Qui chế hoạt động BCH Công đoàn cơ sở Trường THCS Trần Quốc Toản – Nhiệm kì 2009-2011 CÔNG ĐOÀN GD PHƯỚC SƠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CĐ TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Độc lập-Tự do-Hạnh phúc QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG BCH CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN NHIỆM KỲ: 2009-2011 - Căn cứ điều lệ Công đoàn Việt Nam. - Căn cứ Nghị định 153/HĐBT ngày 20/5/1991 của Hội đồng Bộ trưởng hướng dẫn thi hành luật Công đoàn. - Căn cứ quy chế hoạt động của Tổng liên đoàn Việt Nam và Nghị quyết Đại hội Công đoàn Trường THCS Trần Quốc Toản nhiệm kỳ 2009- 2011. A. QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BCH CÔNG ĐOÀN I, Hoạt động của BCH Công đoàn tuân theo những nguyên tắc sau đây: 1. Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ: - Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức. - Các hoạt động của CĐ phải được BCH bàn bạc thống nhất, người chịu trách nhiệm chính là Chủ tịch Công đoàn. - Các hoạt động mang tính tập thể, có sự nhất trí trong BCH Công đoàn phải đạt 70% ý kiến tán thành, sau đó mới thông qua tập thể Công đoàn. 2. Đảm bảo sự đoàn kết nhất trí, nâng cao năng lực lãnh đạo của tập thể BCH, và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, phẩm chất chính trị, phong cách lãnh đạo sâu sát cơ sở của mỗi uỷ viên BCH. - BCH phải thật sự thống nhất, đoàn kết để thực hiện nghị quyết đã thông qua, đã bàn bạc. Song nếu không hợp lý, phù hợp thì có quyền bố sung, bàn bạc lại trong BCH CĐ. - Mỗi uỷ viên trong BCH chịu trách nhiệm trước Công đoàn, BCH. Phải luôn luôn phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ của mình của mình, không ỷ lại, không né tránh hoặc thực hiện không có chất lượng, hiệu quả. 3. Luôn phát huy sức mạnh tập thể của Công đoàn. Nâng cao năng lực hoạt động của tổ chức Công đoàn thực hiện thắng lợi Nghị quyết Công đoàn các cấp. - Tổ chức công đoàn là một tổ chức tập trung lực lượng quần chúng lao động. Dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng. - Tổ chức công đoàn cơ sở: Phải luôn luôn thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Công đoàn cấp trên và có quyền bổ sung Nghị quyết khi không phù hợp. Có quyền đề xuất với BCH Công đoàn cấp trên về những điều cần bổ sung trong Nghị quyết. B. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ CỦA BCH CÔNG ĐOÀN 1 Qui chế hoạt động BCH Công đoàn cơ sở Trường THCS Trần Quốc Toản – Nhiệm kì 2009-2011 Phần I: Nhiệm vụ, quyền hạn của BCH Công đoàn THCS Trần Quốc Toản. Điều 1: 1 Thực hiện Nghị quyết Công đoàn ngành GD Phước Sơn và LĐLĐ Huyện Phước Sơn, Tỉnh và Tổng liên đoàn LĐ Việt Nam. 2 Tổ chức đoàn viên công đoàn thi đua dạy tốt, học tốt, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Mỗi đoàn viên công đoàn có trách nhiệm thực hiện phong trào xây dựng đơn vị trường thành đơn vị văn hoá, trường tiên tiến xuất sắc, trường đạt chuẩn… Mỗi gia đình đoàn viên công đoàn phải đạt Gia đình văn hoá. 3 Chăm lo xây dựng đội ngũ CBCNVC trong trường: - Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn, xây dựng tổ chức cơ sở công đoàn vững mạnh, đoàn kết, tích cực xây dựng Đảng, giúp đỡ bồi dưỡng những đoàn viên ưu tú cho Đảng. - Xây dựng đơn vị Công đoàn trường là tổ ấm vững mạnh. 4. Tổ chức Công đoàn cùng với chuyên môn trong nhà trong nhà trường có trách nhiệm tham mưu với chính quyền địa phương và chính quyền cấp trên thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với CBCNV. - BCH Công đoàn có trách nhiệm chỉ đạo, khuyến khích đoàn viên phát triển kinh tế gia đình bằng các hình thức phù hợp để nâng cao đời sống gia đình, tạo điều kiện tốt đến công tác giảng dạy. - Xây dựng đời sống văn hoá lành mạnh ở trường học và khu vực dân cư nơi cơ trú của mỗi đoàn viên. 5. BCH Công đoàn phải luôn luôn làm công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị cho đoàn viên bằng các hoạt động văn hoá với nhiều hình thức phong phú như: Giao lưu văn nghệ, TDTT, tham quan, 6. BCH Công đoàn có quyền hạn thành lập hoặc giải thể các tổ chức công đoàn cấp dưới nếu không đủ số lượng hoặc không phù hợp. 7. BCH Công đoàn trực tiếp chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức Nữ công trong trường học hoạt động có hiệu quả. Động viên cán bộ nữ công thực hiện tốt chính sách của cấp trên, chỉ đạo tốt phong trào “ Giỏi việc nước- Đảm việc nhà ”. 8. BCH CĐ có quyền hạn tham gia các hội đồng thi đua, khen thưởng, kỷ luật, xét đề nghị nâng lương, đề nghị xét kết nạp Đảng, Công đoàn cho đoàn viên công đoàn. 9. Phải thông qua trước BCH CĐ trước hội gnhị Công đoàn về dự toán thu chi quỹ công đoàn và các loại quỹ khác liên quan. Điều 2: BCH CĐ có quyền giải quyết công việc của các tổ công đoàn cơ sở và có những nhiệm vụ sau: 1. Thu thập ý kiến đề nghị 2. Chuẩn bị nội dung, thời gian tổ chức họp BCH CĐ. 3. Thống nhất bàn bạc nội dung nghị quyết, giải trình thắc mắc của tổ công đoàn và đoàn viên công đoàn 2 Qui chế hoạt động BCH Công đoàn cơ sở Trường THCS Trần Quốc Toản – Nhiệm kì 2009-2011 4. Phối hợp với chuyên môn thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của trường 5. Thay mặt BCH tham gia vào các đoàn thể, giải quyết những công việc liên quan đến quyền lợi của từng đoàn viên công đoàn. 6. BCH Công đoàn chỉ đạo tốt UBKT thực hiện tốt chức năng của mình, giải quyết và giải đáp các ý kiến, đơn thư của các đoàn viên nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho Đoàn viên công đoàn. 7. Thực hiện tốt quản lý tài chính CĐ. Chi đúng, đủ theo chế độ tài chính công đoàn ban hành. Phần II: Trách nhiệm của Chủ tịch, uỷ viên chấp hành công đoàn trường THCS Trần Quốc Toản. Điều III. Chủ tịch Công đoàn cơ sở có nhiệm vụ sau: 1. Chịu trách nhiệm về phong trào CNVC và hoạt động công đoàn cơ sỏ tại trường học nơi mình công tác. Điều hành mọi hoạt động của BCH. 2. Nghiên cứu các Nghị quyết, chủ trương của Đảng, nhà nước, Công đoàn cấp trên và các ngành khác để xây dựng thành chương trình công tác trong BCH để thực hiện kịp thời và hiệu quả. 3. Thay mặt BCH phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo nhà trường để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành, của trường trong năm học. 4. Trực tiếp phụ trách các công tác tổ chức, tài chính. Làm chủ tài khoản Công đoàn cơ sở nơi mình công tác đồng thời chỉ đạo kịp thời các đợt thi đua của Công đoàn mình theo chương trình hướng dẫn của Công đoàn cấp trên. 5. Chủ động chuẩn bị nội dung và chủ trì các cuộc họp của BCH .Duy trì chế độ sinh hoạt BCH đúng quy định . BCH và chủ tịch CĐ phải nghiêm túc thực hiện đúng quy chế . 6. Chủ tịch CĐ với BCH chăm lo xây dựng, tổ chức bồi dưỡng Cán bộ, Đoàn viên công đoàn tích cực trong các hoạt động ở trường học , kiểm tra đôn đốc hoạt động của các tổ CĐ, được phép ký quyết định khen thưởng hay công văn báo cáo hoặc trả lời đơn thư khiếu tố, khiếu nại của đoàn viên công đoàn . 7. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo tổng kết hàng kỳ trong năm học lên cấp trên về hoạt động của CĐ mình qua các đợt thi đua, hay các chủ đề lên CĐ cấp trên cũng như chính sách của các ĐV công đoàn. Điều IV: BCHCĐ có nhiệm vụ 1. Thay mặt chủ tịch CĐ khi vắng mặt giải quyết công việc theo sự uỷ nhiệm của chủ tịch CĐ. 2. Mỗi đ/c trong BCH được phân công chịu trách nhiệm trực tiếp phụ trách công việc được giao như: UBKT, làm kế toán công đoàn, nữ công Điều V: Nhiệm vụ của BCH công đoàn: 3 Qui chế hoạt động BCH Công đoàn cơ sở Trường THCS Trần Quốc Toản – Nhiệm kì 2009-2011 1. Đ/c Lê Xuân Thiệt: Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức, báo cáo tổng kết, kiểm tra việc thực hiện của BCH . Tổ chức công tác tuyên truyền GD, tham mưu với lãnh đạo trường về hoạt động công đoàn trong trường học. 2. Đ/c Nguyễn Thị Phong Lan UVKT phụ trách công tác thi đua, khen thưởng, tiếp thu các đơn thư của đoàn viên, kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách, quy chế lao động, chuyên môn trong trường học . 3. Đ/c Nguyễn Thị Hoa : Ban nữ công phụ trách văn hoá, văn nghệ, TDTT. ĐiềuVI: Các UVBCHCĐ cơ sở có nhiệm vụ 1. Tham dự các kỳ họp của BCH để góp ý thực hiện vào công việc của BCH và tổ chức Công đoàn mình 2. Trực tiếp và chủ động hoàn thành kế hoạch và nhiệm vụ của mình đã được phân công, đồng thời báo cáo kết quả công việc của mình phụ trách qua các cuộc họp BCH. Điều VII: Chế độ làm việc của BCH: 1. Họp BCH: Mỗi tháng 1 lần họp(hoặc hội ý)BCH: Nội dung kiểm điểm công tác tháng trước và quyết định chương trình( kế họach) công tác công đoàn trong tháng sau . 2. Chỉ đạo hoạt động kiểm tra: nghe báo cáo của đ/c phụ trách kiểm tra về kết quả , tồn tại trong tháng qua kế hoạch tháng tới 3. BCH: làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số. 4. Chế độ trách nhiệm: - Mỗi đ/c trong BCH có trách nhiệm hoàn tthành công việc của mình. - Phải đảm bảo đầy đủ, kịp thời trong báo các loại hồ sơ ( về nội dung , thời gian, địa điểm ) 5 Chế độ sử dụng, quản lý tài sản, tài chính bảo mật: - Tài liệu, công văn, giấy tờ CĐ phải quản lý đúng nguyên tắc - Tài sản phải có sổ sách thống kê - Tài chính: Phải thực hiện chế độ thu chi theo nguyên tắc tài chính ( của tài chính công đoàn) . Thực hiện đúng chức năng tài khoản trong công tác quản lý công đoàn theo nguyên tắc thu chi của công văn. 6. Chế độ học tập rèn luyện và thông tin: - Mỗi uỷ viên BCH Công đoàn không ngừng học tập và nâng cao trình độ về mọi mặt, rèn luyện tu dưỡng bản thân về lập trường, quan điểm đạo đức, tác phong, lối sống. - Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo lên cấp trên, thực hiện chế độ phê và tự phê, giữ kỷ luật và phát ngôn thể hiện có văn hoá trước mọi người. Phước Hiệp, ngày 20 tháng 10 năm 2009 TM. BCH CÔNG ĐOÀN CHỦ TỊCH 4 Qui chế hoạt động BCH Công đoàn cơ sở Trường THCS Trần Quốc Toản – Nhiệm kì 2009-2011 LÊ XUÂN THIỆT 5 . luật Công đoàn. - Căn cứ quy chế hoạt động của Tổng liên đoàn Việt Nam và Nghị quy t Đại hội Công đoàn Trường THCS Trần Quốc Toản nhiệm kỳ 2009- 2011. A. QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BCH CÔNG ĐOÀN I, Hoạt. thời gian tổ chức họp BCH CĐ. 3. Thống nhất bàn bạc nội dung nghị quy t, giải trình thắc mắc của tổ công đoàn và đoàn viên công đoàn 2 Qui chế hoạt động BCH Công đoàn cơ sở Trường THCS Trần Quốc. trách nhiệm trực tiếp phụ trách công việc được giao như: UBKT, làm kế toán công đoàn, nữ công Điều V: Nhiệm vụ của BCH công đoàn: 3 Qui chế hoạt động BCH Công đoàn cơ sở Trường THCS Trần Quốc Toản