ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 10 Học kỳ II . Năm học : 2010-2011 A – LÝ THUYẾT : Câu 1 : Động lượng là gì? Phát biểu định luật bảo toàn động lượng. Viết biểu thức của định luật này cho trường hợp hệ kín có hai vật . Câu 2: Động năng là gì? Viết biểu thức tính động năng. Phát biểu và viết biểu thức định lí về động năng. Câu 3: Cơ năng là gì? Phát biểu và viết biểu thức của định luật bảo toàn cơ năng trong trường hợp tổng quát. Câu 4 :Trình bày nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí. Câu 5 : Phát biểu và viết biểu thức của các định luật ứng với các đẳng quá trình. Câu 6 : Viết phương trình trạng thái của khí lí tưởng, từ phương trình này viết phương trình của các quá trình đẳng nhiệt, đẳng tích và đẳng áp. Câu 7: Phát biểu và viết hệ thức của nguyên lí I của nhiệt động lực học. Nêu quy ước dấu khi sử dụng hệ thức. Câu 8: Chất rắn được phân loại như thế nào? Nêu các đặc tính của từng loại. Câu 9: Biến dạng đàn hồi của vật rắn là gì? Phát biểu và viết biểu thức của định luật Húc về biến dạng cơ của vật rắn. Câu 10: Lực căng bề mặt của chất lỏng có phương, chiều và độ lớn xác định như thế nào? Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng như thế nào? Câu 11: Phân biệt hơi bão hoà với hơi khô. So sánh áp suất hơi bão hoà với áp suất hơi khô của chất lỏng ở cùng nhiệt độ. Câu 12: Nêu các khái niệm: độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm cực đại, độ ẩm tỉ đối. B – BÀI TẬP : Bài 1: Một hệ gồm hai vật có khối lượng 1 300m g= , 2 400 ;m g= có vận tốc 1 4 / ;v m s= 2 3 /v m s= . Tính độ lớn của động lượng của hệ trong hai trường hợp: a. 1 2 v v↑↑ r r . b. 1 2 v v↑↓ r r . c. 1 2 v v⊥ r r Bài 2 : Một vật có khối lượng m = 6kg được kéo bởi lực F r nghiêng với mặt sàn nằm ngang góc 0 30 α = . Hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là 0,04; lấy g =10m/s 2 . Tính công tối thiểu của lực kéo để vật chuyển động 10m. Bài 3 :Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 5m/s a. Tìm độ cao cực đại mà vật đạt được . b. Ở độ cao nào thì vật có thế năng bằng động năng . Bài 4: Một vật có khối lượng m trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng dài 12m và nghiêng góc 30 0 so với đường nằm ngang . Bỏ qua ma sát . a. Tính vận tốc của vật khi trượt đến chân mặt phẳng nghiêng. b. Đến chân mặt phẳng nghiêng vật tiếp tục trượt trên mặt phẳng ngang được một đoạn rồi dừng hẳn. Tìm độ dài đoạn đường này. Biết hệ số ma sát trên đoạn này là 0,05 . Bài 5 : Dưới áp suất 2.10 4 Pa một khối khí có thể tích 10lit. Giữ cho nhiệt độ khối khí không đổi. Hỏi dưới áp suất 5.10 4 Pa thể tích của khối khí là bao nhiêu? Bài 6 : Một bình dãn nở nhiệt kém chứa một lượng khí a. Chất khí trong bình ở nhiệt độ 0 0 C tác động lên bình áp suất 5atm. Hỏi khi nhiệt độ của khí trong bình là 273 0 C thì áp suất của khí bằng bao nhiêu? b. Chất khí trong bình ở nhiệt độ 0 0 C có áp suất p 0 . Hỏi khi áp suất trong bình tăng gấp 2 lần thì nhiệt độ của khí lúc đó bằng bao nhiêu? Bài 7 : Khi đun nóng đẳng áp một khối khí, nhiệt độ tăng thêm 30 0 C thì thể tích của khí tăng thêm 5% so với thể tích lúc đầu. Tìm nhiệt độ của khí lúc đầu. Bài 8 : Trong xilanh của một động cơ đốt trong có 4dm 3 không khí dưối áp suất 1atm và nhiệt độ 42 0 C. Pittông nén làm cho hỗn hợp khí chỉ còn 0,4dm 3 và áp suất tăng lên tới 15atm. Tính nhiệt độ của hh khí sau khi nén. Bài 9: Một lượng khí có thể tích ban đầu 3m 3 . Nung nóng đẳng áp lượng khí này (p=6.10 6 N/m 2 ) cho đến khi thể tích của nó bàng 1,5 lần thể tích ban đầu. Nhiệt lượng cung cấp cho khí trong quá trình này là 4.10 6 J. Tính công mà khí thực hiện và độ biến thiên nội năng của khí. Bài 10 : Người ta thực hiện một công 1,2KJ để nén một lượng khí trong một xilanh. Nội năng của khí tăng 600J. Hỏi khí truyền ra môi trường ngoài một nhiệt lượng là bao nhiêu? Bài 11: Khối khí trong một xilanh được cung cấp một nhiệt lượng 24J. Chất khí nở ra, đẩy pittông một đoạn 8cm với một lực 120N. Hỏi nội năng của chất khí biến thiên một lượng bằng bao nhiêu? Bài 12: Trong một quá trình, công khối khí nhận được là 300J và nhiệt lượng mà khí nhận là 500J. Hỏi nội năng của khí tăng hay giảm một lượng bằng bao nhiêu? Bài 13: Trong một quá trình, công khí sinh ra là 600J và nội năng của khí tăng 900J. Hỏi khí nhận hay truyền một nhiệt lượng là bao nhiêu? Bài 14: Một thanh thép tròn, đường kính 8mm có suất đàn hồi 10 2 12.10 /E N m= . Nếu giữ chặt một đầu vào tường, đầu kia bị nén một lực 2.10 5 N thì độ biến dạng tỉ đối của thanh là bao nhiêu? Bài 15: Một sợi dây bàng đồng thau dài 2m, có đường kính 0,8mm. Người ta kéo nó bằng một lực 44,5N thì nó dãn ra 2mm. Tính suất đàn hồi của đồng thau. Bài 16 : Một thanh ray dài 12,5m được lắp trên một đường sắt ở nhiệt độ 25 0 C. Phải để hở ở hai đầu thanh ray một đoạn bằng bao nhiêu nếu thanh ray nóng đến 45 0 C thì vẫn đủ chỗ cho thanh ray dãn ra. Biết hệ số nở dài của sắt là 12.10 -6 K -1 . Bài 17 : Một sợi dây đồng dài 0 2,4m=l ; tiết diện 2 4S mm= ở 0 24 C . a. Xác định hệ số đàn hồi của dây đồng. b. Tính lực kéo để dây dãn thêm 0,8mm . c. Nếu không kéo thì phải nâng nhiệt độ dây đồng đến bao nhiêu độ để nó dãn ra như câu b. Cho biết đối với đồng : 10 2 6 1 12.10 / ; 18.10E N m K α − − = = . Bài 18: Một thanh thép đường kính 4cm, hai đầu gắn chặt vào hai bức tường. Tính lực tác dụng vào tường khi nhiệt độ tăng thêm 40 0 C. Cho biết 10 2 6 1 18.10 / ; 12.10E N m K α − − = = . Bài 19: Khi nén hai đầu thanh thép bằng một lực 3,14.10 5 N người ta thấy độ co tương đối của thanh là 12,5%. Tính đường kính của thanh thép biết suất Iâng của thép là 2.10 11 Pa. Bài 20: Tính áp lực cần đặt vào hai đầu của một thanh thép có tiết diện ngang 10cm 2 để độ dài của nó giữ nguyên không thay đổi khi tăng nhiệt độ từ 25 0 C đến 50 0 C, biết hệ số nở dài là 11.10 -6 K -1 và suất Iâng của thép là 2.10 11 Pa? C – MỘT SỐ CÂU TRẮC NGHIỆM MẪU : Câu 1: Một vật có khối lượng m = 250g chuyển động với vận tốc 36km/h. Động lượng của vật có giá trị: A. 9000 kgm/s B. 2500 kgm/s C. 9 kgm/s D. 2,5 kgm/s Câu 2:Chất rắn kết tinh A.gồm hai loại là chất đơn tinh thể và chất vô định hình. B.có tính đẳng hướng C.có cấu trúc mạng tinh thể không xác định. D.có nhiệt độ nóng chảy xác định. Câu 3:Một chất khí chuyển trạng thái từ trạng thái 1 sang trạng thái 2 như hình vẽ: Các thông số trạng thái của chất khí thay đổi như thế nào? A.áp suất không đổi, thể tích giảm, nhiệt độ tăng. B. áp suất không đổi, thể tích và nhiệt độ tăng C.áp suất giảm, thể tích giảm, nhiệt độ không đổi D.áp suất không đổi, thể tích và nhiệt độ giảm Câu 4: Một vật có khối lượng m = 800g chuyển động với vận tốc v = 54km/h thì có động năng: A. 90000 J B.11,664.10 5 J C. 1166,4 J D.90 J Câu 5:Quá trình nào sau đây là quá trình đẳng tích? A.thổi không khí vào một quả bóng bay B. đun nóng khí trong một xi lanh kín C.bơm không khí vào săm xe. D.đun nóng khí trong một bình không đậy nắp. Câu 6: Có một lượng khí đựng trong bình. Hỏi áp suất của khí sẽ biến đổi thế nào nếu thể tích của bình tăng gấp 3 lần còn nhiệt độ của khối khí giảm đi một nửa? A.áp suất không đổi B.áp suất tăng gấp đôi C. áp suất giảm đi 6 lần D.áp suất tăng gấp 4 lần Câu 7:Vật m = 40g có động năng là 2J. Vận tốc của vật là: A.100 m/s B.1000 m/s C. 10 m/s D.0,1 m/s Câu 8:Đường đẳng nhiệt trong hệ toạ độ (pOV) có đặc điểm: A.là một đường thẳng song song với Op B. là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ. C. là một đường thẳng song song với OV D.là một đường cong Hypebol Câu 9:Ở nhiệt độ 37 0 C thì áp suất khí trong bóng đèn là 1atm. Khi thắp sáng nhiệt độ bóng đèn là 450K thì áp suất khí là: A.4,7837atm B. 1,4516atm C.2,3322atm D.12,162atm Câu 10:Khi đun nóng đẳng tích một lượng khí xác định thì áp suất chất khí tăng, nguyên nhân là do: A.vận tốc chuyển động nhiệt của các phân tử tăng làm cho mật độ phân tử tăng. B.vận tốc chuyển động nhiệt của các phân tử tăng nên các phân tử chuyển động hỗn loạn mạnh hơn. C.vận tốc chuyển động nhiệt của các phân tử tăng nên các phân tử va chạm vào nhau nhiều hơn. D.vận tốc chuyển động nhiệt của các phân tử tăng nên các phân tử va chạm vào thành bình mạnh hơn. Câu 11:Ở điều kiện tiêu chuẩn (p 0 = 1atm, T 0 = 273K) thì một lượng khí xác định có thể tích là 2cm 3 . Ở điều kiện áp suất 2atm và nhiệt độ là 27 0 C thì thể tích của lượng khí trên là: A.1,0989cm 3 B.0,91cm 3 C.1,0989 lít D.10,111cm 3 Câu 12:Chất khí biến đổi trạng thái theo chu trình như hình vẽ. Tên các quá trình biến đổi từ 1231 lần lượt là: A.đẳng áp - đẳng tích - đẳng nhiệt B.đẳng áp - đẳng nhiệt - đẳng tích C.đẳng nhiệt - đẳng tích - đẳng áp D.đẳng tích - đẳng nhiệt - đẳng áp Câu 13:Đun nóng đẳng tích một lượng khí sao cho nhiệt độ tăng thêm 100 0 C, khi đó áp suất chất khí tăng thêm 0,2 lần áp suất ban đầu. Nhiệt độ ban đầu của khối khí là: A.500K B.1865K C.125K D.45,45K Câu 14:Một vật m = 1(kg) được ném thẳng đứng lên trên từ mặt đất với vận tốc ban đầu v 0 = 10(m/s). Bỏ qua mọi sức cản không khí, lấy g = 10(m/s 2 ). Chọn mốc thế năng tại mặt đất.Cơ năng ban đầu của vật nhận giá trị: A.20 J B.10 J C.50 J D.100 J Câu 15:Chuyển động nào sau đây có động năng và động lượng không thay đổi theo thời gian? A.chậm dần đều B.thẳng đều C. nhanh dần đều D.tròn đều 3 V 2 1 p O V O P 1 2 . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 10 Học kỳ II . Năm học : 2 01 0- 2011 A – LÝ THUYẾT : Câu 1 : Động lượng là gì? Phát biểu định luật bảo. của vật nhận giá trị: A.20 J B .10 J C.50 J D .100 J Câu 15:Chuyển động nào sau đây có động năng và động lượng không thay đổi theo thời gian? A.chậm dần đều B.thẳng đều C. nhanh dần đều D.tròn đều 3 V 2 1 p O V O P 1 2 . nửa? A.áp suất không đổi B.áp suất tăng gấp đôi C. áp suất giảm đi 6 lần D.áp suất tăng gấp 4 lần Câu 7 :Vật m = 40g có động năng là 2J. Vận tốc của vật là: A .100 m/s B .100 0 m/s C. 10 m/s D.0,1 m/s Câu