HIĐROCACBON KHÔNG NO I. Câu hỏi, bài tập tự luận 1. Viết các phương trình hoá học của phản ứng trong các trường hợp sau : a) Cộng Br 2 vào buta-1,3-đien theo tỉ lệ mol 1:1. Cho biết sản phẩm nào có đồng phân hình học ? b) Clo hoá isobutan theo tỉ lệ mol 1:1. c) propin với dung dịch AgNO 3 /NH 3 2. Viết các phương trình hoá học của phản ứng dưới dạng công thức cấu tạo rút gọn của các chất theo các dãy chuyển hoá sau (biết X 2 và X 3 là các sản phẩm chính) : a) Cao su buna Ankan o 2 t , xt H− → X 1 C 4 H 7 Br (X 2 ; X 3 ) b) Cao su isopren Ankan o 2 t , xt H− → X 4 C 5 H 8 Br 2 (X 5 ; X 6 ; X 7 ) 3. Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa a) propen với HCl. b) 2-metylpropen với HOH Xác định sản phẩm chính, phụ. 4. Viết công thức cấu tạo của các anken có tên gọi sau : a) hex-3-en b) 2-metylpent-1-en c) 3-metylpent-2-en d) 2-metylbut-1-en e) 3-metylhex-2-en f) 2,2-đimetylbut-2-en 5. a) Nêu điều kiện để 1 anken có đồng phân hình học. b) Viết công thức cấu tạo các đồng phân của anken có công thức phân tử C 4 H 8 , gọi tên theo danh pháp IUPAC. 6. Viết các phương trình hóa học : − Propen cộng : Br 2 ; HBr ; H 2 SO 4 ; H 2 O − Oxi hoá propen bằng dung dịch KMnO 4 . − Trùng hợp propen. 7. Từ axetilen, các chất vô cơ và điều kiện cần thiết, hãy viết các phương trình hoá học điều chế cao su butađien. 8. Hiđro hoá hoàn toàn một lượng anken cần 112 ml H 2 (đktc), sau phản ứng thu được một ankan mạch nhánh. Cũng lượng anken trên cho phản ứng với brom thu được 1,08 gam dẫn xuất của hiđrocacbon. Xác định anken. 9. Hỗn hợp X gồm 1 ankan và 1 anken có số mol bằng nhau. Dẫn X qua nước brom, khối lượng brom tham gia phản ứng là 16 g. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp thu được 13,44 lít CO 2 (đktc). a) Xác định công thức phân tử 2 hiđrocacbon. b) Xác định tỉ khối của X so với không khí. 10. 2,8 g anken A phản ứng vừa đủ với 8 g Br 2 . Xác định công thức phân tử, viết CTCT của A biết khi hiđrat hoá A chỉ thu được 1 ancol duy nhất. 11. Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol khí (A) thu được 33 gam CO 2 và 13,5 gam hơi nước. a) Lập công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của A và gọi tên. Biết rằng ở điều kiện tiêu chuẩn khối lượng riêng của A là 1,875 g/lít. b) Tính khối lượng sản phẩm tạo thành khi cho khí A trên lội qua dung dịch Br 2 dư. 12. Hỗn hợp X gồm hai anken là đồng đẳng kế tiếp của nhau. Hiđrat hóa hoàn toàn a g hỗn hợp X thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thu được 6,048 lít CO 2 (đktc) và 6,66 g H 2 O. Tìm CTPT của hai anken. 13. Một hiđrocacbon X mạch hở, phân nhánh. Khối lượng của V lít X bằng 2 lần khối lượng của V lít N 2 ở cùng điều kiện. Tìm CTCT và tên gọi của X. 14 a) Khi thực hiện phản ứng cộng H 2 vào axetilen người ta thu được hỗn hợp khí gồm etilen và axetilen. Trình bày phương pháp hoá học để tách riêng lấy từng khí từ hỗn hợp trên ? b) Từ khí etilen và các chất vô cơ cần thiết khác, viết phương trình hoá học điều chế : PE, rượu etylic. 15. Viết các phương trình hoá học của các phản ứng thực hiện các sơ đồ chuyển hoá sau : C 2 H 4 CH 4 polietilen C 2 H 2 C 4 H 4 C 4 H 6 polibuta®ien C 2 H 3 Cl PVC 16. a) Cho các đồng phân ankin có công thức phân tử C 5 H 8 tác dụng với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 . Viết phương trình hoá học của các phản ứng ? b) Có các bình mất nhãn đựng riêng biệt các chất lỏng sau : hexan ; hex-1-en; pent-1-in. Bằng phương pháp hoá học, trình bày cách nhận biết các lọ trên ? . 17. Bằng phương pháp hoá học hãy tách lấy từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm : etan, etilen và axetilen. 18. Hỗn hợp khí A gồm : etan, etilen, axetilen. Cho 11,2 gam hỗn hợp A vào 1 lít dung dịch Br 2 0,8M, sau phản ứng nồng độ dung dịch brom giảm một nửa và có 2,24 lít khí thoát ra. Xác định thành phần phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp A. II. Câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan 1. Tên gọi của CH 2 =C(CH 3 )CH=CH 2 là A. pentađien B. 2-metylbuta-1,3-đien C. 3-metylbuta-1,3-đien D. isopentađien 2. Một hiđrocacbon X có tỉ khối hơi so với H 2 là 28. X không có khả năng làm mất màu nước brom. Công thức cấu tạo của Y là A. H 2 C H 2 C CH CH 3 B . H 2 C CH 2 H 2 C CH 2 C. CH 3 – CH = CH – CH 3 D. CH 2 = C(CH 3 ) 2 3. Hiđrocacbon X có công thức phân tử C 6 H 12 , biết X không làm mất màu dung dịch brom, còn khi tác dụng với brom khan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất. X là là chất nào dưới đây? A. 3−metylpentan. B. 1,2 – đimetylxiclobutan. C. 1,3 − đimetylxiclobutan. D . xiclohexan. 4. Hợp chất X có công thức phân tử là C 9 H 16 . Khi cho X tác dụng với H 2 dư, xúc tác niken thu được hỗn hợp gồm các chất có công thức cấu tạo sau CH 3 CH 2 CH 3 CH 3 CH 2 CH 3 CH 3 CH 3 Công thức cấu tạo của X là A. H 3 C CH 3 B. H 3 C CH 3 C. H 3 C H 3 C D. CH 3 CH 3 5. Tổng số đồng phân (cấu tạo và đồng phân hình học) của C 4 H 8 là A. 3 B. 4 C . 5 D. 6 6. Cấu tạo nào sau đây không có đồng phân hình học ? A. CH 3 -CH=CH-CH 3 B. CH 3 -C ≡ C-CH 3 C. CH 3 -CH=CH-CH=CH-CH 3 D. CH 3 -CH 2 -C(CH 3 )=CH-CH 3 7. Chất nào sau đây khi cộng HCl trái với qui tắc cộng Mac-côp-nhi-côp ? A. CH 2 =CH-CH 3 B. CH≡C-CH 3 C. CH 2 =CH-Cl D. CH 2 =CH-CHO 8. Xác định X, Y, Z, T trong chuỗi phản ứng sau: Butilen X Y Z Axetilen T A. X: butan, Y: but−2−en, Z: propen, T: metan B . X: butan, Y: etan, Z: cloetan, T: đicloetan C. X: butan, Y: propan, Z: etan, T: metan C. X: butan, Y: etilen, Z: etan, T: metan. 9. Trong các hợp chất: propen (I); 2−metylbut−2−en (II); 3,4−đimetylhex−3−en (III); 3−cloprop−1−en (IV); 1,2−đicloeten (V). Chất nào có đồng phân hình học? A . III, V B. II, IV C. I, II, III, IV D. I, V 10. Có bao nhiêu đồng phân (kể cả đồng phân hình học) có cùng công thức phân tử C 5 H 10 ? A . 12. B. 10. C. 9. D. 8. 11. Etilen có lẫn các tạp chất SO 2 , CO 2 , hơi nước. Có thể loại bỏ tạp chất bằng cách nào dưới đây? A. Dẫn hỗn hợp đi qua bình đựng dung dịch brom dư. B. Dẫn hỗn hợp qua bình đựng dung dịch natri clorua dư. C. Dẫn hỗn hợp lần lượt qua bình đựng dung dịch NaOH dư và bình đựng CaO. D. Dẫn hỗn hợp lần lượt qua bình đựng dung dịch brom dư và bình đựng dung dịch H 2 SO 4 đặc. 12. Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm từ C 2 H 5 OH (H 2 SO 4 đặc, t o ≥170 o C) thường lẫn các oxit như SO 2 , CO 2 . Chọn một trong số các chất sau để loại bỏ SO 2 và CO 2 A. Dung dịch brom dư. B . Dung dịch NaOH dư. C. Dung dịch Na 2 CO 3 dư. D. Dung dịch KMnO 4 loãng, dư. 13. Khi cộng HBr vào 2−metylbut−2−en theo tỉ lệ 1:1, số lượng sản phẩm thu được là bao nhiêu? A. 1. B . 2. C. 3. D. 4. 14. Đem hỗn hợp các đồng phân mạch hở của C 4 H 8 cộng hợp với H 2 O (H + , t o ) thì thu được tối đa số sản phẩm cộng là A. 3. B . 4. C. 5. D. 6. 15. Chất nào sau đây không tham gia phản ứng với H 2 (Ni xúc tác) ? A. xiclobutan B. buta-1,3-đien C. Xiclopentan D. Propen 16. Chất nào trong số các chất sau đây không làm mất màu dung dịch brom ? A. propilen B. Isopren C. Xiclobutan D. metylxiclopropan 17. Dùng dung dịch brom dễ dàng phân biệt được cặp chất nào dưới đây ? A. propen và etilen B. but-1-en và but-2-en C. but-1-en và buta-1,3-đien D. but-1-en và xilobutan 18. Phản ứng nào dưới đây không là phản ứng oxi hoá -khử . A. CH 2 =CH 2 + H 2 → xtt o , CH 3 -CH 3 B. CH 2 =CH 2 + Br 2 → CH 2 Br-CH 2 Br C. CH 2 =CH 2 + O 2 → CO 2 + H 2 O CH 2 - CH 2 n nCH 2 =CH 2 t o , xt, p D. 19. Khi oxi hoá một anken bằng dung dịch KMnO 4 trong môi trường axit, trong sản phẩm thu được có hai sản phẩm hữu cơ là CH 3 COOH và CH 3 COCH 3 . Công thức cấu tạo của anken đem oxi hoá là A. CH 2 =C(CH 3 )-CH 2 -CH 3 B. CH 3 -CH=C(CH 3 ) 3 C. CH 3 -CH=CH-CH 2 -CH 3 D. CH 2 =CH-C(CH 3 )-CH 3 20. Hai hiđrocacbon đồng phân A và B có công thức phân tử C 4 H 8 . A và B đều phản ứng với H 2 (Ni, t o ). Biết A có đồng phân cis−trans và tác dụng được với Br 2 trong CCl 4 . B không tham gia phản ứng này. Công thức cấu tạo của A và B lần lượt là A. CH 3 −CH=CH−CH 3 , CH 2 =CH−CH−CH 3 B. H 2 C H 2 C CH CH 3 , H 2 C H 2 C CH 2 CH 2 C. CH 3 −CH=CH−CH 3 , H 2 C H 2 C CH CH 3 D. CH 3 −CH=CH−CH 3 , H 2 C H 2 C CH 2 CH 2 21. Anken thích hợp để điều chế ancol dưới đây CH 3 CH 2 C OH C 2 H 5 CH 2 CH 3 là A . 3−etylpent−2−en. B. 3−etylpent−3−en. C. 3−etylpent−1−en. D. 3,3−đimetylpent−1−en. 22. Hỗn hợp A gồm một ankan và một anken. Đốt cháy hỗn hợp A thì thu được a (mol) H 2 O và b (mol) CO 2 . Hỏi tỉ số T = a/b có giá trị trong khoảng nào? A. 1,2< T <1,5 B . 1< T < 2 C. 1 ≤ T ≤ 2 D. 1,5 ≤ T ≤ 2 23. Polime nào dưới đây được dùng sản xuất cao su buna ? CH 2 - CH CH=CH 2 n A. CH 2 - C = CH -CH 2 n B. Cl CH 2 - CH = CH -CH 2 n C. CH 2 - C = CH -CH 2 n D. CH 3 24. Có bốn chất CH 2 =CH−CH 3 ; CH≡C−CH 3 ; CH 2 =CH−CH=CH 2 và benzen. Số chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom là A. 4. B . 3. C. 2. D. 1 25. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo, mạch hở có công thức phân tử C 5 H 8 tác dụng với H 2 dư (Ni, t o ) thu được sản phẩm là iso pentan? A . 3 B. 4 C. 5 D. 6 26. Có bao nhiêu đồng phân ankin có công thức phân tử C 5 H 8 ? A. 2 B . 3 C. 4 D. 5 27. Có bao nhiêu đồng phân ankin có công thức phân tử C 5 H 8 tác dụng được với dung dịch AgNO 3 /NH 3 dư tạo kết tủa vàng? A . 2 B. 3 C. 4 D. 5 28. X là một hiđrocacbon đứng đầu một dãy đồng đẳng. X làm mất màu dung dịch brom và tạo kết tủa vàng nhạt với dung dịch AgNO 3 /NH 3 dư. X là A. C 2 H 4 B. C 2 H 6 C. C 4 H 6 D . C 2 H 2 29. Để nhận biết 3 khí đựng trong 3 lọ mất nhãn: C 2 H 6 , C 2 H 4 , C 2 H 2 , người ta dùng các hoá chất nào dưới đây? A. Dung dịch Br 2 . B . Dung dịch AgNO 3 /NH 3 và dung dịch Br 2 . C. Dung dịch AgNO 3 /NH 3 . D. dung dịch HCl và dung dịch Br 2 . 30. Propen tham gia phản ứng cộng với HCl cho sản phẩm chính là chất nào dưới đây? A. 1− clopropan. B. 1− clopropen. C . 2− clopropan. D. 2− clopropen. 31. Cho 120 lít ancol etylic 96 o qua hỗn hợp xúc tác (ZnO + MgO) ở 500 o C thu được sản phẩm là buta-1,3-đien. Biết hiệu phản ứng đạt 90%; khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml. Khối lượng buta-1,3-đien thu được là A. 46,89 kg B . 48,69 kg C. 53,50 kg D. 60,00 kg 32. Để tổng hợp được 43,2 tấn polibutađien, cần bao nhiêu m 3 khí buta-1,3-đien (đktc), biết hiệu suất phản ứng đạt 80%. A. 5,40. 10 3 m 3 B . 2,24. 10 3 m 3 C. 1,12. 10 3 m 3 D. 1,20. 10 3 m 3 33. Khi đốt cháy một hiđrocacbon X ta thu được CO 2 và H 2 O với tỉ lệ số mol là OH CO n n 2 2 =2. X là hiđrocacbon nào sau đây? A . C 2 H 2 B. C 2 H 4 C. C 3 H 6 D. C 4 H 8 34. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 gam một anken A có tỉ khối hơi so với hiđro là 28 thu được 8,96 lit khí CO 2 (đktc). Cho A tác dụng với HBr chỉ cho một sản phẩm duy nhất. Công thức cấu tạo nào của A dưới đây là đúng? A. CH 2 =CH−CH 2 CH 3 B. CH 2 =C(CH 3 ) 2 C. CH 3 CH=CHCH 3 D. (CH 3 ) 2 C=C(CH 3 ) 2 35. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X bằng một lượng vừa đủ oxi. Dẫn hỗn hợp sản phẩm cháy qua H 2 SO 4 đặc thì thể tích khí giảm hơn một nửa. X thuộc dãy đồng đẳng A . Ankan. B. Anken. C. Ankin. D. Ankađien. 36. Khi đốt cháy 1 lít hiđrocacbon X cần 6 lít O 2 tạo ra 4 lít khí CO 2 , X có thể làm mất mầu dung dịch brom. Khi cho X cộng hợp với H 2 O (xt, t o ) ta chỉ thu được một sản phẩm duy nhất. Công thức cấu tạo của X là. A. CH 3 −C≡C−CH 3 B . CH 3 −CH=CH−CH 3 C. CH 2 =CH−CH 2 −CH 3 D. CH 3 −CH 2 −CH=CH−CH 2 −CH 3 37. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 3 ankin A, B, C thu được 3,36 lít CO 2 ( ở đktc) và 1,8 gam H 2 O. Vậy số mol hỗn hợp ankin bị đốt cháy là A. 0,15 mol B. 0,25 mol C. 0,08mol D. 0,05mol 38. Đốt cháy hoàn toàn một ankin X thu được 10,8 gam H 2 O. Nếu cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong thì khối lượng bình tăng thêm 50,4 gam. Công thức phân tử của X là A. C 2 H 2 B . C 3 H 4 C. C 4 H 6 D. C 5 H 8 39. Chất hữu cơ X có công thức phân tử C 6 H 6 . Biết 1 mol X tác dụng với AgNO 3 /NH 3 dư tạo ra 185 gam chất kết tủa. Khi cho X tác dụng với H 2 dư (Ni, t o ) thu được 3-metylpentan. Công thức cấu tạo của X là A. CH ≡ C − C ≡ C − CH 2 − CH 3 B. CH ≡ C − CH 2 − CH = C = CH 2 . C. CH ≡ C − CH(CH 3 )− C ≡ CH D. CH ≡ C − C(CH 3 ) = C = CH 2 40. Cho 5,6 lít hỗn hợp khí X gồm một ankan và một anken lội chậm qua dung dịch KMnO 4 dư, sau phản ứng thấy bình đựng KMnO 4 tăng 4,2 gam và thoát ra 2,24 lít khí (ở đktc) có khối lượng 3,0 gam. Hai hiđrocacbon đó là A. C 3 H 8 , C 4 H 8 B. C 3 H 8 , C 2 H 4 C. C 2 H 6 , C 3 H 6 D . C 2 H 6 , C 2 H 4 41. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm một ankan và một anken. Cho sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình (1) đựng P 2 O 5 và bình (2) đựng KOH rắn dư. Sau phản ứng thấy khối lượng bình (1) tăng 4,14 gam và bình (2) tăng 6,16 gam. Số mol ankan có trong hỗn hợp là A. 0,03 mol B. 0,06 mol C. 0,045 mol D . 0,09 mol 42. Hỗn hợp khí gồm một ankan và một anken có cùng số nguyên tử C trong phân tử và có cùng số mol. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp đó thu được 0,6 mol CO 2 . Mặt khác cũng m gam hỗn hợp trên làm mất màu vừa đủ 80 gam dung dịch Br 2 20% trong dung môi CCl 4 . Công thức phân tử của ankan và anken lần lượt là các chất nào dưới đây? A. C 2 H 6 , C 2 H 4 B . C 3 H 8 , C 3 H 6 C. C 4 H 10 C 4 H 8 D. C 5 H 12 , C 5 H 10 43. Cho 0,896 lít (đktc) hỗn hợp hai anken là đồng đẳng liên tiếp lội qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng thấy bình đựng dung dịch brom tăng thêm 2,0 gam. Công thức phân tử của hai anken là A. C 2 H 4 và C 3 H 6 . B . C 3 H 6 và C 4 H 8 . C. C 4 H 8 và C 5 H 10 . D. C 5 H 10 và C 6 H 12 . 44. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai anken thu được 7,2 gam H 2 O. Dẫn toàn bộ khí CO 2 vừa thu được vào dung dịch Ca(OH) 2 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa? A . 40 gam B. 20 gam C. 100 gam D. 200 gam 45. Một hỗn hợp khí X gồm ankin B và H 2 có tỉ khối hơi so với CH 4 là 0,6. Nung nóng hỗn hợp X có xúc tác Ni để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với CH 4 là 1. Cho hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư thì khối lượng bình chứa dung dịch brom tăng lên là A. 8 gam. B. 16 gam C . 0 gam D. 24 gam. 46. Trong một bình kín chứa hỗn hợp A gồm hiđrocacbon X và H 2 với Ni. Nung nóng bình một thời gian ta thu được một khí B duy nhất. Đốt cháy B, thu được 8,8 gam CO 2 và 5,4 gam H 2 O. Biết V A =3V B . Công thức của X là A. C 3 H 4 B. C 3 H 8 C . C 2 H 2 D. C 2 H 4 47. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hiđrocacbon mạch hở thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được 11,2 lít CO 2 (đktc) và 9 gam H 2 O. Hai hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng nào dưới đây? A. Ankan B . Anken C. Ankin D. Xicloanken 48. Hỗn hợp X gồm hai ankin kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng. Dẫn 5,6 lít hỗn hợp X (đktc) qua bình đựng dung dịch Br 2 dư thấy khối lượng bình tăng thêm 11,4 gam. Công thức phân tử của hai ankin đó là A. C 2 H 2 và C 3 H 4 . B . C 3 H 4 và C 4 H 6 . C. C 4 H 6 và C 5 H 8 . D. C 5 H 8 và C 6 H 10 . . Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm từ C 2 H 5 OH (H 2 SO 4 đặc, t o ≥170 o C) thường lẫn các oxit như SO 2 , CO 2 . Chọn một trong số các chất sau để loại bỏ SO 2 và CO 2 A. Dung dịch. O 2 → CO 2 + H 2 O CH 2 - CH 2 n nCH 2 =CH 2 t o , xt, p D. 19. Khi oxi hoá một anken bằng dung dịch KMnO 4 trong môi trường axit, trong sản phẩm thu được có hai sản phẩm hữu cơ là CH 3 COOH. m 3 D. 1,20. 10 3 m 3 33. Khi đốt cháy một hiđrocacbon X ta thu được CO 2 và H 2 O với tỉ lệ số mol là OH CO n n 2 2 =2. X là hiđrocacbon nào sau đây? A . C 2 H 2 B. C 2 H 4 C. C 3 H 6