1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Công văn số 151/SGD&ĐT Yen Bai

12 764 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 213,77 KB

Nội dung

UBND T ỈNH Y ÊN BÁI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 151/SGD&ĐT-TCCB V/v hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên các trường mầm non, phổ thông công lập và các trung tâm. Yên Bái, ngày 08 tháng 3 năm 2010 Kính gửi: - Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố; - Các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 39/2008/NQ-HĐND ngày 12/12/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường học mầm non và phổ thông tỉnh Yên Bái giai đoạn 2008-2011; Trên cơ sở Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; văn bản số 3040/BGD&ĐT-TCCB ngày 17 tháng 4 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số điều trong Quy chế “Đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập"; Quy chế, Điều lệ trường học, Quy định về đạo đức nhà giáo, Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên (đối với các cấp học đã có) của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái Hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên các trường mầm non, phổ thông công lập và các trung tâm trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo từ năm học 2009 - 2010 như sau: A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU I. Mục đích Nhằm làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống làm căn cứ để các cấp quản lí giáo dục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo viên. II. Yêu cầu 1. Đảm bảo tính khách quan, khoa học, công khai, công bằng, dân chủ, phản ánh đúng năng lực, phẩm chất của giáo viên; phải làm rõ được các ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực, hiệu quả công tác và khả năng phát triển của giáo viên. 2. Đảm bảo tính chính xác, đúng thực chất, đảm bảo tinh thần đoàn kết nội bộ. 4. Việc đánh giá, xếp loại giáo viên gắn liền với kết quả công tác của giáo viên và được thực hiện cuối học kì và cuối năm học. B. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI Đánh giá, xếp loại giáo viên được tiến hành trên các nội dung sau: I. Tiêu chuẩn xếp loại về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống (tối đa 50 điểm) Đánh giá theo các nội dung sau: - Nhận thức tư tưởng, chính trị; - Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; 2 - Việc chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động; - Giữ gìn đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của giáo viên; ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; - Tinh thần đoàn kết; tính trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp, thái độ phục vụ nhân dân và học sinh. a) Loại tốt: Từ 45-50 điểm Là những giáo viên đạt các yêu cầu sau: - Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước (9-10 điểm); - Gương mẫu thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của cán bộ, công chức, các quy định của Điều lệ nhà trường, Quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường (9-10 điểm); - Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao (9-10 điểm); - Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học (9-10 điểm); - Sống mẫu mực, trong sáng; có uy tín cao trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; có ảnh hướng tốt trong nhà trường và ngoài xã hội (9-10 điểm). b) Loại khá: Từ 35 đến dưới 45 điểm Là những giáo viên đạt các yêu cầu sau: - Chấp hành đầy đủ chính sách, pháp luật của Nhà nước (Từ 7 đến dưới 9 điểm); - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của cán bộ, công chức, các quy định của Điều lệ nhà trường, Quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường (Từ 7 đến dưới 9 điểm); - Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao (Từ 7 đến dưới 9 điểm); - Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học (Từ 7 đến dưới 9 điểm); - Có uy tín trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân (Từ 7 đến dưới 9 điểm). c) Loại trung bình: Từ 25 đến dưới 35 điểm Là những giáo viên đạt các yêu cầu sau: - Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước (Từ 5 đến dưới 7 điểm); - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của cán bộ, công chức, các quy định của Điều lệ nhà trường, Quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường (Từ 5 đến dưới 7 điểm); - Hoàn thành các nhiệm vụ được giao (Từ 5 đến dưới 7 điểm); - Còn thiếu sót trong kỷ luật lao động, nề nếp chuyên môn và lối sống, có khuyết điểm nhưng chưa đến mức độ kỷ luật khiển trách (Từ 5 đến dưới 7 điểm); - Uy tín trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân chưa cao (Từ 5 đến dưới 7 điểm). d) Loại kém: Dưới 25 điểm Là những giáo viên vi phạm một trong các trường hợp sau: - Không chấp hành đầy đủ chính sách, pháp luật của Nhà nước; - Có thiếu sót về đạo đức và lối sống; - Không hoàn thành các nhiệm vụ được giao; - Bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên; - Không còn tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân. II. Tiêu chuẩn xếp loại về chuyên môn, nghiệp vụ (tối đa 50 điểm) 3 Nội dung, tiêu chuẩn cụ thể về chuyên môn, nghiệp vụ của loại tốt, khá, trung bình, kém theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quy chế đánh giá, xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông, giáo viên của trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và Hướng dẫn đánh giá, xếp loại giờ dạy ở bậc trung học). Ngoài những quy định nêu trên, các cơ sở giáo dục cần dựa vào Thông tư số 43/2006/TT-BGD&ĐT ngày 20/10/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo để vận dụng và thực hiện. 1. Đối với giáo viên mầm non a) Loại tốt: Từ 45-50 điểm Hoàn thành tốt các tiêu chí sau: - Đạt trình độ chuẩn đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ trở lên; là giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên; là nòng cốt về chuyên môn nghiệp vụ của trường hoặc của ngành (9-10 điểm); - Đảm bảo dạy đúng, đủ nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ và các quy định về chuyên môn của ngành tại nhóm/lớp được phân công phụ trách; Hồ sơ cá nhân đầy đủ, đảm bảo chất lượng được cấp trường trở lên xếp loại tốt, quản lý tốt các loại hồ sơ, sổ sách được giao (9-10 điểm); - Có nhiều đồ dùng dạy học và nhiều đồ chơi tự tạo bền đẹp, thực hiện có nền nếp, có hiệu quả sự phối hợp với gia đình trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và tuyên truyền, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ; Có đề tài, sáng kiến kinh nghiệm được hội đồng khoa học cấp trường trở lên xếp loại A (9-10 điểm). - Tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ; tham gia đầy đủ các đợt sinh hoạt chuyên môn của tổ, nhà trường, có nhiều chuyên đề được đánh giá xếp loại tốt. Trong tổng số tiết dạy được đánh giá xếp loại có 2/3 tiết dạy xếp loại giỏi, số tiết còn lại xếp loại khá (9-10 điểm). Nếu trong 1 học kỳ giáo viên có số tiết dạy được đánh giá, xếp loại dưới 3 tiết, thì các tiết được đánh giá phải được xếp loại giỏi. - Hiệu quả (9-10 điểm): Theo phụ lục số 1 đính kèm b) Loại khá: Từ 35 đến dưới 45 điểm Hoàn thành đầy đủ các tiêu chí sau: - Đạt trình độ chuẩn đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ trở lên; là giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên; là nòng cốt về chuyên môn của trường (Từ 7 đến dưới 9 điểm); - Đảm bảo dạy đúng, đủ nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ và các quy định về chuyên môn của ngành tại nhóm/lớp được phân công phụ trách; có đầy đủ, đảm bảo chất lượng và quản lý tương đối tốt các loại hồ sơ (Từ 7 đến dưới 9 điểm); - Có đồ dùng dạy học, và đồ chơi tự tạo, thực hiện có nền nếp sự phối hợp với gia đình trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và tuyên truyền, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ; Có đề tài, sáng kiến kinh nghiệm được hội đồng khoa học cấp trường đánh giá, xếp loại B trở lên (Từ 7 đến dưới 9 điểm); - Tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, tham gia đầy đủ các đợt sinh hoạt chuyên môn của tổ, nhà trường, có chuyên đề được xếp 4 loại khá. Trong tổng số tiết dạy được đánh giá xếp loại có 2/3 tiết dạy xếp loại khá trở lên, số tiết còn lại xếp loại đạt yêu cầu (Từ 7 đến dưới 9 điểm). Nếu trong 1 học kỳ giáo viên có số tiết dạy được đánh giá, xếp loại dưới 3 tiết, thì các tiết được đánh giá phải xếp loại khá trở lên. - Hiệu quả (Từ 7 đến dưới 9 điểm): Theo phụ lục số 1 đính kèm c) Loại trung bình (đạt yêu cầu): Từ 25 đến dưới 35 điểm Hoàn thành tương đối đầy đủ các tiêu chí sau: - Đạt trình độ chuẩn đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ trở lên (Từ 5 đến dưới 7 điểm); - Đảm bảo dạy đúng, đủ nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ và các quy định về chuyên môn của ngành tại nhóm/lớp được phân công phụ trách; quản lý đảm bảo hồ sơ (Từ 5 đến dưới 7 điểm); - Có đồ dùng dạy học, có sự phối hợp với gia đình trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và tuyên truyền, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ nhưng chưa được thường xuyên (Từ 5 đến dưới 7 điểm); - Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, các đợt sinh hoạt chuyên môn của tổ, nhà trường. Trong tổng số tiết dạy được đánh giá xếp loại có 2/3 tiết dạy xếp loại trung bình trở lên (Từ 5 đến dưới 7 điểm). Nếu trong 1 học kỳ giáo viên có số tiết dạy được đánh giá, xếp loại dưới 3 tiết, thì các tiết được đánh giá phải được xếp loại từ trung bình trở lên. - Hiệu quả (Từ 5 đến dưới 7 điểm): Theo phụ lục số 1 đính kèm d) Loại kém (chưa đạt yêu cầu): Dưới 25 điểm Hoàn thành chưa đầy đủ các tiêu chí nêu ở trên; ngoài ra, nếu vi phạm một trong những nội dung sau đây: - Chưa đạt trình độ chuẩn đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; - Không được xếp loại từ trung bình trở lên. - Có đủ điều kiện, đảm bảo về phương diện thiết bị, kỹ thuật nhưng không sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học 01 tiết/học kỳ (đối với tiết dạy yêu cầu phải sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học). - Vi phạm quy định về chuyên môn theo điều lệ, quy chế trường học 01 lần/học kỳ; 2. Đối với giáo viên tiểu học, trung học và các trung tâm a) Loại tốt: Từ 45-50 điểm Hoàn thành tốt các tiêu chí sau: - Đạt trình độ chuẩn đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ trở lên; là giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên; là nòng cốt về chuyên môn của trường hoặc của ngành (9-10 điểm); - Đảm bảo dạy đúng, đủ nội dung chương trình và kế hoạch dạy học. Chuẩn bị bài, lên lớp, đánh giá học sinh theo đúng quy định; kết quả học tập của học sinh có tiến bộ rõ rệt; Hồ sơ cá nhân đầy đủ, đảm bảo chất lượng và được cấp trường trở lên xếp loại tốt; quản lý tốt các loại hồ sơ, sổ sách được giao (9-10 điểm); - Tổ chức cho học sinh lĩnh hội vững chắc các kiến thức cơ bản, rèn luyện được những kỹ năng chủ yếu, giáo dục tình cảm tốt. Sử dụng hợp lý phương pháp dạy học, sử dụng tốt đồ dùng dạy học và các phương tiện hỗ trợ. Có đề tài, sáng kiến kinh nghiệm được hội đồng khoa học cấp trường trở lên đánh giá, xếp loại A (9-10 điểm). - Hoàn thành xuất sắc công tác chủ nhiệm lớp và các hoạt động khác. Thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng được đánh giá, xếp loại giỏi và tích cực tự bồi dưỡng về 5 chuyên môn nghiệp vụ; tham gia đầy đủ các đợt sinh hoạt chuyên môn của tổ, của trường có chuyên đề cấp trường được xếp loại A. Trong tổng số tiết dạy được đánh giá, xếp loại có 2/3 tiết dạy xếp loại giỏi, số tiết còn lại xếp loại khá (9-10 điểm). Nếu trong 1 học kỳ giáo viên có số tiết dạy được đánh giá, xếp loại dưới 3 tiết, thì các tiết được đánh giá phải được xếp loại giỏi. - Hiệu quả (9-10 điểm): Theo phụ lục số 1 đính kèm b) Loại khá: Từ 35 đến dưới 45 điểm Hoàn thành đầy đủ các tiêu chí sau: - Đạt trình độ chuẩn đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ trở lên; là nòng cốt về chuyên môn của tổ, trường (Từ 7 đến dưới 9 điểm); - Đảm bảo dạy đúng, đủ nội dung chương trình và kế hoạch dạy học. Chuẩn bị bài, lên lớp, đánh giá học sinh theo đúng quy định; kết quả học tập của học sinh có tiến bộ; Hồ sơ cá nhân đầy đủ, đảm bảo chất lượng được cấp trường trở lên xếp loại khá; quản lý tốt các loại hồ sơ, sổ sách được giao (Từ 7 đến dưới 9 điểm); - Tổ chức cho học sinh lĩnh hội các kiến thức cơ bản chính xác, rèn luyện được những kỹ năng chủ yếu, có ý thức về giáo dục tình cảm cho học sinh. Phương pháp dạy học phù hợp với nội dung tiết học, sử dụng tương đối tốt đồ dùng dạy học và các phương tiện hỗ trợ dạy học. Có đề tài, sáng kiến kinh nghiệm được hội đồng khoa học cấp trường đánh giá, xếp loại B trở lên (Từ 7 đến dưới 9 điểm). - Hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp và các hoạt động khác. Có ý thức tham gia các lớp bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ; tham gia đầy đủ, tích cực các đợt sinh hoạt chuyên môn của nhà trường, có chuyên đề cấp tổ được xếp loại B trở lên. Trong tổng số tiết dạy được đánh giá xếp loại có 2/3 tiết dạy xếp loại khá trở lên, số tiết còn lại xếp loại đạt yêu cầu (Từ 7 đến dưới 9 điểm). Nếu trong 1 học kỳ giáo viên có số tiết dạy được đánh giá, xếp loại dưới 3 tiết, thì các tiết được đánh giá phải xếp loại khá trở lên. - Hiệu quả (Từ 7 đến dưới 9 điểm): Theo phụ lục số 1 đính kèm c) Loại trung bình (đạt yêu cầu): Từ 25 đến dưới 35 điểm Hoàn thành tương đối đầy đủ các tiêu chí sau: - Đạt Trình độ chuẩn đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ trở lên (Từ 5 đến dưới 7 điểm); - Đảm bảo dạy đúng nội dung chương trình và kế hoạch dạy học. Chuẩn bị bài, lên lớp, đánh giá học sinh theo đúng quy định; kết quả học tập của học sinh có tiến bộ; Hồ sơ cá nhân đầy đủ được nhà trường xếp loại trung bình; quản lý tốt các loại hồ sơ, sổ sách được giao (Từ 5 đến dưới 7 điểm); - Tổ chức cho học sinh lĩnh hội các kiến thức cơ bản chính xác, rèn luyện được những kỹ năng chủ yếu, có ý thức về giáo dục tình cảm cho học sinh. Phương pháp dạy học phù hợp với nội dung tiết học, có sử dụng đồ dùng dạy học và phương tiện dạy học nhưng hiệu quả chưa cao (Từ 5 đến dưới 7 điểm). - Hoàn thành công tác chủ nhiệm lớp và các hoạt động khác ở mức độ trung bình. Có ý thức tham gia các lớp bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ; tham gia đầy đủ các đợt sinh hoạt chuyên môn của tổ, nhà trường. Trong tổng số tiết dạy được đánh giá xếp loại có 2/3 tiết dạy xếp loại trung bình trở lên (Từ 5 đến dưới 7 điểm). Nếu trong 1 học kỳ giáo viên có số tiết dạy được đánh giá, xếp loại dưới 3 tiết, thì các tiết được đánh giá phải được xếp loại từ trung bình trở lên. 6 - Hiệu quả (Từ 5 đến dưới 7 điểm): Theo phụ lục số 1 đính kèm d) Loại kém (chưa đạt yêu cầu): Dưới 25 điểm Hoàn thành chưa đầy đủ các tiêu chí nêu ở trên; ngoài ra, nếu vi phạm một trong những nội dung sau đây: - Không được xếp loại từ trung bình trở lên. - Có đủ điều kiện, đảm bảo về phương diện thiết bị, kỹ thuật nhưng không sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học 01 tiết/học kỳ (đối với tiết dạy yêu cầu phải sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học). - Vi phạm quy định về chuyên môn theo điều lệ, quy chế trường học 01 lần/học kỳ. Lưu ý: Khi đánh giá sự tiến bộ trong kết quả học tập của học sinh cần so sánh như sau: Đối với học sinh lớp đầu cấp so sánh kết quả học tập của học sinh cuối kỳ với kết quả khảo sát chất lượng đầu năm và so sánh sự tiến bộ của học sinh giữa các học kỳ; đối với các khối lớp khác có so sánh kết quả học tập cuối học kỳ với kết quả năm học trước và kết quả giữa các học kỳ với nhau. III. Xếp loại chung học kỳ và cuối năm 1. Xếp loại chung học kỳ: Kết quả xếp loại chung học kỳ được đánh giá trên cơ sở kết quả xếp loại phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và chuyên môn nghiệp vụ , cụ thể như sau: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống Chuyên môn nghiệp vụ Xếp loại chung học kỳ T ốt T ốt T ốt Khá Tốt Khá Tốt, khá Khá Khá Khá Trung bình Trung bình Trung bình khá, trung bình Trung bình Kém khá Trung bình Kém trung bình Kém Khá, trung bình, kém Kém Kém 2. Xếp loại chung năm học: Kết quả xếp loại chung năm học được đánh giá trên cơ sở kết quả đánh giá, xếp loại từng học kỳ, cụ thể như sau: Học kỳ I Học kỳ II Xếp loại chung năm học Tốt, khá Tốt Xuất sắc Tốt, khá Khá Khá Tốt Trung bình Khá khá, trung bình Trung bình Trung bình T ốt kém Trung bình Khá, trung bình kém Kém Trung bình Tốt, khá Khá Kém Tốt Khá Kém Khá, trung bình Trung bình Kém kém Kém 7 Lưu ý: * Không xếp tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống đạt loại tốt đối với những giáo viên có tiêu chuẩn xếp loại về chuyên môn nghiệp vụ từ trung bình trở xuống. * Các cơ sở giáo dục căn cứ nội dung đề cập ở trên (phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; chuyên môn nghiệp vụ); Quy chế của Ngành, của đơn vị để cụ thể hóa và bổ sung chi tiết các tiêu chí đánh giá, xếp loại giáo viên sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn đơn vị mình. Đặc biệt lưu ý tới những giáo viên làm công tác kiêm nhiệm trong đơn vị. * Trong quá trình đánh giá cho điểm có thể kết hợp giữa định tính và định lượng. Có thể cho điểm lẻ đến 0,25 điểm đối với từng tiêu chí cụ thể chi tiết và làm tròn số đến 0,5 điểm khi tính tổng diểm của từng tiêu chuẩn để xếp loại theo quy định. * Giáo viên có số ngày nghỉ làm việc trong năm học từ 40 ngày trở lên thì không xếp loại trong năm học. C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Giáo viên Căn cứ vào nội dung từng tiêu chuẩn được quy định, giáo viên tự đánh giá, xếp loại 01 lần/học kỳ và cuối năm. 2. Tổ chuyên môn 2.1. Trên cơ sở tự đánh giá, xếp loại của từng giáo viên cuối học kỳ và cả năm, đánh giá xếp loại từng giáo viên theo 02 tiêu chuẩn (phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; chuyên môn nghiệp vụ). 2.2. Phương pháp đánh giá a) Đánh giá về tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: - Tổ chuyên môn và đồng nghiệp nhận xét, góp ý kiến qua các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, tham khảo ý kiến cha mẹ học sinh, lãnh đạo nhà trường để đánh giá định tính sau đó quy đổi thành điểm. - Khi xem xét đến uy tín, lối sống, cần đối chiếu với các hành vi giáo viên không được làm được quy định trong Điều lệ, Quy chế nhà trường và pháp lệnh công chức (Luật Cán bộ, công chức). Nếu giáo viên vi phạm một trong các hành vi giáo viên không được làm thì bị xếp loại kém về lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. - Căn cứ vào số điểm đạt được đánh giá, xếp loại giáo viên theo 1 trong các mức: Tốt, khá, trung bình, kém. b) Đánh giá về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ: Khi đánh giá về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ cần chú trọng đến: - Kết quả đánh giá, xếp loại giờ dạy của mỗi giáo viên ít nhất là 03 tiết/năm học; đối với giáo viên tiểu học phải đánh giá, xếp loại 01 tiết Tiếng Việt, 01 tiết Toán và 01 tiết môn học khác. Căn cứ đánh giá, xếp loại giáo viên từng ngành học, cấp học: + Đối với giáo viên mầm non: Thực hiện theo các văn bản hướng dẫn hiện hành và có thể vận dụng thực hiện theo công văn số 12/SGD&ĐT-GDMN, ngày 14/9/2006 về việc hướng dẫn tổ chức hội thi chọn giáo viên dạy giỏi Bậc học Mầm non giai đoạn 2006-2010. + Đối với giáo viên tiểu học: Thực hiện theo Quy chế đánh giá, xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên tiểu học, ban hành theo Quyết định số 48/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 13/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. + Đối với giáo viên phổ thông, các trung tâm: Thực hiện theo hướng dẫn số 10227/THPT ngày 11/9/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Hiệu quả giáo dục; - Ý kiến nhận xét của cha mẹ học sinh (nếu có). 8 - Căn cứ vào số điểm đạt được trên từng tiêu chí và mức độ hoàn thành nhiệm vụ để xếp loại theo 1 trong các mức: Tốt, khá, trung bình, kém. 3. Các cơ sở trường học 3.1. Trên cơ sở hướng dẫn này cụ thể hóa các tiêu chí ứng với nội dung của từng tiêu chuẩn để đưa ra chuẩn đánh giá phù hợp với tình hình thực tiễn từng vùng miền, từng đơn vị và phải được thông qua toàn thể cán bộ, viên chức của đơn vị. 3.2. Định kỳ vào cuối học kỳ, năm học, hiệu trưởng nhà trường, giám đốc các trung tâm (gọi chung là thủ trưởng đơn vị) tiến hành tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên. a) Thành lập tổ Tư vấn, gồm: Lãnh đạo đơn vị, đại diện chi bộ, công đoàn, đoàn thanh niên, các tổ trưởng hoặc khối trưởng chuyên môn để đánh giá, xếp loại từng giáo viên; b) Thủ trưởng đơn vị xem xét kết quả tự đánh giá, xếp loại của giáo viên và kết quả đánh giá, xếp loại của tổ, khối chuyên môn; đối chiếu với các tư liệu về quản lý đội ngũ giáo viên của trường, Hiệu trưởng đưa ra quyết định đánh giá, xếp loại về từng giáo viên. Trong trường hợp không có sự thống nhất giữa tự đánh giá của giáo viên với đánh giá của tổ chuyên môn, Hiệu trưởng cần trao đổi với tổ trưởng chuyên môn và giáo viên trước khi đưa ra quyết định của mình. Khi cần thiết, hiệu trưởng có thể tham khảo thông tin từ các nguồn khác (học sinh, cha mẹ học sinh, các tổ chức, tập thể trong hoặc ngoài nhà trường) và yêu cầu giáo viên cung cấp thêm minh chứng. c) Trường hợp ý kiến tự đánh giá của cá nhân, tổ chuyên môn, tổ tư vấn khác với đề xuất của thủ trưởng đơn vị mà sau khi trao đổi, thảo luận không thống nhất thì thủ trưởng đơn vị tự quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. d) Thủ trưởng ghi nhận xét, kết quả đánh giá, xếp loại từng tiêu chuẩn và kết quả đánh giá, xếp loại chung vào phiếu đánh giá, xếp loại của giáo viên; e) Công khai kết quả đánh giá giáo viên trước tập thể nhà trường và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp bằng văn bản. Nếu chưa đồng ý với kết luận của thủ trưởng, giáo viên có quyền trình bày ý kiến của mình, bảo lưu ý kiến tự đánh giá nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của cơ quan quản lý có thẩm quyền. f) Trong trường hợp giáo viên được đánh giá cận với mức độ tốt, khá hoặc trung bình, việc xem xét nâng mức hay giữ nguyên dựa trên sự phấn đấu của mỗi giáo viên, thủ trưởng nhà trường quyết định những trường hợp cụ thể và chịu trách nhiệm về quyết định đó; g) Trong quá trình đánh giá, xếp loại đối những giáo viên dạy nhiều môn học, giáo viên kiêm nhiệm (tổng phụ trách, thiết bị, thư viện ) cần chú trọng đến hiệu quả công tác. 3.3. Phiếu đánh giá, xếp loại giáo viên học kỳ được lưu giữ cùng hồ sơ c ủa nhà trường (riêng phiếu đánh đánh giá, xếp loại cuối năm của giáo viên được lưu tại hồ sơ của từng cá nhân theo phân cấp hiện hành); Nhà trường lưu biên bản xét đánh giá, xếp loại mỗi học kỳ và cả năm. 4. Phòng giáo dục và đào tạo - Lưu biên bản xét, đánh giá, xếp loại cả năm của từng trường; - Lưu báo cáo kèm theo kết quả đánh giá của từng trường; - Lưu kết quả đánh giá, xếp loại của cả huyện, thị xã, thành phố. 5. Sở Giáo dục và Đào tạo - Lưu biên bản xét, đánh giá, xếp loại cả năm của từng đơn vị trực thuộc; - Lưu báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại của các phòng GD&ĐT và các đơn vị trực thuộc Sở; - Lưu kết quả đánh giá, xếp loại của toàn Ngành. 9 6. Một số biểu mẫu quy định 6.1. Phiếu đánh giá, xếp loại giáo viên học kỳ (Biểu mẫu số 1a). 6.2. Phiếu đánh giá, xếp loại giáo viên năm học (Biểu mẫu số 1b). 6.3. Danh sách và kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên từng học kỳ (Biểu mẫu số 2a). 6.4. Danh sách và kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên trong năm học (Biểu mẫu số 2b). 6.5. Biên bản họp đánh giá, xếp loại giáo viên năm học (Biểu mẫu số 3a). 6.6. Thống kê tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên trong năm học (Biểu mẫu số 4). Trên cơ sở hướng dẫn, các cơ sở giáo dục chủ động tổ chức triển khai, thực hiện từ năm học 2009-2010. Văn bản này thay thế Công văn số 90/SGD&ĐT-TCCB, ngày 20 tháng 2 năm 2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái về việc Hướng dẫn tạm thời đánh giá, xếp loại giáo viên trong các trường Mầm non, Phổ thông và các Trung tâm. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề gì vướng mắc, đề nghị các đơn vị tập hợp ý kiến, phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo (qua Phòng Tổ chức cán bộ) để tiếp tục xem xét giải quyết./. Nơi nhận : GIÁM ĐỐC - Bộ GD&ĐT (b/c); - Phòng GD&ĐT các huyện, TX, TP (t/h); - Các trường: THPT, PTLC2+3, các trung tâm trực thuộc Sở (t/h); - Lãnh đạo Sở; - Các phòng ban của Sở; - Lư u : VT, TCCB. (Đã ký) Trần Xuân Hưng 10 PHỤ LỤC SỐ 1: CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HIỆU QUẢ CỦA GIÁO VIÊN 1. Loại tốt Vùng miền Các chỉ số Giáo viên từng cấp học Mầm non Tiểu học Trung học Trung tâm Các đơn vị đạt chuẩn Quốc gia, các đơn vị thuộc vùng I - Tỷ lệ chuyên cần tối thiểu: - Trẻ đạt kênh A tối thiểu: - HS đạt chuẩn kỹ năng trở lên tối thiểu + Lớp đầu cấp: + Các lớp khác: - Số HS đạt khá, giỏi tối thiểu + Lớp đầu cấp: + Các lớp khác: 90% 85% 90% 40% 80% 85% 25% 30% 75% 80% 15% 20% Các đơn vị thuộc vùng II - Tỷ lệ chuyên cần tối thiểu: - Trẻ đạt kênh A tối thiểu: - HS đạt chuẩn kỹ năng trở lên tối thiểu + Lớp đầu cấp: + Các lớp khác: - Số HS đạt khá, giỏi tối thiểu + Lớp đầu cấp: + Các lớp khác: 85% 80% 85% 35% 75% 80% 15% 20% 70% 75% 10% 15% Các đơn vị thuộc vùng III, vùng có ĐKKT-XH đặc biệt khó khăn - Tỷ lệ chuyên cần tối thiểu: - Trẻ đạt kênh A tối thiểu: - HS đạt chuẩn kỹ năng trở lên tối thiểu + Lớp đầu cấp: + Các lớp khác: - Số HS đạt khá, giỏi tối thiểu + Lớp đầu cấp: + Các lớp khác: 80% 75% 75% 80% 20% 30% 70% 75% 10% 15% 65% 70% 7% 10% 2. Loại khá Vùng miền Các chỉ số Giáo viên từng cấp học Mầm non Tiểu học Trung học Trung tâm Các đơn vị đạt chuẩn Quốc gia, các đơn vị thuộc vùng I - Tỷ lệ chuyên cần tối thiểu: - Trẻ đạt kênh A tối thiểu: - HS đạt chuẩn kỹ năng trở lên tối thiểu + Lớp đầu cấp: + Các lớp khác: - Số HS đạt khá, giỏi tối thiểu + Lớp đầu cấp: + Các lớp khác: 85% 80% 85% 35% 75% 80% 15% 20% 70% 75% 10% 15% [...]... đầu cấp: 10% 5% 3% + Các lớp khác: 15% 7% 5% * Khi đánh giá về hiệu quả giáo dục đối với Trung học và Trung tâm (đối với các đơn vị đạt chuẩn Quốc gia, các đơn vị thuộc vùng I, vùng II) các môn: - Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hóa học, Tiếng Anh (nếu có), Tin học (nếu có): Đạt tối thiểu tỷ lệ ghi trong bảng - Các môn còn lại: Phải cộng thêm 5% đối với mục “HS đạt chuẩn kỹ năng”; 3% đối với mục “Số HS đạt khá . học, cấp học: + Đối với giáo viên mầm non: Thực hiện theo các văn bản hướng dẫn hiện hành và có thể vận dụng thực hiện theo công văn số 12/SGD&ĐT-GDMN, ngày 14/9/2006 về việc hướng dẫn tổ. dẫn, các cơ sở giáo dục chủ động tổ chức triển khai, thực hiện từ năm học 2009-2010. Văn bản này thay thế Công văn số 90/SGD&ĐT-TCCB, ngày 20 tháng 2 năm 2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh. chế độ, chính sách đối với giáo viên. II. Yêu cầu 1. Đảm bảo tính khách quan, khoa học, công khai, công bằng, dân chủ, phản ánh đúng năng lực, phẩm chất của giáo viên; phải làm rõ được các

Ngày đăng: 23/06/2015, 08:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w