đóng thuế thu nhập. Bản thân thầy Đặng Công Vinh Bửu đã công tác 26 năm nhưng mức lương cũng chỉ tròm trèm 4 triệu đồng/tháng. Cả hai vợ chồng thầy đều sống bằng nghề giáo nên rất chật vật khi nuôi 2 con ăn học. Thầy Trần Minh Thư, Hiệu trưởng Trường TH Điện Biên (quận 10), chia sẻ: Những giờ ra chơi, anh chị em GV ngồi lại tâm sự với nhau nghe mà chạnh lòng. Dù biết là theo nghề phải chấp nhận khó khăn nhưng đồng lương GV hiện nay quá thấp, không thể đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho gia đình, vợ chồng con cái được đủ đầy. Điệp khúc “chờ” Với điệp khúc “hứa thật nhiều”, trong nhiều năm qua, GV phải tự xoay xở bằng nhiều cách mới mong đủ sống. Nhưng đó là giải pháp của GV ở nội thành, những GV ở xa đến dạy tại các trường ngoại thành đành ngậm ngùi chịu đựng. Trước giá xăng tăng đến chóng mặt, nhiều GV dạy tại Trường THPT Long Thới (Nhà Bè) không dám về thăm nhà thường xuyên như trước, phải thuê phòng ở lại gần trường, cuối tuần mới về thăm nhà một lần. Nhưng như thầy Trần Mậu Minh, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Văn Ơn (quận 1) lý giải, đời sống GV eo hẹp sẽ dẫn đến hệ quả tất yếu là ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. “Tùy vào thâm niên mà GV có được mức lương từ 2 - 4 triệu đồng/tháng. Nhà trường vận dụng Nghị định 43 tiết kiệm chi tiêu cũng chẳng thấm vào đâu khi giá cả cứ tăng vùn vụt. Một thực tế là đời sống GV khó đảm bảo, buộc họ phải phân sức cho việc kiếm sống thay vì tập trung 100% toàn lực cho việc giảng dạy. Hãy nhìn vào thực tế, chúng ta không thể đòi hỏi tăng chất lượng, dạy cá thể hóa khi mà đời sống GV eo hẹp, áp lực công việc lại cao. Không chỉ GV gặp khó khăn trong thời bão giá, với những mức thu theo quy định như hiện nay, những bữa ăn bán trú của trẻ cũng khó lòng cầm cự mãi được”. Ông Nguyễn Hữu Hùng, Chủ tịch Công đoàn Sở GD-ĐT TPHCM cũng nhìn nhận chỉ có thể động viên GV an tâm làm việc, tập trung ôn tập tốt cho kỳ thi cuối năm; vận động các nhà hảo tâm chăm lo thêm cho những GV có hoàn cảnh khó khăn. Sắp tới, mỗi trường phải tiết kiệm 10% chi tiêu kéo theo việc chăm lo cho GV càng giảm. Ngành cũng chỉ có thể kiến nghị để hỗ trợ thêm đời sống GV rồi cũng phải… chờ. Nghị định 49/2010 đã “bật đèn xanh” để tăng học phí nhằm tăng chất lượng giáo dục, cải thiện đời sống GV nhưng đề án vẫn chưa được thông qua. Vì vậy, bài toán cải thiện đời sống GV vẫn là một câu hỏi lớn không lời đáp. (Sài Gòn Giải Phóng 8/4/2011) Giáo viên cũng ngả nghiêng bởi bão giá Đời sống tài chính nghề giáo vốn đã "đìu hiu" với đồng lương bé mọn. Nên cơn bão giá hoành hành mấy tháng nay lại càng làm giáo viên khốn đốn. Giáo viên “méo mặt” trong cơn bão giá Chồng là giảng viên ĐH Xây dựng, vợ là giáo viên một trường cấp 3 có tiếng ở Hà nội, gia đình chị Linh Chi ở Khu đô thị Nam Trung Yên là gia đình khá giả tiêu biểu. Nhưng trước cơn “bão giá” từ sau tết nguyên đán, gia đình chị cũng phải thay đổi cách chi tiêu: “Vợ chồng mình giờ thường xuyên đi dạy bằng xe máy cho đỡ tốn xăng, chỉ nhiều hôm phải đi cả gia đình mới đi xế hộp thôi. Cứ tình hình này có khi lại bán xe đi chứ riêng chi tiêu cho nó hàng tháng cũng lên đến cả chục triệu rồi”, chị Linh kể. Chị Chi cho biết với lương giáo viên hai vợ chồng một tháng vài chục triệu, tiền học của con hai đứa đã năm triệu, rồi tiền xăng xe, tiền sữa, tiền thăm hỏi hàng tháng cũng đã vượt qua con số đó, vợ chồng chị đôi lúc căng như dây đàn. “Vợ chồng mình đều ở quê lên, bố mẹ cũng già cả rồi, giờ không có chút tiền nào dự trữ, nhỡ xảy ra công việc gì cũng không biết xoay xở ra sao. Nhưng với tình hình này, mình cố lắm cũng chỉ đủ chi tiêu, khó mà tích lũy được gì thêm”, chị lo lắng nói. Không may mắn như chị Chi, vợ chồng chị Minh (giảng viên ĐH NNHN) đều là giảng viên trẻ mới vào nghề. Với đồng lương tập sự 85% lương cơ bản, con lại còn nhỏ, nhà đi thuê, vợ chồng chị đang phải đối đầu với hàng ngàn khó khăn trước mắt. “Giá xăng đã lên 21.000/lít rồi, tiếp theo là giá điện, nước cũng đã tăng, thực phẩm, nhu yêu phẩm hằng ngày tăng…mà lương giáo viên thì vẫn tàng tàng. Em cảm thấy mọi thứ cứ như loạn lên rồi ấy”, chị Minh thổ lộ. Chị Minh cho biết, căn phòng này thuê với giá 1.5 triệu đồng mỗi tháng, mới đây chủ trọ thông báo sẽ tăng thành 1.7 triệu đồng, riêng tiền điện, nước tháng này cũng tăng thành 4 nghìn một số điện và 15 nghìn một số nước. Chị tính toán, tổng cộng các khoản chi tiêu dè xẻn nhất cho ăn uống cho cả nhà, tiền sữa cho con cũng hết 4.5 triệu đồng. Trong khi đó, tiền lương cơ bản của hai vợ chồng cũng chỉ hơn năm triệu mỗi tháng. Chưa nói đến sau Tết đến giờ, tháng nào cũng có dăm ba đám thăm hỏi, vợ chồng chị oằn cả lưng. “Mình thực sự thấy vô cùng lo lắng, nhà mình có con nhỏ, mình lại đang cho con bú để không phải mua thêm sữa ngoài, tiết kiệm khoản gì, chứ không thể tiết kiệm tiền ăn, nhỡ ốm ra thì tiền thuốc cũng quá tội. Rồi vợ chồng mình đang phải học chứng chỉ tiếng Anh hàng tháng mất vài triệu nữa mới được xét qua vòng tập sự, trong khi lương hai vợ chồng vẫn thế. Cứ đà này, không biết vợ chồng mình có bám trụ nổi với nghề không?” Ra trường với tấm bằng loại ưu, anh Hoàng (GV ĐH KTQD) may mắn được giữ lại làm giảng viên. Là giảng viên một trường ĐH có tiếng, lại có năng lực chuyên môn nên anh cũng có cơ hội để làm việc và tích lũy mua được một căn chung cư nhỏ. Nhưng nghĩ đến việc lập gia đình, anh vẫn ngập ngừng: “Lương mình giờ tiết kiệm cũng chỉ đủ ăn đủ tiêu, hàng tháng vẫn phải trích ra để còn học ngoại ngữ để đi du học. Mình cũng thực sự chưa muốn kết hôn vì một mình vất vả còn chịu được chứ vợ con vào lại không thể chăm nom được thì áy náy lắm!” Anh cho biết, đồng nghiệp trẻ của anh năm nay kết hôn cũng phải đối đầu với một cơn bão giá bởi giá nguyên liệu, thực phẩm đắt hơn năm ngoái từ 10 – 20% nên mâm cỗ cũng đắt hơn 20% - 30%. Tổ chức ở nhà hàng trung bình dao động từ 1.200.00 đồng cho đến 1.800.000 đồng nên nhiều giảng viên trẻ vẫn trì hoãn đám cưới để chờ thời điểm tích lũy được nhiều hơn mới tổ chức. Một nghìn lẻ một cách đối phó với bão giá của giáo viên Để đối phó với cơn bão giá, vợ chồng chị Linh Chi đành nhận việc làm thêm để tăng thu nhập. Anh nhận đồ án, tối đi dạy về lại tranh thủ vẽ vời kiếm tiền sữa cho con. Chị cũng bố trí thời gian để đi dạy thêm để có đồng ra đồng vào: “Nói thật là làm thêm cũng vất vả, nhiều hôm hai vợ chồng túi bụi lại nhờ hàng xóm đón con hộ cũng thương con lắm, nhưng giảng viên sống bằng tiền lương sao mà đủ, vợ chồng mình cũng cố gắng để không bị túng thiếu mà cũng có chút tích lũy cho con cái sau này!”, chị Linh Chi chia sẻ. Bận rộn với con nhỏ, lại đang thời kỳ thử việc nên vợ chồng chị Minh lại có cách ứng phó riêng cho gia đình nhỏ của mình. Mỗi lần đến trường, anh chị đều đi chung một chiếc xe máy cho đỡ tốn tiền xăng. Bữa trưa cũng được chị cho vào chiếc cặp lồng xinh xắn cho hai vợ chồng. Cứ sau mỗi giờ lên giảng đường, anh chị lại tranh thủ mua thùng xốp về trồng rau xanh cho con ăn dặm, vừa đảm bảo sạch vừa tiết kiệm một khoản chi tiêu cho gia đình. Tay thoăn thoắt hái mớ rau cải xanh mơn mởn, chị Minh vui vẻ nói: “Mua thùng xốp về trồng rau thế này cũng cảm thấy đỡ căng thẳng, ăn cũng ngon miệng hơn vì cảm giác thứ do mình làm được, nhưng nhà trọ chật, tận dụng khoảng không nhỏ thế này thì cũng chỉ đủ dùng cho gia đình mình mà thôi chứ chả kinh doanh gì được. Đúng là cái khó ló cái khôn thôi!Trong lúc Nhà nước chưa tăng lương thì giáo viên chúng ta tăng gia sản xuất vậy”, chị vui vẻ nói. Anh Hoàng cho biết, anh đang nhận làm tư vấn tài chính cho một số doanh nghiệp nhỏ ngoài giờ hành chính, để tăng thu nhập. Anh Hoàng tâm sự: “Thật ra công việc giảng dạy, nghiên cứu và học nâng cao chuyên môn của mình cũng rất mệt rồi, nhưng giờ mà không làm thêm thì gay lắm, không thể đủ ăn đủ tiêu với đồng lương giáo viên. Mình cũng phải có cái gì đó tích lũy để còn lập gia đình, chứ như hiện giờ thì cũng chỉ gọi là tạm đủ cho một mình mình thôi!. Điều kiện khó khăn là khó khăn chung của đất nước, bản thân nghề mình xưa nay cũng là thu nhập thấp hơn rồi nên đành phải cố gắng nhiều hơn”. Theo Bongda.com . một cô giáo thở dài tâm sự. Và trong thời bão giá , giáo viên (GV) chỉ còn cách hạn chế chi tiêu sinh hoạt mới mong đủ sống với đồng lương hợp đồng tròm trèm vài triệu đồng… Cầm cự Giáo viên. tài chính nghề giáo vốn đã "đìu hiu" với đồng lương bé mọn. Nên cơn bão giá hoành hành mấy tháng nay lại càng làm giáo viên khốn đốn. Giáo viên “méo mặt” trong cơn bão giá Chồng là. Giáo viên cầm cự với bão giá - Thắt lưng, buộc đủ thứ Xăng lên giá, đồng lương giáo viên 2 triệu đồng vẫn sống tạm ổn nếu hạn chế đi lại. Giá điện tăng, lương vẫn