SỞ GD&ĐT BẠC LIÊU KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT NTLỢI NĂM HỌC: 2010-2011 Môn : Vật lí - Lớp: 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề ) Đề: ( Tham khảo) A. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) I. Khoanh tròn vào các chữ cái (A, B, C, D) đứng đầu câu em cho là đúng nhất (từ câu 1 đến câu 6) (3,0 điểm) 1/ Chùm sáng đi qua thấu kính hội tụ tuân theo định luật nào sau đây: A. Định luật tán xạ ánh sáng. C. Định luật phản xạ ánh sáng. B. Định luật khúc xạ ánh sáng. D. Định luật truyền thẳng ánh sáng. 2/ Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Dòng điện xoay chiều rất giống dòng điện một chiều của pin hoặc ắc quy; B. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có tác dụng nhiệt; C. Máy phát điện xoay chiều là máy biến cơ năng thành điện năng; D. Máy phát điện là một trong những ứng dụng quan trọng nhất của hiện tượng cảm ứng điện từ. 3/ Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước thì: A. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới; C. Góc khúc xạ bằng góc tới; B. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới; D. Cả câu A, B, C đều sai. 4/ Đặt một vật trước một thấu kính phân kỳ, ta sẽ thu được: A. Một ảnh thật nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính; B. Một ảnh thật nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính; C. Một ảnh ảo nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính; D. Một ảnh ảo nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính; 5/ Chọn câu phát biểu sai khi nói về các tật của mắt sau: A. Mắt lão là mắt nhìn rõ những vật ở xa; B. Mắt cận thị là mắt có độ tụ lớn hơn bình thường; C. Để sửa mắt cận thị phải đeo kính hội tụ; D. Mắt viễn thị là mắt có độ tụ nhỏ so với bình thường. 6/ Đặt một vật màu xanh lục dưới ánh sáng đỏ, ta sẽ thấy vật đó có: A. Màu trắng; B. Màu đỏ; C. Màu xanh lục; D. Màu đen. II. Chọn từ ( hoặc cụm từ) thích hợp điền vào chỗ trống: (1,0 điểm) 1/ Tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị…………………… tại…………… giữa hai môi trường , được gọi là hiện tượng…………………………… 2/ Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước, góc khúc xạ ………góc tới. Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí, góc khúc xạ…………. góc tới. B. TỰ LUẬN :(6,0 điểm) 1/ Hãy giải thích các màu xanh, đỏ, tím, ở các đèn trang trí do đâu mà có? (1,0 đ) 2/ Cho biết r là trục chính của một thấu kính, điểm sáng S và ảnh S' của nó qua thấu kính đó. (Hình vẽ) (2,0đ) a. S' là ảnh thật hay ảnh ảo? Vì sao? b. Thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ S hay thấu kính phân kỳ? S' c. Bằng cách vẽ hãy xác định quang tâm 0, r hai tiêu điểm F, F' của thấu kính đã cho. 3/ Người ta chụp ảnh một chậu cây cao 1m, đặt cách máy ảnh 2m. Phim cách vật kính của máy ảnh 6cm. (3,0đ) a. Hãy dựng ảnh của vật trên fim (không cần đúng tỷ lệ). b. Tính chiều cao ảnh trên fim? HƯỚNG DẪN CHẤM LÍ 9 A. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) I. Khoanh tròn vào câu đúng : (3,0đ) Mỗi câu đúng ghi 0,5đ (nếu mỗi câu hs chọn hai đáp án trở lên không ghi điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B A B C C D II. Điền từ thích hợp vào chỗ trống (1đ) ( Đúng mỗi câu 0,5đ) 1/…………gãy khúc………mặt phân cách …… khúc xạ ánh sáng 2/……….nhỏ hơn………….lớn hơn ………………. B .TỰ LUẬN: (6điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Vì: người ta có thể tạo ra các màu xanh, đỏ, tím bằng cách: Cách 1: Dây tóc đèn phát ra ánh sáng trắng, ở bên ngoài bao quanh lớp vỏ màu bằng thuỷ tinh hoặc nhựa màu. - Cách 2: ở giữa là bóng đèn bình thường bao bọc và quay quanh là quả cầu có nhiều lỗ gắn với nhiều màu khác nhau. 1,0 2 a/S' là ảnh ảo vì S và S ' cùng phía so với r 0,5 b/Thấu kính đã cho là thấu kính phân kì 0,5 c/ Nối S với S' cắt r của TK tại O → O là quang tâm - Dựng đường thẳng ⊥ r tại O → đó là vị trí đặt TK. - Từ S ta vẽ tia tới // với r qua thấu kính có đường kéo dài qua S’ và cắt rtại F Lấy OF = OF' → được tiêu điểm F, F'. (1,0đ) 0,5 0,5 3 a/ Vẽ hình ( đúng, đẹp) b/Tính chiều cao ảnh: Dựa vào kiến thức hình họcrOAB đồng dạng vớirOA'B' nên =>A’B’/AB = OA’/OA =>A’B’=AB.OA’/OA =100.6/200 = 3 cm Vậy ảnh của cây đó trên phim cao 3 cm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 ……………………………………………… SỞ GD&ĐT BẠC LIÊU KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT NTLỢI NĂM HỌC: 2010-2011 Môn : Vật lí Lớp: 8 Đề ( THAM KHẢO) A. TRẮC NGHIỆM:(4,0 điểm ) I. Khoanh tròn vào các chữ cái (A, B, C, D) đứng đầu câu em cho là đúng nhất (từ câu 1 đến câu 6) (3,0điểm) Câu 1: Khi đổ 50cm 3 rượu vào 50cm 3 nước ta thu được hỗn hợp rượu - nước có thể tích: A. Bằng 100cm 3 B. Lớn hơn 100cm 3 C. Nhỏ hơn 100cm 3 D. Có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 100cm 3 Câu 2: Khi các nguyên tử - phân tử của các chất chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên: A. Khối lượng của chất. B. Trọng lượng của chất C. Cả khối lượng và trọng lượng của chất D. Nhiệt độ của chất. Câu 3: Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém sau đây, cách nào đúng? A. Đồng, không khí, nước. B. Không khí, nước, đồng. C. Nước, đồng, không khí D. Đồng, nước, không khí Câu 4: Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra ở chất nào sau đây: A. Chỉ ở chất lỏng. B. Chỉ ở chất khí C.Chỉ ở chất lỏng và chất khí D. Cả ở chất lỏng, rắn và chất khí. Câu 5: Công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra là: A. m = Q.q B. Q = q.m C. Q= q/m D. m = q/Q Câu 6: Đơn vị của nhiệt lượng là: A. Kilôgam(Kg) B. Mét (m) C. Jun (J) D. Niutơn(N) II. Chọn từ ( hoặc cụm từ) thích hợp điền vào chỗ trống: (1,0đ) 1/ Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật hay trong quá Đơn vị nhiệt năng 2/ Nhiệt dung riêng của một chất cho biết cần thiết để làm cho chất đó tăng lên B.TỰ LUẬN (6,0điểm) Câu 1: (3,0 điểm) Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là gì? Nói năng suất toả nhiệt của than đá là 27.10 6 J/kg có nghĩa gì? Viết công thức tính nhiệt lượng toả ra khi nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn và giải thích các đại lượng có mặt trong công thức. Câu 2: (3,0 điểm) Dùng bếp dầu hoả để đun sôi một ấm bằng nhôm có khối lượng 0,5 kg chứa 2 lít nước ở 20 0 C. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.k, của nhôm là 880 J/kg.k, năng suất toả nhiệt của dầu hoả là 46.10 6 J/kg a) Tính nhiệt lượng thu vào của ấm nhôm và 2 lít nước. b) Biết chỉ có 40% nhiệt lượng do dầu toả ra làm nóng nước và ấm. Tính khối lượng dầu hoả cần thiết. HƯỚNG DẪN CHẤM Lớp: 8 B. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) I. Khoanh tròn vào câu đúng : (3,0đ) Mỗi câu đúng ghi 0,5đ (nếu mỗi câu hs chọn hai đáp án trở lên không ghi điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C D D C B C II. Điền từ thích hợp vào chỗ trống (1,0đ) ( Đúng mỗi câu 0,5đ) 1/…………nhận được ………mất đi …… truyền nhiệt……….Jun(J) 2/……….nhiệt lượng………….1 kilogam ………… thêm 1 0 C B .TỰ LUẬN: (6điểm) Câu Nội dung Điểm 1 - Đại lượng cho biết nhiệt lượng toả ra khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn gọi là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu. - Nói năng suất toả nhiệt của than đá là 27.10 6 J/kg có nghĩa là 1 kg than đá bị đốt cháy hoàn toàn thì toả ra một nhiệt lượng bằng 27.10 6 J Q = q.m Trong đó: Q là nhiệt lượng toả ra (J), q là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu (J/kg), m là khối lượng của nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn (kg). 1,0 1,0 1,0 2 a) Nhiệt lượng ấm nhôm và 2 lít nước thu vào là: Q = Q 1 + Q 2 = m 1 c 1 .(t 2 -t 1 ) + m 2 c 2 .(t 2 -t 1 ) = 2.4200.(100-20) + 0,5.880.(100-20) =707 200 J b) Tổng nhiệt lượng do dầu toả ra là: Q tp = 100 100 . .707200 40 40 Q = = 1 768 000 J Vì Q tp = mq => m = 6 1768000 46.10 tp Q q = ≈ 0,038 (kg) Vậy lượng dầu hoả cần thiết là 0,038 (kg) 2,0 0,5 0,25 0,25 SỞ GD&ĐT BẠC LIÊU KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT NTLỢI NĂM HỌC: 2010-2011 Môn : Vật lí - Lớp: 7 Đề: (THAM KHẢO) A. TRẮC NGHIỆM:(4,0 điểm ) I. Khoanh tròn vào các chữ cái (A, B, C, D) đứng đầu câu em cho là đúng nhất (từ câu 1 đến câu 4) (2,0điểm) Câu 1: Hai quả cầu bằng nhựa có cùng kích thước, nhiễm điện cùng loại. Giữa chúng có lực nào sau đây ? A. Đẩy nhau B. Hút nhau C. Có lúc hút, có lúc đẩy D. Không có lực tác dụng. Câu 2: Vật nào sau đây là vật cách điện? A. Một đoạn dây nhôm B. Một đoạn dây đồng C. Một đoạn ruột bút chì D.Thanh thủy tinh Câu 3: Trong vật nào dưới đây không có các êlectron tự do ? A. Một đọan dây thép B. Một đọan dây đồng C. Một đọan dây nhựa D. Một đọan dây nhôm Câu 4 : Chuông điện hoạt động là do: A. Tác dụng nhiệt của dòng điện B. Tác dụng từ của dòng điện. C. Tác dụng hóa học của dòng điện D. Tác dụng sinh lí của dòng điện. II. Chọn từ ( hoặc cụm từ) thích hợp điền vào chỗ trống: (2,0đ) Câu 1: Chiều dòng điện là chiều từ ………………qua dây dẫn đến …………… nguồn điện . Câu 2: Dòng điện là dòng các …………………………………. có hướng. Câu 3: Nguồn điện có khả năng ……………… …… …………. để các dụng cụ điện hoạt động. Câu 4: Am pe kế là dụng cụ dùng để đo………………. , đơn vị cường độ dòng điện………… , kí hiệu…… B.TỰ LUẬN (6,0điểm) Bài 1: (1,5 điểm) Trên hầu hết các bóng đèn, quạt điện và các dụng cụ điện được sử dụng trong các gia đình đều có ghi 220V. Hỏi: a. Khi các dụng cụ này hoạt động bình thường thì hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi dụng cụ là bao nhiêu? b. Các dụng cụ này được mắc nối tiếp hay song song ở mạng điện gia đình? Biết rằng hiệu điện thế của mạng điện này là 220V. Bài 2: (1,5 điểm) Tại sao cán của cái kìm điện thường được bọc bằng nhựa, cao su? Bài 3: (3,0 điểm) Cho mạch điện như sơ đồ hình vẽ: a. Biết các hiệu điện thế U 12 = 4V; U 23 = 5V. Hãy tính U 13 ? b. Biết các hiệu điện thế U 13 = 15V; U 12 = 8V. Hãy tính U 23 ? c. Biết các hiệu điện thế U 23 = 2V; U 13 = 15V. Hãy tính U 12 ? HƯỚNG DẪN CHẤM LÍ 7 C. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) I. Khoanh tròn vào câu đúng : (2,0đ) Mỗi câu đúng ghi 0,5đ (nếu mỗi câu hs chọn hai đáp án trở lên không ghi điểm) Câu 1 2 3 4 Đáp án A D C B II. Điền từ thích hợp vào chỗ trống (2đ) ( Đúng mỗi câu 0,5đ) 1/ ……………….cực dương……………… cực âm của ……… 2/……………… các điện tích dịch chuyển ………………. …… 3/……………… cung cấp dòng điện……………………………. 4/……………… cường độ dòng điện……….Ampe………A B .TỰ LUẬN: (6điểm) Câu Nội dung Điểm 1 a/ Khi các dụng cụ hoạt động bình thường thì hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi dụng cụ là 220V. (1đ) b/ Các dụng cụ được mắc song song. (1đ) 1,0 0,5 2 Kìm điện thường được dùng để sửa điện. Như ta đã biết nhựa, cao su là những chất cách điện tốt. Sắt là vật liệu dẫn điện tốt do đó để cách điện giữa kìm sắt với người nhà sản xuất thường bọc một lớp nhựa hoặc cao su để cách điện 1,0 0,5 3 a/U 13 = U 12 + U 23 = 9 (V) b/U 23 = U 13 – U 12 = 7 (V) c/U 12 = U 13 –U 23 = 13 (V) 1,0 1,0 1,0 SỞ GD&ĐT BẠC LIÊU KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT NTLỢI NĂM HỌC: 2010-2011 Môn : Vật lí 6 Đề: (THAM KHẢO) A. TRẮC NGHIỆM:(4,0 điểm ) I. Khoanh tròn vào các chữ cái (A, B, C, D) đứng đầu câu em cho là đúng nhất (từ câu 1 đến câu 6) (3,0điểm) Câu 1: Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi? A. Nhiệt kế rượu. B. Nhiệt kế thủy ngân. C. Nhiệt kế y tế. D. Nhiệt kế kim loại. Câu 2: Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên? A. Vỏ nhựa làm bóng nở ra. B. Nước tràn vào bóng. C. Không khí trong quả bóng nở ra. D. Không khí trong quả bóng co lại Câu 3: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng? A. Rắn, lỏng, khí. B. Rắn, khí, lỏng. C. Khí, rắn, lỏng. D. Khí, lỏng, rắn. Câu 4: Nước đá có nhiệt độ nóng chảy là 0 0 C, nhiệt độ sôi là 100 0 C. Hỏi ở 45 0 C thì nước tồn tại ở trạng thái nào? A. Trạng thái rắn. B. Trạng thái hơi. C. Trạng thái lỏng. D. Cả trạng thái rắn và trạng thái lỏng. Câu 5: Nhiệt độ cao nhất được ghi trên nhiệt kế y tế là: A. 35 0 C B. 37 0 C C. 40 0 C D. 42 0 C Câu 6: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy? A. Một ngọn nến đang cháy B. Đúc một cái tượng bằng đồng. C. Đốt một tờ giấy. D. Thả một cục nước đá vào một cốc nước. II. Chọn từ ( hoặc cụm từ) thích hợp điền vào chỗ trống: (1,0đ) 1. Các chất ………………………………… khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. 2. Thể tích của chất lỏng ………………… khi làm nóng một lượng chất lỏng. B. TỰ LUẬN :(6đ) Câu 1: Kinh nghiệm cho biết, khi đun nước sôi thì không nên đổ nước thật đầy ấm. Tại sao như vậy? (2 điểm) Câu 2: Quan sát đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước đá đựng trong một cốc thủy tinh được đun nóng liên tục (như hình vẽ) để trả lời các câu hỏi sau: (4điểm) a/ Từ phút 0 đến phút thứ 2, nhiệt độ của nước đá thay đổi như thế nào? b/ Từ phút thứ 2 đến phút thứ 6, nhiệt độ của nước trong cốc có thay đổi không? và tồn tại ở thể nào? c/ Từ phút thứ 6 đến phút thứ 8 đường biểu diễn có đặc điểm gì? HƯỚNG DẪN CHẤM LÍ 6 D. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) I. Khoanh tròn vào câu đúng : (3,0đ) Mỗi câu đúng ghi 0,5đ (nếu mỗi câu hs chọn hai đáp án trở lên không ghi điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B C D C D C II. Điền từ thích hợp vào chỗ trống (1đ) ( Đúng mỗi câu 0,5đ) 1/……………… khí…………… Thời gian (phút) Nhiệt độ ( 0 C) 86 4 2 0 – 4 4 0 6 2/……………… tăng…………… B .TỰ LUẬN: (6điểm) Câu Nội dung Điểm 1 -Vì khi đun, nhiệt độ tăng -chất lỏng nở ra làm cho nước sẽ tràn ra ngoài. 1 1 2 a, - Nhiệt độ tăng theo thời gian. b, - Nhiệt độ không thay đổi. - Tồn tại ở thể rắn và lỏng. c, - Đường biểu diễn nằm nghiêng. 1 1 1 1 . Chùm sáng đi qua thấu kính hội tụ tuân theo định luật nào sau đây: A. Định luật tán xạ ánh sáng. C. Định luật phản xạ ánh sáng. B. Định luật khúc xạ ánh sáng. D. Định luật truyền thẳng ánh sáng. 2/. HƯỚNG DẪN CHẤM LÍ 9 A. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) I. Khoanh tròn vào câu đúng : (3,0đ) Mỗi câu đúng ghi 0,5đ (nếu mỗi câu hs chọn hai đáp án trở lên không ghi điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B A B C C. khúc xạ ánh sáng 2/……….nhỏ hơn………….lớn hơn ………………. B .TỰ LUẬN: (6điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Vì: người ta có thể tạo ra các màu xanh, đỏ, tím bằng cách: Cách 1: Dây tóc đèn phát ra ánh sáng trắng,