SỞ GD&ĐT V ĨNH PHÚC KÌ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP TỈNH NĂM HỌC 2012-2013 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1 (3,0 đi ểm) . Đại văn hào người Nga M.Goorki từng tâm niệm: Nơi lạnh nhất không phải là B ắc Cực mà là nơi không có tình thương . Suy ngh ĩ của anh (chị) v ề nhận định trên. Câu 2 (7,0 đi ểm) . Nhà thơ Xuân Di ệu cho rằng : Thơ hay là hay c ả hồn lẫn xác, hay c ả bài. Qua thi ph ẩm Mùa xuân nho nh ỏ c ủa nhà thơ Tha nh H ải, anh (ch ị) hãy làm sáng t ỏ nhận định trên . H ẾT Cán b ộ coi thi không giải thích gì thêm . H ọ tên thí sinh…………………… ……… S ố báo danh ……………………… Đ Ề CHÍNH THỨC 1 S Ở GD&ĐT V ĨNH PHÚC HƯ ỚNG DẪN CHẤM THI CH ỌN HSG C ẤP TỈNH LỚP 9 THCS NĂM H ỌC 2012 -2013 MÔN: NGỮ VĂN (G ồm 04 trang) Câu 1 (3,0 đi ểm) I. Yêu c ầu về kĩ năng Bi ết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận d ụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt ch ẽ. Dẫn ch ứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu c ầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo nh ững ý cơ bản sau: 1. Gi ải thích - B ắc Cực nằm ở cực Bắc của trái đ ất, quanh năm băng tuyết bao phủ. Sự sống ở n ơi đây thật khó khăn, khắc nghiệt. Cái lạnh nơi Bắc Cực là sự giá lạnh của thời ti ết, của thiên nhiên do vị trí địa lí gây ra. Cái lạnh ở Bắc Cực không ngăn cản được s ự sống c ủa sự vật và ni ềm say mê khám phá nh ững vùng đất lạ của con người. - Tình thương là tình cảm yêu thương, sự chia ngọt, sẻ bùi tự nguyện giữa con ngư ời với con ngư ời trong cuộc sống. N ơi thiếu tình thương là nơi giữa con người và con ngư ời không tồn tại t ình người, không có sự cảm thông, th ấu hiểu v à chia s ẻ. Cái l ạnh ở n ơi không có tình thương là cái lạnh trong lòng người, là sự băng giá của trái tim. - Nhà văn Nga so sánh cái l ạnh của đất trời với cái lạnh của l òng người. Bắc C ực l à nơi l ạnh giá của đất trời , nhưng con ngư ời sống thiếu t ì nh thương thì còn l ạnh hơn ở Bắc Cực. Cách so sánh giàu ý nghĩa biểu cảm cho chúng ta thấy được tầm quan trọng v à ý nghĩa của tình thương trong cu ộc sống. 2. Lu ận bàn về câu nói - Đây là m ột nhận định hoàn toàn đúng đắn. - Tình th ương chính là sự đồng cả m, s ẻ chia v ới mọi nỗi khổ đau, bất hạnh của con ngư ời. Nh ờ có tình thương, con người biết quan tâm, giúp đỡ ngư ời khác, nhờ có tình th ương con ngư ời sống gần gũi với nhau hơn . Tình thương s ẽ cứu chuộc thế giới. ( First new )… ( D ẫn chứng minh họa). - Nếu không có tình thương, con người sẽ trở nên lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm trước n ỗi khổ đau của người khác, khi đó cuộc sống con người trở nên lạnh giá hơn ở Bắc C ực . Con ngư ời sẽ thu m ình trong v ỏ bọc cô đơn , s ẽ không có gia đình, không có c ộng đồng, không có nhân lo ại, không có sự sống …( D ẫn chứng minh họa). 3. M ở rộng, nâng cao - Kh ẳng định câu nói của M. Goorki là bài h ọc cuộc sống sâu sắc, có ý nghĩa v ới m ọi thời đại . Con ngư ời không th ể sống mà thiếu tình thươ ng. - Trong cu ộc sống hiện đại càng cần đến tì nh thương, s ự đồng cảm và chia sẻ. Những biểu hiện của tình thương giữa con người và con người trong cuộc sống hôm nay: Xây d ựng nh ững môi trường thân thiện, nhân ái, chung tay góp sức ủng hộ quỹ vì ng ười n ghèo, xây d ựng nhà tình nghĩa, nh ững ngôi nhà mơ ư ớc 2 - Phê phán nh ững người sống thiếu tình thương, không biết đồng cảm, sẻ chia với đau khổ, bất hạnh của con người. 4. Bài h ọc nhận thức và hành độn g - Tình th ương là tình cảm vô cùng quý giá đối với con người. Con người sống không có tình th ương chỉ là quái v ật. - C ần sống nhân hậu, yêu thương mọi người để cuộc sống thêm ý nghĩa. III. Biểu điểm - Đi ểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc. Dẫn ch ứng chọn lọc và thuyết phục. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong phú. Có th ể còn một vài sai sót nhỏ. - Đi ểm 1,0: Chưa hi ểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhi ều lỗi. - Đi ểm 0: Không hi ểu đề, sai lạc phương pháp. Câu 2 (7,0 đi ểm) I. Yêu c ầu về kĩ năng Hi ểu đề, biết cách l àm bài văn ngh ị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng t ỏ vấn đề. Bố cục r õ ràng, l ập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có c ảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, d ùng t ừ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức H ọc sinh có thể làm theo nhiều cách nhưng phải làm sáng tỏ những nội dung cơ b ản sau: 1. Giải thích ý ki ến của Xuân Diệu - Có nhiều cách định nghĩa về thơ, có thể nói khái quát: thơ là một hình thức sáng tác văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua cách tổ chức ngôn từ đặc biệt, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm… - Thơ hay là hay c ả hồn lẫn xác, hay cả bài. H ồn : Tức l à nội dung, ý nghĩa của bài thơ. Xác: Tức l à nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ thể hiệ n ở th ể loại, vi ệc tổ ch ức ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ… - Như v ậy, theo Xuân Diệu thơ hay là có s ự sáng tạo độc đáo về nội dung cũng như hình th ức nghệ thuật, khơi gợi tình cảm cao đẹp và tạo đ ư ợc ấn t ư ợng sâu sắc đối với ngư ời đọc. Ch ỉ khi đó thơ m ới đ ạt đến vẻ đẹp hoàn mĩ c ủa một chỉnh thể nghệ thuật . - Ý ki ến c ủa Xuân Diệu hoàn toàn xác đáng b ởi nó x u ất phát từ đặc thù sáng tạo c ủa văn chương nghệ thuật . Cái hay c ủa một tác phẩm văn học được tạo nên từ sự kết h ợp hài hòa gi ữa nội dung và hình th ức. M ột nội dung mới mẻ có ý ngh ĩa sâu sắc ph ải được truyền tải bằng m ột hình thức phù hợ p thì ng ười đọc mới dễ cảm nhận, tác ph ẩm mới có sức hấp dẫn bền lâu. 2. Mùa xuân nho nh ỏ c ủa Thanh Hải là bài thơ hay c ả hồn lẫn xác, hay cả bài. a. V ề nội dung - Bài thơ là c ảm xúc m ãnh li ệt, chân th ành của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đ ất n ước. + Ch ỉ bằng v ài nét vẽ đơn sơ mà đặc s ắc, với những h ình ảnh thân quen, bình d ị, nh à thơ đã gợi lên một phong cảnh mùa xuân tươi tắn, thơ mộng, đậm phong v ị xứ Hu ế: D òng sông xanh, bông hoa tím bi ếc, chim chiền chiện hót vang trời. B ức tranh xuân có không gian thoáng đ ãng, có màu s ắc t ươi t ắn hài hòa, có âm thanh r ộn r ã t ươi 3 vui, c ảnh vật tràn đầy sức sống. Nhà thơ có cái nh ìn trìu mến với cảnh vật . Đ ặc biệt, cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân được thể hiện trong một động tác trữ tình đón nh ận, vừa trân trọng vừa tha thiết trìu mến: “T ừng giọt…tôi hứng”. Hình ảnh thơ trở nên lung linh đa ngh ĩa, vừa là thơ vừa là nhạc, vừa là họa, th ể hiện được cảm xúc say sưa, ngây ng ất của tác giả trước cảnh đất trời xứ Huế vào xuân. Phải có một tình yêu tha thi ết, một tâm hồn lạc quan với cuộc sống mới có thể đón nhận mùa xuân và viết v ề mùa xuân như vậy. + T ừ mùa xuân của thiên nhiê n, đ ất trời, tác giả c ảm nhận về m ùa xuân c ủa đất nư ớc . Hình ảnh lộc xuân theo người ra trận, theo người ra đồng làm đẹp ý thơ với cuộc sống lao động và chiến đấu, xây dựng và bảo vệ - hai nhiệm vụ không thể tách r ời. Có thể nói, chính con người đã tạo nên sức sống của mùa xuân thiên nhiên , đ ất nư ớc. Sức sống của đất nước, của dân tộc cũng được tạo nên từ sự hối hả, náo nức c ủa người cầm súng, người ra đồng. Nhà thơ bộc lộ niềm tự hào về một đất nước anh hùng và giàu đ ẹp. Đất nước mãi trường tồn, vĩnh cửu cùng vũ trụ, sẽ tỏa sáng như nh ững vì sao trong hành trình đi đến tương lai rự c r ỡ, đi đến bến bờ hạnh phúc. Đó là ý chí quy ết tâm, niềm tin sắt đá, niềm tự hào lạc quan của cả dân tộc. - Trư ớc mùa xuân lớn của đất nước, nhà thơ tâm niệm về mùa xuân riêng của m ỗi cuộc đời v à d ạt dào khát v ọng hiến dâng. + Nhà thơ nguy ện ư ớc làm con chim hót dâng cho đ ời tiếng ca vui, l àm bông hoa trong hương s ắc của muôn hoa, l àm n ốt trầm xao xuyến trong bản hòa tấu muôn đi ệu, muôn lời ca, l àm m ột mùa xuân nho nhỏ để hòa góp chung vào mùa xuân lớn lao c ủa đ ất n ước. Đó là khát vọng sống hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hi ến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung. Đây là một quan niệm s ống đẹp và đầy trách nhiệm. Làm một mùa xuân là sống đẹp, giữ mãi sức xuân để cống hiến, cống hiến khi ở tuổi thanh xuân – khi tóc bạc, bất chấp thời gian, tuổi tác: “M ột mùa xuân…tóc bạc”. Đây không ch ỉ là khát vọng của mỗi con người mà là khát v ọng của mọi lớp người, mọi lứa tuổi, tất cả đều phấn đấu không mệt mỏi cho đ ất nước. + Nh ững câu thơ này không chỉ là l ời tự nhắn nhủ bản thân mình mà còn như một s ự tổng kết, đánh giá của tác giả về cuộc đời . Vư ợt lên đớn đau của bệnh tật, Thanh Hải v ẫn sáng lên một bản lĩnh, một tình yêu cuộc sống mãnh liệt, một khát vọng mạnh mẽ đư ợc cống hiến cả cuộc đời mình, đượ c hóa thân vào mùa xuân đ ất nước. b. V ề hình thức - Nhan đ ề Mùa xuân nho nh ỏ là m ột sáng tạo bất ngờ, độc đáo mà rất hợp lí , ch ứa đựng chiều sâu chủ đề tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm qua thi phẩm. - M ạch cảm xúc, mạch ý tạo thành t ứ thơ tự nhiên mà chặ t ch ẽ , lô gích, d ựa trên s ự phát triển của hình ảnh mùa xuân. Từ mùa xuân của đất trời sang mùa xuân c ủa đất nước và mùa xuân của mỗi người góp vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung. - Bài thơ đư ợc viết bằng thể thơ ngũ ngôn không ng ắt nhịp trong từng câu, nh ạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca mi ền Trung, x ứ Huế . S ử dụng cách gieo v ần liền giữa các khổ th ơ tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc. - Hình ảnh th ơ : Kết hợp những h ình ảnh tự nhiên giản dị với những hình ảnh giàu ý ngh ĩa biểu tr ưng, khái q uát. Đi ều đáng chú ý l à những hình ảnh biểu trưng này thư ờng đ ược phát triển từ những hình ảnh thực, tạo nên sự lặp lại mà nâng cao, đổi m ới của hệ thống h ình ảnh (cành hoa, con chim, mùa xuân). 4 - Ngôn ng ữ thơ hàm súc, gợi hình, gợi cảm. Có nh ững c âu thơ cứ nh ư câu nói tự nhiên, không trau chuốt từ ngữ nhưng vẫn mang âm hưởng thi ca. Cách sử dụng ngh ệ thuật đảo cấu trúc ngữ pháp, câu h ỏi tu từ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, đi ệp từ, đi ệp ngữ, điệp cấu trúc ngữ pháp đ ộc đáo, giàu ý nghĩa. Cách s ử dụng đại từ nh ân xưng: “tôi – ta”… - Gi ọng điệu bài thơ thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Giọng điệu có s ự biến đổi p hù h ợp với nội dung từng đoạn: V ui tươi, say sưa ở đoạn đầu; tr ầm l ắng, thi ết tha ở đoạn bộc bạch những tâm niệm; sôi nổi và tha thiết ở đoạn k ết. 3. Đánh giá, nâng cao - Sức hấp dẫn từ nội dung và nghệ thuật của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ đã tác động sâu s ắc đến ngư ời đọc bao thế hệ, kh ơi gợi từ tình yêu thiên nhiên đ ến tình yêu quê hương, đ ất nước, từ khát vọng nhỏ bé, khiêm nhường của một cá nhân nâng lên thành l ẽ s ống cao đẹp giàu giá trị nhân văn. Vì thế với Mùa xuân nho nh ỏ ta không th ể chỉ đọc m ột lần, không chỉ đọc bằng lí trí hay tình cảm mà phải đọc bằng cả tâm hồn. - Bài h ọc cho người nghệ sĩ: Nh ững bài thơ hay góp phần làm phong phú t hêm cho thơ ca nhân lo ại. Vì vậy, bằng tài năng và tâm huy ết của mình, nhà thơ hãy sáng t ạo nên những thi phẩm hay và giàu sức hấp dẫn t ừ nội dung đến hình thức . Đi ều đó v ừa l à thiên ch ức vừa là trách nhiệm của nhà thơ, là yêu cầu thiết yếu, sống còn của sáng t ạo nghệ thuật. - Sự tiếp nhận ở người đọc thơ: Cần th ấy thơ hay là hay c ả hồn lẫn xác . T ừ đó có sự tri âm, sự đồng cảm với tác phẩm, với nhà thơ để có thể sẻ chia những tình cảm đồng điệu. Khi ấy, thơ sẽ có sức sống lâu bền trong lòng người đọc nhiều thế hệ. III. Bi ểu điểm - Đi ểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Bài viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Đi ểm 5 -6: Cơ b ản đáp ứng được yêu c ầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng di ễn đạt trong sáng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Đi ểm 3 -4: Cơ b ản hiểu yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng. Chọn và phân tích đư ợc dẫn chứng song ý chưa sâu sắc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Đi ểm 1 -2: Chưa hi ểu rõ yêu cầu của đề. Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả. - Đi ểm 0: Sai l ạc cả nội dung và phương pháp. Lưu ý: - Giám kh ảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm c ủa thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chấ t văn, có nh ững suy nghĩ sáng t ạo. - Vi ệc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với t ổng điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm tròn đ ến 0,5 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài. . SỞ GD&ĐT V ĨNH PHÚC KÌ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP TỈNH NĂM HỌC 201 2- 2013 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1 (3,0 đi ểm) . Đại văn hào người Nga M.Goorki. THỨC 1 S Ở GD&ĐT V ĨNH PHÚC HƯ ỚNG DẪN CHẤM THI CH ỌN HSG C ẤP TỈNH LỚP 9 THCS NĂM H ỌC 2012 -2 013 MÔN: NGỮ VĂN (G ồm 04 trang) Câu 1 (3,0 đi ểm) I. Yêu c ầu về kĩ năng Bi ết cách làm bài văn nghị luận. kĩ năng Hi ểu đề, biết cách l àm bài văn ngh ị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng t ỏ vấn đề. Bố cục r õ ràng, l ập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có c ảm xúc. Không mắc