Phần lý thuyết Âm thanh và tiếng ồn ( chương 1, chương 6) 1) Phân biệt âm thanh và tiếng ồn. Các đại lượng đặc trưng của sóng âm : bước sóng, tần số, vận tốc truyền âm. Mối quan hệ của chúng. Giá trị vận tốc âm trong không khí. Quan hệ giữa bước sóng và kích thước bề mặt phản xạ âm thanh. 2) Mức âm và đơn vị dB. Mức âm hiệu chỉnh và đơn vị dB,A. Mức âm tương đương. Lấy ví dụ về một số giá trị về mức âm thường gặp trong đời sống: ngưỡng nghe, ngưỡng đau tai, tiếng nói chuyện giao tiếp bình thường, mức ồn của đường giao thông… 3) Đặc điểm cảm thụ âm thanh của tai. Phân biệt các đơn vị dB, dBA, phon. 4) Các loại tiếng ồn. Tiếng ồn ổn định và tiếng ồn không ổn định. Tiếng ồn không khí và tiếng ồn va chạm. Tiếng ồn trong nhà, ngoài nhà. 5) Đặc điểm tiếng ồn giao thông đường bộ: theo thời gian tác động, theo đặc điểm nguồn ồn, mức độ ảnh hưởng tới khu dân cư, các yếu tố ảnh hưởng đến tiếng ồn dòng xe, vị trí đánh giá mức ồn, đại lượng đánh giá. 6) Ảnh hưởng của tiếng ồn tới con người. Giới hạn mức ồn cho phép trong các không gian: ngoài nhà, không gian trong nhà, trong xưởng SX. Các đại lượng NR và LAtđ.
Câu hỏi ôn tập môn Âm học kiến trúc cho các lớp 51 KĐ. Tài liệu: 1) Âm học kiến trúc . tác giả Phạm Đức Nguyên. 2) Trang web : squ1.com Phần lý thuyết Âm thanh và tiếng ồn ( chương 1, chương 6) 1) Phân biệt âm thanh và tiếng ồn. Các đại lượng đặc trưng của sóng âm : bước sóng, tần số, vận tốc truyền âm. Mối quan hệ của chúng. Giá trị vận tốc âm trong không khí. Quan hệ giữa bước sóng và kích thước bề mặt phản xạ âm thanh. 2) Mức âm và đơn vị dB. Mức âm hiệu chỉnh và đơn vị dB,A. Mức âm tương đương. Lấy ví dụ về một số giá trị về mức âm thường gặp trong đời sống: ngưỡng nghe, ngưỡng đau tai, tiếng nói chuyện giao tiếp bình thường, mức ồn của đường giao thông… 3) Đặc điểm cảm thụ âm thanh của tai. Phân biệt các đơn vị dB, dBA, phon. 4) Các loại tiếng ồn. Tiếng ồn ổn định và tiếng ồn không ổn định. Tiếng ồn không khí và tiếng ồn va chạm. Tiếng ồn trong nhà, ngoài nhà. 5) Đặc điểm tiếng ồn giao thông đường bộ: theo thời gian tác động, theo đặc điểm nguồn ồn, mức độ ảnh hưởng tới khu dân cư, các yếu tố ảnh hưởng đến tiếng ồn dòng xe, vị trí đánh giá mức ồn, đại lượng đánh giá. 6) Ảnh hưởng của tiếng ồn tới con người. Giới hạn mức ồn cho phép trong các không gian: ngoài nhà, không gian trong nhà, trong xưởng SX. Các đại lượng NR và L Atđ . Âm học phòng ( xem chương 2, chương 3, chương 4,) 1) Cấu tạo, nguyên lý và đặc điểm hút âm của các vật liệu và kết cấu. Các hiện tượng: hút âm và phản xạ, tính chất hút âm và phản xạ âm của vật liệu và kc. Hệ số hút âm, lượng hút âm tương đương, lượng hút âm của phòng khi có thính giả với các mức chứa khác nhau. 2) Yêu cầu âm học chung đối với các phòng thính giả (phân bố năng lượng âm, thời gian vang, các hiện tượng cần tránh, mức độ khuếch tán, tiếng ồn …). Yêu cầu âm học đối với phòng thính giả đã được phân công thiết kế. Sự khác biệt về yêu cầu âm học trong phòng nghe tiếng nói và nghe nhạc. 3) Nguyên lý âm hình học, điều kiện áp dụng và các ứng dụng của nguyên lý này khi thiết kế âm học phòng (chọn hình dạng mặt bằng, mặt cắt, thiết kế các mặt phản xạ âm thanh, phát hiện hội tụ âm, kiểm tra và xử lý tiếng dội…). Vẽ hình. 4) Thời gian âm vang của phòng. Công thức Sabine và ct. Eyring. Phân biệt thời gian âm vang và thời gian âm vang tốt nhất. 5) Các hiện tượng cần tránh khi thiết kế nội thất âm học phòng thính giả. Phân biệt tiếng dội và âm vang. 6) Độ rõ. Yêu cầu, phương pháp đánh giá, các biện pháp thiết kế nâng cao độ rõ. 7) Trường âm khuếch tán: khái niệm, ý nghĩa vật lý và ảnh hưởng đối với sự cảm thụ âm thanh. Nguyên lý và các biện pháp tạo khuếch tán. Truyền âm và cách âm ( chương 1, 6, 7) 1) Lan truyền âm thanh trong trường âm lý tưởng, tự do : tính độ suy giảm mức âm đối với nguồn điểm và nguồn đường. 2) Tính toán độ suy giảm mức âm khi tiếng ồn giao thông lan truyền trên địa hình bằng phẳng, địa hình có các dải cây xanh chống ồn, địa hình có vật chắn âm. 3) Các biện pháp chống tiếng ồn trong đô thị và trong công trình. 4) Phân biệt các khái niệm hút âm và cách âm, âm không khí và âm va chạm. Lan truyền tiếng ồn không khí và tiếng ồn va chạm qua kết cấu, các đường truyền âm trực tiếp và gián tiếp. 5) Các đại lượng dùng trong nghiên cứu cách âm: hệ số truyền âm, khả năng CAKK, mức âm va chạm chuẩn, các chỉ số CK,CV. (cần phân biệt đại lượng nào đặc trưng cho tính chất, khả năng CA; đại lượng nào dùng để đánh giá chất lượng tiêu chuẩn CA). 6) Định luật khối lượng và hiện tượng trùng sóng trong cách âm không khí. 7) Các biện pháp nâng cao CAKK của kết cấu. 8) Phương pháp tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cách âm. Tiêu chuẩn chỉ số cách âm không khí và va chạm của kết phân cách nhà dân dụng (TCXDVN 277:2002). 9) Các loại sàn cách âm. Bài tập 1) Phép tính âm học cơ bản thứ nhất : bài toán áp dụng công thức tính độ suy giảm mức âm do khoảng cách, do cây xanh: tính hiệu quả giảm mức ồn hoặc tính khoảng cách tối thiểu để đảm bảo mức ồn giới hạn cho phép. 2) Phép tính âm học cơ bản thứ hai: tính mức âm tổng hợp do nhiều nguồn bằng phép tính cộng năng lượng ( không sử dụng “phép cộng dồn”). 3) Áp dụng công thức Sabine - để tính lượng hút âm của phòng với các mức chứa khác nhau hoặc thời gian âm vang của phòng với các phương án về lượng hút âm khác nhau. Chú ý các diện tích bị che lấp thì không tham gia hút âm). - để chứng minh biểu thức tính hệ số hút âm của vật liệu hút âm trong phòng vang (thể tích phòng đã biết) khi đo thời gian âm vang trước khi và sau khi đặt mẫu vật liệu trong phòng (xem công thức 3.3 chương 3, mục 3.1.2.2). 4) Áp dụng nguyên lý âm hình học vẽ các tia âm phản xạ. Chú ý điều kiện áp dụng nguyên lý này. 5) Dựng đường đặc tính tần số khả năng CAKK của kết cấu một lớp đồng chất và đánh giá chất lượng cách âm của nó (tìm chỉ số CK và so sánh với CK trong tiêu chuẩn). 6) Tính khả năng CAKK trung bình của kết cấu một lớp nhiều mảng vật liệu khi biết khả năng CAKK của mỗi mảng. Tìm tỷ lệ năng lượng âm truyền qua kết cấu. 7) Các bài toán nhỏ ứng dụng các công thức định nghĩa về mức âm, cường độ âm, thời gian âm vang, lượng hút âm tương đương, hệ số truyền âm và khả năng cách âm không khí, định luật khối lượng trong CAKK… Tháng Sáu, 2009. Giảng viên phụ trách môn học. TS.KTS. Nguyễn Thị Thu Hòa. nguyenhoavlkt@gmai.com 0936 154 909. . đại lượng đánh giá. 6) Ảnh hưởng của tiếng ồn tới con người. Giới hạn mức ồn cho phép trong các không gian: ngoài nhà, không gian trong nhà, trong xưởng SX. Các đại lượng NR và L Atđ . Âm học. tham gia hút âm). - để chứng minh biểu thức tính hệ số hút âm của vật liệu hút âm trong phòng vang (thể tích phòng đã biết) khi đo thời gian âm vang trước khi và sau khi đặt mẫu vật liệu trong. Câu hỏi ôn tập môn Âm học kiến trúc cho các lớp 51 KĐ. Tài liệu: 1) Âm học kiến trúc . tác giả Phạm Đức Nguyên. 2) Trang web : squ1.com Phần lý thuyết