ĐỀ CƯƠNG SỬ KHỐI 11 THI HỌC KÌ HAI NĂM HỌC 2008- 2009 Câu 1:Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công? Trình bày chiến sự ở Đà Nẵng?Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858? *Pháp chọn Đà Nẵng vì: Muốn chiếm Đà Nẵng làm căn cứ, rồi tấn công ra Huế, thực hiện kế họach “ đánh nhanh thắng nhanh”. *Chiến sự ở Đà Nẵng: + 31-8-1858 Liên quân Pháp –Tây Ban Nha dàn quân trước cửa biển Đà Nẵng. +Sáng 1-9-1858 chúng gửi tối hậu thư, không đợi trả lời chúng tấn công rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. +Quân dân ta anh dũng chống trả, đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của Pháp, tích cực thưc hiện “Vườn không nhà trống”, gây cho Pháp nhiều khó khăn.Chúng bò cầm chân suốt 5 tháng, buộc phải rút quân khỏi Đà Nẵng. *Nhận xét: +Khí thế kháng chiến sôi sục trong nhân dân khắp cả nước. +Cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. Câu 2: Hiệp ước Nhâm Tuất giữa Pháp với triều đình (1862) được ký kết trong hòan cảnh nào? +Sau khi thắng lợi ở Trung Quốc, Pháp bắt đầu mở rộng đánh chiếm nước ta. +23-2-1861 Pháp tấn công và chiếm được Đại đồn Chí Hòa, sau đó chiếm luôn các tỉnh Đònh Tường, Biên Hòa, Vónh Long. +Cuộc kháng chiến của nhân dân lên cao khiến cho giặc vô cùng bối rối, thì giữa lúc đó triều đình Huế ký hòa ước Nhâm Tuất(5-6-1862). *Nội dung:Hiệp ước có 12 điều khỏan, trong đó có những khỏan chính như: -Triều đình nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh niềm Đông Nam Kì (Gia Đònh, Đònh Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn, bồi thừơng 20 triệu quan, mở ba cửa biển :Đà Nẳng, Ba Lạt, Quảng Yên, cho Pháp tự do mua bán .Thành Vónh Long sẽ được trả cho triều đình, khi nào triều đình chấm dứt được các họat động chống Pháp ở miền Đông. Câu 3: Ba tỉnh miền Tây Nam Kì rơi vào tay Pháp như thế nào?Nêu những đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Pháp ở ba tỉnh niềm Tây Nam Kì sau 1867? *Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì : +Năm 1863 sau khi Pháp áp đặt nền bảo hộ lên Campuchia, chúng vu cáo triều đình vi phạm điều ước Nhâm Tuất, đòi triều đình giao cho chúng quyền kiểm sóat ba tỉnh miền Tây. +20-6-1867 Pháp kéo quân trước thành Vónh Long, ép Phan Thanh Giản nộp thành. +Từ 20->24-6-1867 Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì không tốn một viên đạn. *Nêu những đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Pháp ở ba tỉnh niềm Tây Nam Kì sau 1867: Phong trào kháng chiến tiếp tục dâng cao như: +Nghóa quân Trương Quyền căn cứ ở Tây Ninh +Anh em Phan Tôn, Phan Liêm căn cứ Ba Tri +Nghóa quân Nguyễn Trung Trực căn cứ ở Hòn Chông… -Phong trào kháng chiến diễn ra sôi nổi, bềb bỉ, nhưng do tương quan lực lượng chênh lệch nên các phong trào đều bò đàn áp thất bại. - Phong trào đã thể hiện sinh động lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta. Câu 4. Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp xâm lược theo nội dung mẫu sau: Nội dung Cuộc khởi nghĩa Thời gian Người lãnh đạo Địa điểm Quy mơ 1. Bãi Sậy 1883- Đinh Gia Quế& Hưng Là cuộc khởi nghĩa lớn 1892 Nguyễn Thiện Thuật Yên nhất ở đồng bằng Bắc bộ;phát triển hình thức tác chiến du kích. 2. Ba Đình 1886- 1887 Phạm Bành & Đinh Công Tráng Thanh Hoá Chặn đánh các đoàn xe tải& tập kích địch;điển hình lối đánh phòng ngự kiên cố. 3. Hùng Lĩnh 1887- 1892 Tống Duy Tân & Cao Điền Thanh Hoá Tổ chức nhiều trận tập kích,trận Vân đồn,trận Yên Lãng. 4. Hương Khê 1885- 1895 Phan Đình Phùng & Cao Thắng. Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Có quy mô lớn &kéo dài nhất trong phong trào Cần vương .Tổ chức quân đội tập luyện quy cũ;chế tạo được vũ khí .Nghĩa quân đánh nhiếu trận lớn bằng tập kích,chống càn( đồn Trường Lưu,thị xã Hà Tĩnh,Vụ Quang ) -Câu 5. Đánh giá về phong trào Cần vương (2.0 điểm) - Ưu điểm: + Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân; tranh thủ sự giúp đỡ mọi mặt của đồng bào. + Biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, khai thác sức mạnh tại chỗ, phát huy tính chủ động sáng tạo trong cách đánh, lối đánh của cuộc chiến tranh. - Hạn chế: + Chưa liên kết tập họp được lực lượng dân tộc trên quy mô rộng, tạo thành phong trào trong toàn quốc. + Phong trào Cần Vương nổ ra lẻ tẻ, rời rạc; chưa tạo thành sự kết giữa các cuộc khởi nghĩa.Thể hiện tư duy phòng ngự bị động của ý thức hệ phong kiến: đào hào, đắp lũy, xây dựng căn cứ ở nơi cố định. Câu 6. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương. Nội dung 1885 – 1888 1888 – 1896 Lãnh đạo Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, và các văn than, sĩ phu yêu nước Văn thân, sĩ phu yêu nước Khởi nghĩa tiêu biểu KN Ba Đình,KN Bãi Sậy, KN Mai Xuân Thưởng KN Hương Khê,KN Hùng Lĩnh Địa bàn Rộng lớn: từ Bắc đến Trung Kì Thu hẹp, chủ yếu ở trung du và miền núi Kết quả 1888 Hàm Nghi bị Pháp bắt Thất bại Câu 7 .Nguyên nhân thất bại và bài học kinh nghiệm của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX? *Nguyên nhân thất bại - Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn. Ngọn cờ phong kiến đã lỗi thời, không thể tập hợp, đoàn kết để tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống Pháp. - Thiếu sự thống nhất, phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa với nhau. - Cách đánh giăc chủ yếu là dựa vào địa thế hiểm trở (như khởi nghĩa Ba Đinh, khởi nghĩa Bãi Sậy…) - Thực dân Pháp còn mạnh, tương quan lực lương bất lợi cho ta… *Bài học kinh nghiệm: - Cần có một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực lãnh đạo. - Phải có sự phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa. - Phải chủ động, linh hoạt trong cách đánh…Trong phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX ,hãy tóm tắt diễn biến và nêu đặc điểm của phong trào Cần Vương. Câu 8. Những sự kiện tiêu biểu trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ 1858 đến năm 1918. ) - Năm 1858 – 1918: Thực dân Pháp nổ súng xâm lược và hoàn thành cuộc xâm chiếm vào năm 1884: tiến hành bình định, khai thác thuộc địa lần thứ I cho đến khi chiến tranh thế giới lần thứ I bùng nổ. - Năm 1858 – 1895: Phong trào Cần Vương diễn ra mạnh mẽ do các sĩ phu, văn thân yêu nước lãnh đạo kháng chiến chống Pháp: Ba Đình, Bãi Sậy, Hùng Lĩnh, Hương Khê. - Từ cuối thế kỉ XIX đến 1918: nhiều phong trào kháng chiến chống Pháp nổ ra khắp nơi: phong trào nông dân Yên Thế của Hoàng Hoa Thám (1882 – 1913), phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, cuộc vận động Duy Tân của Phan Chu Trinh( gọi chung là phong trào dân tộc dân chủ ), Phong trào đấu tranh của quần chúng công – nông – binh ( chống sưu thuế ở Trung kì – 1908, bãi công của công nhân, bạo động của binh lính ) Câu 9. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai -CNPX Đức-Italia-Nhật sụp đổ hoàn toàn. -Thắng lợi thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chống PX. Trong đó, Liên Xô, Anh, Mĩ là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt CNPX. *Hậu quả: Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế; Nhiều TP, làng mạc, cơ sở kinh tế bị tàn phá. *Ý nghĩa: CTTG II kết thúc dẫn đến thay đổi căn bản tình hình thế giới./. Câu 10. Khối Đồng minh chống PX hình thành như thế nào? *Nguyên nhân thành lập: -Hành động xâm lược của phe PX trên toàn thế giới đã thúc đẩy các quốc gia phối hợp nhau chống PX. -Việc Liên Xô tham chiến đã cổ vũ mạnh mẽ cuộc kháng chiến của nhd ở các nước bị PX chiếm đóng và khiến cho Anh, Mĩ thay đổi thái độ, đã bắt tay cùng Liên Xô chống CNPX. *Sự thành lập: 01/1942, 26 nước (đứng đầu là Liên Xô, Mĩ, Anh) đã ra một bản tuyên bố chung, gọi là Tuyên ngôn Liên Hợp quốc, đã cam kết cùng nhau chống PX. *Ý nghĩa: Việc Liên Xô tham chiến và sự ra đời của khối Đồng minh chống PX làm cho tính chất của cuộc CTTG II thay đổi: từ phi nghĩa trở thành chính nghĩa. Vì nó trở thành cuộc chiến tranh chống CNPX, bảo vệ hòa bình cho nhân loại. . ĐỀ CƯƠNG SỬ KHỐI 11 THI HỌC KÌ HAI NĂM HỌC 2008- 2009 Câu 1:Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công? Trình bày chiến sự ở Đà Nẵng?Em có nhận. tối hậu thư, không đợi trả lời chúng tấn công rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. +Quân dân ta anh dũng chống trả, đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của Pháp, tích cực thưc hiện “Vườn không nhà trống”,. trào dân tộc dân chủ ), Phong trào đấu tranh của quần chúng công – nông – binh ( chống sưu thuế ở Trung kì – 1908, bãi công của công nhân, bạo động của binh lính ) Câu 9. Kết cục của chiến tranh