Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
143,5 KB
Nội dung
Họ và tên: ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Lớp: 6/ Môn: Địa Đề A. Phần trắc nghiệm: 3,0đ I. Hãy khoanh tròn và chữ cái đầu ở trước ý em cho là đúng nhất: (1,0đ) 1/ Thành phần của không khí gồm: a. Khí Nitơ, Khí ôxi, hơi nước và các khí khác. b. Khí Nitơ và khí ôxi, c.Khí ô xi và khí cac bô nic d. Ôxi, các bô nic và hơi nước 2/ Than, dầu mỏ và khí đốt thuộc nhóm: a. Khoáng sản kim loại b. Khoáng sản phi kim loại c. Khoáng sản năng lượng d. Cả a, b, c đều đúng. II. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu ở ý em cho là sai: 1/ Các đai áp cao nằm ở khoảng: a. Vĩ tuyến 30 0 Bắc b. Vĩ tuyến 30 0 Nam c. Hai vùng cực Bắc và cực Nam d. Vùng xích đạo 2/ Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí: a. Độ cao b. Lượng mưa c. Vị trí gần hay xa biển d. Vĩ độ III. Điền Đ vào cuối câu đúng, S vào cuối câu sai trong các câu sau: (0,5đ) 1. Đi từ Xích Đạo đến hai cực của Trái Đất lượng mưa sẽ tăng dần. 2. Không khí càng nóng thì lượng hơi nước chứa trong không khí càng nhiều IV. Điền vào chỗ chấm ( ) những nội dung thích hợp: (0,5 điểm) 1. Khối khí hình thành trên các vùng vĩ độ thấp và có nhiệt độ tương đối cao là khối khí 2. Khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương và có độ ẩm V. Ghép ý ở cột A với ý của cột B cho đúng với các nguyên nhân hình thành các hiện tượng Địa lí sau: (1.0 điểm) A (Các hiện tượng ) B (Nguyên nhân hình thành) 1. Nhiệt độ không khí 2. Gió. 3. Khí áp. 4. Mây, mưa a. Không khí trên cao bị hóa lạnh, hơi nước ngưng tụ dần b. Sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất. c. Sự chênh lệch khí áp giữa các khu vực trên Trái Đất. d. Mặt đất hấp thụ nhiệt mặt trời rồi bức xạ vào không khí. Ghép ý đúng: 1 ; 2 ; 3 ; 4 B. Phần tự luận: (7,0 điểm) 1. Trình bày sự thay đổi nhiệt độ không khí theo độ cao.(1,0 điểm) Áp dụng: Hãy tính nhiệt độ không khí ở các độ cao sau: 500 met, 3000 met khi biết nhiệt độ không khí ở 0 met là: 25 o c? (1,0đ) 2. Kể tên các đới khí hậu chính trên Trái đất. Nơi em đang sống thuộc đới khí hậu nào? Nêu vị trí đặc điểm của đới khí hậu mà em đang sống (2,0đ) 3. Dựa vào hình vẽ dưới đây hãy cho biết phạm vi hoạt động và hướng của Tín Phong và gió Tây ôn đới? Bài làm HƯỚNG DẪN CHẤM. (Địa 6) A.Trắc nghiệm :( 3,0 đ) I. Mỗi câu đúng ghi 0,25đ : 1. a 2. c II. Mỗi câu đúng ghi 0,25đ : 3. d 4.b III: Điền đúng mỗi câu ghi 0,25đ: 1: S 2: Đ IV: Điền đúng mỗi vị trí 0,25đ 1 : nóng 2 : độ ẩm lớn V: Ghép đúng nguyên nhân hình thành của mỗi hiện tượng ghi 0,25đ. 1.d 2.c 3.b 4.a B. Tự luận: ( 7,0đ) Câu 1. - Trình bày đúng sự thay đổi nhiệt độ không khí theo độ cao ghi 1,0đ - Áp dụng tính đúng mỗi địa điểm ghi 0,5đ Câu 2 : - Kể tên được 3 đới khí hậu chính ghí 0,75đ - Nêu được tên đới nóng ghi 0,25đ - Nêu đúng vị trí đới nóng ghi 0,25đ - Nêu đúng đặc điểm khí hậu đới nóng ghi 0,75đ. Câu 3 : - Nêu đúng phạm vi hoạt động của mỗi loại gió ghi 0,5đ - Xác định đúng hướng gió ở cả hai bán cầu của mỗi loại gió ghi 1,0đ. Họ và tên: ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Lớp: 7/ Môn: Địa 7 Đề A. Phần trắc nghiệm: 3,0đ I. Hãy khoanh tròn và chữ cái đầu ở trước ý em cho là đúng nhất:(1,0đ) 1. Dãy núi lớn nhất ở Nam Phi là: a. Đrêkenxbec b. At lat c. Đông Phi d. Coocđie 2. Nước có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Phi là: a. Namibia b. Angôla c. Cộng hòa Nam Phi d. Dămbia 3. Kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt,chăn nuôi cổ truyền, khai thác lâm sản, khoáng sản, trồng cây công nghiệp để xuất khẩu là đặc điểm kinh tế chính của khu vực: a. Bắc Phi. b. Trung Phi. c. Đông Phi. d. Nam Phi. 4. Nước nào dưới đây không thuộc khu vực Bắc Phi: a. Angiêri b. Li Bi c. Ai Cập d. Mô dăm Bich. II. Điền vào chỗ những nội dung thích hợp: (1,25đ) 1. Các ngành công nghiệp chủ yếu ở Trung và Nam Mĩ là: , sơ chế nông sản và 2. Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở , lãnh thổ trải dài từ đến vùng III. Ghép các ý ở cột A với cột B cho đúng với các ngành công nghiệp chính của mỗi nước ở Bắc Mĩ: (0,75đ) A. (Các nước) B. ( Các ngành công nghiệp quan trọng) 1. Hoa Kì 2. Ca na đa 3. Mê hi cô a. Khai thác khoáng sản để xuất khẩu. b. Khai thác dầu khí, chế biến thực phẩm. c. Điện tử, sản xuất ô tô, hàng không vũ trụ. d. Khai thác khoáng sản, luyện kim, lọc dầu. Ghép ý đúng: 1 ; 2 ; 3 B. Tự luận: 7,0đ 1) Nêu đặc điểm địa hình Bắc Mĩ. (2,0đ) 2) Tại sao phải bảo vệ rừng Amadôn? (2,0đ) 3) Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ? Dẫn chứng? (3,0đ) Bài làm: HƯỚNG DẪN CHẤM. (Địa 7) A.Trắc nghiệm :( 3,0 đ) I. Mỗi câu đúng ghi 0,25đ : 1. a 2. c 3. b 4.d II: Điền đúng mỗi vị trí ghi 0,25đ: 1: a) Khai thác khoáng sản b) Chế biến thực phẩm để xuất khẩu 2: a) Nửa cầu Tây b) Vùng cực Bắc c. Cận cực Nam III: Ghép đúng ngành CN mỗi nước ghi 0,25đ, ghép thừa trừ 0,25đ. 1.b 2.c 3.a B. Tự luận: ( 7,0đ) Câu 1. Đặc điểm địa hình Bắc Mĩ: - Cấu trúc địa hình đơn giản, chia làm 3 khu vực theo chiều kinh tuyến. (0,5đ) - Phía Tây: Miền núi trẻ Coocđie đồ sộ, hiểm trở (0,5đ) - Ở giữa: đồng bằng trung tâm rộng lớn hình lòng máng, nhiều hồ lớn, sông dài(0,5đ) - Phía Đông: miền núi già Apalat và cao nguyên(0,5đ) Câu 2. Tại sao phải bảo vệ rừng Amadôn? - Nêu được: + Vai trò quan trọng của rừng Amadôn về kinh tế, sinh thái (1,0đ) + Hậu quả khai thác không hợp lí rừng Amadôn đến khu vực và toàn cầu (1,0đ) Câu 3. - Vai trò của các luồng nhập cư ở châu Mĩ: Tạo nên sự đa dạng về thành phần chủng tộc ở châu lục này(1,0đ) - Dẫn chứng: + Chủ nhân của châu Mĩ là người Anh điêng và Exkimô thuộc chủng tộc Môngôlôit từ châu Á di cư sang( 0,5đ) + Từ thế kỉ XVI người gốc Âu thuộc chủng tộc Ơrôpêôit nhập cư vào châu Mĩ (0,5đ). Người gốc Âu đã cưỡng bức người da đen thuộc chủng tộc Nêgrôit từ châu Phi sang Châu Mĩ làm nô lệ(0,5đ) + Trong quá trình chung sống các chủng tộc đã hòa huyết và tạo thành thế hệ người lai rất đa dạng(0,5đ) Họ và tên: ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (SỐ 3) Lớp: 8/ Môn: Địa 8 Đề B. A. Phần trắc nghiệm: 3,5đ I. Hãy khoanh tròn và chữ cái đầu ở trước ý em cho là đúng nhất: 1. Vùng tập trung nhiều khoáng sản nhất nước ta là: a. Đông Bắc Bộ; b. Tây Bắc Bộ. c. Bắc Trung Bộ; d. Tây Nguyên. 2. Điểm cực Bắc phần đất liền lãnh thổ nước ta thuộc tỉnh: a. Điện Biên; b. Khánh Hòa. C, Hà Giang; d. Cà Mau 3. Loại Khoáng sản hình thành vào giai đoạn Tân kiến tạo ở nước ta là: a. Than đá, vôi, đá quý; b. Đồng, chì, kẽm, vàng; c. Apatit, sắt, Crôm, Mangan d. Dầu-Khí-Than nâu, than bùn, Bôxit 4. Những tỉnh thành nào sau đây không giáp biển: a. Quảng Ngãi, Quảng Trị, Quảng Ninh. b. Hà Nội, Lâm Đồng, Bình Dương. c. Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu. d. TP HCM, Đà Nẵng, Thái Bình. II. Nối ý ở cột A với cột B cho đúng với lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam qua các giai đoạn kiến tạo địa chất A. Các giai đoạn B. Đặc điểm lãnh thổ Việt Nam I. Tiền Cambri II. Cổ kiến tạo. III. Tân kiến tạo. 1. Phần lớn lãnh thổ thành đất liền với nhiều bề mặt san bằng cổ. 2. Xuất hiện các Cao nguyên bazan, các đồng bằng phù sa trẻ và mở rộng biển Đông. 3. Hình thành các mảng nền cổ: Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn, Kon Tum, Puhoạt. 4. Núi non sông ngòi trẻ lại, thiên nhiên phong phú đa dạng. Ghép ý đúng: I ; II ; III III. Điền Đ vào ô vuông trước ý đúng, S vào ô vuông trước ý sai trong các ý sau: 5. Nền kinh tế các nước ĐNA phát triển khá nhanh và vững chắc. 6. Cơ cấu kinh tế các nước ĐNA đang thay đổi theo hướng Công nghiệp hóa. IV. Điền vào chỗ những nội dung thích hợp: ASEAN ra đời vào năm Việt nam gia nhập vào tổ chức này năm Vào ASEAN, Việt Nam vừa có để phát triển đất nước, vừa gặp những lớn cần phải nổ lực vượt qua. B. Tự luận: 6,5đ 1) So sánh sự giống nhau và khác nhau của đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long ở nước ta? 2) Nêu nguyên nhân và hướng khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường biển Việt Nam hiện nay? 3) Dựa vào hình vẽ bên em hãy: (3,5đ) a. Điền vào vĩ độ của điểm cực Bắc, điểm cực Nam và kinh độ của điểm cực Đông, điểm cực tây phần đất liền lãnh thổ nước ta. b. Điền vào đúng vị trí tên các nước và biển đông giáp với nước ta. c.Hoàn thành bảng chú giải và nêu sự phân bố các vùng mỏ chính ở nước ta? Bài làm: MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT ĐỊA 8 (SỐ 3) NỘI DUNG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Điểm TN TL TN TL TN TL TN Các nước ĐNA C7a (0,5đ) C5,6 (0,5đ) C7 (0,5đ) 1,5đ Vị trí địa lý Việt Nam C1 (0,25đ) C2 (0,25đ) C3a,b (2đ) 0,5 2 Hành chính Việt Nam C3 (0,25đ) C4 (0,25đ) 0,5 Lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam C8 (1đ) 1,0 Khoáng sản Việt Nam C3 (0,5đ) C3 (1đ) 1,5 Địa hình Việt Nam C1 (2đ) 2 Môi trường biển Việt Nam C2 (1đ) 1,0 Tổng điểm 1,25đ 2,0đ 3đ 0,25 2đ 0 1,5đ 10.0 Họ và tên: ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Lớp: 6/ Môn: Địa Đề A. A. Phần trắc nghiệm: 3,0đ I. Hãy khoanh tròn và chữ cái đầu ở trước ý em cho là đúng nhất: (1,0đ) 1/ Thành phần của không khí gồm: a. Khí Nitơ, Khí ôxi, hơi nước và các khí khác. b. Khí Nitơ và khí ôxi, c.Khí ô xi và khí cac bô nic d. Ôxi, các bô nic và hơi nước 2/ Than, dầu mỏ và khí đốt thuộc nhóm: a. Khoáng sản kim loại b. Khoáng sản phi kim loại c. Khoáng sản năng lượng d. Cả a, b, c đều đúng. II. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu ở ý em cho là sai: 1/ Các đai áp cao nằm ở khoảng: a. Vĩ tuyến 30 0 Bắc b. Vĩ tuyến 30 0 Nam c. Hai vùng cực Bắc và cực Nam d. Vùng xích đạo 2/ Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí: a. Độ cao b. Lượng mưa c. Vị trí gần hay xa biển d. Vĩ độ III. Điền Đ vào cuối câu đúng, S vào cuối câu sai trong các câu sau: (0,5đ) 1. Đi từ Xích Đạo đến hai cực của Trái Đất lượng mưa sẽ tăng dần. 2. Không khí càng nóng thì lượng hơi nước chứa trong không khí càng nhiều IV. Điền vào chỗ chấm ( ) những nội dung thích hợp: (0,5 điểm) 1. Khối khí hình thành trên các vùng vĩ độ thấp và có nhiệt độ tương đối cao là khối khí 2. Khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương và có độ ẩm V. Ghép ý ở cột A với ý của cột B cho đúng với các nguyên nhân hình thành các hiện tượng Địa lí sau: (1.0 điểm) A (Các hiện tượng ) B (Nguyên nhân hình thành) 1. Nhiệt độ không khí 2. Gió. 3. Khí áp. 4. Mây, mưa a. Không khí trên cao bị hóa lạnh, hơi nước ngưng tụ dần b. Sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất. c. Sự chênh lệch khí áp giữa các khu vực trên Trái Đất. d. Mặt đất hấp thụ nhiệt mặt trời rồi bức xạ vào không khí. Ghép ý đúng: 1 ; 2 ; 3 ; 4 B. Phần tự luận: (7,0 điểm) 1. Trình bày sự thay đổi nhiệt độ không khí theo độ cao.(1,0 điểm) Áp dụng: Hãy tính nhiệt độ không khí ở các độ cao sau: 500 met, 3000 met khi biết nhiệt độ không khí ở 0 met là: 25 o c? (1,0đ) 2. Kể tên các đới khí hậu chính trên Trái đất. Nơi em đang sống thuộc đới khí hậu nào? Nêu vị trí đặc điểm của đới khí hậu mà em đang sống (2,0đ) 3. Dựa vào hình vẽ dưới đây hãy cho biết phạm vi hoạt động và hướng của Tín Phong và gió Tây ôn đới? HƯỚNG DẪN CHẤM. A.Trắc nghiệm :( 3,0 đ) I. Mỗi câu đúng ghi 0,25đ : 1. a 2. c II. Mỗi câu đúng ghi 0,25đ : 3. d 4.b III: Điền đúng mỗi câu ghi 0,25đ: 1: S 2: Đ IV: Điền đúng mỗi vị trí 0,25đ 1 : nóng 2 : độ ẩm lớn V: Ghép đúng nguyên nhân hình thành của mỗi hiện tượng ghi 0,25đ. 1.d 2.c 3.b 4.a B. Tự luận: ( 7,0đ) Câu 1. - Trình bày đúng sự thay đổi nhiệt độ không khí theo độ cao ghi 1,0đ - Áp dụng tính đúng mỗi địa điểm ghi 0,5đ Câu 2 : - Kể tên được 3 đới khí hậu chính ghí 0,75đ - Nêu được tên đới nóng ghi 0,25đ - Nêu đúng vị trí đới nóng ghi 0,25đ - Nêu đúng đặc điểm khí hậu đới nóng ghi 0,75đ. Câu 3 : - Nêu đúng phạm vi hoạt động của mỗi loại gió ghi 0,5đ - Xác định đúng hướng gió ở cả hai bán cầu của mỗi loại gió ghi 1,0đ. . trường tiêu thụ rộng lớn. c. Tuổi thọ trung bình thấp, dân thành thị ít. d. Lao động có trình độ KH -KT khá đông. 3/ Điền Đ vào ô vuông trước ý đúng, S vào ô vuông trước ý sai trong các ý dưới đây