Đặc điểm cửa biển – bờ biển khu vực Hải Phòng A. Nhận xét chung: Bờ biển Hải Phòng dài trên 125 km, thấp và khá bằng phẳng, nước biển Đồ Sơn hơi đục nhưng sau khi cải tạo nước biển đã có phần sạch hơn, cát mịn vàng, phong cảnh đẹp. Ngoài ra, Hải Phòng còn có đảo Cát Bà là khu dự trữ sinh quyển thế giới có những bãi tắm đẹp, cát trắng, nước trong xanh cùng các vịnh Lan Hạ đẹp và kì thú. Cát Bà cũng là đảo lớn nhất thuộc khu vực Vịnh Hạ Long. B. I. Cửa biển: Hải phòng có những cửa sống chinh như sau: là Bạch Đằng, Cửa Cấm, Lạch Tray, Văn Úc và sông Thái Bình. Và mỗi cửa sống sẽ có những đặc điểm riêng khác nhau. Cửa Bạch Đằng ( Hải Phòng): . VCS Bạch Đằng là một vực có cấu trúc nửa kín, nơi thuỷ triều là yếu tố động lực ngoại sinh ưu thế, quy định các đặc trưng về địa hình và trầm tích. Địa hình VCS hết sức phức tạp và đa dạng, gồm nhiều kiểu, dạng có nguồn gốc khác nhau và được chia thành bốn nhóm: Địa hình đồi và núi thấp, đồng bằng không ngập triều, đồng bằng ngập triều tự nhiên và địa hình bờ ngầm- luồng lạch ngập nước thường xuyên. Một phần lớn diện tích đồng bằng ngập triều tự nhiên hiện nằm trong đê biển hoặc bị san lấp, hiện không còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển. Diện tích trong ô toạ độ của VCS là 1650km2 [9], trong đó: Đồi và núi thấp: 12,38%; Đồng bằng: 13,89%; Đê cát và thềm cát: 0,72%; Vùng đầm lầy biển: 32,62%; Bãi (bồi) triều thấp: 9,30%; Sông và lạch triều: 7,25%; Vùng bờ ngầm: 15,70%; Vùng biển nông ven bờ: 8,09%. Về phương diện địa hình và cảnh quan với các bãi triều lầy rậm rạp thực vật ngập mặn tự nhiên, hệ lạch triều, kênh triều dày đặc, các doi cát triều nằm dọc ven bờ luồng, các thềm mài mòn phát triển ở đới triều thấp trên nền trầm tích bở rời Cửa Cấm, Cửa Úc ( Hải Phòng): là 2 trong số 4 cửa ra biển chính của dòng vật chất từ sông Hồng- Thái Bình ra vùng ven biển châu thổ sông Hồng. Dòng bùn cát từ lục địa đưa ra vùng cửa sông ven biển góp phần hình thành nên các bãi booif phì nhiêu, tang nhanh quá trình lấn biển mở rộng đất đai, cung cấp nguồn dinh dưỡng cho sinh vật. Tuy nhiên, dòng bùn cát này cũng gây ra các vấn đềmôi trường khác như đục nước, sa bồi luồng lạch. Chính vì vậy đặc điểm vận chuyển trầm tích ở vùng ven biển Hải Phòng đã được quan tâm nghiên cứu từ khá lâu. Cửa Lạch Tray ( Hải Phòng): Cửa Thái Bình ( Hải Phòng): Địa hình vùng cửa sông ven biển hải phòng có độ sâu không lớn, có độ dốc nhỏ. Chế độ dòng chảy của các cửa sông biến động theo mùa, trong mùa mưa lưu lượng khoảng 300-2200m 3 /s, trong khi đó mùa khô chỉ là 50-300m 3 /s. dao động mực nước ở vùng ven biển hải phòng thuộc kiểu nhật triều đều điển hình với hầu hết là nhật triều còn lại khoảng 2-3 ngày là bán nhật triều. ở đây có sự vận chuyển trầm tích khá lớn dựa vào điều kiện địa chất – thủy động lực gây nên các hiện tượng biến dạng bờ và xói lở bờ đảo như ở Cát Hải…. II. Bờ biển: Vùng bờ biển Hải Phòng khu vực đông bắc Đồ Sơn đặc trưng bởi cửa sông hình phễu Bạch Đằng, hiện tượng xói –bồi bờ biển diễn biến phức tạp và gia tăng cả về cường độ và tần suất trong thời gian gần đây. Đáng kể là hiện tượng xói lở bờ đảo Cát Hải, bờ đảo Đình vũ xu thế xâm thực ngang phổ biến, bồi lấp luồng lách, trong đó có bồi lắng luồng Nam Triều, luồng Bạch Đằng, luồng sông Cấm vào cảng Hải Phòng liên quan tới cả các quá trình tự nhiên quy định bản chất địa hệ và môi trường địa chất vùng cửa sông hình phễu và cả hiệu ứng dẫn xuất của các công trình nhân tạo làm thay đổi cấu trúc thủy văn vùng cửa sông hình phễu. Tổng số chiều dài bờ biển Hải Phòng bị xói lở 16,1 km, chiếm 23,0% trên tổng số 125km đường bờ biển, trong đó đặc biệt là xói lỡ đảo Cát Hải xảy ra nghiêm trọng nhất so với toàn dải bờ biển Hải Phòng, sau đó là khu vực Đông Nam bán đảo Đình Vũ. Hiện tượng bồi tụ vùng ven bờ Hải Phòng cũng xảy ra khác phức tạp, đặc biệt là luồng sông Cấm, luồng chính của cảng Hải Phòng, là một trong những cảng lớn nhất nước ta. Với tốc độ bồi tụ mạnh như hiện nay, hang năm khối lượng nạo vét luồng từ 2,5- 2,9 triệu tấn/năm. Ngoài ra khu vực tây nam bán đảo Đào Sơn thuộc vùng ven biển bờ châu thổ cũng chịu bồi tụ đáng kể và nếu xây dựng cảng nước sâu tại khu vực này trong tương lai phải chịu sức ép ghê gớm của bồi tụ luồng bên. Bờ biển ven bờ hải phong có dạng đường cong lõm của bờ tây vịnh bắc bộ, thấp và khá bằng phẳng, cấu tạo chủ yếu là bùn cát do năm cửa sông đổ ra. Với lớp trầm tích Holocen rất đa dạng về thành phần và nguồn gốc. ở ven biển hải phòng, trầm tích thuộc hệ tầng Hải Hưng, tuổi Holocen sớm – giữa được phân chia thành 3 phần. phần dưới (a, I -a) là các trầm tích aluvi và hồ đầm. phần giữa(mb, m - b) gồm các trầm tích đầm lầy biển và biển. Phần trên (Ib, am -c) gồm các trầm tích hồ đầm và sông biển. trầm tích thuộc hệ tầng Thái Bình cũng được chia làm 3 phần. Phần dưới (m - a) gồm các trầm tích biển. Phần giữa (m, bm, am- b) gồm các trầm tích biển, đầm lầy biển và sông biển. Phần trên (- c) gồm trầm tích có nhiều nguồn gốc khác nhau. Cấu trúc các bãi triều được xem xét được ngang mực triều thấp nhất trở lên được phân thành 6 kiểu. Kiểu 1 và 2 đặc trưng cho các đới nâng kiến tạo hiện đại ở đông bắc Đồ sơn và trong cấu trúc bãi có mặt các lớp thuộc địa tầng Vĩnh Phúc (a ) và Hải Hưng. Kiểu 3 đặc trưng cho các đới sụt hạ kiểu địa hình đông bắc Đồ Sơn và cấu trúc bãi gồm đủ 3 phần của hệ Thái Bình. Kiểu 4 đạc trưng cho đới sụt hạ mạnh kiểu địa hình tây nam Đồ Sơn và cấu trúc bãi triều chỉ gồm các lớp thuộc phần trên của hệ tầng Thái Bình. Kiểu 5 đực trưng cho những nơi động lực sóng và dòng chảy mạnh và trầm tích tạo bãi triều thuộc hệ tầng Thái Bình. Cuối cùng, kiểu 6 đặc trưng cho vùng triều có rạn san hô ở đông nam đảo Cát Bà. Hải Phòng từ lâu đã nổi tiếng là một cảng biển lớn nhất ở miền Bắc, một đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống giao thông thuỷ, bộ, đường sắt, hàng không trong nước và quốc tế, là cửa chính ra biển của thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; là đầu mối giao thông quan trọng của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội vùng châu thổ sông Hồng, Hải Phòng được xác định là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh); là Trung tâm kinh tế - khoa học - kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong những trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước (Quyết định 1448 /QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ). Hải Phòng có điều kiện tự nhiên rất phong phú, giàu đẹp, đa dạng và có nhiều nét độc đáo mang sắc thái của cảnh quan nhiệt đới gió mùa. Nơi đây có rừng quốc gia Cát Bà - Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới - là khu rừng nhiệt đới nguyên sinh nổi tiếng, đặc biệt phong phú về số lượng loài động thực vật, trong đó có nhiều loài được xếp vào loài quý hiếm của thế giới. Đồng thời, nơi đây còn có cả một vùng đồng bằng thuộc vùng đồng bằng tam giác châu thổ sông Hồng, tạo nên một cảnh quan nông nghiệp trồng lúa nước là nét đặc trưng của vùng du lịch ven biển Bắc Bộ và cả một vùng biển rộng với nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, nhiều hải sản quý hiếm và bãi biển đẹp. Bãi biển Cát Cò 3, Cát Bà . Đặc điểm cửa biển – bờ biển khu vực Hải Phòng A. Nhận xét chung: Bờ biển Hải Phòng dài trên 125 km, thấp và khá bằng phẳng, nước biển Đồ Sơn hơi đục nhưng sau khi cải tạo nước biển đã có phần. chiều dài bờ biển Hải Phòng bị xói lở 16,1 km, chiếm 23,0% trên tổng số 125km đường bờ biển, trong đó đặc biệt là xói lỡ đảo Cát Hải xảy ra nghiêm trọng nhất so với toàn dải bờ biển Hải Phòng, . tượng biến dạng bờ và xói lở bờ đảo như ở Cát Hải . II. Bờ biển: Vùng bờ biển Hải Phòng khu vực đông bắc Đồ Sơn đặc trưng bởi cửa sông hình phễu Bạch Đằng, hiện tượng xói –bồi bờ biển diễn biến