Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
8 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ: SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU Giáo dục đào tạo luôn được xem là nhân tố quan trọng, quyết định cho sự phát triển kinh tế nhanh, mạnh và bền vững. Thế kỷ XXI được xem là thế kỷ của công nghệ thông tin và truyền thông, sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 1 Giáo viên hướng dẫn: TS. Trịnh Đông Thư Học viên thực hiện: Hoàng Thị Phương Nhi Lớp LL&PPDH – Khoá XXII Huế, 11/2014 học và công nghệ đã làm cho khối lượng tri thức của nhân loại được tăng lên nhanh chóng. Để không bị tụt hậu trong chặng đường này đòi hỏi giáo dục phải có sự đổi mới để tạo ra những con người năng động, sáng tạo đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Trong lý luận dạy học sự thống nhất giữa trực quan và tư duy trừu tượng là một luận điểm có tính nguyên tắc nhằm đảm bảo cho quá trình dạy học đạt được hiệu quả cao. Phương tiện trực quan là nguồn thông tin phong phú và đa dạng giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách cụ thể, chính xác là con đường tốt nhất giúp học sinh tiếp cận hiện thực khách quan góp phần khắc sâu, mở rộng, củng cố tri thức, phát triển năng lực tư duy, khả năng tìm tòi, khám phá và vận dụng tri thức. Đối với HS, TN là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, là cơ sở xuất phát cho quá trình nhận thức của học sinh, giúp HS đi sâu tìm hiểu bản chất của các hiện tượng và quá trình. Nói cách khác, TN là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn do đó nó là phương tiện duy nhất giúp HS hình thành kỉ năng, kỉ xảo thực hành và phát triển năng lực tư duy. Sinh học là môn khoa học thực nghiệm. Hầu hết các hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình trong sinh học đều bắt nguồn từ thực tiễn. Cho nên để nghiên cứu đối tượng này thì cần phải có phương pháp thích hợp. Đó chính là phương pháp quan sát và thí nghiệm hay phương pháp thực nghiệm. Bên cạnh đó, nếu xét về mặt kỉ năng, có thể nói thông qua thực hành thí nghiệm việc rèn luyện và trau dồi kỹ năng cho HS được bộc lộ một cách rõ nét nhất. Do vậy, để khai thác hết giá trị dạy học của thí nghiệm, phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS, gắn lý thuyết với thực tiễn, giúp HS hiểu rõ bản chất của các sự vật hiện tượng sinh học thì GV cần thường xuyên sử dụng và sử dụng có hiệu quả các TN trong quá trình dạy học Sinh học. Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 2 PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ THÍ NGHIỆM 1.1 Thí nghiệm là gì? Thí nghiệm được xem là một trong những phương tiện trực quan quan trọng hàng đầu trong dạy học nói chung và dạy học sinh học nói riêng. TN giúp HS trực tiếp quan sát các hiện tượng, quá trình, tính chất của đối tượng được nghiên cứu. Thí nghiệm được hiểu là gây ra một hiện tượng, một sự biến đổi nào đó, trong điều kiện nhất định để tìm hiểu, nghiên cứu, kiểm tra hay chứng minh. Trong suốt quá trình thí nghiệm, một hoặc một số điều kiện thay đổi (điều kiện không phụ thuộc) so với trật tự sắp xếp thì dẫn tới kết quả là điều kiện liên quan (điều kiện phụ thuộc) cũng thay đổi được đo lại, ghi lại theo logic hợp lý và phân tích kết quả để kết luận vấn đề. Thí nghiệm có thể được tiến hành trong lớp, phòng thí nghiệm, vườn trường hay ở nhà…TN có thể do GV biểu diễn hoặc HS thực hiện. Như vậy, thí nghiệm là những thử nghiệm được tiến hành trong điều kiện hay một số điều kiện được thay đổi nhằm đánh giá ảnh hưởng của các tác động. Các chỉ số được theo dõi, ghi chép lại để phân tích nhằm kiểm chứng, khám phá hay chứng minh sau bài học. 1.2 Các dạng thí nghiệm 1.2.1 Thí nghiệm sinh học Thí nghiệm sinh học là mô hình nhân tạo, mô phỏng quá trình, cơ chế sinh học để qua đó con người hiểu biết bản chất của các hiện tượng, đối tượng sống. 1.2.2 Thí nghiệm đơn giản Thí nghiệm đơn giản là thí nghiệm được sử dụng để thiết lập nên các mối quan hệ có tính nhân quả, thông qua thí nghiệm người ta có thể đánh giá được tính hiệu quả của phương pháp tác động. trong thí nghiệm đơn giản các thành phần tham gia nghiên cứu được bố trí ngẫu nhiên về một trong hai nhóm, một nhóm là đối chứng không nhận được các tác động của thí nghiệm và nhóm được thực hiện chịu sự tác động của các điều kiện thí nghiệm. Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 3 1.3 Phân loại thí nghiệm Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng của thí nghiệm mà có nhiều quan điểm phân loại thí nghiệm khác nhau. Sau đây là một số wuan điểm phân loại của một vài lĩnh vực khoa học. 1.3.1 Trong nghiên cứu khoa học Trong nghiên cứu khoa học, nhằm đánh giá đối tượng bằng cách tác động vào hiện thực tự nhiên hay tạo ra cá hiện tượng trong những điều kiện khác nhau để có thể quan sát chính xác hơn hay cũng có thể kiểm chứng một giả thuyết. Thí nghiệm có thể chia làm các dạng sau: - Thí nghiệm trực tiếp: Là thí nghiệm ngay trên đối tượng được khảo sát hay các đối tượng cùng loại hoặc tiến hành cùng một thí nghiệm nhưng trong các điều kiện khác nhau. - Thí nghiệm gián tiếp: khi một giả thuyết không thể kiểm chứng trực tiếp thì sẽ được kiểm chứng gián tiếp bằng cách dùng phép diễn dịch, suy từ giả thiết ra những kết quả rồi kiểm chứng những kết quả đó. Vì vậy phương pháp này còn có tên là phương pháp diễn dịch hay phương pháp suy luận thực nghiệm. - Thí nghiệm chứng minh: là những thí nghiệm bố trí để làm sáng tỏ một giả thuyết phải kiểm chứng, buộc phải kiểm soát được các hợp phần và sản phẩm của thí nghiệm cũng như các điều kiện chi phối thí nghiệm cả về định tính và địn lượng làm sáng tỏ giả thuyết đặt ra. - Thí nghiệm đối chứng: là thí nghiệm bố trí song song với thí nghiệm chứng minh chỉ khác ở một hợp phần tham gia hay một điều kiện chi phối thí nghiệm để so sánh rút ra sai khác tin cậy được và có thể lặp lại để đạt kết quả tương tự. Vì thí nghiệm sinh học có tính chất phức tạp nên phải theo phương pháp phân tích tách từng phần chỉ tiêu cấn so sánh thành từng cặp thí nghiệm chứng minh và thí nghiệm đối chứng song song rồi tổng hợp chúng lại để chứng minh giả thuyết. - Thí nghiệm lặp lại: mỗi thí nghiệm phải bố trí lặp lại nhiều lần để độ tin cậy cao theo xác xuất thống kê. 1.3.2 Đối với quá trình dạy học Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 4 Trong nhà trường phổ thông, thí nghiệm thường được sử dụng dưới những dạng chính sau đây: 1.3.2.1 Thí nghiệm biểu diễn bởi giáo viên - Thí nghiệm chứng minh: Thí nghiệm được sử dụng trong nhóm trực quan với vai trò minh học cho lời giảng của giáo viên. - Thí nghiệm nghiên cứu: Thí nghiệm được sử dụng trong nhóm trực quan với vai trồ là nguồn dẫn đến tri thức mới cho người học. - Thí nghiệm thực hành: Thí nghiệm được sử dụng trong nhóm phương pháp thực hành với vai trò củng cố tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xải cho người học. Trong thực tế, không phải lúc nào các thí nghiệm cũng có thể tiến hành trên mẫu vật thật để học sinh quan sát trực tiếp bằng các giác quan, mà một số thí nghiệm rất khó hoặc không thể thực hiện được với các đối tượng sống. Với các thí nghiệm có tính chất như trên, muốn để học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về quá trình hay hiện tượng sinh học diễn ra bên trong đối tượng sống người ta có thể sử dụng các thí nghiệm sau: - Thí nghiệm ảo: đối với một số quá trình sinh học khi không thể minh hoạ bằng thí nghiệm thật thì giáo viên có thể sử dụng thí nghiệm ảo để minh học và củng cố cho bài học. Là tập hợp các tài nguyên số đa phương tiện dưới hình thức đối tượng học tập, nhằm mô phỏng các hiện tượng vật lý, sinh học,… xảy ra trong tự nhiên hay trong phòng thí nghiệm, có đặc điểm là có tính năng tương tác cao, giao diện thân thiện với con người và có thể mô phỏng những quá trình, điều kiện tới hạn khó xảy ra trong tự nhiên hay khó thu được trong phòng thí nghiệm. Thí nghiệm ảo giúp giảm thiểu việc học chay, dạy chay thường gặp do thiếu phương tiện, điều kiện thí nghiệm giúp người học chủ động học tập phù hợp với tinh thần người học là trung tâm của giáo dục hiện đại. - Thí nghiệm mô phỏng: Trong sinh học, để giúp cho người học hiểu rõ bản chất của một vấn đề khoa học mà người học không thể tư duy trực tiếp bằng các giác quan thì chúng ta có thể sử dụng thí nghiệm mô phỏng. Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 5 Theo Lawrence Leemis, thí nghiệm mô phỏng được sử dụng bắt chước theo một hệ thống điển hình nào đó. Mặc dù không nhất thiết phải được thwucj hiện trên máy tính. Thí nghiệm mô phỏng khác với mô hình mẫu, trong đó người điều khiển được vận hành tại một môi trường thực tế. Đối vói thí nghiệm mô phỏng, các mô hình được góp nhặt từ những thông tin mà hệ thống quan tâm và sau đó phát triển thành các phương trinh và các thuật toán để mô phỏng theo hệ thống. Các phương trình và thuật toán sau đó lại được chuyển đổi thành mô hình tính toán và được thực hiện trên máy tính kỹ thuật số đẻ phân tích. Theo định nghĩa này thì bản chất của thí nghiệm mô phỏng không phải là một thí nghiệm thật hoặc thay đổi hệ thống thực. Thay vào đó làm việc với một mô hình toán học của hệ thống thực tế. 1.3.2.2 Thí nghiệm do học sinh tiến hành - Thí nghiệm biểu diễn khi học bài mới. - Thí nghiệm luyện tập trong quá trình vận dụng kiến thức vừa lĩnh hội. - Thực hành trong phòng thí nghiệm thường tổ chức sau một loạt bài và vào cuối kỳ mang tính chất tổng hợp. - Thí nghiệm tại nhà, một hình thức thực nghiệm đơn giản nhưng dài ngày giao cho học sinh tự làm tại nhà riêng. 1.4 Yêu cầu của thí nghiệm Khi tiến hành thí nghiệm, giáo viên cần chú ý đến một số nguyên tắc sau: - Đảm bảo tính an toàn cho cả giáo viên và học sinh - Đảm bảo tính khoa học của thí nghiệm: sự chuẩn bị chu đáo, thí nghiệm nên lặp lại nhiều lần để chọn ra điều kiện tốt nhất, giải thcish được diễn biên và kết quả thí nghiệm. - Bố trí thí nghiệm ở vị trí sao cho cả lớp đều có thể quan sát được. Đặc biệt là kết quả thí nghiệm. - Thí nghiệm đơn giản, vừa sức học sinh. - Thời gian cho mỗi thí nghiệm được tính toán cẩn thận và khoogn kéo dài nhằm đảm bảo thời gian chung cho cả tiết học. - Nếu làm thí nghiệm để minh họa thì nội dung của thí nghiệm phải phù hợp với chủ đề bài học. Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 6 1.5 Vai trò của thí nghiệm Mục đích giáo dục ở nhà trường không chỉ đào tạo ra những con người nắm vững các kiến thức khoa học , mà còn cần giỏi thực hành, có bàn tay khéo léo để thực hiện những điều bộ óc suy nghĩ. Nếu không có những điều đó thì những hiểu biết của con người chỉ dừng lại ở mức độ nhận biết lí thuyết, chưa tác động vào thực tiễn để tái tạo thế giới và cải tạo nó. Nhận thức lý luận và vận dụng lý luận vào thực tiễn là 2 mặt của một quá trình nhận thức nhưng giữa chúng có khoảng cách rất xa mà chúng ta không thể vượt qua nếu không thông qua hoạt động thực hành, thí nghiệm. Trong quá trình thí nghiệm, thực hành, các kiến thức lý thuyết mà học sinh tiếp thu được trên lớp thường ở dạng hỗ trợ làm cho chúng trở nên sinh động , làm lộ rõ bản chất và khả năng của chúng. Nhờ vậy học sinh sẽ thấy rõ vị tri, vai trò của từng kiến thức trong hoạt động thực tiễn. Như vậy, thí nghiệm đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy học nói chung và dạy học sinh học nói riêng, bởi sinh học là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức lý thuyết luân gắn liền với giải quyết vấn đề của thực tiễn đời sống xã hội. Do đó việc nâng cao hiệu quả của thí nghiệm trong dạy học sinh học là hết sức cần thiết. Từ đó ta có thể thấy được vai trò của thí nghiệm như sau: - Thí nghiệm là mô hình đại diện cho hiện tượng khách quan, là cơ sở, điểm xuất phát cho nhận thức của học sinh. Từ đây xuất phát quá trình nhận thức cảm tính của trò, để rồi từ đó diễn ra sự trừu tượng hóa và tiến lên sự trừu tượng cụ thể trong tư duy. - Các hiện tượng sinh học có thể mô phỏng lại dưới dạng các thí nghiệm. Học sinh trực tiếp tiến hành các thí nghiệm, tự lực tìm hiểu cấu tạo trong mối quan hệ với chức năng, tìm ra bản chất của các sự vật hiện tượng và trực tiếp giúp cho các em tin tưởng và hiểu sâu sắc tri thức được lĩnh hội. Trong quá trình thực hành, thí nghiệm học sinh phải sử dụng nhiều cơ quan cảm giác, đồng thời học sinh phải động não suy nghĩ giúp phát triển tư duy sáng tạo ở học sinh. Từ trực quan sinh Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 7 động đến tư duy trừu tượng là con đường nhận thức cơ bản mà học sinh cần hướng tới. - Thí nghiệm do giáo viên trình bày sẽ là mẫu mực về thao tác cho học trò học tập mà bắt chước, để rồi sau đó khi làm thí nghiệm học sinh sẽ học được cách thức làm thí nghiệm. - Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn. Vì vậy nó là phương tiện duy nhất giúp học sinh hình thành kĩ năng, kỹ xảo thực hành và tư duy kỹ thuật. Qua hoạt động thực hành, thí nghiệm, học sinh hiện thực hóa được những kiến thức lý thuyết đã học , làm cho những kiến thức đó trở nên thiết thực và gần gũi với thực tiễn. Được tự mình tiến hành các thí nghiệm, suy nghĩ tìm tòi bản chất của các sự vật hiện tượng giúp cho học sinh có những hiểu biết sâu sắc và đầy đủ về các vấn đề sinh học, thực tiễn. Do những yêu cầu chặt chẽ của thí nghiệm đã giúp học sinh hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp của người lao động, hình thành và phát triển các kỹ năng, kỹ xão và tư duy lao động kỹ thuật. - Thí nghiệm giúp học sinh đi sâu tìm hiểu bản chất của các sự vật hiện tượng, các quá trình. Do các hiện tượng sinh học thường xảy ra đồng thời trong mối quan hệ phức tạp, nên để phát hiện các mối quan hệ nhân quả, tìm hiểu quy luật của hiện tượng người ta phải tổ chức các thí nghiệm trong đó chủ thể nhận thức chủ động đề xuất giả thuyết và trên cơ sở đó tách ra hiện tượng để nghiên cứu cho đơn giản hơn, sau đó đặt nó vào hệ thống vốn có của sự vật để cuối cùng nhận thức đầy đủ. - Thí nghiệm có thể được sử dụng để tổ chức hoạt động nhận thức cảu học sinh với các mức độ tích cực, tự lực và sáng tạo khác nhau. Thí nghiệm có thể sử dụng được trong cả 5 phương pháp dạy học: các phương pháp dạy học dùng trong nghiên cứu tài liệu mới; các phương pháp dạy học dùng trong củng cố kiến thức ; các phương pháp dạy học dùng khi vận dụng phức hợp kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo; các phương pháp dạy học dùng trong nkhái quát hóa và hệ thống hóa kiến thức; các phương pháp dạy học dùng trong kiểm tra – đánh giá. Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên có thể sử dụng trong 3 khâu của quá trình dạy học: Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 8 + Trong khâu nghiên cứu tài liệu mới. + Trong khâu củng cố hoàn thiện kiến thức. + Trong kiểm tra – đánh gái kiến thức. - Ngoài ra, thí nghiệm còn giúp học sinh them yêu môn học, có đức tính của người lao động :cần cù, kiên trì, có ý thức kỷ luật,… Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 9 CHƯƠNG 2. SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 2.1 Hệ thống thí nghiệm sử dụng trong dạy học Sinh học 2.1.1. Thí nghiệm 1: Xác định chất khí thải ra trong quá trình chế tạo tinh bột. * Mục đích: Xác định chất khí thải ra trong quá trình chế tạo tinh bột là khí oxi. * Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất - Rong đuôi chó - 2 Ống nghiệm, 2 cốc thủy tinh, Bóng đèn điện (100 W) - Diêm * Cách tiến hành - Lấy vài cành rong đuôi chó (hoặc cây thuỷ sinh khác) cho vào hai ống nghiệm đổ đầy nước. Úp mỗi ống nghiệm đó vào cốc thuỷ tinh A và B đựng nước, sao cho không có bọt khí lọt vào. - Cốc A để ở chổ tối, cốc B đưa ra chổ có ánh nắng hoặc để dưới đèn sáng có chụp. - Sau khoảng 6 giờ, quan sát hiện tượng ở 2 cốc. Lấy ống nghiệm ra khỏi cốc B, lật lại để xác định chất khí do cây đã thải ra bằng cách: đưa que diêm vừa tắt (chỉ còn tàn đỏ) vào miệng ống nghiệm. * Hướng dẫn học sinh quan sát - Quan sát hiện tượng xảy ra ở hai ống nghiệm ở hai cốc có gì khác nhau. - Hiện tượng que diêm khi đưa vào miệng ống nghiệm B. * Kết quả, yêu cầu - Cốc A không có hiện tượng - Cốc B có bọt khí sủi lên, nước trong ống nghiệm hạ xuống. - Khi đưa que diêm đang cháy còn than đỏ vào gần miệng ống nghiệm hé ngón tay ra thì que diêm bùng cháy → Trong quá trình lá chế tạo tinh bột, lá nhả oxi ra môi trường. 2.1.2 Thí nghiệm 2: Xác định cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 10 [...]... cồn * Kết quả, yêu cầu - Ống nghiệm 1: Lòng trắng trứng bị vón cục lại - Ống nghiệm 2: Gạch cua cũng bị vón cục lại Yêu cầu: Giải thích hiện tượng xảy ra ? 2.2 Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học 2.2.1 Thí nghiệm 1: Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng Mục tiêu: Sử dụng thí nghiệm trong khâu nghiên cứu tài liệu mới Khi dạy bài 20, Quang hợp - sinh học 6, mục II: Xác định chất... chất của các sự vật hiện tượng sinh học thì GV cần thường xuyên sử dụng và sử dụng có hiệu quả các TN trong quá trình dạy học Sinh học Như vậy mới nâng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của thời đại trí tuệ ngày nay Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Trịnh Đông Thư (2010), chuyên đề: Sử dụng thí nghiệm trong dạy sinh học, Huế 2 Trần Thị Thúy (2007), Sử dụng bài tập thực hành để rèn... ra trong thí nghiệm? Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 19 - CH2: Giải thích hiện tượng xảy ra ở thí nghiệm 4? - CH3: Trong thực tế ta có thể bắt gặp hiện tượng này ở đâu? 2.2.5 Thí nghiệm 5: Mục đích: Sử dụng thí nghiệm trong khâu nghiên cứu tài liệu mới Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cấu trúc của Protein, trong mục I Cấu trúc Protein – Bài 9: Protein – Sinh học 10 nâng cao Các bước tiến hành - Khi dạy. .. 2.2.2 Thí nghiệm 2: Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột Mục tiêu: Sử dụng thí nghiệm trong khâu nghiên cứu tài liệu mới Khi dạy bài 20, Quang hợp - sinh học 6, mục II: Xác định chất khí thải ra trong quá trình chế tạo tinh bột Các bước tiến hành: 1 Cho HS quan sát thí nghiệm (GV sử dụng máy tính và máy chiếu Projector) Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 16 1 Chuẩn bị thí nghiệm. .. màng sinh chất Mục II Vận chuyển chủ động * Sử dụng trong khâu ôn tập củng cố: Bài 18 ( Sinh học 10) Vận chuyển các chất qua màng sinh chất Các bước tiến hành * Sử dụng trong khâu đặt vấn đề: Bài 18 ( Sinh học 10) Vận chuyển các chất qua màng sinh chất Mục II Vận chuyển chủ động - Giáo viên nêu vấn đề: Ở mục I chúng ta đã tìm hiểu về quá trình vận chuyển thụ động Vậy các bạn hãy giải thích thí nghiệm. .. sát thí nghiệm (GV sử dụng máy tính và máy chiếu Projector) Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 17 1 Chuẩn bị thí nghiệm 2 Đặt trong bóng tối 48 giờ 3 Chụp chuông một bên có Ca(OH)2 4 Đưa ra ánh sáng trong 6 giờ, rồi ngắt 2 lá 5 Tẩy diệp lục và rửa nước Âm với cả 2 lá trong chuông có và không có Ca(OH)2 6 Kết quả thí nghiệm 2) Tổ chức cho HS thảo luận các câu hỏi sau khi quan sát thí nghiệm: a) Điều kiện thí. .. Cho HS quan sát thí nghiệm (GV sử dụng máy tính và máy chiếu Projector) 1 Chuẩn bị thí nghiệm 2 Đặt trong bóng tối 48 giờ 3 Dùng băng đen bịt lá 4 Chiếu sáng trong 6 giờ Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 15 5 Tháo băng đen bịt lá 6 Tẩy diệp lục bằng cồn 900 và đun cách thủy 7 Rửa bằng nước ấm và thử dd iot 8 Kết quả thí nghiệm 2) Tổ chức cho HS thảo luận các câu hỏi sau khi quan sát thí nghiệm: a) Việc... hành thí nghiệm 4 - Giáo viên định hướng vấn đề: Vì sao màu sắc hoa lại có sự thay đổi như vậy? Quá trình này có phải theo cơ chế vận chuyển thụ động hay không? Để tìm hiểu chúng ta cùng nghiên cứu nội dung tiếp theo * Sử dụng trong khâu ôn tập củng cố: Bài 2 (Sinh học 11) Vận chuyển các chất trong cây Sau khi dạy xong nội dung kiến thức, giáo viên đưa ra thí nghiệm 4 nhằm củng cố kiến thức cho học sinh: ... cành rong trong cốc được chiếu sáng đã tạo ra được chất khí vì có bọt khí thoát ra ở đáy ống nghiệm Đó là khí oxi vì đã làm que đóm còn tàn đỏ phát sáng Kết luận: Lá cây đã nhả khí oxi đồng thời với quá trình chế tạo tinh bột 2.2.3 Thú nghiệm 3: Xác định cây cần chất gì để chế tạo tinh bột Mục tiêu: Sử dụng thí nghiệm trong khâu nghiên cứu tài liệu mới Khi dạy bài 20, Quang hợp - sinh học 6, mục... chuông A có màu vàng → lá không chế tạo tinh bột + Lá của cây trong chuông A có màu xanh tím → lá chế tạo tinh bột → Để chế tạo tinh bột lá cây cần khí cacbonic Chuông A Chuông B Cốc nước vôi trong Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 11 Lá của cây trong chuông B Lá của cây trong chuông A Hình 2.1.3 Kết quả thí nghiệm 2.1.3 Thí nghiệm 3: Thí nghiệm nghiên cứu sự tạo thành tinh bột ngoài ánh sáng * Mục đích . xuyên sử dụng và sử dụng có hiệu quả các TN trong quá trình dạy học Sinh học. Học viên: Hoàng Thị Phương Nhi 2 PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ THÍ NGHIỆM 1.1 Thí nghiệm là gì? Thí nghiệm. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ: SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU Giáo dục đào tạo luôn. khám phá hay chứng minh sau bài học. 1.2 Các dạng thí nghiệm 1.2.1 Thí nghiệm sinh học Thí nghiệm sinh học là mô hình nhân tạo, mô phỏng quá trình, cơ chế sinh học để qua đó con người hiểu biết