SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hanh phúc KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2011 Môn thi: NGỮ VĂN – Giáo dục thường xuyên Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I: Chung cho tất cả thí sinh (5,0 điểm) Câu 1: (2 điểm) Anh (chị) hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Lỗ Tấn. Câu 2: (3 điểm) Anh/chị trình bày suy nghĩ của mình về tệ nạn nghiện ma tuý hiện nay ( khoảng 400 từ). Phần II: Dành riêng cho thí sinh học chương trình cơ bản và cho thí sinh học chương trình nâng cao (5,0 điểm) Câu 3.a. (5 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau đây trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu: Ta về mình có nhớ ta Ta về , ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung … (Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, trang109) Câu 3.b (5 điểm) ( dành cho học sinh học sách nâng cao) Anh (chị) hãy phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu). Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. ĐỀ CHÍNH ĐÁP ÁN Phần I: Chung cho tất cả thí sinh (5,0 điểm) Câu 1: (2 điểm) - Lỗ Tấn (1881 - 1936) tên khai sinh là Chu Thụ Nhân quê ở Chiết Giang, Trung Quốc. - Ông ôm ấp nguyện vọng học thuốc từ khi còn nhỏ và được sang Nhật học, nhưng Lỗ Tấn đã nhận thấy chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần nên ông đã chuyển sang viết văn - Ông là nhà văn cách mạng có ảnh hưởng lớn trên văn đàn Trung Quốc thế kỉ XX. - Các tác phẩm của Lỗ Tấn thường tập trung vào chủ đề: Phê phán bệnh tinh thần kìm hãm sự phát triển của đất nước Trung Hoa lúc bấy giờ, từ đó kêu gọi đồng bào tìm kiếm phương thuốc để cứu dân tộc. - Tác phẩm tiêu biểu: Các tập truyện ngắn: Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết theo lối mới…; Tạp văn: Nấm mồ, Cỏ dại, Gió nóng. Câu 2: (3 điểm) * Đặt vấn đề : - Cùng với sự phát triển của đất nước, có rất nhiều tệ nạn xã hội đã và đang gây tác hại không nhỏ cho cuộc sống của chúng ta. - Tệ nạn xã hội : nghiện ma tuý đang gay khủng hoảng ở nước ta và trên thế giới. * Giải quyết vấn đề : - Giải thích : + Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, gây hậu quả xấu về mọi mặt đời sống xã hội. + Ma tuý là tên gọi chung các chất kích thích, gây trạng thái ngây ngất, đờ dẫn, dùng quen thành nghiện như thuốc phiện, heroin → Ma tuý là một tệ nạn xã hội cần được loại bỏ càng nhanh càng tốt. - Lý giải tại sao - bởi những tác hại ghê gớm : + Với người nghiện : sức khoẻ giảm, học tập và làm việc sa sút , mất đạo đức, nhân cách, chết do dùng quá liều + Với gia đình người nghiện : mất yên ổn, hạnh phúc, tán gia bại sản + Với xã hội : ảnh hưởng đến trật tự an ninh- tội phạm gia tăng, kéo sự phát triển của xã hội xuống. + Với đất nước : ảnh hưởng đến sự phát triển, làm suy yếu thế hệ trẻ- thế hệ tương lai sẽ làm chủ đất nước. - Cần bài trừ tệ nạn này : + Thấy nguyên nhân để tránh : * Thất nghiệp * Thiếu sự quan tâm của gia đình * Ham vui, đua đòi, bạn bè rủ + Biện pháp : * Giáo dục, tuyên truyền - một số phim ảnh có tính giáo dục. * Xử phạt nghiêm khắc những kẻ buôn bán. * Kết hợp gia đình- nhà trường-xã hội. 3. Kết thúc vấn đề : - Hãy nói không với ma tuý. - Sống cần có ý chí, nghị lực và lý tưởng để vững bước vào tương lai. Phần II: Dành riêng cho thí sinh học chương trình cơ bản và cho thí sinh học chương trình nâng cao (5,0 điểm) * Câu. 3a (5 điểm): dành cho thí sinh ban cơ bản gợi ý a.Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận và vận dụng khả năng đọc-hiểu để phát biểu cảm nhận về đoạn thơ trữ tình. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. b.Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu, thí sinh cần trình bày được những cảm xúc, ấn tượng về cảnh sắc thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ. - Về nội dung: + Cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc với vẻ đẹp đa dạng trong thời gian, không gian khác nhau. + Con người Việt Bắc luôn gắn bó hài hòa với thiên nhiên thơ mộng. - Về nghệ thuật: + Hình ảnh đối xứng, đan cài, hòa hợp. + Thể thơ lục bát đậm đà màu sắc dân tộc. + Giọng điệu ngọt ngào, sâu lắng, thiết tha … - Giới thiệu về Tác giả, tác phẩm Việt Bắc và vị trí đoạn trích * Về nội dung: - Nỗi nhớ cảnh và người được diễn tả sâu sắc. Cảnh và người ở đây hoà quyện với nhau tạo nên cảnh sắc hữu tình + Cảnh thiên nhiên bốn mùa đủ màu sắc, âm thanh, ánh sáng -vẻ đẹp bức tranh tứ bình. + Vẻ đẹp con người:đó là những con người lao động bình dị, cần cù, giàu tình nghĩa ( người đi nương, cô gái đan nón, cô gái hái măng, tiếng hát ) Thiên nhiên và con người trong nỗi nhớ của người cán bộ về xuôi bao giờ cũng đẹp. * Về nghệ thuật: - Sử dụng thành công, nhuần nhuyễn thể lục bát, dùng đại từ xưng hô “mình- ta” ; Điệp từ nhớ được lặp lại nhiều lần, mỗi lần sắc thái khác nhau, từ ngữ giàu hình ảnh, âm thanh, màu sắc. * Đoạn thơ thể hiện phong cách thơ Tố Hữu mang đậm tính dân tộc: tư tưởng, tình cảm truyền thống dân tộc(hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc), sử dụng nhuần nhuyễn thơ dân tộc, chất liệu lấy từ đời sống nhân dân , Câu thơ lúc dung dị dân dã gần với ca dao, giọng điệu trữ tình sâu lắng, thiết tha ân tình - Đánh giá nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật đoạn thơ mang đậm tính dân tộc. Câu 3b: ( Theo chương trình nâng cao) a) Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận, kiểu bài phân tích nhân vật văn học. Kết cấu bài viết chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt… b) Yêu cầu về kiến thức: Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài, thí sinh cần làm rõ những ý cơ bản sau: - Tình huống truyện. - Sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng người đàn bà hàng chài lại có ngoại hình xấu. Cuộc sống lam lũ, vất vả, lo toan khiến những nét thô kệch càng trở nên đậm nét.( Dẫn chứng ) - Tâm hồn cao đẹp của người đàn bà hàng chài: có sức chịu đựng, nhân hậu, bao dung, giàu đức hy sinh và lòng vị tha. .( Dẫn chứng ) + Khi bị chồng đánh, chị nhẫn nhục chịu đựng, không kêu rên, không chống trả, nhưng cũng không chạy trốn. Chị coi đó là lẽ đương nhiên vì trong cuộc mưu sinh ở biển cần có người đàn ông biết nghề, khoẻ mạnh. + Chị là người rất tự trọng, không muốn bất cứ ai chứng kiến, thương xót cho mình. .( Dẫn chứng ) + Khi ở toà án huyện, người đàn bà đã đem đến cho Đẩu và Phùng những xúc cảm mới: * Chị chấp nhận đau khổ, sống cho các con chứ không phải cho mình. * Cách ứng xử nhân bản: bị chồng đánh, chỉ xin chồng đánh ở trên bờ, đừng để các con nhìn thấy. Chị đã cảm nhận và san sẻ nỗi đau với chồng, cảm thông và tha thứ cho chồng. Trong khổ đau, người đàn bà vẫn chắc lọc được niềm hạnh phúc nhỏ nhoi. - Chánh án Đẩu đã nhận ra không thể nhìn nhận sự việc hiện tượng của đời sống một cách dễ dãi, đơn giản. - Nhiếp ảnh Phùng đã khám phá hiện thực ở phương diện đa chiều. (Khi phân tích phối hợp với thao tác chứng minh, phải trích dẫn nguyên văn hoặc bình luận phải chuẩn xác) - Câu chuyện của người đàn bà giúp ta thấu hiểu: không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận sự việc, hiện tượng của cuộc sống. Tóm lại : Nghệ thuật, nội dung , nâng vấn đề Người lao động nghèo chịu thương , chịu khó , cam chịu, hy sinh vì con, vị tha, nhân hậu… Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam). ( Lưu ý chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được tất cả các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức) - Điểm tối đa khi học sinh đáp ứng được các yêu cầu nêu trên, khuyến khích những bài viết sáng tạo. - Điểm 3-4: Học sinh có thể thiếu một vài ý nhỏ , văn viết tương đối mạch lạc, chặt chẽ. - Điểm 2 & dưới 2: Chỉ đáp ứng được ½ số ý. Còn mắc khá nhiều lỗi diễn đạt. Hoặc chỉ đáp ứng được 1/3 số ý. - Điểm 0: Lạc đề. . NAM Độc lập – Tự do – Hanh phúc KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2011 Môn thi: NGỮ VĂN – Giáo dục thường xuyên Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I: Chung cho tất cả thí. được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. ĐỀ CHÍNH ĐÁP ÁN Phần I: Chung cho tất cả thí sinh (5,0 điểm) Câu 1: (2 điểm) - Lỗ Tấn (1881 - 1 936 ) tên khai sinh là Chu Thụ Nhân. số phim ảnh có tính giáo dục. * Xử phạt nghiêm khắc những kẻ buôn bán. * Kết hợp gia đình- nhà trường-xã hội. 3. Kết thúc vấn đề : - Hãy nói không với ma tuý. - Sống cần có ý chí, nghị lực và