“ Bạo lực học đường” vấn đề cần quan tâm và khắc phục. Trong sự nghiệp trồng người của tôi, là một giáo viên dạy xa nhà, tôi rất trăn trở và băn khoăn về việc “ Bạo lực học đường” đối với học sinh phổ thông. Câu hỏi cần phải đặt ra để giải quyết vấn đề này là gì ? Một trong những nguyên nhân dẫn đến “ Bạo lực học đường” là gì? Trước hết phải nói đến là sự không quan tâm của các bậc phụ huynh, các giáo viên, các cán bộ quản lý và các cấp ban ngành có liên quan . Tâm lý, tình cảm của các em học sinh thật khó để mà nắm bắt kịp thời. Sự chuyển biến tâm lý tình cảm ấy luôn thay đổi theo thời gian, thời kỳ do vậy chúng ta cần phải đi sâu đi sát và quan tâm hơn về nội tâm của các em. Vậy chúng ta phải làm thế nào đây? Thứ nhất: Đối với gia đình Gia đình mà là những người sinh thành ra các em, đã không quan tâm đến các em, họ lo làm ăn, rồi chiều chuộng con thái quá mà họ không biết rằng tâm lý và tình cảm của con cái họ ngày càng thay đổi theo thời gian. Vậy họ nên làm gì ? Họ phải quan sát, quan tâm nhiều hơn về mặt tình cảm, họ phải luôn dõi theo và thậm chí phải ngồi lại tâm sự như hai người đàn ông hoặc hai người phụ nữ. Phải hỏi xem con cần gì, con có yêu cuộc sống này không, có yêu thế giới này không, có yêu thiên nhiên không, có sợ khi thấy bạo lực ngoài xã hội không……chứ không nên ép buộc con mình vào những điểm số ở trường rằng: con cần đạt điểm 9&10, con cần phải đỗ vào trường này hay truờng kia …. Họ nên đi sâu hơn vào nhân cách, lòng chân thành và tính tự giác của cộn cái họ. Cuối cùng thì gia đình chính là nơi gần gũi và thuận tiện nhất để con người phát triển nhân cách. Nếu gia đình gặp khó khăn ở đâu nên cần sự tư vấn và giúp đỡ từ nhiều phía. Thứ hai: Đối với giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm Nên tâm lý hơn với các em, vừa giáo dục các em theo phương châm vừa mềm dẻo vừa nghiêm khắc một cách đúng mực không nên mạc sát các em bằng những lời lẻ thái quá , không nên xúc phạm đến các em, phải dõi theo các em từng bước. Đó là điều rất khó khăn nhưng nếu thật sự yêu nghề thì không khó khăn tí nào vì “Cô giáo như mẹ hiền mà!” Phải hướng dẫn kĩ năng sống, thái độ ứng xử văn hoá ở trường. Thứ ba: Kết hợp với nhà trường và địa phương Khi có sự việc xảy ra, trước tiên cần phải tính ở đây là ý thức tự giác trong các em, không nên dồn ép các em vào bước đường cùng dễ dẫn đến các em rất dễ bị vi phạm. Trao đổi tâm tư tình cảm và thuyết phục làm sao cho các em nói ra được nguyên nhân dẫn đến tình huống ấy. sau rồi khuyên bảo, giáo dục dần dần để các em nhận thức ra được đó là sai lầm không nên xảy ra. Kịp thời thông báo cho nhà trường và địa phương nếu như tình huống xảy ra không giải quyết được để có biện pháp giáo dục kịp thời. Không nên bao che cho các em những hành động sai trái dẫn đến các em ỷ lại và tiếp tục mắc sai lầm lấn tiếp theo. Thứ tư: Thời đại bùng nổ Công Nghệ Thông Tin- Internet. Trong thời đại bùng nổ Công Nghệ Thông Tin- Internet , các em dễ dẫn đến có những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cần phải ngăn chặn và xử lý kịp thời. Giải thích động viên và điều chỉnh việc sử dụng Internet. Không cấm cản nhưng cũng không cho các em sử dụng quá tải, khuyên bảo các em không nên vào các trang Web đồi truỵ Vậy thì câu hỏi đặc ra đã được giải quyết chưa ? Cần phải kết hợp một cách chặt chẽ với các yếu tố trên thì “ Bạo lực học đường” sẽ khắc phục một cách triệt để. Sự sa sút về đạo đức cũng như ý thức kém của các em học sinh sẽ dần dần giảm đi. Các em sẽ được học và được sống trong một bầu không khí vui tươi, sự cảm thông lẫn nhau và trong sự giáo dục đúng mực của gia đình và xã hội. Vậy với thực trạng “ Bạo lực học đường” đối với ngôi trường tôi đang công tác thì đơn giản hơn. Chỉ cần phối hợp nhẹ nhàng và đều đặn giữa gia đình và nhà trường đặc biệt là đối với sự quan tâm sâu sắc của các giáo viên mà làm công tác chủ nhiệm . Nên đưa ra biện pháp cụ thể, phân loại các đối tượng học sinh như: các em bỏ học, các em có nguy cơ bỏ học do học lực yếu, các em bỏ học do hoàn cảnh khó khăn, các em lười học, cá biệt để làm công tác tư tưởng đối với từng phân loại một .Trong đó đặc biệt chú trọng vai trò của Sở Giáo dục Đào tạo, nhà trường, xác định rõ vai trò của từng cán bộ quản lý, các tổ chức Đoàn, Công Đoàn, vẫn đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn trong nhà trường. Trên đây là những tâm sự của một người giáo viên đang công tác tại một ngôi trường rất thân thương. Tuy xa xôi nhưng ấm lòng người. Đà Nẵng 15-01-11 Người viết Nguyễn Thị Thanh Hoa