TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG LÊ KHA ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA NĂM 2015 MÔN: NGỮ VĂN Phần 1. Đọc – hiểu (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4 Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo: - Nhà ngoại ở cuối con đê. Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con: - Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra. Con cố. Lúc râm con đi chậm, mẹ mắng: - Đang lúc mát trời, nhanh lên kẻo nắng bây giờ! Con ngỡ ngàng: Sao nắng, sao râm đều phải vội? Trời vẫn nắng vẫn râm… Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: Đời, lúc nào cũng phải nhanh lên. (Theo vinhvien.edu.vn) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2. “Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con: - Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra.” Xác định biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp đó? Câu 3. Nêu nội dung chính của văn bản trên? Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) về bài học mà anh/ chị rút ra từ văn bản trên? Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 7 Cuối năm nay, Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ chính thức được thành lập, theo đó các quốc gia thành viên phải thực hiện cam kết về tự do luân chuyển lao động. Việc lưu chuyển lao động trong khu vực là một yêu cầu tất yếu để tạo điều kiện thúc đẩy cho quá trình hợp tác và lưu thông thương mại giữa các nước. Như vậy, trong một cộng đồng gồm 660 triệu dân, các nhân sự có chuyên môn cao có thể tự do luân chuyển công việc từ quốc gia này tới bất kỳ quốc gia nào khác trong khối. Đây vừa tạo ra cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho lực lượng lao động Việt Nam trong công cuộc cạnh tranh khắc nghiệt với lao động trong khu vực. (Báo Giáo Dục và Thời Đại, số 86, ngày 10/04/2015) Câu 5. Xác định thao tác lập luận chủ yếu? Câu 6. Văn bản nói về vấn đề gì? Câu 7. Theo anh/ chị cơ hội và thách thức đối với lực lượng lao động Việt Nam là gì? Phần 2. Làm văn (7.0 điểm) Câu 1. (3.0 điểm) “Người tinh thần mạnh dù đau khổ vẫn không hề phàn nàn, còn kẻ tinh thần yếu thì phàn nàn dù không hề đau khổ” (Ngạn ngữ Nhật Bản). Anh/chị hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về nội dung của ngạn ngữ trên. Câu 2. (4.0 điểm) Từ “Tuyên ngôn độc lập” (Hồ Chí Minh), anh/chị có suy nghĩ gì về độc lập, tự do trong thời đại ngày nay đối với dân tộc và mỗi cá nhân. Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn 2015 THPT chuyên Hoàng Lê Kha Phần 1. Đọc – hiểu (3.0 điểm) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: phương thức biểu cảm/ biểu cảm. - Điểm 0.25: trả lời đúng theo một trong hai cách trên. - Điểm 0: trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 2. Xác định biện pháp tu từ: biện pháp nói quá/cường điệu/thậm xưng. - Điểm 0.25: trả lời đúng theo một trong ba cách trên. - Điểm 0: trả lời sai hoặc không trả lời. Hiệu quả nghệ thuật: nắng vỡ đầu ra làm tăng sức gợi hình, gây ấn tượng về cái nắng gay gắt. - Điểm 0.25: diễn đạt được nội dung trên có thể theo nhiều cách khác nhau. - Điểm 0: trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 3. Nội dung chính của văn bản: Những khó khăn, thử thách khắc nghiệt trong cuộc đời và những cơ hội, thuận lợi đến với mỗi người trong cuộc sống. - Điểm 0.25: diễn đạt được nội dung trên có thể theo nhiều cách khác nhau. - Điểm 0: trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 4. Bài học mà người con rút ra: Cần phải biết vượt qua những khó khăn, thử thách khắc nghiệt trong cuộc đời, đồng thời phải biết nắm bắt và tận dụng cơ hội để đạt đến đích. - Điểm 0.5: diễn đạt được nội dung trên có thể theo nhiều cách khác nhau. - Điểm 0: trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 5. Thao tác lập luận chủ yếu: thao tác lập luận phân tích/thao tác phân tích/phân tích - Điểm 0.5: trả lời đúng theo một trong ba cách trên. - Điểm 0: trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 6. + Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ chính thức được thành lập vào cuối năm 2015 và việc cam kết thực hiện tự do luân chuyển lao động trong khối. + Đây vừa là cơ hội lớn, cũng vừa là thách thức lớn cho lực lượng lao động Việt Nam. - Điểm 0.5: diễn đạt được hai nội dung trên có thể theo nhiều cách khác nhau. - Điểm 0.25: diễn đạt được một nội dung trên có thể theo nhiều cách khác nhau. - Điểm 0: trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 7. + Cơ hội đối với lực lượng lao động Việt Nam: Có cơ hội tự do lao động ở nhiều nước trong khu vực. + Thách thức đối với lực lượng lao động Việt Nam: Trong quá trình hội nhập, đòi hỏi cần phải có trình độ chuyên môn và khả năng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc. - Điểm 0.5: diễn đạt được hai nội dung trên có thể theo nhiều cách khác nhau. - Điểm 0.25: diễn đạt được một nội dung trên có thể theo nhiều cách khác nhau. - Điểm 0: trả lời sai hoặc không trả lời. Phần 2. Làm văn (7.0 điểm) Câu 1. (3.0 điểm) * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0.5 điểm): - Điểm 0.5: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. - Điểm 0.25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.5 điểm): - Điểm 0.5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của ý chí, nghị lực và khát vọng phấn đấu trong cuộc sống của mỗi con người. - Điểm 0.25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung. - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác. c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1.0 điểm): Điểm 1.0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: + Giải thích: “tinh thần mạnh” là có ý chí, nghị lực và luôn có khát vọng vươn lên; còn “tinh thần yếu” thì ngược lại. + Bình luận và chứng minh tính đúng đắn của vấn đề: “người có tinh thần mạnh” thì dù gặp đau khổ, bất hạnh, thất bại trong cuộc sống vẫn không hề phàn nàn, than thở, bi quan, mà luôn biết tiếp tục nỗ lực phấn đấu; còn “kẻ tinh thần yếu” thì dễ bi quan, chán nản, thậm chí tuyệt vọng mỗi khi gặp bất hạnh, thất bại, đau khổ trong cuộc sống, từ đó nhụt chí phấn đấu, dễ buông xuôi số phận… + Rút ra bài học cho bản thân. - Điểm 0.75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ. - Điểm 0.5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0.25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d. Sáng tạo (0.5 điểm) - Điểm 0.5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm); thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0.25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0.5 điểm): - Điểm 05: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0.25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Câu 2. (4.0 điểm) * Yêu cầu chung: thí sinh biết vận dụng kiến thức và kỹ năng vào bài văn nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết có bố cục đầy đủ, luận điểm rõ ràng, luận cứ- luận chứng chính xác, diễn đạt tốt, đảm bảo tính liên kết- có sức thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0.5 điểm): - Điểm 0.5: Trình bày đầy đủ 3 phần của bài văn nghị luận. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề nghị luận; phần thân bài được tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận; phần kết bài khái quát được vấn đề và liên hệ sâu sắc… - Điểm 0.25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.5 điểm): - Điểm 0.5: Vấn đề cần nghị luận là: Từ Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh), suy nghĩ về độc lập - tự do trong thời đại ngày nay đối với dân tộc và mỗi cá nhân: + Khái quát được những nội dung chính của bản tuyên ngôn trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể. + Trình bày những suy nghĩ về độc lập- tự do trong thời đại ngày nay… - Điểm 0.25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung. - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác. c. Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm triển khai theo trình tự hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lý lẽ và dẫn chứng (2.0 điểm): - Điểm 2.0: đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: + Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. + Khái quát những nội dung chính của bản tuyên ngôn (Các luận điểm chính của bản tuyên ngôn) trong hoàn cảnh lịch sử- Cách mạng tháng Tám: Hoàn cảnh lịch sử: Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp lâm le trở lại Việt Nam… Các luận điểm chính của bản tuyên ngôn: nêu nguyên tắc về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tố cáo tội ác thực dân trong 80 năm qua - phủ nhận quyền của Pháp đối với Việt Nam, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và thể hiện quyết tâm bảo vệ nền độc lập. + Suy nghĩ về độc lập- tự do trong thời đại ngày nay (Trong mỗi giai đoạn lịch sử, độc - tự do có ý nghĩa khác nhau): Thời đại ngày nay- xu thế hội nhập, toàn cầu hóa (Xu thế không thể đảo ngược). Độc lập- tự do thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau: bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ- biên giới hải đảo; độc lập về kinh tế- không phụ thuộc vào các nước khác trên tinh thần hợp tác; về văn hóa: chúng ta “Hòa nhập” nhưng không “Hòa tan”, khẳng định .vị thế, bản sắc văn hóa dân tộc trên trường quốc tế… Với mỗi cá nhân: suy nghĩ, hành động luôn trên tinh thần của công dân nước Việt Nam độc lập- tự hào dân tộc. Trong đời sống cá nhân, độc lập - tự do có ý nghĩa hết sức lớn lao khi ta thực sự sống là chính mình. - Điểm 15 - 1.75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ. - Điểm 1.0 -1.25: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0.5 - 0.75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0.25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d. Sáng tạo (0.5 điểm) - Điểm 0.5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm, ) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0.25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0.5 điểm): - Điểm 0.5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0.25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. . TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG LÊ KHA ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA NĂM 2015 MÔN: NGỮ VĂN Phần 1. Đọc – hiểu (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu. dân tộc và mỗi cá nhân. Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn 2015 THPT chuyên Hoàng Lê Kha Phần 1. Đọc – hiểu (3.0 điểm) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: phương thức biểu cảm/. trong một cộng đồng gồm 660 triệu dân, các nhân sự có chuyên môn cao có thể tự do luân chuyển công việc từ quốc gia này tới bất kỳ quốc gia nào khác trong khối. Đây vừa tạo ra cơ hội lớn nhưng