SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2010 - 2011 ĐÁP ÁN THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2010 - 2011 I. PHẦN BẮT BUÔC Câu 1: a. Nguyên lí tảng băng trôi - Quan niệm nghệ thuật của Hê-minh-uê được gửi gắm trong hình tượng Tảng băng tôi, về sau các nhà nghiên cứu nâng lên thành Nguyên lí Tảng băng trôi.(0.25đ) - Tác phẩm văn chương như một tảng băng trôi- một phần nổi, bảy phần chìm. Nhà văn nhấn mạnh vào yếu tố hàm súc, ngụ ý trong mạch ngầm văn bản, tạo ra được “ý tại ngôn ngoại” và khẳng định hiệu quả của cách viết ấy. Tác giả phải hiểu biết cặn kẽ những điều mình muốn viết, sau đó lược bỏ những chi tiết không cần thiết, giữ lại phần cốt lõi, sắp xếp lại để người đọc khi tiếp xúc với chúng vẫn có thể hiểu được những gì mà tác giả đã lược bỏ đi. Nhiệm vụ của người đọc là tự tìm ý nghĩa, giá trị qua phần chìm của tảng băng những hình tượng, hình ảnh… giàu tính tượng trưng, đa tầng nghĩa (0.5đ) b. Biểu hiện trong đoạn trích - Phần nổi của “tảng băng trôi”: hành trình theo đuổi, chiến đấu để bắt được con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô. (0.25đ) - Phần chìm của “tảng băng trôi”: Qua hình ảnh mang tính biểu tượng, ẩn dụ: Ông lão, biển cả, con cá kiếm, chuyến đi câu ta thấy: + Cuộc hành trình của con người: . Theo đuổi và thực hiện ước mơ giản dị nhưng lớn lao . Khám phá vẻ đẹp và chinh phục thiên nhiên . Vượt qua thử thách để đến với thành công. + Con đường đến với thành công hiếm khi bằng phẳng. + Cần phải chinh phục tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống của con người nhưng cũng chớ coi thường thiên nhiên. Thiên nhiêốic lúc là kẻ thù nhưng cũng có lúc là bạn của con người. Chiến đấu hết mình để giành thắng lợi trước các lực lượng của tự nhiên nhưng cũng phải biết sống hoà hợp với thiên nhiên. + Bài học về niềm tin vào bản thân, vào sức mạnh và khả năng tồn tại của con người trong cuộc sống (1.0đ) Câu 2 - Giải thích khái niệm: (0.5đ) + Tài: tài năng, năng lực, kỹ năng kỹ xảo của con người trong lao động. Tài là kết quả của nhiều yếu tố : năng khiếu bẩm sinh, sự cần cù trong học tập, sự chăm chỉ rèn luyện trong lao động và cuộc sống. Tài biểu hiện trong lao động chân tay và lao động trí óc. 1 (0.25đ) + Đức: đạo đức, phẩm chất đạo đức, nhân cách của một con người. Đức là kết quả của nhiều yếu tố: bản chất thiên phú, môi trường sinh sống, học tập trong gia đình, nhà trường xã hội, công phu trau dồi, tu dưỡng bản thân được soi sáng bởi một lý tưởng. Đức biểu hiện trong suy nghĩ, lời nói, hành động của con người và trở thành một lẽ sống đẹp.(0.25đ) - Mối quan hệ khắng khít giữa tài và đức: + Có tài mà không có đức là người không trọn vẹn. Họ có thể được nhiều người nể phục. Nhưng họ dễ trở nên kiêu căng, ngạo mạn, độc ác, dễ trở thành kẻ xấu xa, nguy hiểm cho gia đình, xã hội, con người (người con bất hiếu, học trò bất xứng, công dân phạm pháp). (0.5đ) + Có đức mà không có tài cũng là người không trọn vẹn. Người có đức thường được mọi người kính trọng. Nhưng có đức mà không có tài thường khó thực hiện được chức trách, khó hoàn thành được nhiệm vụ và khó có kết quả cao trong công việc. (0.5đ) + Đức và tài có quan hệ gắn bó nhau. Đức là nền tảng giúp cho tài bay cao vững chắc. Thiếu đức, tài sẽ giống như quả bóng không được sợi dây níu giữ: quả bóng không càng bay cao càng dễ vỡ, quả bóng mang độc tố càng bay cao càng nguy hiểm. Đức giúp tài được nâng cao giá trị của sự tài ba. Có tài, tấm gương sáng của đức lại càng thêm tỏa sáng. (0.75đ) + Trước đây, cha anh ta quan niệm tài và đức là chuyên và hồng. Hồ chủ tịch cũng từng nói: có tài mà không có đức thì vô dụng; có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Người có đức có tài là người cao quý, là hiền tài, là vốn quý của quốc gia. (0.5đ) - Bài học được rút ra: (0.75đ) + Về nhận thức: thấy được mối quan hệ gắn bó khắng khít giữa tài và đức; ngày nay, tài là kỹ năng nghề nghiệp, óc sáng tạo; đức là phẩm chất của người Việt Nam yêu nước, yêu người, phấn đấu cho lý tưởng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, ấm no, hạnh phúc. + Về tình cảm: tình cảm làm cơ sở cho sự rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng cho đức và tài là tình cảm chân thật yêu nước, yêu người. + Có quyết tâm phấn đấu, rèn luyện bản thân trở thành người thật sự có tài, có đức góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước trong giai đoạn hội nhập II. PHẦN TỰ CHỌN Câu 3a a. Mở bài (0.5đ b. Thân bài (4.0) - Hai câu đầu: + Nỗi nhớ đơn vị cũ trào dâng, không kiềm nén nỗi, bật lên thành tiếng gọi Tây Tiến ơi! + Hai chữ “chơi vơi”: vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ, hình tượng hoá nỗi nhớ -> nỗi nhớ da diết, thường trực, ám ảnh; mênh mông, bao trùm cả không gian, thời gian (0.5đ) - Câu 3 - 4: Hình ảnh đoàn quân trong đêm trên địa bàn gian lao, vất vả: + Vừa tả thực: Sương mù vùng cao như che lấp, nuốt chửng đoàn quân mỏi mệt: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi” 2 + Vừa sử dụng bút pháp lãng mạn: “Mường Lát hoa về trong đêm hơi” -> gợi không gian huyền ảo: cảnh vật về khuya phủ đầy hơi sương lạnh giá -> Câu thơ với nhiều thanh bằng: Tạo cảm xúc lâng lâng trong lòng người chiến sĩ khi bắt gặp cảnh hoa nở giữa rừng -> Hé mở vẻ đẹp hào hoa, lạc quan, yêu đời của người lính - Bốn câu tiếp theo: Đặc tả hình thế sông núi hiểm trở nhưng không kém phần thơ mộng của miền Tây trên đường hành quân: + Hai câu đầu: . Những từ ngữ giàu giá trị gợi hình khúc khuỷ, thăm thẳm, heo hút, cồn mây, súng ngửi trời + kết hợp với cách ngắt nhịp 4/3 -> diễn tả thật đắc địa sự hiểm trở, trùng điệp, độ cao ngất của núi đèo miền Tây . Hai chữ ngửi trời :-> vừa đặc tả độ cao chót vót của núi (Người lính trèo lên ngọn núi cao dường như đang đi trong mây nổi thành cồn “heo hút”, mũi súng như chạm đến đỉnh trời) , vừa thể hiện tính chất tinh nghịch, khí phách ngang tàng, coi thường hiểm nguy của người lính Tây Tiến. + Câu thơ thứ ba với phép đối, như bẻ đôi: “Ngàn thước lên cao - ngàn thước xuống -> diễn tả dốc núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm , hình dung sự khó nhọc trên chặng đường hành quân leo dốc gian khổ + Câu thơ thứ tư đối lập với ba câu trên: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”: toàn thanh bằng, âm ơi kết thúc dòng thơ: câu thơ nhẹ như nhịp thở thư giãn của người lính -> Hình dung: Người lính tạm dừng chân bên một dốc núi, phóng tầm mắt ra xa, thấy một không gian mịt mùng sương rừng, mưa núi, thấy thấp thoáng những ngôi nhà như đang bồng bềnh trôi giữa biển khơi -> tận hưởng cảm giác bình yên, lãng mạn của núi rừng - Sáu câu tiếp theo Người lính còn phải vuợt qua cảnh núi rừng hoang sơ, hùng vĩ : + Hai câu đầu: tiếp tục miêu tả hình ảnh người lính. . Cách nói giảm nói tránh về cái chết: không bước nữa, bỏ quên đời . Có hai cách hiểu: -> Trên chặng đường hành quân gian khổ, người lính quá mỏi mệt nên kiệt sức, ngủ thiếp đi trong chốc lát -> Người lính hi sinh một cách nhẹ nhàng, thanh thản như vừa hoàn thành xong nhiệm vụ với Tổ quốc + Cái hoang vu, hiểm trở tiếp tục được khai thác theo chiều thời gian: .Âm thanh: tiếng “thác gầm thét” trong mỗi buổi chiều, hình ảnh: “cọp trêu người” đêm đêm . Tên những miền đất lạ: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch -> gợi không gian hoang vu, rừng thiêng nước độc, đầy bí hiểm - Hai câu cuối + Cảnh tượng thật đầm ấm: Sau chặng đường hành vất vả, người lính quây quần bên nồi cơm bốc khói 3 + Bát xôi nghi ngút khói và hương lúa nếp ngày mùa được trao từ tay em : làm ấm lòng người chiến sĩ, xua tan vẻ mệt mói + Kết hợp từ khá lạ, quan hệ từ bị lược bớt: “mùa em” -> làm giọng thơ ngọt ngào, êm dịu, ấm áp, chuẩn bị tâm thế cho người đọc cảm nhận đoạn tiếp theo. Câu 3b a. Mở bài: (0.5đ ) Trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu, nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho người đọc là người đàn bà làng chài - người phụ nữ vô danh với tấm lòng bao dung, vị tha, đức hi sinh cao thượng mà khiến khi gấp trang sách lại ta không thể nào quên. b. Thân bài (4.0đ) - Để tạo nên hình tượng người đàn bà ấy nhà văn đã tạo ra tình huống truyện độc đáo và từ tình huống độc đáo này mà nhân vật dần hé lộ số phận: Truyện được kể lại qua lời của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng, một người lính vừa bước ra từ cuộc chiến tranh nhiều đau thương mất mát. Phùng được dịp trở về chiến trường xưa để chụp một bức tranh cảnh biển theo lời đề nghị của trưởng phòng. Tại đây anh đã phát hiện ra một bức tranh cảnh biển có một không hai(dẫn chứng) . Nhưng đằng sau chiếc thuyền đẹp như trong mơ ấy lại là một cảnh tượng phũ phàng: người chồng vũ phu, thô bạo hành hạ người đàn bà bằng những trận đòn thù, người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng (dẫn chứng). Phùng từ sung sướng đến ngạc nhiên, sững sờ sửng sốt. Nghịch cảnh ấy khiến lòng anh tan vỡ. (0.5đ) Xuyên suốt toàn bộ câu chuyện, hầu như người đọc không hề được biết đến tên gọi của người đàn bà tội nghiệp ấy, NMC đã gọi một cách phiếm định: khi thì gọi là người đàn bà hàng chài, lúc lại gọi mụ, khi thì gọi chị ta Không phải nhà văn "nghèo" ngôn ngữ đến độ không thể đặt cho chị một cái tên mà là vì Chị cũng giống như hàng trăm người đàn bà ở vùng biển nhỏ bé này: CHỊ LÀ NGƯỜI VÔ DANH. Dường như cuộc sống chẳng có gì đáng nói nhưng trong chị lại chứa đựng nhiều điều kì diệu khiến người khác phải suy nghĩ. (0.25đ) - Ngoại hình: trạc ngoài 40, hình dáng thô kệch, rỗ mặt, khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và gợi ấn tượng người đàn bà xấu xí, mệt mỏi dường như đang buồn ngủ. Và cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, vất vả, đau khổ làm cho diện mạo chị đã xấu giờ trở nên thô kệch. (0.25đ) - Số phận: Bất hạnh (1.25đ) Dường như mọi sự bất hạnh của cuộc đời đều trút cả lên chị, xấu, nghèo khổ, lam lũ, lại phải thường xuyên chịu những trận đòn roi của người chồng vũ phu, tổn thương, đau xót cho các con phải nhìn cảnh bố đánh mẹ + Cái xấu đã đeo đuổi chị như định mệnh, suốt từ khi còn nhỏ + Có mang với một anh hàng chài, đến mua bả về đan lưới, rồi thành vợ chồng. Cuộc sống mưu sinh trên biển cực nhọc, vất vả, lam lũ, bấp bênh + Gia đình nghèo lại còn đông con, thuyền thì chật, + Bị chồng thường xuyên đánh đập, hành hạ: ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cứ khi nào lão thấy khổ quá là lại xách chị ra đánh, như là để trút giận, như đánh 1 con thú, với lời lẽ cay độc" Mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết hết đi cho ông 4 nhờ". Khi bị đánh chị không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách chạy trốn mà coi đó là một lẽ đương nhiên. Người đàn bà ấy nhẫn nhục, cam chịu, thầm lặng chịu đựng mọi đau đớn tất cả vì những đứa con. Số phận đầy bi kịch được tác giả tái hiện đầy cảm thông và chia sẻ. - Phẩm chất, tính cách: (1.75đ) + Nhẫn nhục, chịu đựng: chị coi việc mình bị đánh đó như 1 phần đã rất quen thuộc của cuộc đời mình, chị chấp nhận, không kêu van, không trốn chạy. Khi được đề nghị giúp đỡ thì : "Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được nhưng đừng bắt con bỏ nó". Chị hiểu cơ cực của của cuộc sống mưu sinh trên biển không có người đàn ông. + Yêu thương con tha thiết(" phải sống cho con chứ không thể sống cho mình") Nguyên nhân sâu xa của sự cam chịu chính là tình thương con vô bờ bến của chị. Sự cần thiết của việc có người đàn ông làm chỗ dựa, để chèo chống khi phong ba bão táp, cùng nuôi dạy các con " Đàn bà trên thuyền chúng tôi phải sống cho con, ko thể sống cho mình như trên đất được". Tình thương vô bờ đối với những đứa con Phân tích ty của chị với thằng Phác, chị gửi nó lên rừng, chị đau xót khi thấy nó vì thương mẹ mà hận bố, => Tình mẫu tử vút lên, trên cái nền của 1 cuộc sống cơ cực, ngang trái, đau đớn đầy xót xa . + Người đàn bà vị tha Trong khổ đau triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi ( " nhìn con được ăn no, có khi vợ chồng, con cái sống vui vẻ, hoà thuận") +Người đàn bà thất học nhưng lại rất sắc sảo, thấu hiểu lẽ đời Ý thức được thiên chức của người phụ nữ ("Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con và nuôi con cho đến khi khôn lớn") Vì hoàn cảnh: trong cuộc mưu sinh đầy cam go: thuyền ở xa biển, cần một người đàn ông khỏe mạnh, biết nghề. Đó là sự cam chịu, nhẫn nhục đáng cảm thông, chia sẻ. Bởi nếu hiểu sự việc một cách đơn giản chỉ cần yêu cầu người đàn bà bỏ chồng là xong. Nhưng nhìn vấn đề một cách thấu suốt thì suy nghĩ và cách xử sự của người đàn bà là không thể khác được. Đắng sau sự nhẫn nhục ấy là bản năng sinh tồn mãnh liệt và một tấm lòng yêu thương mê muội, đáng thương. Người đàn bà hàng chài vừa lam lũ, chất phác, có tình thương con vô bờ bến, vừa luôn mang nỗi đau, vừa có cái thâm trầm trong việc thấu hiểu các lẽ đời. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha và đức hi sinh. c. Kết bài: (0.5đ) Qua câu chuyện của người đàn bà, ta càng thấy rõ: Không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng của cuộc sống, không thể có cái nhìn một chiều, phiến diện với con người và cuộc sống. Đây cũng ;à nét mới trong văn xuôi sau năm 1975 mà NMC chính là vị "khai quốc công thần của triều đại văn học mới". 5 . Tảng băng trôi.(0.25đ) - Tác phẩm văn chương như một tảng băng trôi- một phần nổi, bảy phần chìm. Nhà văn nhấn mạnh vào yếu tố hàm súc, ngụ ý trong mạch ngầm văn bản, tạo ra được “ý tại ngôn. Bị chồng thường xuyên đánh đập, hành hạ: ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cứ khi nào lão thấy khổ quá là lại xách chị ra đánh, như là để trút giận, như đánh 1 con thú, với lời lẽ. nguy hiểm. Đức giúp tài được nâng cao giá trị của sự tài ba. Có tài, tấm gương sáng của đức lại càng thêm tỏa sáng. (0.75đ) + Trước đây, cha anh ta quan niệm tài và đức là chuyên và hồng. Hồ