ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT 1 THÁNG 05/2014 Môn ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 180 phút I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm) Câu I. (2,0 điểm) 1. Phân tích đặc điểm vùng Lãnh hải, Vùng đặc quyền về kinh tế của vùng biển nước ta. Trình bày nguyên nhân gây ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long? 2. Hiện nay chất lượng nguồn lao động nước ta có đặc điểm gì? Tại sao quá trình phân công lao động xã hội ở nước ta chậm chuyển biến? Câu II. (3,0 điểm) 1. Phân tích thế mạnh tự nhiên đối với sự phát triển công nghiệp điện lực nước ta. Tại sao hoạt động viễn thông nước ta hiện nay không ngừng phát triển? 2. Kể tên các tỉnh của nước ta có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc. Phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Câu III. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: Trị giá xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng nước ta giai đoạn 2000 - 2010 (triệu USD) Năm Nhóm hàng 2000 2002 2005 2009 2010 Tổng số 14482,7 16706,1 32441,8 56273,6 72200,1 Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 5382,1 5304,3 11701,4 17621,8 22402,9 Hàng CN nhẹ và TTCN 4903,1 6785,7 13288,0 25580,3 33336,9 Hàng nông - lâm - thủy sản 4197,5 4616,1 7452,4 13071,5 16460,3 Anh (chị) hãy: 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu trị giá xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng nước ta qua các năm trên. 2. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi đó. II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a. (2,0 điểm) Vùng biển nước ta có thế mạnh gì về tự nhiên để phát triển du lịch? Tại sao trong những năm gần đây lượng khách du lịch quốc tế đến nước ta tăng nhanh? Câu IV.b. (2,0 điểm) Chứng minh vùng Đông Nam Bộ có khả năng phát triển tổng hợp kinh tế biển? Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế chung của vùng? Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT 1 THÁNG 05/2014 Môn: ĐỊA LÝ A. Hướng dẫn chung. 1. Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn này quy định. 2. Ở tất cả các câu hỏi có phần dẫn chứng, giám khảo tùy thuộc vào bài làm của thí sinh để cho điểm hoặc trừ điểm. 3. Phần vẽ biểu đồ: ý 1 - câu III, nếu thí sinh vẽ loại biểu đồ khác biểu đồ miền nhưng xử lý bảng số liệu đúng thì vẫn chấm phần nhận xét và giải thích. B. Đáp án và thang điểm. Câu Ý Nội dung Điểm I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm) I (2,0đ) 1 Phân tích đặc điểm vùng Lãnh hải, Vùng đặc quyền về kinh tế của vùng biển nước ta. Trình bày nguyên nhân gây ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long? 1,00 - Đặc điểm vùng Lãnh hải, Vùng đặc quyền về kinh tế của vùng biển nước ta. + Lãnh hải: là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển có chiều rộng 12 hải lí. Ranh giới của lãnh hải chính là đường biển giới quốc gia trên biển… + Vùng đặc quyền về kinh tế: … rộng 200 hải lí … nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế … các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, … - Nguyên nhân gây ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long: + Do mưa lũ … + Do triều cường … 0,25 0,25 0,25 0,25 2 Hiện nay chất lượng nguồn lao động nước ta có đặc điểm gì? Tại sao quá trình phân công lao động xã hội ở nước ta chậm chuyển biến? 1,00 - Chất lượng nguồn lao động nước ta có đặc điểm: + Ngày càng được nâng lên, lao động đã qua đào tạo nước ta đang có xu hướng tăng + Trình độ lao động còn thấp, lao động trình độ cao còn ít (nhất là đội ngũ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề còn thiếu nhiều) … - Quá trình phân công lao động xã hội ở nước ta chậm chuyển biến do: + Phần lớn lao động có thu nhập thấp … + Quỹ thời gian lao động trong nông nghiệp nông thôn và nhiều xí nghiệp quốc doanh chưa được sử dụng triệt để … 0,25 0,25 0,25 0,25 II (3,0đ) 1 Phân tích thế mạnh tự nhiên đối với sự phát triển công nghiệp điện lực nước ta. Tại sao hoạt động viễn thông nước ta hiện nay không ngừng phát triển? 1,50 - Thế mạnh tự nhiên đối với sự phát triển công nghiệp điện lực nước ta : + Nguồn tài nguyên phong phú cho công nghiệp điện : 0,75 Than: trữ lượng lớn , phân bố nhiều ở Quảng Ninh, chất lượng tốt cho các nhà mày nhiệt điện chạy bằng than Dầu khí: tập trung nhiều ở thềm lục địa phía nam cho các nhà máy nhiệt điện khí Nguồn thủy năng: lớn, khoảng 30 triệu kW thuận lợi cho việc xây dựng các nhà mày thủy điện công suất lớn + Các nguồn năng lượng khác (sức gió, sức nước, năng lượng mặt trời, ) ở nước ta rất dồi dào cho phép đa dạng hóa ngành điện lực - Hoạt động viễn thông nước ta hiện nay đang không ngừng phát triển, do : + Sự đầu tư, đa dạng hóa, hiện đại hóa của các mạng viễn thông + Nền kinh tế phát triển, mức sống dân cư tăng nhanh, tạo ra nhu cầu lớn đối với ngành viễn thông 0,25 0,25 0,25 2 Kể tên các tỉnh của nước ta có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc. Phân tích ý nghĩa vị trí địa lí vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 1,50 - Các tỉnh của nước ta có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên. - Ý nghĩa vị trí địa lí vùng TD và MNBB: + Giao lưu, phát triển kinh tế với các vùng (trực tiếp là ĐBSH) + Cửa ngõ xuất nhập khẩu hàng hóa với Trung Quốc cho vùng và cả nước + Quan trọng về chính trị, an ninh quốc phòng + Vấn đề bảo vệ chủ quyền (đây là vùng cư trú của đồng bào dân tộc ít người) 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 III (3,0đ) 1 Vẽ biểu đồ 2,00 - Xử lý số liệu: Cơ cấu trị giá xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng nước ta giai đoạn 2000 - 2010 (%) Năm Nhóm hàng 2000 2002 2005 2009 2010 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 37,2 31,8 36,1 31,3 31,0 Hàng CN nhẹ và TTCN 33,8 40,6 40,9 45,5 46,2 Hàng nông - lâm - thủy sản 29,0 27,6 23,0 23,2 22,8 - Vẽ biểu đồ: Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ miền tăng trưởng (các biểu đồ khác không cho điểm) Yêu cầu: Chính xác biểu đồ; Có chú giải, tên biểu đồ; Ghi đầy đủ số liệu trên biểu đồ,… Nếu thiếu các yếu tố trên trừ 0,25 đ 0,5 1,5 2 Nhận xét và giải thích 1,0 - Nhận xét: Cơ cấu trị giá xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng có sự thay đổi theo hướng: tăng tỉ trọng nhóm hàng CN nhẹ và TTCN, giảm tỉ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản; hàng nông - lâm - thủy sản (dẫn chứng) - Giải thích: + Nhóm hàng CN nhẹ và TTCN tăng nhanh do đây là nhóm có thế mạnh, nhu cầu thị trường lớn lại được nước ta tập trung đầu tư mạnh trong những năm gần đây + Hai nhóm hàng còn lại giảm do giá trị tăng chậm, một số loại khoáng sản giảm lượng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn 0,5 0,25 0,25 II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm) IV.a (2,0đ) Vùng biển nước ta có thế mạnh gì về tự nhiên để phát triển du lịch? Tại sao trong những năm gần đây lượng khách du lịch quốc tế đến nước ta tăng nhanh? 2,00 a) Những thế mạnh về tự nhiên của vùng biển nước ta để phát triển du lịch : - Đường bờ biển dài , nhiều bãi biển đẹp, nổi tiếng - Hệ thống các đảo, quần đảo phát triển du lịch biển - đảo - Nhiều vùng biển có thể phát triển đa dạng các loại hình du lịch biển - Một số vùng biển và đảo với hệ thống các sinh vật biển nhiệt đới hấp dẫn du khách b) Trong những năm gần đây lượng khách du lịch quốc tế đến nước ta tăng nhanh do + Nước ta có nhiêu di sản được thế giới công nhận + Tình hình chính trị - xã hội ổn định 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 IV.b (2,0đ) Chứng minh Đông Nam Bộ có khả năng phát triển tổng hợp kinh tế biển? Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế chung của vùng? 2,00 a) Vùng Đông Nam Bộ có khả năng phát triển tổng hợp kinh tế biển: - Khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa: Trữ lượng dầu khí lớn nhất cả nước, đã và đang được khai thác. - Khai thác và nuôi trồng hải sản (dc) - Du lịch biển: + Có một số bãi biển (Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải…) có giá trị đối với hoạt động du lịch. + Nguồn nước khoáng (Bình Châu…), khu dự trữ sinh quyển (Cần Giờ) có khả năng thu hút khách. - Giao thông vận tải biển: + Khả năng xây dựng và mở rộng hệ thống cảng (Tp. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu). + Khả năng mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế. b) Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Đông Nam Bộ sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh 0,25 0,25 0,25 0,25 tế của vùng. - Việc đẩy mạnh khai thác dầu khí, phát triển công nghiệp lọc, hoá dầu và các ngành dịch vụ dầu khí sẽ làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế và sự phân hoá lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ. - Đông Nam Bộ đã và đang phát triển mạnh du lịch biển với trung tâm Vũng Tàu và các điểm du lịch như Côn Đảo, Long Hải , Du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng của vùng. - Mở rộng và hiện đại hoá hệ thống cảng của vùng sẽ tác động mạnh đến các ngành giao thông vận tải, phát triển ngành dịch vụ hàng hải, cơ khí sửa chữa và đóng mới tàu… - Việc khai thác tài nguyên sinh vật biển phát triển đòi hỏi sự hoàn thiện công nghiệp đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, mở rộng công nghiệp chế biến. 0,25 0,25 0,25 0,25 ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II + III + IV.A (hoặc IV.b) = 10,00 điểm Hết . 20 05 2009 2 010 Tổng số 14 482,7 16 706 ,1 324 41, 8 56 273,6 72200 ,1 Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 53 82 ,1 53 04,3 11 7 01, 4 17 6 21, 8 22402,9 Hàng CN nhẹ và TTCN 4903 ,1 67 85, 7 13 288,0. ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT 1 THÁNG 05/ 2 014 Môn ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 18 0 phút I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm) Câu I. (2,0 điểm) 1. Phân tích đặc điểm vùng. sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT 1 THÁNG 05/ 2 014 Môn: ĐỊA LÝ A. Hướng dẫn chung. 1. Nếu thí sinh làm bài theo