giải pháp can thiệp

11 2.2K 0
giải pháp can thiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG MÔN: KINH TẾ CÔNG CỘNG ĐỀ TÀI: giải pháp can thiệp của chính phủ về vấn đề ngoại ứng tiêu cực. Giảng viên hướng dẫn: Danh sách sinh viên: Lớp: Hà Nội - 2014 I. LÝ THUYẾT 1. Khái niệm 2. Đặc điểm 3. Phân loại II. VE-DAN XẢ CHẤT THẢI RA SÔNG THỊ VẢI 1. Giới thiệu công ty Ve-dan 2. Hành vi xả chất thải ra sông Thị Vải của Ve-Dan 3. Xử phạt Ve-dan III. NGOẠI ỨNG TIÊU CỰC MÀ CÔNG TY VE-DAN GÂY RA IV. NGUYÊN NHÂN GÂY RA HẬU QUẢ VÀ BIỂU HIỆN CỦA HAI BÊN VE-DAN VÀ BÊN XỬ PHẠT: 1. Nguyên nhân chủ quan 2. Nguyên nhân khách quan 3. Cách thức hành động của 2 bên V. GIẢI PHÁP 1. Các giải pháp đối với riêng công ty Ve-dan 2. Giải pháp để tránh các trường hợp tương tự như Ve-dan KẾT LUẬN I. KHÁI NIỆM 1. Ngoại ứng là gì? - Khi hành động của một đối tượng ( cá nhân hay hãng sản xuất ) tác động trực tiếp đến phúc lợi của một đối tượng khác, nhưng những ảnh hưởng đó lại không được phản ánh trong giá cả thị trường thì ảnh hưởng đó được gọi là các ngoại ứng. 2.Phân loại - Ngoại ứng gồm có 2 loại là ngoại ứng tích cực ( khi tác động là có lợi ), ngoại ứng tiêu cực ( khi tác động là có hại ). Ví dụ : + Ngoại ứng tiêu cực: mưa axít, hiệu ứng nhà kính, khói xả từ phương tiện giao thông và nhà máy,… + Ngoại ứng tích cực: nghiên cứu và phát triển, cải tạo vệ sinh, trồng cây gây rừng,… 3. Đặc điểm - Chúng có thể di cả hoạt động sản xuất lẫn tiêu dùng gây ra - Ngoại ứng tiêu cực và ngoại ứng tích cực chỉ là tương đối, phụ thuộc vào đối tượng chịu tác động - Tất cả các ngoại ứng đều phi hiệu quả, nếu xét dưới quan điểm xã hội. Tuy nhiên chúng ta sẽ nghiên cứu kĩ hơn về ngoại ứng tiêu cực trong thực tế điển hình là việc xả chất thải ra sông Thị Vải của công ty VEDAN. II. VE-DAN XẢ CHẤT THẢI RA SÔNG THỊ VẢI: 1. Giới thiệu công ty Ve-dan: - Công ty Vedan có trụ sở đặt tại xã Phước Thái (Long Thành - Đồng Nai), hoạt động theo Giấy phép đầu tư số 171 A/GP ngày 1/8/1991 của Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) trên diện tích 120 ha nằm liền kề với sông Thị Vải, với tổng số cán bộ - công nhân viên là 2.393 người. - Công ty Vedan đi vào hoạt động chính thức từ năm 1993 trong các lĩnh vực sản xuất: Bột ngọt, Lysine, tinh bột, nước đường, xút (NaOH), axít (HCl), thức ăn chăn nuôi, phân bón và một số sản phẩm công nghệ sinh học. - Sử dụng nước cấp trung bình từ 20.000 - 25.000 m3/ngày và nước làm mát lấy từ sông Thị Vải khoảng 40.000 m3/ngày. - Tổng vốn đầu tư đến 2010 là 460.724.000 USD - Doanh thu từ năm 1994 - 2007 là 2.265.498.382 USD (khoảng 151 triệu USD/năm) - Lợi nhuận trước thuế từ năm 1994 - 2007 là 169.794.312 USD (khoảng 11,3 triệu USD/năm) - Lợi nhuận sau thuế từ năm 1994 - 2007 là 144.803.132 USD (khoảng 9,6 triệu USD/năm) - Số thuế đã nộp từ năm 1994 - 2007 là 133.151.086 USD (khoảng 8,9 triệu USD/năm) - Lương bình quân đầu người là 2.167.307 đồng/tháng. Nguồn: http://vea.gov.vn/ 2. Hành vi xả chất thải ra sông Thị Vải của Ve-Dan: - Năm 1994, ngay sau khi đi vào hoạt động chính thức (vào thời điểm đó trên lưu vực sông Thị Vải có rất ít cơ sở công nghiệp hoạt động), Công ty Vedan đã thải chất thải gây ô nhiễm môi trường sông Thị Vải làm thủy sản chết hàng loạt. - Năm 1995, Công ty Vedan đã đồng ý đền bù với danh nghĩa là hỗ trợ ngư dân chuyển đổi sản xuất với số tiền 15 tỷ đồng cho 3 tỉnh/TP: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP HCM. - Trong điều kiện xả thải bình thường trước khi phát hiện vụ việc xảy ra (9/2008), lưu lượng nước thải của Công ty Vedan trung bình khoảng 5.000 - 5.800 m3/ngày, đã được xử lý tại 3 hệ thống xử lý nước thải (XLNT) của Công ty. - Đặc biệt nghiêm trọng, Công ty đã bơm xả trực tiếp dịch thải sau lên men bột ngọt Lysin và từ bể chứa bán âm dung tích 6.000 - 7.000 m3 và bồn chứa 15.000 m3 theo hệ thống đường ống (có đoạn chôn ngầm, có đoạn đi trên bề mặt đất) ra cầu cảng số 2, theo phát hiện của Đoàn Thanh tra và Cục Cảnh sát môi trường vào lúc 17h30 ngày 6/9/2008. - Tổng lượng dịch thải sau lên men được Công ty xả lén ra sông Thị Vải theo kết luận của Đoàn Thanh tra năm 2008 là 105.600 m3/tháng, tương đương 3.520 m3/ngày với nồng độ các chất ô nhiễm rất cao: pH = 4,9; Độ màu = 610.000 Pt-Co; BOD5 = 549.000 mg/l; COD = 705.000 mg/l; TSS = 156.700 mg/l; N-NH4+ = 11.800 mg/l; Tổng N = 22.100 mg/l; Tổng P = 705 mg/l. - Ngày 19 tháng 9, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố kết quả điều tra 10 sai phạm của Vedan, bao gồm: • Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với nhà máy sản xuất tinh bột biến tính của công ty. • Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà máy sản xuất bột ngọt và lysin của công ty. • Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà máy khác của công ty. • Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu thông tin về môi trường theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. • Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với trại chăn nuôi heo. • Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất phân xưởng sản xuất xút- axit từ 3.116 tấn/tháng lên 6.600 tấn/tháng. • Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất các nhà máy bột ngọt từ 5.000 tấn/tháng lên 15.000 tấn/tháng, tinh bột biến tính từ 2.000 tấn/tháng lên 4.000 tấn/tháng, lysin từ 1.200 tấn/tháng lên 1.400 tấn/ tháng, bột gia vị cao cấp 20 tấn/tháng, PGA 700 tấn/năm, phân Vedagro 70.000 tấn/năm (rắn), 280.000 tấn/năm (lỏng). • Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn chế môi trường. • Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường. • Công ty xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép. Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/ 3. Xử phạt Ve-dan: - Ngày 6 tháng 10, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên Môi trường ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với Vedan với tổng số tiền phạt là 267,5 triệu đồng, buộc truy nộp phí bảo vệ môi trường hơn 127 tỉ đồng. - Xử phạt vi phạm hành chính: phạt tiền với tổng số tiền phạt 267.500.000 đồng với các hành vi sau: • Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép ở Nhà máy sản xuất tinh bột:: 33 triệu đồng. • Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép ở Nhà máy sản xuất Bột ngọt và Lysine: 23 triệu đồng • Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép ở các nhà máy khác: 23 triệu đồng • Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên quan khác cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: 3 triệu đồng. • Hành vi thải mùi hôi thối trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn chế ô nhiễm môi trường: 500 ngàn đồng • Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định: 10 triệu đồng • Xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép: 6 triệu đồng • Xả nước thải (dịch thải lỏng sau lên men bột ngọt có các thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần: 33 triệu đồng • Xả nước thải (dịch thải lỏng sau lên men Lysin có các thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần: 33 triệu đồng • Xả nước thải bùn vượt tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở lên: 33 triệu đồng • Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần ở trại chăn nuôi heo và: 20 triệu đồng • Không nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp: 50 triệu đồng Nguồn: http://www.tnmtbacgiang.gov.vn/ III. NGOẠI ỨNG TIÊU CỰC MÀ CÔNG TY VE-DAN GÂY RA 1. Ngoại ứng tiêu cực đối với môi trường: Kết quả tính toán lan truyền ô nhiễm bằng mô hình MIKE 21: Kết quả tính toán lan truyền ô nhiễm từ việc xả thải của Công ty Vedan đối với sông Thị Vải (sử dụng phần mềm MIKE 21) cho thấy: Phạm vi ảnh hưởng đối với dòng chính sông Thị Vải khoảng 25 km, trong đó có khoảng 12 km bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng (Công ty Vedan cũng đã thừa nhận vấn đề này tại cuộc họp ngày 11/12/2009 tại Tổng cục Môi trường); Phạm vi ảnh hưởng còn mở rộng vào các kênh rạch nhỏ, các khu vực nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Sơ đồ 1: Kết quả tính toán lan truyền ô nhiễm bằng mô hình MIKE 21 Kết quả quan trắc chất lượng nước: Kết quả quan trắc từ nhiều chương trình quan trắc khác nhau của Tổng cục Môi trường và của các địa phương giai đoạn 1999 - 2008 cho thấy: Toàn bộ chiều dài dòng chính sông Thị Vải khoảng 31,5 km đều bị ô nhiễm với các mức độ khác nhau, trong đó có khoảng 12 - 15 km đoạn ngang qua khu vực Công ty Vedan bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng; Phạm vi ảnh hưởng ô nhiễm còn lan rộng sang phía sông Gò Gia, sông Bà Giỏi và các chi lưu khác của sông Thị Vải. Ngoài các chương trình lấy mẫu và quan trắc điểm cố định trên lưu vực sông Thị Vải, còn có các đợt khảo sát đo nhanh liên tục diễn biến chất lượng nước dọc theo sông Thị Vải do Tổng cục Môi trường phối hợp với Viện Hóa học và Viện Môi trường và Tài nguyên thực hiện. Đến nay đã có 8 đợt đo nhanh vào các thời điểm: tháng 8/1996; 3/1997; 12/1997; 10/1998; 5/2006; 8/2008; 3/2009 và tháng 11/2009. Dưới đây là kết quả đo nhanh thông số DO dọc sông Thị Vải từ thượng nguồn ra đến hợp lưu sông Thị Vải - Gò Gia - Cái Mép từ năm 1996 đến nay (Sơ đồ 2). Sơ đồ 2: Sự biến thiên của DO theo quãng đường đo trên sông Thị Vải tương ứng với các lần đo tháng 8/1996, 3/1997, 10/1998, 5/2006, 8/2008, 3/2009 và 11/2009 Từ kết quả đo nhanh như sơ đồ 2 cho thấy, ngay từ năm 1996 (sau 3 năm kể từ khi Công ty Vedan đi vào hoạt động), nước sông Thị Vải đã bị ô nhiễm đáng kể (Có khoảng 8km tuyến sông này có DO < 2 mg/l). Năm 1997 có khoảng 25 km tuyến sông này có DO dưới 1 mg/l. Mức độ ô nhiễm càng lúc càng tăng dần và đạt tới cực điểm vào tháng 8/2008 (thời điểm Thanh tra Tổng cục Môi trường phát hiện được hành vi gây ô nhiễm của Công ty Vedan). Kể từ tháng 3/2009 đến nay, chất lượng nước sông Thị Vải nhìn chung đã được cải thiện rõ rệt: trên suốt chiều dài dòng chính của sông Thị Vải khoảng 27 km, nồng độ DO đã tăng vọt lên mức từ 4,5 mg/l trở lên. Riêng chỉ có đoạn đầu của sông Thị Vải tiếp nối với rạch Bà Ký khoảng 3km, nồng độ DO vẫn còn ở mức khá thấp (dưới 2 mg/l) do ảnh hưởng của nước thải từ các KCN ở Nhơn Trạch đổ ra. Tuy nhiên, dòng chính sông Thị Vải từ chỗ hợp lưu suối Cả - rạch Bà Ký ra đến cửa sông không còn bị ô nhiễm hữu cơ (DO > 4,5 mg/l). 2. Ngoại ứng tiêu cực đối với sức khỏe con người: Hành đọng xả nước thải chưa qua xử lý của Vedan đã bỏ qua đạo đức kinh doanh, đã kiếm lời trên sức khỏe của người dân, chà đạp lên lợi ích của cộng đồng, gây hại cho cộng đồng. Nghịch lý là ở chỗ, cộng đồng lại chính là cái nôi nuôi sống Vedan là nguồn cung cấp nguyên liệu và là người tiêu dùng sản phẩm của họ, người dân ở đây là lao động của họ Bằng chứng: Theo các nhà khoa học thì với sản phẩm là bột ngọt, tinh bột, nước đường, xút (NaOH), axit (HCl), phân bón… thì chất thải độc hại nhất, đáng sợ nhất mà Vedan thải ra chính là CYANURE. Theo khoa học chứng minh Cyanure là một trong các chất độc có tác dụng nhanh nhất và dễ gây chết người nhất. Hít cyanure có thể gây tử vong trong vòng vài phút. cyanua là một hợp chất hoá học có độc tính xếp trong Bảng A. Một liều nhỏ vài mg có thể giết chết một người lớn. Bình thường, cyanua tồn tại ở dạng tinh thể muối. Nhưng tính chất nguy hiểm, khiến nó được đánh giá ở mức độ 8/10, là do tính dễ hòa tan trong nước. Đây là một hoá chất cấm sử dụng nhưng đang được dùng tràn lan làm chất tẩy rửa, trong đó có ngành công nghiệp chế biến. Một biến thể của nó là Kali Cyanua gây độc bằng cách ngăn chặn sự trao đổi chất của tế bào khi nó tạo liên kết hóa học với các heme trong máu (như hemoglobin), làm cho các tế bào không lấy được Oxy và bị hủy hoại. Theo tiêu chuẩn Việt Nam, giới hạn hàm lượng loại chất cực độc này có trong nước thải sau xử lý phải nhỏ hơn 0,1 mg/lít khi những nghiên cứu khoa học cho thấy, cyanua có thể là tác nhân gây đột biến gen như chất độc da cam/diôxin. Đó chính là chất cực độc mà Vedan đã thải ra môi trường Việt Nam trong nhiều năm qua. Những kết quả điều tra cho thấy có những mẫu nước thải mà Vedan đầu độc dòng Thị Vải có chứa hàm lượng chất cyanua vượt tiêu chuẩn tới 76 lần. Các chất ô nhiễm khác như BOD (ảnh hưởng tới nhu cầu oxy sinh học), COD (nhu cầu oxy hóa học), amoniac… đều vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần. Riêng đối với tiêu chuẩn về vi sinh vật gây bệnh, các chất độc mà Vedan thải ra, đã vượt tiêu chuẩn thậm chí đến 1.460 lần. Hình ảnh đáng sợ nhất tại dòng sông Thị Vải, dài chỉ 78km, là suốt 15km đi qua Vedan, đến ngay cả rong rêu cũng không sống được. Hệ thực vật bên sống biến đổi một cách khác thường. Và dòng nước ngầm ở độ sâu 50m dưới sông Thị Vải chứa quá nhiều thành phần vượt mức cho phép để có thể dùng làm nước sinh hoạt. Cục phó Cục Tài nguyên nước, ông Lê Bắc Huỳnh có lần đã phát biểu đầy chua chát: Thị Vải đã trở thành dòng sông chết. Ô nhiễm nhất trong toàn bộ lưu vực đó là sông Thị Vải, trong đó có một đoạn sông dài trên 10 km gọi là “dòng sông chết”. Đây là đoạn sông từ sau khu vực hợp lưu Suối Cả - sông Thị Vải khoảng 2 km đến khu công nghiệp Mỹ Xuân. Tại đây, nước bị ô nhiễm hữu cơ trầm trọng, có màu nâu đen và bốc mùi hôi thối cả ngày lẫn đêm, cả khi thủy triều. Theo kết quả khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường, giá trị DO ở đây thường xuyên dưới 0,5 mg/l, có nơi chỉ 0,04 mg/l. Với giá trị DO gần như bằng 0 như vậy, các loài sinh vật hầu như không còn khả năng sinh sống, các nhà khoa học đã gọi đoạn sông này là “đặc sệt sự chết!”. Theo tính toán sơ bộ của các nhà chuyên môn, với tổng lượng nước thải hàng ngày vào khoảng hơn 4.000 m3 của một công ty sản xuất tầm cỡ như Vedan, nếu “không thèm” xử lý một ngày, có thể bỏ túi hàng trăm triệu đồng. Đó là sai phạm cả về đạo lý, có thể coi là tội ác trong kinh doanh. Bởi lẽ, một vụ giết người, có thể gây ra cái chết của một người, hai người…và thủ phạm dưới bàn tay nghiệp vụ của cơ quan điều tra, có thể điểm mặt chỉ tên. Nhưng sự ô nhiễm trầm trọng dẫn đến cái chết của một dòng sông làm tổn hại sức khoẻ, thẩm thấu và di truyền bệnh tật cho biết bao con người, bao thế hệ của cả một vùng đất, chưa ai có thể thống kê và hình dung hết được, Hành động của Vedan là hành động kiếm lời trên sức khỏe của người dân. Hàng chục ngàn nông dân khốn khổ. Và không ít những con người tật bệnh trong một môi trường đến giấc mơ cũng có mùi của cyanua. 3. Ngoại ứng tiêu cực đối với kinh tế của xã hội: Ngoài gây ra những thiệt hại về môi trường và sức khỏe con người, ngoại ứng tiêu cực do Vedan gây ra còn mang lại một thiệt hại vô cùng lớn về mặt kinh tế. Người dân Ngô Thanh Phong, người nuôi tôm ở Phước An, Long Thành cho biết: "Ở đây chả ai lưu bất cứ giấy tờ gì liên quan đến mua bán tôm cả. Giờ có được đền bù cũng chả chứng minh được mình đã mua vào bao nhiêu, lúc chết thiệt hại thế nào". Những gì Phong nói minh chứng cho thực trạng phổ biến hiện nay của người dân nuôi chồng thủy sản ở khu vực Long Thành. Họ hoàn toàn không lưu giữ bất cứ thông tin, giấy tờ nào liên quan đến việc làm ăn của mình và chỉ đến khi gặp chuyện mới chẳng biết đường nào mà đền bù. Trên thực tế, Phong cùng 2 anh em họ đã đầu tư 4 đầm tôm. Trong năm 2007, chỉ vì một sơ xuất trong việc cho nước vào đầm đã khiến 3 đầm tôm chết trắng. Tí, một chủ đầm tôm gần đó không chịu bó tay khi gặp hoàn cảnh như anh Phong. Anh tiếp tục làm sạch đầm, đợi gần nửa năm rồi tiếp tục thả tôm giống. Tôm sống được hai tháng thì tiếp tục nổi trắng đầm. Lần này thì toàn bộ vốn liếng của Tí ra đi, tính sơ sơ tiền giống đã lên đến gần 100 triệu. Theo Tí, không thể đếm hết số đầm tôm hiện đang bỏ hoang ở Phước An hiện nay vì có quá nhiều. Thiệt hại chung thì cứ cưa đầu người ra mỗi đầm 30 triệu thì cũng đã ra con số hàng gần tỉ. Đó là chưa tính công sức, tiền thức ăn, sức khỏe người dân bị ảnh hưởng. Nhưng Tí cũng phải thừa nhận, khu Phước An cách Vedan khá xa mà nước còn bị ảnh hưởng như vậy thì quanh khu công nghiệp làm gì có loại cá gì sống cho nổi. Hình cảnh: Tôm bị trơ sương do nước sông thị vải Các đầm cá cũng phải hứng chịu một thảm cảnh tương tự IV. NGUYÊN NHÂN GÂY RA HẬU QUẢ VÀ BIỂU HIỆN CỦA HAI BÊN VE-DAN VÀ BÊN XỬ PHẠT: . động của 2 bên V. GIẢI PHÁP 1. Các giải pháp đối với riêng công ty Ve-dan 2. Giải pháp để tránh các trường hợp tương tự như Ve-dan KẾT LUẬN I. KHÁI NIỆM 1. Ngoại ứng là gì? - Khi hành động của. HỌC VIỆN NGÂN HÀNG MÔN: KINH TẾ CÔNG CỘNG ĐỀ TÀI: giải pháp can thiệp của chính phủ về vấn đề ngoại ứng tiêu cực. Giảng viên hướng dẫn: Danh sách sinh viên: Lớp:. người: Hành đọng xả nước thải chưa qua xử lý của Vedan đã bỏ qua đạo đức kinh doanh, đã kiếm lời trên sức khỏe của người dân, chà đạp lên lợi ích của cộng đồng, gây hại cho cộng đồng. Nghịch

Ngày đăng: 24/06/2015, 23:17

Mục lục

    Danh sách sinh viên:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan