1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

de kiem tra am nhac 6 hk1

7 328 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 153,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG THCS HƯỚNG PHÙNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Họ và tên: Môn: Âm nhạc lớp 6 Lớp: 6 Thời gian: 45 phút Điểm Lời phê của thầy, cô giáo A:TRẮC NGHIỆM: (4 điểm ) Em hãy khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng ở những câu dưới đây: Câu 1: Kí hiệu ghi trường độ của âm thanh. (0,5 điểm ) a. Nốt tròn có độ ngân dài nhất trong hệ thống hình nốt. b. Nốt tròn có độ ngân bằng nữa nốt trắng. c. Nốt tròn có độ ngân bằng nữa nốt đen. Câu 2:Tác giả của ca khúc:“Làng tôi”: (0,25điểm) a.Văn Cao. b. Lưu Hữu Phước. c. Phong Nhã. d. Phạm Tuyên. Câu 3: Tác giả của ca khúc: “ Lên đàng” (0,25điểm ) a. Đỗ Nhuận. b. Lưu Hữu Phước. c. Phong Nhã. d. Phạm Tuyên. Câu 4: Định nghĩa dấu lặng: (0,25điểm ) a. Là ký hiệu chỉ thời gian tạm ngừng của âm thanh. b. Là ký hiệu chỉ thời gian ngân của âm thanh. Câu 5: Định nghĩa Nhịp 2/4: (0,25điểm ) a. Gồm 2 phách, giá trị mỗi phách bằng một nốt đen, phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ 2 là phách nhẹ. b. Gồm 4 phách, giá trị mỗi phách bằng hai nốt đen, phách thứ nhất là phách nhẹ phách thứ 2 là phách mạnh. Câu 6: Khuông nhạc: ( 0,25điểm ) a. Khuông nhạc gồm 4 dòng kẻ song song và cách đều nhau. Bốn dòng kẻ này tạo nên 4 khe. b. Khuông nhạc gồm 5 dòng kẻ song song và cách đều nhau. Năm dòng kẻ này tạo nên 4 khe. Câu 7: Những thuộc tính của âm thanh: (0,25điểm ) a. Âm thanh có 5 thuộc tính. b. Âm thanh có 3 thuộc tính. c. Âm thanh có 4 thuộc tính. B. TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1: (2 điểm) Thế nào là nhịp? Định nghĩa nhịp 2/4: Câu 2: (2 điểm). Thế nào là dân ca ? Đặc điểm của dân ca? Câu 3:(2 điểm ) Hãy nêu một số nhạc cụ dân tộc phổ biến mà em đã học và hiểu biết sơ lược về nhạc cụ đó:? TRƯỜNG THCS KHE SANH ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Âm nhạc - Khối 6 Thời gian: 45 phút A. TRẮC NGHIỆM: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp án a a b a a b c Câu 1 Câu 2 B. TỰ LUẬN: Câu 1: Thế nào là nhịp? Định nghĩa nhịp 2/4? - Nhịp: Là những phần nhỏ có giá trị thời gian bằng nhau được lặp đi lặp lại đều đặn trong một bản nhạc, bài hát. Giữa các nhịp có một vạch đứng để phân cách gọi là vạch nhịp. - Nhịp 2/4: Là loại nhịp gồm 2 phách, giá trị mỗi phách bằng một hình nốt đen. Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ 2 là phách nhẹ. Câu 2: Thế nào là dân ca? Đặc điểm của dân ca? - Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác (Không rõ tác giả). Được truyền từ đời này sang đời khác bằng hình thức truyền miệng, được phổ biến từng vùng, từng dân tộc. Các bài dân ca được gọt giũa, sàng lọc qua nhiều năm tháng nên có sức sống bền vững cùng với thời gian. - Đặc điểm của dân ca: Ngắn gọn, dễ thuộc, dễ nhớ. Ca từ mộc mạc, gắn liền với đời sống sinh họat của người dân. Giai điệu phong phú, da dạng tùy thuộc vào môi trường sống, hoàn cảnh địa lý, đặc biệt là ngôn ngữ và phong tục tập quán của từng vùng, miền Câu 3 : Hãy nêu một số nhạc cụ dân tộc phổ biến mà em đã học và hiểu biết sơ lược về nhạc cụ đó:? - Sáo: Sáo được làm bằng thân cây trúc, nứa dùng hơi để thổi. Có loại sáo dọc, có loại sáo ngang. - Đàn bầu: Đàn bầu chỉ có một day, dùng que gảy, có âm sắc đặc biệt. Đây là một trong những nhạc cụ độc đáo của Việt Nam. - Đàn tranh: Đàn tranh (còn gọi đàn thập lục) dùng móng gảy. Ngoài độc tấu hay hòa tấu, đần tranh còn đệm cho ngâm thơ. - Đàn nhị: Đàn nhị (ở miền Nam gọi là đàn cò) là một nhạc cụ có 2 dây, dùng cung kéo. - Đàn nguyệt: Đàn nguyệt (ở miền Nam gọi là đàn kìm) có 2 dât, dùng móng gảy. Đàn nguyệt thường hay dùng để đệm cho Chầu văn, một thể loại hát đặc sắc của đồng bào Bắc bộ. - Trống: Có nhiều loại khác nhau như: Trống cái, trống cơm, trống đế Trống Việt Nam đa dạng về loại hình nghệ thuật diễn tấu phong phú, tinh tế. TRƯỜNG THCS KHE SANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Họ và tên: Môn: Âm nhạc Lớp: 8 Thời gian: 45 phút Điểm Lời phê của thầy, cô giáo A:TRẮC NGHIỆM: (4 điểm ) Em hãy khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng ở những câu dưới đây: Câu 1:Tác giả của ca khúc: “Một mùa xuân nho nhỏ”: (0,25điểm) a. Trần Hoàn b. Hoàng Vân c. Phan Huỳnh Điểu. d. Phạm Tuyên. Câu 2 : Tác giả của ca khúc: “Bóng cây Kơ - nia”: (0,25điểm ) a. Phan Huỳnh Điểu - Ngọc Anh. b. Lưu Hữu Phước. c. Hoàng Vân d. Phạm Tuyên. Câu 3: Định nghĩa Dấu lặng: (0,25điểm ) a. Là ký hiệu chỉ thời gian tạm ngừng của âm thanh. b. Là ký hiệu chỉ thời gian ngân dài của âm thanh. Câu 4: Định nghĩa giọng song song: (0,25điểm ) a. Giọng song song là một giọng trưởng và một giọng thứ khác hóa biểu. b. Giọng song song là một giọng trưởng và một giọng thứ có chung hóa biểu. Câu 5: Định nghĩa giọng la thứ hòa thanh. (0,25 điểm ) a. Giọng La thứ hòa thanh là một giọng thứ có âm bậc V tăng lên nửa cung so với giọng La thứ tự nhiên. b. Giọng La thứ hòa thanh là một giọng thứ có âm bậc VII tăng lên nửa cung so với giọng La thứ tự nhiên. Câu 6: Thứ tự các dấu thăng: (0,25điểm ) a. Dấu thăng thứ 2 ở hóa biểu xuất hiện ở nốt Rê. b. Dấu thăng thứ 2 ở hóa biểu xuất hiện ở nốt La. c. Dấu thăng thứ 2 ở hóa biểu xuất hiện ở nốt Đô. Câu 7: Thứ tự các dấu giáng: (0,25 điểm). a. Dấu giáng thứ nhất ở hóa biểu xuất hiện ở nốt La. b. Dấu hóa thứ nhất ở hóa biểu xuất hiện ở nốt Si. Câu 8: Hai câu nhạc dưới đây câu nào viết ở nhịp lấy đà? giải thích vì sao?: ( 1,0 điểm ) Câu 1: Câu 2: Câu 9: Hai câu nhạc dưới đây câu nào đúng câu nào sai? giải thích vì sao (1,0điểm ) Câu 1: Câu 2: B. TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1: Thế nào là giọng song song? Giọng cùng tên” So sánh sự giống nhau và khác nhau của giọng song song và giọng cùng tên. (2 điểm) Câu 2 : Hãy nêu một số nhạc cụ dân tộc mà em đã học và hiểu biết sơ lược về nhạc cụ đó:? (2 điểm ) Câu 3: Em hãy nêu một vài điều về nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và bài hát “Bóng cây Kơ – nia”. TRƯỜNG THCS KHE SANH ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Âm nhạc - Khối 8 Thời gian: 45 phút A. TRẮC NGHIỆM: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp án a a a b b c b Câu 1 Câu 2 B. TỰ LUẬN: Câu 1: (2 điểm) - Giọng song song là một giọng trưởng và một giọng thứ có chung hóa biểu. - Giọng cùng tên là một giọng trưởng và một giọng thứ có cùng âm chủ nhưng khác hóa biểu. - So sánh sự giống nhau và khác nhau: + Giống nhau: Đều có một giọng trưởng và một giọng thứ. + Khác nhau: Giọng song song Giọng cùng tên - Khác âm chủ - Cùng hóa biểu C // Am - Cùng âm chủ - Khác hóa biểu. A - Am Câu 2 : Một số nhạc cụ dân tộc mà em đã học (2 điểm ) - Cồng chiêng: Là nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình dáng nón quai thao, đường kính từ 20 – 60 cm, dùng dùi bọc vải để đánh, âm thanh vang như tiếng sấm rền. - Đàn T’rưng: Là nhạc cụ đặc trưng của tây Nguyên, được làm từ các ống nứa, được làm bằng các ống nứa to, nhỏ, dài ngắn khác nhau. Một đầu ống bịt kín bằng cách nguyên các đầu mấu, đầu kia vót nhọn. Dùng dùi để gõ, âm sắc của đàn hơi đục, tiếng không vang to, vang xa nhưng khá đặc biệt. Nghe tiếng đàn t’rưng ta có cảm giác như tiếng suối róc rách, tiềng xào xạc của rừng tre nứa khi gió thổi. - Đàn đá: Là một nhạc cụ gõ cổ nhất Việt Nam. Đàn làm bằng các thanh đá có kích thước dài, ngắn, dày, mỏng khác nhau. Dùng dùi gõ vào ở âm vực cao sẽ tạo ra âm thanh thánh thót xa xăm ở âm vực trầm đàn đá vang như tiếng vang dội của vách đá. Câu 3: Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và bài hát “Bóng cây Kơ – nia”. - Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu còn có bút danh khác là Huy Quang. Sinh ngày 11-11- 1924 tại Đà Nẵng. Ông tham gia sáng tác âm nhạc từ trước CM tháng 8/1945. - Ông là một trong những nhạc sĩ thành công ở nhiều thể loại như ca khác trữ tình cách mạng, tình ca, bài hát thiếu nhi. - Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật. - Tác phẩm tiểu biểu: Đoàn vệ quốc quân; Tình trong lá thiếp; Những ánh sao đêm; Bóng cây Kơ-nia; Thuyền và biển Đặc biệt ông còn có những ca khúc thiếu nhi quen thuộc như: Bé ngoan; Nhớ ơn Bác; Đội kèn tí hon Giai điệu trong các bài hát của ông trau chuốt trữ tình, mang âm hưởng của thời đại, đậm đà bản sắc dân tộc. - Bài hát “Bóng cây Kơ – nia”: Ra đời năm 1971 thời kì nước ta đang bị chia cắt làm 2 miền. Là ca khúc trữ tình sâu lắng, gợi tả tâm trạng tha thiết nhớ nhung của những người mẹ, người vợ đang ngày đêm mong nhớ, chờ đợi người thân trở về giải phóng quê hương. . cụ độc đáo của Việt Nam. - Đàn tranh: Đàn tranh (còn gọi đàn thập lục) dùng móng gảy. Ngoài độc tấu hay hòa tấu, đần tranh còn đệm cho ngâm thơ. - Đàn nhị: Đàn nhị (ở miền Nam gọi là đàn cò) là. đó:? TRƯỜNG THCS KHE SANH ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Âm nhạc - Khối 6 Thời gian: 45 phút A. TRẮC NGHIỆM: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp án a a b a a b c Câu 1 Câu 2 B. TỰ LUẬN: Câu. TRƯỜNG THCS HƯỚNG PHÙNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Họ và tên: Môn: Âm nhạc lớp 6 Lớp: 6 Thời gian: 45 phút Điểm Lời phê của thầy, cô giáo A:TRẮC NGHIỆM: (4

Ngày đăng: 24/06/2015, 06:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w