Bài tập 3 (Ngày nộp: Thứ Ba 26/9/2006)
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài tập 1 Niên khoá 2006-2007 Châu Văn Thành 1 9/11/2006 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Học kỳ Thu, 2006 KINH TẾ VĨ MÔ Bài tập 1 Ngày phát: 05/9/2006; Ngày nộp: 12/9/2006 Câu 1: Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích?: a. GDP và GNDI là một xét về ý nghĩa kinh tế. b. Đầu tư I là biến điểm (stock) còn trữ lượng vốn K là biến kỳ (flow, lưu lượng). c. GDP danh nghĩa được đo lường bởi sản lượng hiện hành và giá hiện hành, trong khi GDP thực được đo bởi giá của một năm cho trước nào đó. d. Theo phương pháp thu nhập, GDP bao gồm tiền lương, khoản thu nhập cho thuê, các khoản lãi, và lợi nhuận, cộng với thuế gián thu và khấu hao. e. Ch ỉ số khử lạm phát (GDP deflator) là một dạng chỉ số Paasche và CPI là dạng chỉ số Laspeyres. f. Định luật Okun thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa GDP danh nghĩa và tình trạng thất nghiệp. g. Giảm lạm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát là số âm. h. Tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế là 4% khi mà mức giá tăng từ 100 lên 104 lên 108 lên 112. i. Kết quả giao dịch hàng hoá và dị ch vụ được thể hiện trong tài khoản vãng lai (CA), kết quả giao dịch vốn thể hiện trong tài khoản vốn (KA hay CF) của cán cân thanh toán (BOP). j. Cân bằng cán cân thanh toán yêu cầu tình trạng cân bằng đồng thời của cả tài khoản vãng lai và tài khoản vốn. Câu 2: Từ ví dụ về mô hình về thị trường bánh mì ở trang 15, chương 1, sách Kinh tế vĩ mô, Mankiw-2V, ta có các phương trình: Q d = D(P b , Y) Q s = S(P b , P f ) Q d = Q s Xác định biến nội sinh và biến ngoại sinh của mô hình này và giải thích vì sao? Câu 3: Hai sinh viên A và B tranh luận: • Sinh viên A: Khi định nghĩa về đầu tư nội địa (I), do có chữ nội địa nên cần phải hiểu đầu tư này được tài trợ chủ yếu từ 2 nguồn trong nước, tiết kiệm của khu vực tư nhân và tiết kiệm của khu vực chính phủ. • Sinh viên B: Đầu tư nội địa (I) theo ý nghĩa kinh tế cần được hiểu là đầu tư này đượ c tài trợ từ 3 nguồn, tiết kiệm của khu vực tư nhân, tiết kiệm của khu vực chính phủ, và tiết kiệm của khu vực nước ngoài. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài tập 1 Niên khoá 2006-2007 Châu Văn Thành 2 9/11/2006 A hay B có câu trả lời đúng? Giải thích? Câu 4: Giả sử ta có các giao dịch sau đây của nền kinh tế Economy trong năm 2006: Thu nhập ròng của lao động từ nước ngoài = 500 Thu nhập ròng từ đầu tư với nước ngoài = -1000 Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sản xuất trong nước = 5000 Nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài = 6000 Các khoản chuyển nhượng ròng từ nước ngoài = 200 Tổng chi tiêu tiêu dùng của khu vực tư nhân và chính phủ = 8000 Tổng đầu tư trong nước = 4000 Hãy tính: a. Tổng sản phẩm quốc nội GDP và tổng thu nhập khả dụng quốc dân GNDI b. Cán cân vãng lai CA và cán cân thương mại TB (hay NX) c. Tổng tiết kiệm quốc nội và tổng tiết kiệm quốc dân d. Chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư e. Nếu dòng vốn đi ra là 2000 và dự trữ của ngân hàng nhà nước không đổi, thì dòng vốn vào là bao nhiêu? Câu 5: Trong mô hình cổ điển (giả sử nền kinh tế đóng) vì sao: a. Y = Y b. Và cách viết S = I(r) tương đương Y = C( Y - T ) + I(r) + G Câu 6: Trong mô hình cổ điển, giả sử chính phủ tăng thuế (T) và chi mua (G) những mức bằng nhau. Điều gì xảy ra với lãi suất (r) và đầu tư (I) trước sự thay đổi của ngân sách cân bằng này? Câu trả lời của bạn có phụ thuộc vào khuynh hướng tiêu dùng biên (MPC) không? Câu 7: Hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng: Y = F(K, L) = A.K α .L 1 – α . Kết quả phân tích của một sinh viên C như sau: Sản phẩm biên của lao động, MPL = αA.K α .L 1 - α = α.Y/L Sản phẩm biên của vốn, MPK = (1 – α).A.K α .L 1 - α = (1 – α).Y/K Kết quả này đúng hay sai? Giải thích? Câu 8: Phân biệt giữa ngắn hạn, dài hạn (một số tài liệu gọi là trung hạn), và rất dài hạn (một số tài liệu gọi là dài hạn) trong kinh tế học vĩ mô bằng cách sắp xếp một cách có hệ thống các cụm từ sau đây: • Là một giai đoạn thời gian thoả các điều kiện • Giá kết dính • Toàn dụng nguồn lực Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài tập 1 Niên khoá 2006-2007 Châu Văn Thành 3 9/11/2006 • Vốn, lao động và công nghệ cho trước • Giá linh hoạt • Gia tăng vốn, gia tăng lao động và tiến bộ công nghệ • Các nguồn lực chưa được sử dụng hết • Trong kinh tế học vĩ mô • Ngắn hạn • Dài hạn • Rất dài hạn Câu 9: (Câu hỏi này chỉ yêu cầu suy nghĩ trước, không cần phải làm) a. Sử dụng mô hình 4 khu vực cơ bản chỉ ra các tác động có thể có đối với nền kinh tế Việt Nam khi giá xăng dầu đột biến gia tăng? b. Sử dụng khung phân tích tương tự cho từng trường hợp chính phủ Việt Nam áp dụng chính sách gia tăng chi tiêu (G) với nguồn tài trợ chủ yếu từ: (1) phát hành trái phiếu, và (2) phát hành thêm tiền. . Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài tập 1 Niên khoá 2006-2007 Châu Văn Thành 1 9/11/2006 Chương trình Giảng dạy Kinh. vực nước ngoài. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài tập 1 Niên khoá 2006-2007 Châu Văn