ĐỊA LÝ 9 Bài 38: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Biết được các đảo và quần đảo lớn (tên, vị trí). - Phân tích được ý nghĩa kinh tế của biển, đảo đối với việc phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng. - Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo và phát triển tổng hợp kinh tế biển. - Biết Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài và vùng biển rộng, có nhiều điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển. Hiểu việc phát triển các ngành kinh tế biển phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường biển nhằm phát triển bền vững. - Nắm được đặc điểm của các ngành kinh tế biển: Đánh bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch. 2. Kĩ năng: - Xác định trên bản đồ vị trí, phạm vi vùng biển nước ta. Kể tên và xác định được trên bản đồ vị trí một số đảo và quần đảo lớn từ Bắc vào Nam Phân tích sơ đồ để nhận biết tiềm năng kinh tế biển đảo VN. - Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ/ bản đồ và bài viết về ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển, giao thông vận tải biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển- đảo. - Phân tích mối quan hệ giữa phát triển các ngành kinh tế biển với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo. - Làm chủ bản thân: Trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo. - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ , thảo luận , lắng nghe , phản hồi tích cực, hợp tác và làm việc nhóm cặp. - Tự nhận thức: Thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân và trình bày thông tin. 3. Thái độ: ĐỊA LÝ 9 - Có tình yêu quê hương đất nước thấy được sự cần thiết và mong muốn góp phần bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo của nước ta. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Một số tranh ảnh về biển. 2. Học sinh :- Sách giáo khoa. III. Tổ chức hoạt động dạy và học : 1. Kiểm tra bài cũ: không 2. Khởi động: Nước ta có một vùng biển rộng lớn thuộc biển Đông, trên đó có nhiều đảo và quần đảo. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, biển nước ta tạo cơ sở để phát triển kinh tế biển đa dạng. Bên cạnh đó biển cũng gây cho chúng ta không ít khó khăn. Làm thế nào để vừa phát triển tổng hợp kinh tế vừa bảo vệ được nguồn tài nguyên, môi trường biển – đảo. Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài học hôm nay. 3/ Kết nối: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản + Hoạt động 1: Biển và đảo Việt Nam ( GDMT) *Cặp đôi: - Quan sát lược đồ, kết hợp với nội dung sgk, hãy cho biết chiều dài đường bờ biển và diện tích vùng biển nước ta? - QS H 38.1 Cho biết vùng biển nước ta gồm những bộ phận nào ? Xác định trên sơ đồ giới hạn từng bộ phận của vùng biển ở nước ta? - Có những tỉnh và thành phố nào nằm giáp biển I. Biển và đảo Việt Nam. 1.Vùng biển nước ta - Bờ biển nước ta dài 3260km, rộng khoảng 1 triệu km 2 . - Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. - Cả nước có 28 (trong số 63) tỉnh và thành ĐỊA LÝ 9 - Học sinh tìm đọc và liên hệ với địa phương trong tỉnh. - Tìm và xác định các đảo và quần đảo lớn của vùng biển nước ta? + Đảo ven bờ (ví dụ). + Các đảo xa bờ (Ví dụ). - Thảo luận cặp 3’. Với kiến thức đã học cho biết ý nghĩa của biển, đảo đối với việc phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng? - Học sinh trình bày. - Gv chuẩn kiến thức. - Tài nguyên biển - Đảo nước ta có giá trị như thế nào trong sự phát triển kinh tế? (Khai thác khoáng sản, nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản. Phát triển du lịch biển-đảo. Giao thông vận tải đường biển). GV: với những giá trị kinh tế đó, chúng ta có những biện pháp nào để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo? Liên hệ, GDHS. + Hoạt động 2: Phát triển tổng hợp kinh tế biển * Nhóm: GV: Phát triển kinh tế tổng hợp là sự phát triển nhiều ngành, giữa các ngành có mối quan hệ chặt chẽ hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển, sự phát triển của 1 ngành không được kìm hãm hoặc gây thiệt hại cho các ngành khác. - Phát triển bền vững là phát triển lâu dài, phát triển hiện tại không làm tổn hại đến thế hệ mai sau phố giáp biển. 2. Các đảo và quần đảo. - Trong vùng biển nước ta có hơn 3000 đảo lớn nhỏ được chia thành đảo ven bờ và đảo xa bờ. +Các đảo lớn: Cát Bà, Cái Bầu, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quý, Phú Quốc, Thổ Chu. + Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. * Ý nghĩa: + Vùng biển nước ta có nhiều tiềm năng thuận lợi cho việc phát triển tổng hợp kinh tế biển. + Ý nghĩa về an ninh, quốc phòng. II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển. 1. Khai thác nuôi trồng và chế biến hải sản ĐỊA LÝ 9 phát triển phải gắn bó với việc bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên. - Học sinh quan sát sơ đồ 38.2 sgk, hãy : - Nêu tên các ngành kinh tế biển ở nước ta? Dựa vào và kiến thức đã học và sơ đồ H 38. 3 SGK trang 137. Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển những ngành kinh tế biển ớ nước ta. - Dựa vào nội dung sgk thảo luận theo bàn 4’ cho biết: ngành khai thác nuôi trồng và chế biến hải sản nước ta phát triển như thế nào? + Tiềm năng phát triển của ngành. + Một vài nét về sự phát triển của ngành. + Những hạn chế, phương hướng phát triển. - Vì sao phải ưu tiên phát triển thác hải sản xa bờ? HS: Trình bày GV: Chuẩn xác. Cho HS quan sát H38.4 - Tiềm năng du lịch biển của nước ta như thế nào? - Nước ta có vịnh nào được UNECO công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới? - Ngoài hoạt động tắm biển chúng ta còn có khả năng phát triển các hoạt động du lịch biển nào khác. - Tìm vị trí các bãi biển, các vườn quốc gia dọc bãi - Tiềm năng rất lớn: Nhiều loài cá, tôm có giá trị cao, tập trung ở bốn ngư trường trọng điểm, tổng trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, trong đó 95.5 % là cá biển, cho phép khai thác là 1.9 triệu tấn/năm. - Thực trạng: +Đánh bắt ven bờ, chủ yếu. Đánh bắt xa bờ, nuôi trồng còn quá ít. + Đẩy mạnh khai thác xa bờ, nuôi trồng hải sản phát triển đồng bộ và hiện đại công nghiệp chế biến hải sản. 2. Du lịch biển đảo. - Tiềm năng: tài nguyên du lịch biển phong ĐỊA LÝ 9 biển và trên các đảo? - Trình bày tình hình phát triển ngành du lịch? - Nêu những giải pháp và xu hướng? Liên hệ, GDHS. phú : trên 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp, có Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. - Thực trạng : một số trung tâm du lịch biển đang phát triển nhanh thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, chủ yếu là hoạt động tắm biển. IV. Củng cố - hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : * Thực hành: - Những điều kiện thuận lợi của biển nước ta để phát triển kinh tế? - Vì sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển? * Vận dụng: - Học bài và trả lời câu hỏi sgk . - Chuẩn bị bài 39 : Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo. (tiếp theo) - Trả lời câu hỏi theo gợi ý sgk . - Vì sao nghề làm muối phát triển ở ven biển Nam Trung Bộ? - Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển, đảo gây nên hậu quả gì? - Những giải pháp để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, đảo? . ta để phát triển kinh tế? - Vì sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển? * Vận dụng: - Học bài và trả lời câu hỏi sgk . - Chuẩn bị bài 39 : Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài. ĐỊA LÝ 9 Bài 38: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Biết được các đảo và quần đảo lớn (tên, vị trí). -. khoáng sản biển, giao thông vận tải biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển- đảo. - Phân tích mối quan hệ giữa phát triển các ngành kinh tế biển với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường biển