Mục tiêu : - Giúp học sinh hệ thống hĩa lại tồn bộ kiến thức cơ bản đã học trong chương trình từ tuần 19 đến tuần 35.. - Đánh giá được mức độ kiến thức của học sinh trong cả học kì.. x
Trang 1ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2008 – 2009
MA TRẬN ĐỀ Mơn : Ngữ văn Lớp : 6
Ngày thi : 18 / 05 / 2009
• ĐỀ CHÍNH THỨC
A Mục tiêu :
- Giúp học sinh hệ thống hĩa lại tồn bộ kiến thức cơ bản đã học trong chương trình từ tuần
19 đến tuần 35
- Đánh giá được mức độ kiến thức của học sinh trong cả học kì
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiển cuộc sống
B Ma trận :
Nội dung kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Câu 1:
a Đoạn thơ trên trích từ văn bản
(0,5) b.Đoạn thơ trên cĩ mấy từ láy ? x
Câu 4: Từ bài thơ “Lượm”, hãy viết
đoạn văn khoảng 10 dịng nêu suy
nghĩ của em về trách nhiệm đối với
gia đình và đất nước
x (1,5)
Câu 2: Đoạn văn sau sử dụng phép
(0,5)
Câu 3:
a Hãy tìm và ghi ra hai thành ngữ cĩ
(0,5)
b Hãy đặt một câu trần thuật đơn cĩ
từ là.
x (0,5)
Tả lại cảnh đêm trăng rằm trên quê
hương em
x (6,0)
C Đề kiểm tra :
Trang 2ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2008 – 2009
Môn : Ngữ văn Lớp : 6 Thời gian : 90 phút ( không kể thời gian phát đề )
Ngày thi : 18 / 05 / 2009
• ĐỀ CHÍNH THỨC
I.Văn bản – Tiếng việt : ( 4 điểm )
Câu 1: (1 điểm ) HS đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chít
Nhảy trên đường vàng…
a Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ?
b Đoạn thơ trên có mấy từ láy ? Chỉ ra
Câu 2: (0,5 điểm ) Đoạn văn sau sử dụng phép tu từ gì ?
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù Tre xung phong vào xe tăng, đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín ! Tre hi sinh để bảo vệ con người Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiến đấu !
Câu 3: (1 điểm)
a Hãy tìm và ghi ra hai thành ngữ có sử dụng phép so sánh
b Hãy đặt một câu trần thuật đơn có từ là
Câu 4: ( 1,5 điểm ) Từ bài thơ “Lượm”, hãy viết đoạn văn khoảng 10 dòng nêu suy nghĩ của em về trách nhiệm đối với gia đình và đất nước
II Tập làm văn: (6 điểm )
Đề : Tả lại cảnh đêm trăng rằm trên quê hương em.
… HẾT…
Trang 3HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2008 – 2009
Môn : Ngữ văn Lớp : 6
I.Văn bản – Tiếng việt : ( 4 điểm )
Câu 1: (1,0 điểm )
a Đoạn thơ trên trích từ văn bản Lượm (0,25 đ ) của nhà thơ Tố Hữu (0,25 đ).
b Đoạn thơ trên có mấy 4 từ láy : loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh
( HS x ác đ ịnh đ úng đ ạt 0,5 điểm )
Câu 2 : ( 0,5 đ iểm )
HS xác định được đó là phép nhân hóa đạt 0,5 điểm.
Câu 3 : (1 điểm )
a HS ghi đúng mỗi thành ngữ theo yêu cầu đạt 0,25 điểm.(2 thành ngữ đúng là 0,5 điểm)
VD: - den như cột nhà cháy
- đẹp như tiên
b HS đặt câu đúng theo yêu cầu đạt 0,5 điểm.
VD: Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam.
Câu 4: (1,5 điểm )
Yêu cầu của đoạn văn :
* Nội dung : (1,0 điểm )
- Gia đình: học giỏi, vâng lời, biết giúp đỡ gia đình và người thân
- Đất nước : có hoài bảo, yêu quê hương đất nước, có những suy nghĩ đưa đất nước ngày càng tiến lên
* Hình thức: (0,5 điểm)
- Chú ý cách diễn đạt ( câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác )
- Đảm bảo tính liên kết và mạch lạc giữa các câu trong đoạn
II Tập làm văn (6 điểm)
Yêu cầu cần đạt của bài văn :
1 Nội dung :( 4 điểm )
* Mở bài : giới thiêu.
- Địa điểm ngắm trăng ( vị trí quan sát)
- Nhận xét chung về đêm trăng đó
* Thân bài :
- Trời vừa chập choạng tối : nhà nhà lên đèn, trăng từ từ nhú lên từ phía chân trời
- Trời vào đêm : màn đêm phủ trùm lên cảnh vật, trăng đã lên cao và sáng vằng vặc như gương, không gian trong vắt, cảnh vật im lìm, cây cối, con đường làng thấm đẫm ánh trăng Tiếng cá đớp trăng, tiếng côn trùng rỉ rả như vui hát dưới trăng
Trang 4
- Trời vào khuya : tiếng gió khẽ khàng lay động nhành cây, ngọn cỏ Mọi vật như sống động và huyền ảo hơn Trăng tròn đầy và lung linh thấm đẫm mượt mà hơn
* Kết bài : Đêm trăng sáng đẹp càng làm em thêm yêu quê hương đất nước mình hơn.
2 Hình thức :( 2 điểm )
- Đúng kiểu bài
- Đầy đủ bố cục 3 phần
- Hành văn trôi chảy, mạch lạc, đảm bảo tính liên kết
- Dùng từ chính xác, đúng ngữ pháp, đúng chính tả
- Cách sắp xếp thứ tự những điều quan sát phải theo trình tự hợp lí khi miêu tả
* Biểu điểm :
- Điểm 6: HS làm đúng với phần gợi ý về nội dung và hình thức như trên
- Điểm 4 –> dưới 6 : Đảm bảo về mặt hình thức, thiếu một ý trong phần thân bài
- Điểm 3 - > dưới 4: Đat phân nửa yêu cầu về nội dung và hình thức ở trên
- Điểm 1 –> dưới 3 : Bài làm có nội dung chưa sâu, hình thức chưa đảm bảo
- Điểm 0 : HS nộp giấy trắng hoặc lạc đề
=> Trên đây là những gợi ý, giáo viên tùy vào bài viết của hs mà có đánh giá cho phù hợp Chú ý những bài làm sáng tạo của học sinh.