KIỂM TRA 15 PHÚT Môn vật lí 6 Gv: Phan Hải Quân Họ và tên: Lớp: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời em chọn. 1. Khi đưa nhiệt độ từ 30 o C xuống 5 o C, thanh đồng sẽ: a. Thanh đồng sẽ co lại. b. Thanh đồng sẽ giãn nở ra. c. Thanh đồng sẽ giảm thể tích. d. a và c đúng. 2. Đường kính của quả cầu đặc kim loại sẽ thay đổi như thế nào khi nhiệt độ thay đổi? Chọn câu trả lời đúng nhất a. Tăng lên. b. Giảm đi. c. Không thay đổi. d. Tăng lên hoặc giảm đi. 3. Tại sao khi lắp khâu vào cán dao, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra? a. Vì chu vi khâu lớn hơn chu vi cán dao. b. Vì chu vi khâu nhỏ hơn chu vi cán dao. c. Vì khâu co dãn vì nhiệt. d. Vì một lí do khác. 4. Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật rắn tăng vì: a. Khối lượng của vật tăng. b. Thể tích của vật tăng. c. Thể tích của vật giảm. d. Khối lượng của vật tăng đồng thời thể tích của vật giảm. 5. Trong các cách sắp xếp các chất rắn nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách nào đúng? a. Nhôm, đồng, sắt. b. Sắt, đồng, nhôm. c. Sắt, nhôm, đồng. d. Đồng , nhôm, sắt. 6. Khi mở một lọ thủy tinh có nút thủy tinh bị kẹt, ta phải dùng cách nào sau đây? a. Hơ nóng nút. b. Hơ nóng cổ lọ. c. Hơ nóng cả nút và cổ lọ. d. Hơ nóng đáy lọ. 7. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng? a. Khối lượng của chất lỏng tăng. b. Trọng lượng của chất lỏng tăng. c. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng. d. Cả 3 câu trên đều sai. 8. Ở nhiệt độ 4 o C một lượng nước xác định sẽ có: a. Trọng lượng lớn nhất. b. Trọng lượng nhỏ nhất. c. Trọng lượng riêng lớn nhất. d. Trọng lượng riêng nhỏ nhất. 9. Phát biểu nào sau đây không đúng? a. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. b. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. c. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. d. Khi nung nóng khí thì khối lượng riêng của chất khí giảm. 10.Tại sao chỗ tiếp nối của 2 thanh ray đường sắt lại có một khe hở? a. Vì không thể hàn 2 thanh ray lại được. b. Vì để vậy sẽ lắp các thanh ray dễ dàng hơn. c. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra. d. Vì chiều dài thanh ray không đủ. Điểm Nhận xét 11.Vì sao băng kép ở hình bên lại uốn lên phía trên khi bị nung nóng?Hãy chọn câu trả lời đúng nhất. a. Vì băng kép dãn nở vì nhiệt. b. Vì đồng và thép dãn nở vì nhiệt khác nhau. c. Vì đồng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn thép. d. Vì đồng dãn nở vì nhiệt ít hơn thép. 12.Câu nào sau đây nói về sự nóng chảy là không đúng? a. Mỗi chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định. b. Trong khi đang nóng chảy nhiệt độ tiếp tục tăng. c. Trong khi đang nóng chảy nhiệt độ không thay đổi. d. Khi đã bắt đầu nóng chảy, nếu không tiếp tục đun thì sự nóng chảy sẽ ngừng lại. 13.Trường hợp nào sau đây không liên quan đến sự đông đặc? a. Tạo thành mưa đá. b. Đúc tượng đồng. c. Làm kem que. d. Tạo thành sương mù. 14.Câu nào nói về nhiệt độ của băng phiến sau đây là đúng? a. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ tăng. b. Trong thời gian đông đặc nhiệt độ giảm. c. Chỉ trong thời gian đông đặc nhiệt độ mới không thay đổi. d. Cả trong thời gian nóng chảy và đông đặc nhiệt độ đều không thay đổi. 15. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? a. Nhiệt độ của chất lỏng. b. Lượng chất lỏng. c. Diện tích mặt thóang chất lỏng. d. Gió trên mặt thoáng chất lỏng. 16. Trường hợp nào sau đây không liên quan đến sự ngưng tụ? a. Sương đọng trên lá cây. b. Có thể nhìn thấy hơi thở vào những ngày trời lạnh. c. Những ngày nắng hạn nước trong ao hồ cạn dần. d. Hà hơi vào mặt gương thấy gương mờ đi. 17. Bên ngoài thành cốc đựng nuớc đá có nước vì: a. Nước trong cốc có thể thấm ra ngoài. b. Hơi nước trong không khí ngưng tụ gặp lạnh tạo thành nước. c. Nước trong cốc bay hơi ra bên ngòai. d. Nước trong không khí tụ trên thành cốc. 18. Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ nước bắt đầu sôi? a. Các bọt khí xuất hiên ở đáy bình. b. Các bọt khí nổi lên. c. Các bọt khí nổi lên càng to. d. Các bọt khí vỡ tung trên mặt thoáng chất lỏng. 19. Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của chất lỏng: a. Tăng dần lên. b. Giảm dần đi. c. Khi tăng khi giảm. d. Không thay đổi. 20. Nhiệt độ sôi của một chất lỏng phụ thuộc: a. Khối lượng chất lỏng. b. Thể tích chất lỏng. c. Áp suất trên mặt thoáng chất lỏng. d. Khối lượng riêng của chất lỏng. Thép Đồng g . KIỂM TRA 15 PHÚT Môn vật lí 6 Gv: Phan Hải Quân Họ và tên: Lớp: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả. độ mới không thay đổi. d. Cả trong thời gian nóng chảy và đông đặc nhiệt độ đều không thay đổi. 15. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? a. Nhiệt độ của chất